Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC TIÊU : ( Giúp học sinh )

- Biết sau CMT8 nước ta đứng trước những khó khăn to lớn : “giặc đói” , “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.

- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt” : quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ, .

II. CHUẨN BỊ :

- Phiếu học tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 7030Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Thứ sáu, ngày 6 tháng 11 năm 2009 
Môn : Lịch sử 
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
KTKN : 102 
	SGK : 24 
I. MỤC TIÊU : ( Giúp học sinh )
- Biết sau CMT8 nước ta đứng trước những khó khăn to lớn : “giặc đói” , “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt” : quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ, ...
II. CHUẨN BỊ :
- Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra : - Nêu các sự kiện ứng với các mốc thời gian sau :
+ Năm 1885 
+ Nửa cuối thế kỉ XIX
+ Đầu thế kỉ XX 
+ Ngày 3-2-1930 
+ Ngày 19-8-1945 
+ Ngày 2-9-1945 
- Nhận xét - nêu điểm
- 6 HS
B. Bài mới
* Giới thiệu : Vượt qua tình thế hiểm nghèo.
Hoạt động 1 : Tình thế nước ta sau CMT 8.
- Thảo luận nhóm
- HS đọc thông tin ở sgk.
- HS đọc lại chú thích ở phía dưới ảnh.
- Các nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
+ Sau Cách mạng tháng 8 nhân dân ta gặp những khó khăn gì ?	
+ các nước đế quốc và các thế lực phản động cấu kết với nhau bao vây và chống phá cách mạng.
+ lũ lụt và hạn hán làm cho quá nửa số số ruộng đất không thể cày cấy, nạn đói đã cướp đi mạng sống của hơn hai triệu người.
+ hơn 90% đồng bào không biết chữ.
+ Chính quyền non trẻ được so sánh như thế nào ?
+ So sánh như “ Nghìn cân treo sợi tóc”
+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì sẽ xảy ra ?	
+ Nhân dân chúng ta sẽ lâm vào cảnh khổ vì đói không đủ ăn và dốt vì không được học.
Kết luận : Sau CMT 8 nước ta đứng trước những khó khăn lớn là “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
Hoạt động 2 : Các biện pháp đối phó
- GV treo bảng phụ có ghi câu hỏi :
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Cá nhân trả lời câu hỏi theo các ý sau :
+ Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân chống “giặc đói” như thế nào ?
+ Lập hủ gạo cứu đói, ngày đồng tâm”, ...
+ chia ruộng đất cho nhân dân, người dân hăng hái tham gia sản xuất.
+ Bác đã lãnh đạo nhân dân ta chống giặc đói như thế nào ? (cho HS quan sát hình 2).
+ lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm”, ... dành gạo cho dân nghèo.
+ Tinh thần chống giặc dốt của nhân dân ta ra sao ? (quan sát hình 3)
+ mọi người hưởng ứng tích cực, kể cả già, trẻ, ...
+ Để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Chính phủ đã đề ra biện pháp gì để chống giặc ngoại xâm và nội phản ?
- đồng bào cả nước đã đóng góp ... được gần 4 tạ vàng.
- bằng các biện pháp ngoại giao khôn khéo ... kháng chiến lâu dài.
- Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên ?
- đọc đoạn “Bác Hoàng Văn Tý ... cho ai được”
- Bác là người thương dân, gương mẫu thực hiện tốt để cho nhân dân thực hiện theo.
Kết luận : Để vượt qua tình thế nguy hiểm như thế Đảng và Bác Hồ đã đề ra nhiều chính sách phù hợp và bước đầu đạt được nhiều thắng lợi.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Học sinh đọc lại tóm tắt bài ở SGK.
- Chuẩn bị : “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 12 Vượt qua tình thế hiểm nghèo.doc