Giáo án Lịch sử lớp 5 - Bài 24 đến bài 32

Bài 24:

ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN

I.Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết:

-Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quan sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam

-Giáo dục lòng tự hào dân tộc, nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ .

-GDBVMT:Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống.

II. Đồ dùng dạy - học:

-Bản đồ hành chính Việt Nam

-Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn

 

doc 8 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1507Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 5 - Bài 24 đến bài 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm
Bài 24:
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I.Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết:
-Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quan sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam
-Giáo dục lòng tự hào dân tộc, nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ .
-GDBVMT:Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống.
II. Đồ dùng dạy - học: 
-Bản đồ hành chính Việt Nam 
-Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ khởi động(3p)Kiểm tra bài cũ: 
-Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
HĐ1(10p): Vị trí của con đường Trường Sơn và mục đích ta mở đường Trường Sơn 
Treo bản đồ Việt Nam, giới thiệu vị trí của con đường Trường Sơn 
-Đường Trường Sơn có vị trí như thế nào với hai miền Bắc-Nam của nước ta?
-Vì sao Trung Ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?
-Tại sao ta chọn mở đường Trường Sơn qua dãy núi Trường Sơn?
HĐ2(10p): Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn 
Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh
HĐ3(9p):Tầm quan trọng của đường Trường Sơn 
-Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?
-Ngày nay, con đường Trường Sơn được phát triển và mở rộng như thế nào?
* Con đường Trường Sơn được xây dựng và mở rộng thuận tiện cho việc phát triển giao thông và nâng cao đời sống cho người miền núi.
-Giao thông vận tải có vai trò ntn đối với đời sống con người?
Củng cố, dặn dò (3p)
-Tổng kết rút ra kết luận 
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau: Sấm sét đêm giao thừa
-3 hs trả lời 
-HĐ cả lớp. 
Đọc SGK để trả lời các câu hỏi.
Nhận xét bổ sung 
-HĐ theo nhóm. Đọc SGK. Thi kể chuyện tiếp nối
-HĐ cả lớp. Đọc SGK. Trả lời câu hỏi
Nhận xét bổ sung 
-HS suy nghĩ trả lời.
- lắng nghe
Bổ sung
Thứ ngày tháng năm
Bài 25:
SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I.Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết:
-Vào dịp Tết Mậu Thân (1968), quân dân miền Nam tiến hành tổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.
-Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta.
-Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc
II. Đồ dùng dạy - học: 
-Ảnh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)
III.Hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ khởi động (3p)
Kiểm tra bài cũ: 
-Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
-Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta?
HĐ1 (16p): Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) 
-Tết Mậu Thân (1968) đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta?
-Thuật lại cuộc Tổng tiến công của quân giải phóng vào Sài Gòn? Trận nào là trận tiêu biểu trong cuộc Tổng tiến công này?
-Cùng với cuộc Tổng tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công vào những nơi nào?
-Tại sao nói: Cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu Thân (1968) mang tính bất ngờ và đồng loạt với qui mô lớn?
HĐ2 (13p): Kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) 
-Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) có tác động như thế nào đến đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
-Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)?
Củng cố, dặn dò(3p)
-Tổng kết rút ra kết luận 
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau: Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 
-3 hs trả lời 
-HĐ nhóm 
Đọc SGK để trả lời các câu hỏi. Ghi chép
Đại diện nhóm báo cáo trước lớp với tranh ảnh
Các nhóm khác bổ sung 
-Làm việc cả lớp. Đọc SGK thảo luận tìm ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và trả lời câu hỏi.
Góp ý bổ sung 
- lắng nghe
Bổ sung 
Thứ ngày tháng năm
Bài 26:
CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I.Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết:
- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
-Quân dân ta đã chiến đấu anh dũng, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”
-Giáo dục lòng tự hào dân tộc
II.Đồ dùng dạy - học: 
 -Ảnh tư liệu 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ
 -Bản đồ thành phố Hà Nội 
III.Hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ khởi động(3p)
Kiểm tra bài cũ: 
-Hãy thuật lại cuộc Tổng tiến công vào đại Sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân (1968)?
-Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) có tác động thế nào đối với nước Mĩ?
HĐ1(9p): Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội
-Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)?
-Nêu những điều em biết về máy bay B52?
-Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52 bắn phá Hà Nội?
HĐ2(10p): Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến
-Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
-Kể lại trận chiến đấu đêm 26/12/1972 trên bầu trời Hà Nội?
-Nêu kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội?
HĐ3(10p): Ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại
-Vì sao nói: Chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
-Nêu ý nghĩa của chiến thắng “ĐBP trên không”
Củng cố, dặn dò (3p)-Tổng kết rút ra kết luận.-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau: Lễ kí hiệp định Pari 
-3 hs trả lời 
-Làm việc cá nhân 
Quan sát hình trong SGK
 nói về máy bay B52
Trình bày ý kiến riêng của mình. 
-Làm việc theo nhóm. Đọc SGK. Thảo luận các câu hỏi để ghi câu trả lời. Đại diện nhóm lên báo cáo. Mỗi nhóm mỗi câu
-
Làm việc theo cặp. Đọc SGK ,trao đổi ý kiến , trả lời câu hỏi, để tìm ra ý nghĩa. Nêu ý kiến trước lớp. Góp ý bổ sung 
- lắng nghe
Bổ sung
Thứ ngày tháng năm
Bài 27:
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I.Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết:
-Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam Bắc, ngày 27/1/1973, Mĩ buộc phải kí hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
-Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Pari
- Ý nghĩa của Hiệp định Pari
-Giáo dục lòng tự hào dân tộc
II. Đồ dùng dạy - học: 
-Ảnh tư liệu về lễ kí hiệp định Pari
III.Hoạt động dạy-học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ khởi động (3p)
Kiểm tra bài cũ: 
-Mĩ có âm mưu gì khi ném bom huỷ diệt Hà Nội và các vùng phụ cận?
-Thuật lại trận chiến ngày 26/12/1972 của nhân dân Hà Nội
HĐ1(14p): Vì sao Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri. Khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa-ri 
-Hiệp định Pa-ri được kí ở đâu? Vào ngày nào?
-Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp định Pa-ri, nay Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam?
-Em hãy mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí Hiệp định Pa-ri?
HĐ2(15p): Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri 
-Trình bày nội dung chủ yếu của Hiệp định Pa-ri?
-Nội dung Hiệp định Pa-ri cho thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì?
-Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta?
Củng cố, dặn dò (3p)
-Tổng kết rút ra kết luận 
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau: Tiến vào dinh độc lập
-3 hs trả lời 
-Làm việc theo nhóm
Đọc SGK trả lời câu hỏi 
HS khá giỏi trả lời
-Làm việc theo nhóm. Đọc SGK trả lời câu hỏi rổi thảo luận ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri 
Báo cáo trước lớp.
Góp ý bổ sung 
- lắng nghe
Bổ sung
Thứ ngày tháng năm
Bài 28:
TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
I.Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết
- Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất.
-Giáo dục lòng tự hào dân tộc
II. Đồ dùng dạy học:
-Ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975 
-Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ khởi động (3p)
Kiểm tra bài cũ 
-Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào ? Trong khung cảnh nào?
-Vì sao Mĩ buộc phải kí hiệp định Pari?.
HĐ1(7p): Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975
-Hãy so sánh lực lượng của ta và chính quyền Sài Gòn sau hiệp định pari
-Đảng và chính phủ quyết định điều gì?
HĐ2(14p): Cuộc tiến công vào Dinh Độc Lập 
-Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công? Lữ đoàn 203 có nhiệm vụ gì?
-Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập?
-Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng 
-Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì?
-Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện?
HĐ3(8p): Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh 
-Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta?
-Chiến thắng này tác động thế nào đến chính quyền Mĩ, quân đội Sài Gòn, có ý nghĩa thế nào với mục đích cách mạng của ta?
Củng cố, dặn dò (3p)
-Tổng kết rút ra kết luận 
 -Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị tiết sau: “Hoàn thành thống nhất đất nước” 
-3 hs trả lời 
-Thảo luận nhóm đôi
_ 1 vài đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi 
-Làm việc theo nhóm 
Dựa vào SGK, có sự giúp đỡ của gv. Hs thảo luận câu hỏi. Đại diện mỗi nhóm báo cáo 1 câu 
Các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh 
-Hoạt động cả lớp 
Đọc SGK, trả lời câu hỏi
Nhận xét góp ý bổ sung
- lắng nghe
Bổ sung
Thứ ngày tháng năm
Bài 29:
HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
I.Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết:
- Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1976.
-Giáo dục truyền thống yêu nước cho Hs
II. Đồ dùng dạy-học:
-Ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ khởi động (3p)
Kiểm tra bài cũ: 
-Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc lập?
-Thái độ của Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn như thế nào khi quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc lập?
HĐ1(14p): Cuộc tổng tuyển cử ngày 25/4/1976
-Ngày 25/4/1976 trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì?
-Quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên đất nước ta trong ngày này như thế nào?
-Tinh thần nhân dân ta trong ngày này ra sao?
-Kết quả của cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trên cả nước ngày 25/4/1976 như thế nào?
-Vì sao nói ngày 25/4/1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?
HĐ2 (15p): Nội dung quyết định của kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI. Ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất 1976
-Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất (Khoá VI) họp vào thời gian nào? Ở đâu?
-Quốc hội khoá VI đã có những quyết định trọng đại gì?
-Quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?
Củng cố, dặn dò (5p)
-Tổng kết rút ra kết luận SGK trang 60
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau: Xây dựng nhà mày thuỷ điện Hoà Bình
-3 hs trả lời
-Làm việc theo nhóm
Đọc SGK. Thảo luận nhóm những câu hỏi gợi ý rồi ghi vào giấy.
Đại diện nhóm báo cáo trước lớp 
Nhóm khác bổ sung 
-Hoạt động nhóm
Đọc SGK-xem tranh
Thảo luận các câu hỏi gợi ý
Đại diện nhóm trả lời trước lớp 
Các nhóm khác bổ sung 
- lắng nghe
Bổ sung
Thứ ngày tháng năm
Bài 30:
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
I.Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết:
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Việt-Xô
- Biết Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ
-Giáo dục HS biết tiết kiệm điện để bảo vệ môi trường. 
-GDBVMT: Vai trò của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế và đối với môi trường.
II. Đồ dùng dạy-học:
 -Ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình -Bản đồ hành chính Việt Nam 
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ khởi động (3p)Kiểm tra bài cũ: 
-Hãy thuật lại sự kiện l/sử diễn ra ngày 25/4/1976 ở nước ta?
-Quốc hội khoá VI có những quyết định gì?
HĐ1(9p): Yêu cầu cần thiết phải xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình 
-Tại sao việc x/dựng Nhà máy Thuỷ điện H/Bình là cần thiết
-Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? Hãy chỉ vị trí nhà máy trên bản đồ? Trong thời gian bao lâu? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy?
HĐ2(10p): Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình 
-Trên công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có bao nhiêu công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô? Họ đã làm việc với tinh thần như thế nào?
-Công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã đóng góp công sức và dũng cảm hi sinh như thế nào để hoàn thành công trình?
-Em có nhận xét gì về hình 1 và hình 2
HĐ3(10p): Vai trò của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình vào sự nghiệp xây dựng đất nước 
-Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình tác động như thế nào đến việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta?
-Điện của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã đóng góp vào đời sống và sản xuất của nhân dân ta như thế nào?
-Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một công trình như thế nào đối với đất nước ta?
* Nhà máy thủy điện Hòa Bình có tác dụng: ngăn lũ, cung cấp điện phát triển đời sống nhân dân.
*Gd hs biết tiết kiệm điện.
Củng cố, dặn dò (3p)
-Tổng kết rút ra kết luận 
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau: Ôn tập lịch sử nước ta từ thế kỉ XIX đến nay
-3 hs trả lời 
-Làm việc cả lớp 
Đọc SGK
Trả lời những câu hỏi 
Nhận xét bổ sung 
-Hoạt động nhóm
Quan sát SGK thảo luận để trả lời câu hỏi
Đại diện nhóm lên trình bày
Các nhóm khác bổ sung 
Làm việc cả lớp
Từng cá nhân tự đọc SGK
Phát biểu ý kiến
Góp ý bổ sung 
- lắng nghe
Bổ sung 
Thứ ngày tháng năm
Bài 31-32:
ÔN TẬP: LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY
I.Mục tiêu: Học xong bài này, hs biết
-Nội dung chính của một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1958 đến nay.
-Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975
-Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc
II. Đồ dùng dạy-học:-Bản đồ hành chính Việt Nam 
-Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài. Phiếu học tập
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ khởi động (3p)Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu vai trò của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước?
-Để xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cán bộ công nhân hai nước Việt Nam, Liên Xô đã lao động như thế nào?
HĐ1 (10p): Thống kê các sự kiện tiêu biểu từ năm 1945-1975
Điền vào chỗ trống bản sau:
Thời gian xảy ra
Sự kiện tiêu biểu
Ngày 19/8/1945
Ngày 2/9/1945
Ngày 7/5/1954
Tháng 12/1972
Ngày 30/4/1975
HĐ2 (10p): Thi kể chuyện lịch sử 
Cách chơi: Chia làm 2 đội mỗi đội 10 em. Mỗi em có thể kể tên một trận đánh lớn hoặc một nhân vật lịch sử. Đội nào kể được nhiều là thắng
-Tuyên dương đội thắng cuộc
HĐ3 (10p): Tổng kết chương trình 
Treo bảng tổng kết
-Em đã học những giai đoạn lịch sử nào?
-Nêu từng thời điểm xảy ra trong mỗi giai đoạn lịch sử đó.
-Cho biết nhờ đâu nhân dân ta giành thắng lợi trong công cuộc giữ nước và dựng nước ?
-Trong giai đoạn lịch sử mà em học, nhân vật lịch sử nào nổi bật nhất? Em có những suy nghĩ và tình cảm nào đối với nhân vật đó?
Nhận xét, chốt lại
Củng cố, dặn dò (2p)
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau: Ôn tập kiểm tra học kì II
-3 hs trả lời 
-Hoạt động cả lớp
Lớp trưởng điều khiển. Hs đóng góp ý kiến hoàn thành bảng 
-HĐ theo nhóm, mỗi em chỉ được 5 giây. Cứ 1 trọng tài ghi, 1 trọng tài báo giờ
-HĐ cả lớp 
Hs nêu những câu trả lời dựa theo bảng tổng kết
Hs góp ý thêm
Hs trả lời câu hỏi
- lắng nghe
Bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docLich su 5.doc