Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 (VNEN) - Tuần 6+7: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - Năm học 2017-2018

I. Mục tiêu:

- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường

- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.

-HS khéo tay, đường may thẳng, đường chỉ cách đều nhau.

II. Đồ dùng dạy học

Giáo viên: SGK, SGV

 - Mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường

 - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu

Học sinh:bộ đồ dùng, SGK

III. Hoạt động dạy học

 - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.

 - Ban học tập kiểm tra đồ dùng.

A.Hoạt động thực hành

 Hoạt động 1:HS thực hành

- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại quy trình thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.

- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2.

- GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng.

 Hoạt động 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá

- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá

- HS tự nhận xét:

 + Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong.

 + Cách vạch dấu.

 + Cách khâu: Mũi kim ( đã đều chưa?), vải có bị dúm không?

 + Đường khâu : thẳng, cong.

 + Mép vải : đã trùng nhau chưa?

- GV nhận xét, lớp bình chọn sản phẩm đẹp nhất.

 

docx 7 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 (VNEN) - Tuần 6+7: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 04 tháng 10 năm 2017
___Kĩ thuật___ 
TUẦN 06 KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG 
MŨI KHÂU THƯỜNG( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:SGK, SGV
	- Mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
	- Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu
Học sinh:Bộ đồ dùng, SGK.
III. Hoạt động dạy học 
	- Lớp khởi động (hát)
A. Hoạt động cơ bản 
Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và nhận xét
+ Hình dạng mũi khâu? Là mũi khâu gì?
+ Vị trí đường khâu? ( ở giữa hay 2 bên mép vải?)
- GV giới thiệu thêm một số sản phẩm ứng dụng khâu ghép bằng mũi khâu thường để HS nhận xét ( mũi khâu ? vị trí đường khâu?).
- GV tóm tắt, nêu kết luận giới thiệu thêm một số sản phẩm ứng dụng khâu ghép bằng mũi khâu thường để HS nhận xét.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường
Hướng dẫn HS vạch dấu đường khâu:
- HS đọc nội dung 1 SGK và quan sát hình 1 để nắm được cách vạch dấu.
+ Dựa vào hình 1 em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu? ( vị trí đường vạch dấu? khoảng cách, độ dài đường vạch dấu?)
- GV nhận xét, nêu cách thực hiện.
- Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 HS vạch dấu, cả nhóm quan sát, góp ý.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
b. Hướng dẫn thao tác khâu lược 2 mép vải:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK, quan sát hình 2 và nêu:
+ Cách khâu lược 2 mép vải?
- GV nhận xét, thao tác mẫu để HS nắm được.
c. Khâu theo ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK
- GV thao tác mẫu cho HS quan sát
- Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 HS thực hiện bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- GV nhận xét bổ xung.
- GV nêu lại các bước thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường : Vạch dấu đường khâu, khâu lược, khâu ghép.
-HS quan sát mẫu của các HS lớp trước.
Hoạt động 3.Thực hiện khâu trên giấy.
 HS quan sát hình trong SGK, thực hiện các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- Chuẩn bị : giấy, kim chỉ, thước, bút chì. 
- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo các bước trong sách.
- Gv quan sát, chỉnh sửa cho HS.
Hoạt động 4. GV nhận xét, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
-HS chuẩn bị vải bông kích thước 10cm x 15 cm, bộ đồ dùng.
Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2017
___Kĩ thuật___ 
TUẦN 7: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
-HS khéo tay, đường may thẳng, đường chỉ cách đều nhau.
II. Đồ dùng dạy học 
Giáo viên: SGK, SGV
	- Mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
	- Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu
Học sinh:bộ đồ dùng, SGK
III. Hoạt động dạy học
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
	- Ban học tập kiểm tra đồ dùng.
A.Hoạt động thực hành 
Hoạt động 1:HS thực hành
- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại quy trình thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2.
- GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng.
Hoạt động 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá
- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá
- HS tự nhận xét:
	+ Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong...
	+ Cách vạch dấu. 
	+ Cách khâu: Mũi kim ( đã đều chưa?), vải có bị dúm không?
	+ Đường khâu : thẳng, cong.
	+ Mép vải : đã trùng nhau chưa?
- GV nhận xét, lớp bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
B Hoạt động ứng dụng:
- Tập cắt khâu thêu một sản phẩm theo ý thích.
Tuần 8
Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2017
___Kĩ thuật___ 
KHÂU ĐỘT THƯA( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- HS khéo tay: Khâu được đường khâu đều, thẳng, không bị dúm.
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên:SGK, SGV
	- Mẫu khâu đột thưa
	- Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu
Học sinh: Bộ đồ dùng, SGK...
III.Các hoạt động dạy học
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
	- Ban HT kiểm tra đồ dùng.
A. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1. Quan sát, tìm hiểu về mẫu khâu đột thưa
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu khâu ghép đột thưa và nhận xét:
+ Hình dạng mũi khâu ở mặt trái và mặt phải đường khâu? ( độ thưa)
+ Khâu đột thưa và khâu thường có gì giống và khác nhau? ( Các đường chỉ)
- GV tóm tắt về mũi khâu đột thưa, yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 1 SGK.
Hoạt động 2. Tìm hiểu quy trình thực hiện khâu đột thưa.
a. Hướng dẫn HS vạch dấu đường khâu:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung 1 SGK và quan sát hình 1 để nắm được cách vạch dấu.
+ Dựa vào hình và các kiến thức đã học ở bài trước, em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu?
- GV nhận xét, nêu cách thực hiện.
- Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 HS vạch dấu, cả nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, bổ xung cho các nhóm.
b. Khâu đột thưa theo đường dấu:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK và quan sát tranh để nắm được các bước khâu đột thưa:
+ Nêu cách bắt đầu khâu? ( Cách lên kim, xuống kim? )
+ Cách khâu mũi khâu đầu tiên? ( Cách lên kim, xuống kim? )
- GV nhận xét, nêu cách khâu
+ Nêu cách khâu các mũi tiếp theo?
+ Nêu cách kết thúc đường khâu?
- GV thao tác mẫu các bước khâu đột thưa cho HS quan sát.
-HS quan sát các bài làm của HS năm trước.
 Hoạt động 3. HS thực hiện các bước khâu đột thưa trên giấy.
HS quan sát hình trong SGK, thực hiện các bước khâu đột thưa.
- Chuẩn bị : giấy, kim chỉ, thước, bút chì. 
- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo các bước trong sách.
- Gv quan sát, chỉnh sửa cho HS.
Hoạt động 4. GV nhận xét, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
-HS chuẩn bị vải bông kích thước 10cm x 15 cm, bộ đồ dùng.
Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
Tuần 9 Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2017
___Kĩ thuật___ 
 KHÂU ĐỘT THƯA
( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II.Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:SGK, SGV
	- Mẫu khâu đột thưa
	- Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu
Học sinh: Bộ đồ dùng, SGK...
III. Các hoạt động dạy học 
Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
Ban HT kiểm tra đồ dùng.
A. Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1. HS thực hành
- GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại quy trình khâu đột thưa theo tranh.
- Gọi 1-2 HS lên bảng thực hành, lớp quan sát nhận xét.
- GV nhận xét, nêu tóm tắt lại các bước thực hiện khâu đột thưa.
- HS quan sát sản phẩm của HS năm trước.
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2.
- GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS .
Hoạt động 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá
- GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá.
- HS tự nhận xét:
	+ Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong.
	+ Cách khâu: Mũi kim đều, mảnh vải không bị dúm.
	+ Đường khâu: thẳng, cong.
	+ Mép vải: hai mép vải thẳng, không bị lệch.
- HS bình chọn ra sản phẩm đẹp.
- GV nhận xét. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài 
Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Tập khâu quần áo trong gia đình bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao_an_tong_hop.docx