Giáo án Kĩ năng sống Lớp 4 - Chương trình cả năm - Superkid 586

MỤC LỤC

CHỦ ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG 1

LÀM QUEN VỚI BIỂN BÁO GIAO THÔNG 1

VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU, RÀO CHẮN 4

KỸ NĂNG ĐI XE ĐẠP 6

CON ĐƯỜNG AN TOÀN 12

GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY 16

AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG 19

KỸ NĂNG TỔ CHỨC VÀ SINH HOẠT NHÓM 22

KỸ NĂNG TỔ CHỨC NHÓM HIỆU QUẢ 22

SINH HOẠT NHÓM HIỆU QUẢ (TIẾT 2) 29

KHÁM PHÁ BẢN THÂN 36

KHÁM PHÁ NHU CẦU CỦA BẢN THÂN 36

VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ 43

TUỔI DẬY THÌ 48

NGUY CƠ BỊ XÂM HẠI 48

PHÒNG NGỪA XÂM HẠI Ở TRẺ EM 53

KỸ NĂNG GIAO TIẾP 57

LỜI CHÀO 57

KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI THẦY CÔ KHI TỚI TRƯỜNG 67

TỰ TIN VÀO MÌNH 75

THUYẾT TRÌNH TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG 81

KỸ NĂNG LẮNG NGHE 86

KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG 93

ÔN TẬP + TỔNG KẾT HỌC KÌ I (2 tiết) 98

KỸ NĂNG TỰ LẬP 102

CÔNG VIỆC CỦA EM 102

SỬ DỤNG VẬT DỤNG TRONG NHÀ 112

VUI CHƠI HIỆU QUẢ 119

TÌNH YÊU GIA ĐÌNH 127

CON LÀ CON NGOAN 127

THỂ HIỆN TÌNH YÊU VỚI NGƯỜI THÂN 133

TÌNH BẠN 139

KẾT BẠN 139

ÁP LỰC TỪ BẠN BÈ 146

CHIẾN THẮNG NỖI SỢ HÃI 153

KỸ NĂNG ỨNG XỬ KHI GẶP TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG 153

CẢM THÔNG – CHIA SẺ 159

KIỀM CHẾ CẢM XÚC 167

THẤT BẠI - THÀNH CÔNG 175

NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA 182

KHẢ NĂNG TẠO ẢNH HƯỞNG 182

TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ 189

KHẢ NĂNG QUYẾT ĐOÁN 194

KỸ NĂNG ĐẢM NHIỆM TRÁCH NHIỆM 204

ÔN TẬP + TỔNG KẾT CUỐI NĂM HỌC ( 2 tiết) 210

 

docx 220 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1357Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ năng sống Lớp 4 - Chương trình cả năm - Superkid 586", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thương lượng ta cần lưu ý:
+ Hiểu biết về đối tác: Ưu nhược điểm, nhu cầu, ý định, người đóng vai trò quyết định trong cuộc thương lượng,...
+ Hiểu biết về bản thân: Ưu nhược điểm, khả năng thuyết phục, đặc điểm tính cách của mình, nhu cầu, mong đợi, ...
+ Chuẩn bị thông tin trước khi thương lượng: Người chiến thắng là người có nhiều thông tin và biết sử dụng thông tin phục vụ cho thương lượng. Do vậy, cần có sự chuẩn bị các thông tin thật tốt trước cuộc thương lượng.
3. Các bước tiến hành thương lượng.
B1: GV tổ chức dưới dạng trò chơi cho HS tham gia tìm hiểu. GV có thể dùng hình ảnh hoặc các gợi ý để HS tìm ra đáp án ví dụ:
+ Tìm một cụm gồm 5 từ, chỉ về mối tương giao cần thiết giữa hai bên khi thương lượng. Đ/A (Bầu không khí thân thiện).
+ Tìm một cụm gồm 4 từ, chỉ về mong đợi của người thương lượng. Đ/A (Nêu ra yêu cầu).
+ Tìm một cụm gồm 4 từ, chỉ về sự tự thay đổi khi thương lượng. Đ/A (Điều chỉnh yêu cầu).
+ Tìm một cụm gồm 4 từ, chỉ về khả năng chấp nhận khi thương lượng. Đ/A (Giới hạn chấp nhận).
+ Tìm một cụm gồm 4 từ, chỉ về kết quả thương lượng. Đ/A (Thương lượng thành công).
B2: GV nhận xét và tổng kết.
Có 5 bước khi tiến hành thương lượng:
1. Tạo bầu không khí thân thiện khi thương lượng.
2. Các bên nêu ra yêu cầu của mình.
3. Điều chỉnh yêu cầu của mình.
4. Xác định giới hạn ta có thể chấp nhận.
5. Kết thúc đàm phán, thương lượng.
+ HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
+ HS quan sát và làm theo hướng dẫn của GV.
+ HS lắng nghe.
Thực hành
Hoạt động 1: Thương lượng trực tiếp.
GV đóng vai là những người bố mẹ khó tính của học sinh.
Các nhóm có phương án và tìm cách thuyết phục bố mẹ mình cho mình tham gia các hoạt động ví dụ như đi dã ngoại, tự đi xe đến lớp, đến nhà bạn học bài, ...
Hoạt động 2: Đóng vai.
Các nhóm lên đóng vai các tình huống nêu ở trên.
+ HS tham gia thương lượng.
+ HS đóng vai.
Tổng kết
GV nhắc lại nội dung bài học.
+ HS nhắc lại.
Tình huống 1:
Có một gia đình X có người con trai. Cậu học sinh này rất ngỗ nghịch không nghe lời cha mẹ, hay làm những việc làm đau lòng người khác. Một hôm nọ đi chơi với bạn, nghe lời chúng bạn rủ rê thách thức, cậu vô cớ đánh đứa con trai của một gia đình Y đến trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Gia đình Y giàu có và quyền thế, họ rất tức giận. Họ quyết định đưa cậu ra tòa án để pháp luật trừng trị. Nếu bị kết tội, cậu bé này phải chịu án phạt tù và phải bồi thường rất nặng, chưa kể cậu phải dừng việc học tập. Cha mẹ gia đình X, cần chuẩn bị gì cho cuộc thương lượng với gia đình Y để họ giảm bớt hình phạt cho con của họ.
Tình huống 2:
Nam là một học sinh lớp 5 thường được bố mẹ chở đến trường bằng xe máy. Nam cảm thấy mình đã lớn, cậu muốn được giống như các bạn có thể tự đi xe đạp đến trường, như vậy cậu có thể chủ động trong việc đi lại và không phải lệ thuộc vào bố mẹ nữa. Tuy nhiên, bố mẹ cậu e sợ để cậu đi xe một mình sẽ gặp rủi ro tai nạn.
ÔN TẬP + TỔNG KẾT HỌC KÌ I (2 tiết)
I. Mục tiêu bài dạy.
1. Kiến thức: Ôn tập lại các kỹ năng đã học trong học kỳ I.
2. Kỹ năng: Rèn luyện lại các kỹ năng thông qua các hoạt động.
3. Thái độ: Có thái độ tích cực, hợp tác, mạnh dạn thể hiện bản thân.
II. Phương pháp, kỹ thuật bài dạy.
1. Quan sát.
2. Đóng vai tình huống.
3. Hỏi – đáp.
4. Thảo luận nhóm.
III. Phương tiện bài dạy.
IV. Bố cục bài dạy.
STT
Hoạt động
Chi tiết
Thời gian
1
Khởi động
Trò chơi: “Mát-xa”.
5 phút
2
Thực hành
- “Ai là người chủ trò tài giỏi nhất”.
- “Ai hát hay hơn tôi”.
- “Nhà diễn thuyết tài ba”.
- “Người nghệ sĩ nổi tiếng”.
30 phút
3
Tổng kết
Tổng kết và trao quà.
5 phút
V. Tiến trình bài dạy.
Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động
Trò chơi: “Mát xa”.
GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: “Mát - xa”.
GV (dẫn vào bài): Hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau ôn lại những kiến thức, những kỹ năng mà chúng ta đã được học từ đầu học kỳ tới nay thông qua cuộc thi: “Đường đến vinh quang”.
HS nghe GV hướng dẫn và tham gia trò chơi.
Thực hành
GV chia lớp thành các nhóm để thi đua với nhau. Cuộc thi “Đường đến vinh quang” sẽ trải qua 4 phần thi:
Thi: “Ai là người chủ trò tài giỏi nhất”.
GV mời đại diện của các nhóm lên tổ chức cho lớp chơi một trò chơi mà đã từng được chơi hoặc thấy thích. Yêu cầu HS:
Hướng dẫn cách chơi
Chơi nháp
Chơi thật
Thưởng/ Phạt
Sau khi chơi trò chơi, GV cho HS nhận xét.
GV (hỏi): Trò chơi này các em đã được rèn luyện những kỹ năng nào?
GV khen HS đã áp dụng tốt các kỹ năng đó và cho điểm từng nhóm.
Thi: “Ai hát hay hơn tôi”
GV đưa ra các chủ đề: thầy cô, bạn bè, Tết.
GV yêu cầu HS thảo luận và chuẩn bị bài hát theo các chủ đề trên trong thời gian là 2’.
GV đưa ra tiêu chí chấm điểm:
Hát đúng chủ đề: 5 điểm.
Sáng tạo (trình diễn): 3 điểm.
Tinh thần đồng đội: 2 điểm.
GV đếm từ 1 đến 3, nhóm nào giơ tay nhanh nhất sẽ được lên thể hiện trước.
GV mời các nhóm lên thể hiện.
GV (hỏi): Các em thấy việc thi hát có vui và phấn khởi không? Vì sao?
GV lưu ý khen các em HS nhút nhát đã dám thể hiện bản thân.
GV khen HS hát hay và cho điểm
Thi: “Nhà diễn thuyết tài ba”
GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong thời gian 3’ rồi cử đại diện lên diễn thuyết với chủ đề: Giới thiệu một di tích lịch sử.
GV có phần gợi ý cho các nhóm về nội dung diễn thuyết như: tên di tích, di tích nằm ở đâu, em đã đến thăm nhân dịp nào hoặc được biết qua kênh thông tin nào, di tích này gắn với biến cố lịch sử gì, nó có điều gì thu hút
GV mời HS khác nhận xét.
GV bình xét xem ai là người xứng danh nhà diễn thuyết tài ba.
GV (hỏi): Tại sao lại bình chọn bạn ấy? Bạn ấy đã thể hiện được các kỹ năng gì?
GV kết luận và cho điểm các nhóm.
Thi: “Người nghệ sĩ nổi tiếng”
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và xây dựng ý tưởng, nội dung và phân vai đóng tình huống (HS có thể sáng tạo về nội dung và trang phục). Khi phân vai thì phải có người dẫn, các vai tập thử với nhau.
GV gợi ý tình huống (nếu HS bối rối).
GV yêu cầu khi HS lên thể hiện phải giới thiệu chủ đề và giới thiệu các vai.
GV mời các nhóm lên đóng tình huống.
GV (hỏi): Qua phần đóng tiểu phẩm, các bạn đã thể hiện những kỹ năng gì?
GV khen HS có tinh thần sáng tạo, năng động,
HS tham gia thi theo sự hướng dẫn của GV.
HS nhận xét.
HS trả lời: kỹ năng lắng nghe, ra quyết định, thảo luận nhóm,
HS thảo luận.
HS giơ tay.
HS lên thể hiện.
HS trả lời: Có ạ. Vì qua trò chơi này em được thể hiện kỹ năng tự tin, ra quyết định, làm việc nhóm, trình bày, lắng nghe,
HS thảo luận và lên diễn thuyết.
HS nhận xét.
HS trả lời: Bởi vì bạn nói hay và thể hiện được các kỹ năng: tự tin, trình bày ý kiến
HS thảo luận.
HS lắng nghe.
HS lên đóng tình huống.
HS trả lời: Kỹ năng trình bày ý kiến, thảo luận nhóm, kiểm soát cảm xúc,
Tổng kết
GV: Qua 2 tiết ôn tập, em thấy bản thân mình đã có gì thay đổi? Vì sao?
GV tổng kết điểm và tuyên bố đội thắng cuộc.
GV trao thưởng.
GV dặn HS áp dụng kỹ năng đã học vào cuộc sống cũng như trong học tập.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
HS lên nhận thưởng.
HS lắng nghe.
KỸ NĂNG TỰ LẬP
CÔNG VIỆC CỦA EM
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: HS nhận biết được những công việc mình có thể tự lập và ý nghĩa của kỹ năng tự lập.
2. Kỹ năng: HS biết rèn các kỹ năng: tự đi chợ hoặc đi siêu thị, tự sắp xếp chuẩn bị đồ dùng cá nhân khi đi du lịch
3. Thái độ: tự giác, tự lập để thể hiện tình yêu thương với những người thân trong gia đình và trách nhiệm với bản thân.
II. Phương pháp, kỹ thuật bài dạy.
1. Trực quan.
2. Thực hành.
3. Thảo luận nhóm.
4. Hỏi – đáp.
III. Phương tiện bài dạy.
1. Tranh ảnh.
2. Quần, áo.
IV. Bố cục bài dạy.
STT
Hoạt động
Chi tiết
Thời gian
1
Khởi động
Trò chơi: "Mặc quần tiếp sức".
5 phút
2
Ôn bài
Nhắc lại nội dung bài học trước.
2 phút
3
Khám phá
1. Những công việc tự làm được ở nhà.
2. Ý nghĩa của việc tự làm việc nhà.
10 phút
4
Thực hành
HĐ 1: Những việc cần làm trước và sau bữa ăn.
HĐ 2: Những việc cần làm khi đi siêu thị.
HĐ 3: Tình huống.
20 phút
5
Tổng kết
Chốt bài và dặn dò.
3 phút
V. Tiến trình bài dạy.
Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động
Trò chơi: “Mặc quần tiếp sức”.
+ GV chia nhóm, chọn HS để thực hiện trò chơi. GV chia lớp làm 2 (3) đội tùy thuộc vào diện tích lớp rộng hay hẹp. Mỗi đội chọn ra 3 - 5 HS. GV cho thành viên của các đội xếp thành 2 (hoặc 3) hàng đứng phía cuối lớp song song với các dãy bàn học.
B1. Luật chơi.
- GV (phổ biến luật chơi): Cô sẽ phát cho mỗi đội 1 chiếc quần. Sau khi nghe hiệu lệnh "Bắt đầu" của cô, thì bạn đầu tiên của đội sẽ nhanh chóng mặc quần vào và nhảy lò cò lên phía bàn GV, sau đó nhảy trở lại phía đội của mình, truyền quần cho bạn thứ hai. Bạn tiếp theo trong đội làm tương tự như vậy cho đến bạn cuối cùng. Bạn cuối cùng của đội nào mặc quần đúng cách và nhảy về đội nhanh nhất thì đội đó giành chiến thắng.
B2. Bắt đầu trò chơi.
- GV: hô khẩu lệnh bắt đầu trò chơi. 
- GV: Cùng các HS dưới lớp hô các khẩu hiệu cổ động: "Cố lên! Nhanh lên!..."
- GV: Kết thúc trò chơi, GV khen thưởng đội chiến thắng và động viên những đội chưa giành chiến thắng.
B3. Kết luận.
- GV: Qua trò chơi vừa rồi, làm thế nào (bí quyết gì) để chúng mình giành chiến thắng?
=> GV: Có rất nhiều những bí quyết giúp chúng mình chiến thắng trong trò chơi "Mặc quần tiếp sức", trong đó chúng ta phải biết tự mặc quần đúng cách, nếu mặc sai cách chúng mình sẽ bị thua cuộc.
=> GV: Qua trò chơi vừa rồi, chúng mình thấy rằng việc tự mặc quần áo đúng cách là một trong những kỹ năng cơ bản và quan trọng giúp chúng mình tự lập hơn. Vậy những công việc nào ở nhà mà chúng mình có thể tự làm được và vai trò của nó là gì thì chúng ta hãy bước vào bài học ngày hôm nay.
GV: ghi tên bài học lên bảng: "Kỹ năng tự lập"; và cho HS nhắc lại.
- HS: trật tự lắng nghe GV phổ biến.
- HS: tham gia trò chơi.
- HS: Cả lớp cùng vỗ tay.
- HS (trả lời): nhảy lò cò nhanh, mặc quần nhanh, mặc quần đúng cách
- HS: Lắng nghe GV.
- HS: nhắc lại thật to tên bài học.
Ôn bài
Ôn lại bài cũ:
+ Nội dung bài học.
+ Thực hành kỹ năng đã có.
+ HS trả lời câu hỏi.
Khám phá
1. Những công việc tự lập.
Hoạt động nhóm: “Cùng nhau chia sẻ”.
B1: Chia nhóm hoạt động.
- GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, 2 bàn quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm.
B2: Nêu yêu cầu.
- GV: Các em hãy kể cho nhau nghe những công việc mà em đã tự làm được ở nhà để phục vụ bản thân. 
- GV: Cho HS nhắc lại yêu cầu.
- GV: Cho HS thời gian thảo luận (2'). Hô hiệu lệnh "Bắt đầu". 
B3: Cho HS thảo luận.
- GV: Đi đến từng nhóm quan sát, gợi ý (nếu cần).
- GV: Hết thời gian thảo luận, cho đại diện các nhóm lên báo cáo.
- GV: Ghi nhận các kết quả báo cáo của HS và khen ngợi HS đã có sự thảo luận hiệu quả.
B4: Kết luận.
=> GV: Qua hoạt động trên, chúng mình đã xác định được rất nhiều công việc mà chúng ta có thể tự làm được để phục vụ bản thân. Chúng mình hãy chú ý (lưu ý) chọn cho mình những công việc vừa sức, an toàn với khả năng của mình. Như lời Bác Hồ từng nói: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình".
=> GV: Vậy những công việc chúng mình tự làm được đã đem lại ý nghĩa như thế nào thì chúng ta cùng bước sang phần tiếp theo của bài học.
2. Ý nghĩa của tự lập.
B1: Hỏi – đáp.
- GV: Khi con tự lập làm những công việc phục vụ bản thân thì con thấy như thế nào? Vì sao?
(GV: xử lý tình huống khi HS đưa ra ý kiến là: Mệt, không thích làm Hỏi HS: "Công việc gì đã khiến con thấy mệt?"; "Khi làm việc tất nhiên chúng ta sẽ cảm thấy mệt, nhưng nếu làm xong việc, công việc đạt kết quả tốt, con được khen thì con có thấy vui không")
B2: Kết luận.
- GV: Vừa rồi chúng mình đã chia sẻ rất nhiều ý nghĩa của tự lập. Các em ạ, tự lập đã đem lại rất nhiều ý nghĩa: 
• Đem lại niềm vui cho mình, người thân và giúp cho ông bà bố mẹ đỡ vất vả. 
• Giúp mình rèn luyện được nếp sống ngăn nắp, gọn gàng, văn minh và biết tự lập hơn trong cuộc sống sau này.
- GV: Cho HS nhắc lại ý nghĩa.
=> GV: Như vậy, chúng ta đã biết được những công việc nào là tự lập và ý nghĩa của nó. Để rèn luyện kỹ năng tự lập thì cô trò chúng mình cùng đi vào phần thực hành.
- HS: Chia nhóm theo sự hướng dẫn của GV. 
- HS: nhắc lại yêu cầu bài tập.
- HS: Thảo luận nhóm.
- HS: giơ tay báo cáo kết quả.
- HS: nhắc lại thật to và rõ ràng lời của Bác Hồ: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình".
- HS (trả lời): vui, ngoan hơn, được mẹ khen, giúp đỡ được ông bà bố mẹ, tự giác hơn,
- HS (nhắc lại): Một vài HS đứng dậy nhắc lại ý nghĩa.
Thực hành
Hoạt động 1: Những việc cần làm trước và sau bữa ăn.
B1: Chia nhóm hoạt động.
- GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, 2 bàn là 1 nhóm. Bạn bàn trên quay xuống thảo luận với các bạn bàn dưới.
B2: Phát và làm quen phiếu bài tập.
- GV: Trên tay cô là những tờ phiếu bài tập, bây giờ cô sẽ phát cho mỗi nhóm 1 tờ phiếu bài tập. Nhóm nào nhận được phiếu thì ngồi trật tự, chưa được làm trước.
- GV: Các bạn hãy cùng quan sát phiếu bài tập của cô. Trong phiếu có 2 phần nội dung chính: trước bữa ăn và sau bữa ăn. Có 5 tranh vẽ tương ứng với 5 hoạt động cần làm trước bữa ăn, và 5 hoạt động cần làm sau bữa ăn.
B3: Nêu yêu cầu phiếu bài tập.
- GV: Hãy đánh số từ 1-5 để sắp xếp các công việc đó theo thứ tự các việc cần làm trước và sau bữa ăn cho hợp lý. Các em có 2' để thảo luận.
- GV: Cho HS nhắc lại yêu cầu.
B4: Cho HS hoàn thành phiếu bài tập.
- GV: Quan sát các nhóm HS làm bài.
- GV (hỏi): Hết giờ thảo luận: Vậy trước và sau bữa ăn ta cần phải làm những gì?
- GV: Nhóm nào có ý kiến khác?
- GV: Ghi nhận và khen ngợi ý kiến của các nhóm.
B5: Kết luận.
- GV (chốt và cho HS nhắc lại): Những việc làm thông thường cần lưu ý:
Trước khi ăn
Sau khi ăn
- Dọn bàn ăn và chuẩn bị sắp mâm.
- Sắp mâm bát, lấy bát đĩa, thìa, lau khô và để trên bàn.
- Lấy thức ăn và bát đĩa ra bày lên bàn.
- Mời mọi người trong gia đình vào bàn ăn.
- Nói lời mời người lớn trong gia đình.
- Lấy tăm, lấy nước cho người lớn.
- Xếp dọn bát đũa bẩn.
- Mang bát đũa bẩn đi rửa.
- Rửa bát.
- Lau bàn ăn.
=> GV: Chúng mình đã vừa biết được những công việc trước và sau khi ăn. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì việc đi siêu thị cũng không còn là việc mới mẻ, và với những học sinh lớp 5 như chúng ta thì việc tự đi siêu thị giúp bố mẹ cũng là một thử thách rất thú vị và nên làm. Vậy thì bây giờ cả lớp hãy cùng cô chinh phục thử thách đó bằng cách tham gia hoạt động tiếp theo: Những việc cần làm khi đi siêu thị.
Hoạt động 2: Những việc cân làm khi đi siêu thị.
B1: Phát và làm quen phiếu bài tập.
- GV: Trên tay cô là những tờ phiếu bài tập: "Những việc cần làm khi đi siêu thị". Vẫn với những nhóm vừa rồi, cô sẽ phát cho mỗi nhóm 1 tờ phiếu bài tập. 
- GV: Các bạn hãy cùng quan sát phiếu bài tập của cô. Trong phiếu bài tập là những việc phải làm khi đi siêu thị nhưng đã bị đảo lộn thứ tự. 
B2: Nêu yêu cầu phiếu bài tập.
- GV: Nhiệm vụ của chúng mình là sắp xếp lại các công việc theo thứ tự cho đúng.
- GV: Cho HS nhắc lại yêu cầu.
B3: Cho HS thực hành làm phiếu bài tập.
- GV: Quan sát các nhóm HS làm bài. (GV đi đến chỗ HS, gợi ý HS làm bài).
- GV (hỏi): Hết giờ thảo luận: Vậy khi đi siêu thị em cần phải làm những việc gì?
- GV: Bạn nào ý kiến khác?
- GV: Ghi nhận và khen ngợi ý kiến của HS.
B4: Kết luận.
- GV (chốt): 
Khi đi siêu thị, chúng ta phải làm những việc sau:
• Gửi đồ cá nhân (nhớ rút chìa khóa tủ gửi đồ).
• Cất chìa khóa cẩn thận vào túi.
• Lấy xe đẩy hoặc giỏ hàng.
• Chọn đồ.
• Xem bảng giá.
• Xếp hàng đợi thanh toán.
• Trả tiền (thanh toán).
• Nhận hóa đơn.
• Nhận lại đồ cá nhân.
Nắm được thứ tự các bước này là các em đã thể hiện mình là người có kỹ năng tự đi siêu thị rồi đó
=> GV: Hoạt động cuối cùng của phần thực hành, chúng mình hãy cùng cô tham gia vào một tình huống nho nhỏ, để rèn luyện kỹ năng tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân nhé!
Hoạt động 3: Tình huống.
- GV: yêu cầu HS hãy ghi ra những đồ dùng cá nhân em cần chuẩn bị khi được bố mẹ cho đi du lịch 2 ngày vào mùa hè.
- GV: mời HS báo cáo
- GV: khen và nhận xét
=> GV: Khi đi du lịch, chúng ta nên mang theo:
 + Quần áo gọn nhẹ, phù hợp, vừa đủ trong quá trình đi du lịch.
 + Giày, dép phù hợp
 + Mũ
 + Bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, lược
 + Dầu gội, dầu tắm
 + Giấy khô, giấy ướt
 + Một ít đồ ăn khô phòng trường hợp trên đường đi đói hay không ăn được món ăn lạ.
=> Chúng ta nên tự chuẩn bị cho bản thân mình và chỉ nhờ bố mẹ kiểm tra lại.
=> GV: Qua những hoạt động trên, chúng ta đã tự làm được những việc thông thường, đơn giản để tự giác phục vụ bản thân, giúp đỡ ông bà bố mẹ. Khi chúng ta đi du lịch, chúng ta đã biết tự giác lựa chọn vật dụng cần thiết để đem theo và giúp đỡ bố mẹ sắp xếp đồ đạc. Đây cũng là một trong những kỹ năng rất cần thiết giúp chúng mình tự phục vụ khi đi xa nhà.
- HS: thực hiện theo sự sắp xếp của GV.
- HS: Nhận phiếu bài tập, quan sát và lắng nghe.
- HS: Một HS nhắc lại yêu cầu.
- HS: Các bạn trong nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập.
- HS: Đại diện một nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- HS: những nhóm có ý kiến khác nhóm bạn thì giơ tay phát biểu.
- HS: Một vài HS nhắc lại.
.
- HS: Nhận phiếu bài tập, quan sát và lắng nghe.
- HS: Một HS nhắc lại yêu cầu.
- HS: Các nhóm hoàn thiện phiếu bài tập.
- HS: Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
- HS: một vài HS có ý kiến khác thì giơ tay phát biểu.
- HS: Một vài HS nhắc lại.
- HS: Lắng nghe GV.
Tổng kết
- GV: Những công việc nhà mà chúng mình có thể tự làm được là những công việc nào? Có ý nghĩa ra sao đối với bản thân em?
- GV (dặn dò): Về nhà, chúng mình hãy tự giác làm việc nhà vừa sức của mình để giúp đỡ ông bà, bố mẹ. Cô hi vọng cả lớp chúng mình sẽ làm thật tốt, thật giỏi để bạn nào cũng trở thành những học sinh ngoan có tính tự lập, chúng mình có đồng ý không nào!
- GV: Kết thúc buổi học, cho HS đứng dậy hô khẩu hiệu "Kỹ năng sống" và chào HS.
- HS: trả lời (nhắc lại) những kiến thức vừa học ở trên.
- HS (hô to): Có ạ!
- HS: đứng dậy hô khẩu hiệu "Kỹ năng sống": Chăm chỉ - Tự tin – Dẫn đầu.
- HS: đứng dậy chào GV.
SỬ DỤNG VẬT DỤNG TRONG NHÀ
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: giúp HS biết cách tự sử dụng một số vật dụng trong gia đình: Chổi quét nhà, cây lau nhà, nồi cơm điện, điều hòa, máy tínhmột cách an toàn và hiệu quả.
2. Kỹ năng: kỹ năng sử dụng các vật dụng đó thật an toàn, hiệu quả, kỹ năng xử lý các tình huống bất ngờ khi sảy ra.
3. Thái độ: HS có ý thức sử dụng những vật dụng trên cẩn trọng, đúng cách và hiệu quả.
II. Phương pháp, kỹ thuật bài dạy.
1. Trò chơi.
2. Thực hành/ thí nghiệm.
3. Quan sát.
4. Hoạt động nhóm.
III. Phương tiện bài dạy.
1. Câu đố về các vật dụng trong gia đình. 
2. Dụng cụ thật: chổi quét nhà, chổi lau nhà, nồi cơm điện.
IV. Bố cục bài dạy.
STT
Hoạt động
Chi tiết
Thời gian
1
Khởi động
Trò chơi: Bảo tảng sống động.
5 phút
2
Ôn bài
Nhắc lại nội dung bài trước.
2 phút
3
Khám phá
1. Một số vật dụng em có thể sử dụng được trong gia đình.
2. Ý nghĩa của việc sử dụng các vật dụng đó.
13 phút
4
Thực hành
1. Cách sử dụng chổi quét nhà. (5p)
2. Cách sử dụng chổi lau nhà. (5p)
3. Cách sử dụng nồi cơm điện. (5p)
4. Cách sử dụng điều hòa, máy tính. (2p)
17 phút
5
Tổng kết
Về nhà thực hành sử dụng các vật dụng trong gia đình một cách an toàn và hiệu quả.
3 phút
V. Tiến trình bài dạy.
Hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động
Trò chơi: “Bảo tang sống động”.
- GV hướng dẫn luật chơi: 
+ GV mời 2 bạn lên làm khách thăm quan bảo tàng.
+ Các bạn HS còn lại sẽ đóng vai các pho tượng cùng nhau hát bài “ Một con vịt” và hành động theo lời bài hát. GV nói “ Dừng lại”, các pho tượng phải dừng lại đúng động tác đang làm. 
+ Khách thăm quan sẽ đi thăm các pho tượng, phát hiện thấy pho tượng nào cười, nói, động đậy thì pho tượng đó sẽ phải tham gia thử thách.
- GV mời HS tham gia trò chơi.
- GV khen các đội chơi và chốt: Các em vừa tham gia 1 trò chơi rất vui và thú vị. Vậy bây giờ cô và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bài học rất ý nghĩa và thiết thực trong cuộc sống đó là "Kỹ năng sử dụng vật dụng đơn giản trong nhà".
GV cho HS nhắc lại tên bài học.
- HS lắng nghe
Cả lớp tham gia.
- 2 – 3 HS nhắc lại tên bài học
Ôn bài
Ôn lại bài cũ:
+ Nội dung bài học trước.
+ Thực hành kỹ năng có được.
+ HS trả lời các câu hỏi.
Khám phá
1. Một số vật dụng em có thể sử dụng được trong gia đình.
Trò chơi: Đố vui: Đoán các đồ vật trong gia đình.
Bước 1: GV đọc lần lượt đưa ra từng câu đố để HS đoán xem đó là đồ vật gì:
1.Mình tròn hình trụ. Bụng đựng nước sôi. Mọi nhà dùng tôi giữ cho nước nóng.Là cái gì? (Cái phích)
2.Tên cây mà chả phải cây, lê la khắp chốn bụi đầy khắp thân? Là cây gì? ( Cây Chổi)
3.Có cánh mà chẳng phải chim. Hễ trời nóng bức, người tìm đến tôi. Là cái gì?(Cái Quạt)
4. Ấn vào tận miệng mới ăn, nuốt vào tận bụng ruột gan quay đều (cái đầu đĩa)
5.Mũi nhọn mặt bóng trơn lì, làm việc thì nóng chơi thì mát ngay? ( Bàn là)
6. Có mũi, có lưỡi, không răng. Ai mà đụng đến cắt phăng đôi đường. Là cái gì?( Cái Kéo)
7. Còn mà chả có mẹ cha, có lưỡi, không miệng người ta hay dùng? Là con gì?( Con dao)
8. Mũi nhọn trông đến ghê người, quần quần áo áo đều cần đến tôi? ( Cái Kim)
9. Bụng còn gạo lục ục sôi, gạo thành cơm chín thì tôi im lìm? Là cái gì?(Cái nồi cơm)
10. Bám trần cao, leo tường đứng, vượt khoảng trống chẳng ai bằng. Áo thì vàng đỏ tím xanh. Ai đụng vào ruột giật mình ghê tay?( Dây điện)
Bước 2: GV hỏi:
? Qua trò chơi vừa rồi các em hãy nhắc lại những vật dụng nào trong gia đình?
? Trong những vật dụng đó các em đã biết sử dụng những vật dụng nào để giúp đỡ gia đình?
? Ngoài những vật dụng trên, em còn sử dụng những vật dụng nào nữa không?
? Những vật dụng nào dễ gây nguy hiểm cho bản thân?
Bước 3: GV khen: Vừa rồi chúng mình đã biết sử dụng nhiều vật dụng trong gia đình để làm 1 số việc phục vụ bản thân và giúp đỡ bố mẹ. Chúng mình cũng nên cẩn trọng khi sử dụng 1 số vật dụng nguy hiểm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bản thân.
- GV: Vậy việc sử dụng thành thạo các vật dụng trong gia đình có ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng chuyển sang hoạt hoạt động tiếp theo.
2. Ý nghĩa của việc sử dụng các vật dụng đó.
Bước 1: GV hỏi: Khi con biết sử dụng thàn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ky_nang_song_lop_4.docx