Giáo án Khối 1 - Tuần 29

I. Mục tiêu:

 - Nắm được cách cộng số có hai chữ số.

 - Biết đặt tính rồi làm tính cộng (không nhớ osoos có hai chữ số.

 - Biết vận dụng để giải toán.

II. Đồ dùng dạy học:

+ Các bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 1 số que tính rời .

III. Các hoạt động dạy học

1.Ổn định :

+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập

2.Kiểm tra bài cũ :

+ 2 học sinh lên bảng làm bài 4 / 152 Sách giáo khoa.

+ Cả lớp nhận xét. Giáo viên sửa sai chung

+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới

3. Bài mới :

 

doc 27 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng con. Mỗi dãy bàn thực hiện 2 phép tính 
-Cả lớp nhận xét bài 3 bạn trên bảng 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài 
 30 + 6:gồm 3 chục và 6 đơn vị nên:
 30 + 6 =36
- Học sinh nêu đề toán tự tóm tắt 
- Tóm tắt : 
* Bạn gái : 21 bạn
 Bạn trai : 14 bạn 
 Tất cả :  bạn ?
 Bài giải : 
Lớp em có tất cả là : 
21 + 14 = 35 ( bạn )
Đáp số : 35 bạn 
- Học sinh tự đo và vẽ vào phiếu bài tập 
 4.Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
- Chuẩn bị các bài tập cho tiết học hôm sau : Luyện tập 
TẬP VIẾT
Tô chữ hoa: L, M, N 
I. Mục tiêu:
- Tô được các chữ hoa: L, M, N
- Viết đúng các vần en, oen, ong, oong các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai. (mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
+ HS khá, giỏi: viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập hai.
- Viết theo chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ : chữ L, M, N hoa, các vần en, oen, hoa sen, nhoẽn cười.
HS : Vở Tập viết 
III. Các hoạt động dạy học
	1 . Khởi động : Hát
	2 . Bài cũ : 
- GV nhận xét bài cũ – thống kê điểm.
	3 . Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV treo bảng phụ -Tiết này các em tập tô chữ L, M, N hoa , tập viết các vần và các từ ngữ các em đã học ở bài tập đọc trước – Ghi đề bài 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tô chữ L hoa 
GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét :
Chữ L gồm mấy nét ?
- GV nhận xét – nêu lại quy trình viết.
- GV viết mẫu : 
- Quan sát- chỉnh sửa
Chữ M gồm mấy nét ?
- GV nhận xét – nêu lại quy trình viết.
- GV viết mẫu : 
Quan sát- chỉnh sửa
Chữ N gồm mấy nét ?
- GV nhận xét – nêu lại quy trình viết.
- GV viết mẫu : 
- Quan sát- chỉnh sửa
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs viết vần và từ ngữ ứng dụng 
- GV treo bảng phụ – yêu cầu hs đọc các vần và từ ngữ ứng dụng 
- GV nêu qui trình viết – lưu ý hs cách nối nét
- Quan sát – chỉnh sửa 
 * NGHỈ GIẢI LAO 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hd hs viết vào vở 
- GV yêu cầu hs nêu tư thế ngồi viết – cách cầm bút 
- GV quan sát , hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút cho đúng , hướng dẫn các em sửa lỗi viết trong bài 
- GV chấm vở vài em – nhận xét
HS nhắc tựa
Quan sát 
Gồm 1 nét lượn
Hs viết bảng con 
Hs viết bảng con 
Gồm 3 nét : nét cong trái dưới, nét xiên thẳng và nét cong phải trên
Hs viết bảng con 
Gồm 2 nét : nét cong trên , nét cong trái nối tiếp nhau .
Quan sát
Hs viết bảng con 
Hs tập tô các chữ hoa L, M , N viết vần và từ ngữ
 4. Tổng kết – dặn dò : 
- Chuẩn bị : bài Tô chữ hoa O, Ô, Ơ , P
- Nhận xét tiết học .
CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
Hoa sen
I. Mục tiêu:
 - Nhìn bảng, chép lại và trình bày đúng bài thơ lục bát “Hoa sen”: 28 chữ trong 12 – 15 phút. Mắc không quá 5 lỗi trong bài.
 - Điền đúng vần en, oen, g, gh vào chỗ trống.
 - Bài tập 2, 3 (SGK)
 - Viết đúng cự li, tốc độ, đều, đẹp.
 GDBVMT (gián tiếp): Hoa sen vừa đẹp lại có ý nghĩa (Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn), do vậy ai cũng yêu thích và muốn giữ gìn để hoa đẹp mãi.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung bài ca dao cần chép và các bài tập 2, 3.
 -Học sinh cần có vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
 Chấm vở những học sinh chép lại bài lần trước.
 Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm.
2.Bài mới:
 GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
 Gọi học sinh nhìn bảng đọc bài thơ cần chép Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng thường viết sai: trắng, chen, xanh, mùi 
 GDMT: Hoa sen vừa đẹp lại có ý nghĩa (Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn) Do vậy ai cũng yêu thích nó và muốn giữ gìn để hoa đẹp mãi.
 * Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
 *Thực hành bài viết (chép chính tả).
 Hướng dẫn cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 3 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ.
 Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
Nghỉ giữa tiết
* Hướng dẫn học sinh sửa lỗi chính tả:
 Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sửa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
 Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
 *Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
 Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
 Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
 Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 Gọi học sinh đọc thuộc ghi nhớ.
5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở 3 học sinh về nhà viết lại bài.
2 học sinh làm bảng.
Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.
Học sinh nhắc lại.
2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai phổ biến trong lớp.
Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
Học sinh đổi vở và sửa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Điền vần en hoặc oen.
Điền chữ g hoặc gh.
Học sinh làm vở.
Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh.
Giải: (Đèn bàn, cưa xoèn xoẹt
Tủ gỗ lim, đường gồ ghề, con ghẹ
gh thường đi trước nguyên âm i, e, ê)
Đọc lại nhiều lần.
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
ĐẠO ĐỨC
Bài 13: chào hỏi và tạm biệt (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 Biết chào hỏi tạm biệt trong các tình huống cụ thể,quen thuộc hằng ngày.
 Có thái độ tôn trọng, lễ độvới người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
 HS có thái độ tôn trọng mọi người.
 Kiểm tra chứng cứ 1, 3 của nhận xét 6.
 II. Đồ dùng dạy học:
 GV: tranh , HS : vở BT ĐĐ
III. Các hoạt động dạy học
	1 . Khởi động : Hát
	2 . Bài cũ : 
* Cần nói lời chào hỏi, tạm biệt khi nào ?
- Nhận xét.
	3 . Bài mới : - Tiết này các em tiếp tục học bài : Chào hỏi và tạm biệt. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a/ Hoạt động 1 : Thực hành 
- GV cho HS thực hành hành vi chào hỏi, tạm biệt qua các gợi ý :
* Em chào hỏi hay tạm biệt ai ?
* Em chào hỏi, tạm biệt trong tình huống nào ? trường hợp nào ?
* Khi đó em đã làm gì ? nói gì ?
* Tại sao em làm như thế ?
- GV nhận xét – tuyên dương.
b/ Hoạt động 2 : Thảo luận cặp đôi BT3 - 
- Gv cho HS thảo luận BT 3 qua các câu hỏi gợi ý :
* Ta cần chào hỏi khi nào ?
* Vì sao ta phải làm như vậy ?
- GV nhận xét – chốt : Cần chào hỏi cho phù hợp với người đó về mối quan hệ, tuổi tác, lời chào hỏi phải nhẹ nhàng, không gây ồn ào, không nói to, 
c/ Hoạt động 3 : Tập hát bài Con chim vành khuyên 
- GV treo Bảng phụ có ghi sẵn bài hát 
- GV hát mẫu – hướng dẫn HS hát.
 4 : Củng cố : GV cho HS đọc thuộc câu tục ngữ trong Sgk.
* Cần nói lời chào hỏi, tạm biệt khi nào ?
 5: Dặn dò: Chuẩn bị bài
Từng em được thực hành
2 em ngồi cùng bàn thảo luận – đại diện trình bày, bổ sung.
HS tập hát theo sự hướng dẫn của GV
HS đọc ĐT câu tục ngữ
Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2012
TẬP ĐỌC
Mời vào
I. Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ có tiếng vùng phương ngữ dễ phát âm sai: kiễng chân, soạn sửa, thuyền buồm. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Đọc 30 tiếng/1phút.
 - Hiểu nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.
 - Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK)
 - Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
 + HS khá, giỏi: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ong, oong. Biết hỏi đáp theo mẫu ở câu hỏi 2.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 - Bộ chữ của GV và học sinh.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC: Hỏi bài trước.
 Gọi 2 học sinh đọc bài: “Đầm sen”trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK. 
2.Bài mới:
 GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
 Hôm nay chúng ta học bài thơ “Mời vào” kể về ngôi nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi. Chúng ta hãy xem người bạn tốt ấy là ai? Họ rủ nhau cùng làm những công việc gì nhé!
 * Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
 Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng vui, tinh nghịch hợp với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đọan đối thoại; trả dài hơn ở 10 dòng thơ cuối). Tóm tắt nội dung bài.
 Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
 Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
 Kiễng chân: (iêng ¹ iên), soạn sửa: (s ¹ x), buồm thuyền: (uôn ¹ uông)
 * HS luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu thế nào là kiễng chân?
Soạn sửa nghĩa là gì?
Luyện đọc câu:
 Gọi em đầu bàn đọc câu thứ nhất (dòng thứ nhất). Các em sau tự đứng dậy đọc câu nối tiếp.
Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:
 Đọc nối tiếp từng khổ thơ.
 Thi đọc cả bài thơ.
 Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
 Đọc đồng thanh cả bài.
Nghỉ giữa tiết
* Luyện tập:
Ôn vần ong, oong.
 Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần ong?
 Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần ong, oong?
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
 Hỏi bài mới học.
 Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
 - Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?
 - Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì?
 Giáo viên đọc lại bài thơ và gọi 2 học sinh đọc lại.
 HTL cả bài thơ: Tổ chức cho các em thi đọc HTL theo bàn, nhóm .
Thực hành luyện nói:
 Chủ đề: Nói về những con vật em yêu thích
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nói về những con vật em yêu thích.
 Gọi 2 học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu SGK.
5.Củng cố:
 Hỏi tên bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Vài em đọc các từ trên bảng.
Kiễng chân: Nhấc chân cao lên.
Soạn sửa: Chuẩn bị (ở đây ý nói chuẩn bị mọi điều kiện để đón trăng lên )
Học sinh nhắc lại.
Đọc nối tiếp theo yêu cầu giáo viên.
Đọc nối tiếp 4 em, đọc cả bài thơ.
2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Trong.
Đọc từ mẫu trong bài:
Các nhóm thi tìm tiếng và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm.
 Ong: bong bóng, còng, cái chõng, võng,
Oong: boong tàu, cải xoong, ba toong, 
2 em.
Mời vào.
Thỏ, Nai, Gió.
Soạn sửa đón trăng lên, quạt mát thêm hơi biển cả, reo hoa lá, đẩy thuyền buồm, đi khắp nơi làm việc tốt.
Học sinh lắng nghe và đọc lại bài thơ.
Học sinh tự nhẩm và đọc thi giữa các nhóm.
Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên. Ví dụ:
Tôi có nuôi một con sáo. Tôi rất uêu nó vì nó hót rất hay. Tôi thường bắt châu chấu cho nó ăn.
Nhiều học sinh khác luyện nói.
Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
TOÁN
Tiết 115: Luyện tập (157)
I. Mục tiêu:
 - Biết làm tính cộng( Không nhớ) trong phạm vi 100 
 - Biết tính nhẩm ( Với phép tính cộng đơn giản )
 - Củng cố về cộng các số đo độ dài đơn vị là xăng ti mét 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Bảng phụ ghi các bài tập : 1, 2, 3, 4 / 157 
+ Chuẩn bị 2 bảng phụ ghi bài 3 để học sinh tham gia trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ : 
 + 3 học sinh lên bảng làm toán : Đặt tính rồi tính 
 32+ 35 = 24 + 40 = 16 + 3 = 
 + Cả lớp nhận xét, sửa bài .
 + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 
Bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Giáo viên giới thiệu, ghi đầu bài 
- Cho học sinh mở Sách giáo khoa 
Hoạt động 2: thực hành bài 1, 2, 4
Bài 1 : Tính 
-Cho học sinh làm trên bảng con 
-Giáo viên nhận xét, sửa bài chung cả lớp 
-Cho học sinh nêu lại cách thực hiện cộng số có 2 chữ số 
Bài 2 : Tính 
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện các phép tính có kèm tên đơn vị 
-Cho học sinh làm bài tập vào vở kẻ ô li 
- Giáo viên sửa bài chung cả lớp 
Bài 3 : Trò chơi tiếp sức 
- Giáo viên treo 2 bảng phụ có nội dung bài 3 
- Yêu cầu học sinh chia 2 đội mỗi đội 5 em xếp hàng 1 . Em thứ 1 tìm kết quả của phép tính và nối đúng số phù hợp. Tiếp tục đến em thứ 2  đến em thứ 5 . Đội nào nối nhanh, đúng là thắng cuộc 
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc 
-Học sinh lặp lại tên bài học 
-Nêu yêu cầu bài 1 
- 3 học sinh lên bảng ( 2 bài / 1 em ) 
- Cả lớp thực hiện trên bảng con 
- Nhận xét bài trên bảng, sửa bài.
- Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng với đơn vị, chục cộng với chục. Viết số thẳng cột 
- Học sinh nêu yêu cầu bài 
- Tính rồi ghi kết quả sau đó ghi tên đơn vị đi kèm sau kết quả của bài toán 
- Học sinh tự làm bài 
- 2 học sinh lên bảng chữa bài 
- Cả lớp nhận xét 
- Học sinh tham gia chơi 5 em / đội 
- Học sinh chơi đúng luật 
- Cả lớp nhận xét 
 4.Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
- Chuẩn bị bài cho tiết học hôm sau : Phép trừ trong phạm vi 100
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật
I. Mục tiêu:
 HS nhớ lại những kiến thức đã học về con vật và cây cối. 
 Tập so sánh để nhận ra một số điểm khác nhau ‘ giống nhau’ giữa các cây, các con vật.
 Có ý bảo vệ các cây cối và các con vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: hình ảnh trong sách, bảng phụ.
 HS : sưu tầm tranh ảnh động vật, thực vật.
III. Các hoạt động dạy học
 1 . Khởi động : Hát
 2 . Bài cũ : 
* Hãy cho biết nơi sống và tập tính của muỗi?
* Nêu một số tác hại của muỗi, cách diệt trừ muỗi và cách phòng tránh muỗi đốt?
 3 . Bài mới :
Bai hôn nay chủ yếu chúng ta sẽ làm thực hànhđể biết cây cối và các cn vật.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a/ Hoạt động 1 : Làm việc với vật mẫu và các tranh ảnh
* Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm
-Phân cho mỗi nhóm 1 bảng phụ và hướng dẫn:
-Bày các mẫu vật các em mang để lên bàn.
-Dán các tranh, ảnh về thực vật và động vật vào bảng phụ.
- chỉ và nói tên cây, con vật, sự giông nhau và khác nhau giữa các cây và các con vật.
* Bước 2: Từng nhóm treo sản phẩm của mình trước lớp, cử đại diện trình bày trước lớp.
* Bước 3:Nhận xét tuyên dương nhóm làm việc tốt.
Kết luận
Có nhiều loại cây như cây rau, cây hoa, cây gỗ. Các loại cây này khác nhau về hình dạng, kích thướcNhưng chúng đều có rễ, thân, lá, hoa.
Có nhiều loại động vật khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sống Nhưng chúng đều có đầu mình và cơ quan di chuyển.
b/ Hoạt động 2 : Trò chơi “ Đố bạn cây gì, con gì?” 
* Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi
- Một HS được cô giáo đeo cho một tấm bìa có hình vẽ một cây rau ‘ hoặc một con cá’ ở sau lưng, em đó không biết là cây gì, con gì nhưng cả lớp đều biết rõ. HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi ‘ Đ \ S’ để đoán xem đó là cây gì, con gì. Cả lớp chỉ trả lời Đ Hoặc S.
Ví dụ: 
- Cây đó có thân gỗ phải không?
- Đó là cây rau phải không?
- Con đó có 4 chân phải không?
* Bước 2: GV cho HS chơi thử
* Bước 3: GV cho HS chơi theo nhóm để nhiều em được tập đặt câu hỏi.
4. Củng cố 
GV yêu cầu HS tìm bài 29 “ Nhận biết cây cối và các con vật” Và gọi một số HS trả lời câu hỏi trong SGK.
5. Tổng kết – dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
HS thực hành theo nhóm
HS các nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm đang trình bày trả lời.
HS theo dõi và chơi trò chơi
Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2012
CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
Mời vào
I. Mục tiêu:
 - Nhìn bảng, chép lại cho đúng khổ thơ 1, 2 bài Mời vào khoảng 15 phút. Mắc không quá 5 lỗi trong bài.
 - Điền đúng vần ong hay oong; chữ ng hay ngh vào chỗ trống.
 - Bài tập 2, 3 (SGK)
- Viết đúng cự li, tốc độ, đều, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung khổ thơ cần chép và các bài tập 2 và 3.
 - Học sinh cần có vở.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
 Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
 Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm.
 Gọi học sinh nêu lại quy tắc viết chính tả gh + i, e, ê và cho ví dụ.
2.Bài mới:
 GV giới thiệu bài ghi tựa bài “Mời vào”.
3.Hướng dẫn học sinh nghe viết:
 Gọi học sinh nhìn bảng đọc khổ thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
 Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: nếu, tai, xem, gạc...
* Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
* Thực hành bài viết (chép chính tả).
 Hướng dẫn cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ, tên riêng các con vật trong bài viết. Gạch đầu dòng các câu đối thoại.
 Đọc cho học sinh viết bài (mỗi dòng thơ giáo viên đọc 3 lần).
Nghỉ giữa tiết
* Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sửa lỗi chính tả:
 Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sửa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
 Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
 Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Học sinh nêu yêu cầu của bài.
 Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
 Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
 Giáo viên cần lưu ý bài tập 3 để khái quát thành quy tắc chính tả.
Giáo viên hướng dẫn quy tắc chính tả và gọi học sinh đọc thuộc quy tắc này.
 Ngh :	i e ê
 Đứng trước nguyên âm còn lại viết ng (ng + a, o, ô, ư, u .)
 Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại 2 khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
2 học sinh làm bảng.
3 học sinh nêu quy tắc viết chính tả đã học.
Học sinh nhắc lại.
2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.
Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai.
Học sinh nghe và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành nghe và viết chính tả.
Học sinh dò lại bài viết của mình và đổi vở và sửa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài 2: Điền vần ong hay oong:
Bài 3: Điền chữ ng hay ngh.
Các em làm bài vào vở và cử đại diện của nhóm thi đua cùng nhóm khác, tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh
 Đọc quy tắc viết chính tả:
Âm ngh đướng trước các nguyên âm: i, e, ê.
Âm ng đứng trước các nguyên âm còn lại như: a, o, ô, u, ư .
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
KỂ CHUYỆN
Niềm vui bất ngờ
I. Mục tiêu:
 - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
 - Biết được nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu quý B

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T 29 CKTKN va giam tai.doc