Giáo án Khối 1 - Tuần 28

I. Mục tiu:

 + Giúp học sinh củng cố kỹ năng giải toán và trình bày bài giải bài toán có lời văn.

 + Tìm hiểu bài toán ( Bài toán đã cho biết những gì ? bài toán đòi hỏi phải tìm gì ?)

 + Giải bài toán (thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi – trình bày bài giải )

II. Đồ dùng dạy học:

+ Sử dụng các tranh vẽ trong SGK

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 26 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ò
a/ Hoạt động 1 : Hướng dẫn tô chữ hoa 
- Gv treo H chữ hoa 
- Chữ hoa H gồm những nét nào
- Gv : chữ H hoa gồm: Nét lượn ngang, nét lượn khuyết trái, nối nét khuyết trên, nét móc ngược
- GV nêu quy trình viết
- Nhận xét 
- Gv treo I, K chữ hoa 
- Chữ hoa I, K gồm những nét nào, chữ có giống chữ H không?
- GV nêu quy trình viết
b/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng 
- Gv treo Bảng phụ ghi từ ứng dụng : nải chuối, tưới cây viết đẹp, duyệt binh, hiếu thảo
- Gv lưu ý cách nối nét các con chữ
* NGHỈ GIỮA TIẾT 
c/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết vở 
- Giới thiệu nội dung viết H, uôi, ươi, nải chuối, tưới cây
-Nêu khoảng cách giữa các con chữ
- Lưu ý cách nối nét
- Gv viết mẫu từng dòng
Nhận xét
Hoạt động 4 : Củng cố 
- Thu vở chấm – Nhận xét 
HS quan sát
Hs tự nói
Hs viết B
HS quan sát
Và nêu
Hs viết B
Hs đọc 
HS viết B
Hs nêu lại tư thế ngồi viết 
HS viết vở
5. Tổng kết – Dặn dò :
- Chuẩn bị : Tô chữ hoa M, N
- Nhận xét tiết học
CHÍNH TẢ 
Tập chép: Ngôi nhà
I. Mục tiêu: 
 - Nhìn bảng, chép lại cho đúng khổ thơ 3 bài: “Ngôi nhà” trong khoảng 10 – 12 phút. Mắc không quá 5 lỗi trong bài.
 - Điền đúng vần iêu, yêu, chữ c, k vào chỗ trống.
 - Bài tập 2, 3 (SGK)
- Viết đúng cự li, tốc độ, đều, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung khổ thơ cần chép và các bài tập 2, 3.
 -Học sinh cần có vở.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
 Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
 Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm.
 2.Bài mới:
 GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
 Gọi học sinh nhìn bảng đọc khổ thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
 Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: mộc mạc, tre, đất nước.
 Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
 * Thực hành bài viết (chép chính tả).
 Hướng dẫn cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 3 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ.
 Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
Nghỉ giữa tiết
* Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sửa lỗi chính tả:
 Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sửa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
 Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
* Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
 Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 Gọi học sinh đọc thuộc ghi nhớ sau:
 K:	e, ê ,i.
5.Nhận xét, dặn dò:
 Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
 Chấm vở 3 học sinh yếu hay viết sai về nhà viết lại bài.
2 học sinh làm bảng.
 Học sinh khác nhận xét .
 Học sinh nhắc lại.
2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
 Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.
 Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai.
 Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
Học sinh đổi vở và sửa lỗi cho nhau.
 Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
 Điền vần iêu hoặc yêu.
 Điền chữ c hoặc k.
 Học sinh làm vở.
 Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh.
Giải: Hiếu chăm ngoan, học giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố mẹ rất yêu quý Hiếu.
 Ông trồng cây cảnh. Bà kể chuyện.Chị xâu kim.
K thường đi trước nguyên âm i, e, ê.
Đọc lại nhiều lần.
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
ĐẠO ĐỨC
Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 Nêu được ý nghĩa củaviệc chào hỏi, tạm biệt
 Biết chào hỏi tạm biệt trong các tình huống cụ thể,quen thuộc hằng ngày.
 Có thái độ tôn trọng, lễ độvới người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
 Kiểm tra chứng cứ 1, 3 của nhận xét 6
II. Đồ dùng dạy học:
 Vở BT Đạo đức
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động : Hát 
2. Bài cũ : Xin lỗi và cảm ơn
 Em cảm ơn khi nào?
 Em xin lỗi khi nào?
 Cảm ơn và xin lỗi giúp ích gì cho ta?
3.Bài mới : 
Tiết này các em học bài : Chào hỏi và tạm biệt (T.1)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Thảo luận BT1 theo cặp đôi 
Yêu cầu Hs quan sát tranh BT1
Thảo luận nội dung sau :
- Trong từng tranh có những ai?
- Chuyện gì xảy ra với các bạn nhỏ?
- Các bạn làm gì khi đó ?
- Noi theo các bạn em cần làm gì ?
* GV chốt theo từng tranh
- Tranh1 : Bạn nhỏ gặp bà cụ trên đường và khoanh tay chào bà cụ.
- Tranh 2 : Các bạn HS đi học về, các bạn giơ tay chào nhau.
- Nói lời chào hỏi, tạm biệt có ích lợi gì?
* Chào hỏi, tạm biệt để thể hiện là một trò ngoan, biết lễ phép
Hoạt động 2 : Trò chơi sắm vai 
Gv chia nhóm giao cho các nhóm thể hiện việc chào hỏi, tạm biệt
Từng cặp Hs lên trình bày
Nhận xét
* Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay
* Cần chào hỏi, tạm biệt bằng lời nói sao cho phù hợp, nhẹ nhàng không gây ồn ào nhất là ở nơi công cộng như trường học, bệnh viện.
 4. Củng cố 
Em vào trường chào hỏi bạn, thầy cô lúc nào? Tạm biệt lúc nào?
5. Tổng kết – Dặn dò : 
Chuẩn bị : Chào hỏi và tạm biệt ( T.2 )
Nhận xét tiết học
Hs quan sát, 2 Hs một nhóm
Hs nêu ý kiến
Hs nêu
4 nhóm mỗi nhóm cùng thảo luận
Đề cử 2 Hs thực hiện
Hs nêu + thực hiện
Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012
TẬP ĐỌC
Quà của bố
I. Mục tiêu: 
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lần nào, luôn ,luôn, về phép, vững vàng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Đọc 30 tiếng/1phút.
 - Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội ngoài đảo xa, bố rất nhớ và yêu em.
 - Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
 - Học thuộc lòng một khổ của bài thơ.
 + HS khá, giỏi: Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần oan, oat. Biết hỏi đáp theo mẫu ở câu hỏi 2.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 - Bộ chữ của GV và học sinh.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC: Hỏi bài trước.
 2 học sinh đọc thuộc lòng 1 khổ thơ bài: “Ngôi nhà”ø trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
 Gọi 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: xao xuyến,lảnh lót, thơm phức, trước ngỏ.
2.Bài mới:
 GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
 Hôm nay chúng ta học bài thơ về bố. Bố của bạn nhỏ trong bài này đi bộ đội bảo vệ đất nước. Bố ở đảo xa, nhớ con gủi cho con rất nhiều quà. Chúng ta cùng xem bố gửi về những quà gì nhé.
 * Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
 Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng chậm rãi tình cảm nhấn giọng ở khổ thơ thứ hai khi đọc các từ ngữ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn). Tóm tắt nội dung bài.
 Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), nhanh hơn lần 1.
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
 Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
 Lần nào: (l¹ n), về phép: (về ¹ dề), luôn luôn: (uôn ¹ uông), vững vàng: (âm v và dấu ngã)
 * Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
 Các em hiểu như thế nào là vững vàng? thế nào là đảo xa?
Luyện đọc câu:
 Gọi em đầu bàn đọc câu thứ nhất (dòng thứ nhất). Các em sau tự đứng dậy đọc câu nối tiếp.
Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:
 Đọc nối tiếp từng khổ thơ.
 Thi đọc cả bài thơ.
 Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
 Đọc đồng thanh cả bài.
Nghỉ giữa tiết
* Luyện tập:
 Ôn vần oan, oat.
 Giáo viên treo bảng HS nêu yêu cầu: 
Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần oan?
Bài tập 2: Nói câu chứa tiếng có vần oan?
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Tìm hiểu bài:
GV đọcmẫu lần 2, 2HS đọc khổ thơ1:
- Bố bạn nhỏ làm việc gì, ở đâu?
HS đọc khổ thơ2
- Bố cho bạn nhỏ những quà gì?
HS đọc khổ thơ3
-Vì sao bạn nhỏ lại đượcbố cho nhiều quà?
HS đọc diễn cảm bài thơ
Thực hành luyện nói:
 Chủ đề: Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố.
 Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nói về nghề nghiệp của bố mình.
5.Củng cố:
 Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Học sinh viết bảng con và bảng lớp.
Nhắc tựa.
 Lắng nghe.
 Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
 Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
Vài em đọc các từ trên bảng.
Vững vàng: có nghĩa là chắc chắn.
Đảo xa: Vùng đất ở giữa biển, xa đất liền.
Học sinh nhắc lại.
Đọc nối tiếp theo yêu cầu giáo viên.
Đọc nối tiếp 3 em, đọc cả bài thơ.
2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
ngoan.
 Đọc câu mẫu trong bài (Chúng em vui liên hoan. Chúng em thích hoạt động.)
 Học sinh thi nói câu có chứa tiếng mang vần oan oat.
 Quà của bố.
Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài 2 em.
Thực hành ở nhà.
. . . là bộ đội. Làm việc ở đảo xa.
. . .nghìn cái nhớ, nghìn cái thương , nghìn lời chúc, nghìn cái hôn.
. . bạn nhỏ rất ngoan. . . 
Từng cặp HS thi nói.
TOÁN
Tiết 111: Luyện tập (151)
I. Mục tiêu: 
 - Biết giải và trình bày bài giảibài toán có lời văn có một phép trừ.
 - Rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn
 - Nâng cao chất lượng môn toán. 
II. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ ghi bài tập số 1, 2, 3, 4./151 Sách giáo khoa 
+ Phiếu học tập 
III. Các hoạt động dạy học
1.Ổn định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ : 
+ 2 học sinh lên bảng giải bài 4 / 150 Sách giáo khoa.
+ Cả lớp nhận xét, giáo viên sửa sai chung 
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
-Giáo viên giới thiệu bài : Chúng ta đã biết phân tích bài toán, trình bày 1 bài giải toán. Hôm nay các em sẽ rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn .
-Giáo viên hỏi : Bài toán có mấy phần ?
-Bài giải thường có mấy phần ?
Hoạt động 2 : Thực hành bài 1, 2, 3, 4
-Giáo viên cho học sinh mở SGK 
Bài 1 : Tóm tắt 
- Có : 14 cái thuyền 
- Cho bạn : 4 cái thuyền 
-Còn lại  cái thuyền ?
Bài 2 : Học sinh tự đọc đề, tự giải bài toán theo tóm tắt 
-Có : 9 bạn 
- Nữ : 5 bạn 
 Nam :  bạn ? 
- Cho học sinh tự giải vào vở 
Bài 3 : Giáo viên treo bảng phụ có hình vẽ tóm tắt bài toán 
 ? cm 2 cm 
 13 cm 
Bài 4 : 
-Cho học sinh nhìn tóm tắt đọc được bài toán 
-Có : 15 hình tròn 
-Tô màu : 4 hình tròn 
-Không tô màu :  hình tròn ? 
-Giáo viên sửa sai chung cho học sinh 
-Phần cho biết và phần câu hỏi của bài toán 
( Phần đi tìm ) 
- Bài giải có 3 phần : lời giải, phép tính, đáp số
-Đọc bài toán 1 
-Học sinh tự hoàn chỉnh phần tóm tắt 
 Bài giải : 
Số thuyền của Lan còn lại là : 
14 – 4 = 10 ( cái thuyền )
Đáp số : 10 cái thuyền 
- 2 Học sinh lên bảng giải bài toán 
Bài giải :
Số bạn Nam tổ em có :
9 – 5 = 4 ( bạn )
Đáp số : 4 bạn 
-Học sinh đọc bài toán 
-Phân tích bài toán và tự giải bài toán vào vở 
-2 Học sinh lên bảng giải 
Bài giải :
Sợi dây còn lại dài là :
13 - 2 =11 ( cm )
Đáp số : 11 cm
-2 Học sinh lên bảng giải bài toán 
Bài giải :
Số hình tròn không tô màu là :
15 – 4 = 11 ( hình tròn )
Đáp số : 11 hình tròn
 4.Củng cố dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh giải đúng 
- Chuẩn bị bài cho tiết học hôm sau : Luyện tập chung
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 28: Con muỗi
I. Mục tiêu: 
 HS biết tên các bộ phận bên ngoài của muỗi, nơi sinh sống của muỗi.
 Biết một số tác hại của muỗi và một số cách diệt trừ muỗi.
 Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện đúng các biện pháp phòng tránh muỗi.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: hình ảnh con muỗi 
HS : sưu tầm tranh ảnh có trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
 1 . Khởi động : Hát
 2 . Bài cũ : 
* Hãy kể tên các bộ phận của con mèo ?
* Nêu ích lợi của mèo ?
 3 . Bài mới :
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh rất nguy hiểm, hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu về con vật gây bệnh này: con muỗi
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a/ Hoạt động 1 : Quan sát con muỗi 
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi ?
- GV gọi 1 em lên hướng dẫn quan sát qua các câu hỏi gợi ý :
* Con muỗi to hay nhỏ ?
* Con muỗi hút máu người bằng cách nào ?
* Con muỗi di chuyển bằng cách nào ?
* Muỗi có cánh, chân và râu không ?
- GV nhận xét và cho HS nêu lại các bộ phận của con muỗi ?
- GV nhận xét – chốt : Muỗi nhỏ hơn ruồi, nó có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi dùng vòi để hút máu người và động vật sống. Muỗi truyền bệnh qua đường hút máu.
Quan sát 
Vài em nêu
Muỗi gồm có : đầu, mình, cánh, chân.
vHoạt động 2 : Làm việc với phiếu
 học tập.
wCách tiến hành :
Bước 1 : Giao nhiệm vụ hoạt động.
-Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 8 em, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Nhóm tự đặt tên nhóm mình.
Nội dung Phiếu thảo luận:
1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng:
Câu 1: Muỗi thường sống ơ û:
Các bụi cây rậm.
Cống rãnh.
Nơi khô ráo, sạch sẽ.
Nơi tối tăm, ẩm thấp.
Câu 2: Các tác hại do muỗi đốt là:
Mất máu, ngứa và đau.
Bị bệnh sốt rét.
Bị bệnh tiêu chảy.
Bệnh sốt xuất huyết và nhiều bệnh truyền nhiểm khác.
Câu 3: Người ta diệt muỗi bằng cách:
Khơi thông cống rãnh
Dùng vợt để bắt muỗi.
Dùng thuốc diệt muỗi.
Dùng hương diệt muỗi.
Dùng màn để diệt muỗi.
Bước 2: Thu kết quả thảo luận:
-Gọi đại diện các nhóm nêu trước lớp, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.
-Giáo viên bổ sung thêm cho hoàn chỉnh
-Thảo luận theo nhóm 8 em học sinh.
Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, d.
Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, d.
-Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, c.
-Đại diện các nhóm nêu ý kiến, tại sao nhóm mình chọn các câu như vậy và giải thích thêm một số nhiểu biết về con muỗi.
-Các nhóm khác tranh luận và bổ sung, đi đến kết luận chung.
vHoạt động 3 : Hỏi đáp cách phòng 
chống muỗi khi ngủ.
Các bước tiến hành:
Giáo viên nêu câu hỏi:
-Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt ?
Giáo viên kết luận : Khi đi ngủ chúng ta cần mắc màn cẩn thận để tránh bị muỗi đốt.
-HS tự suy nghĩ câu trả lời và trình bày trước lớp cho các bạn và cô cùng nghe.
-Khi ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt.
-Khi ngủ cần dùng hương xua muỗi để tránh muỗi đốt
4.Củng cố – Dặn dò :
-Gọi học sinh nêu những tác hại của con muỗi.
-Nêu các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
-GV : Luôn luôn giữ gìn môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để ngăn ngừa muỗi sinh sản, nằm màn để tránh muỗi.
-Chuẩn bị : “Nhận biết cây cối và con vật”.
Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2012
CHÍNH TẢ
Quà của bố
I. Mục tiêu: 
 - Nhìn bảng, chép lại cho đúng khổ thơ 2 bài “Quà của bố” khoảng 10 – 12 phút. Mắc không quá 5 lỗi trong bài.
 - Điền đúng vần im, iêm, chữ s, x, vào chỗ trống.
 - Bài tập 2 (SGK)
- Viết đúng cự li, tốc độ, đều, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung khổ thơ cần chép và các bài tập 2a, 2b.
 -Học sinh cần có vở.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
 Chấm vở những học sinh về nhà chép lại bài lần trước.
 Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm.
 Gọi học sinh nêu lại quy tắc viết chính tả K + i, e, ê và cho ví dụ.
2.Bài mới:
 GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
 Gọi học sinh nhìn bảng đọc khổ thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
 Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm những tiếng thường viết sai: gửi, nghìn thương, chúc.
 Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
 * Thực hành bài viết (chép chính tả).
 Hướng dẫn đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ.
 Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
Nghỉ giữa tiết
* Hướng dẫn học sinh sửa lỗi chính tả:
 Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sửa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
 Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
 * T hu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở.
 Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
 Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
 Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
 Chấm vở những học sinh về viết lại bài.
2 học sinh làm bảng.
 3 học sinh nêu quy tắc viêt chính tả đã học.
 Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.
 Học sinh nhắc lại.
 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
 Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó: tuỳ theo học sinh giáo viên chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.
Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai.
HS nêu tư thế ngồi viết.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
Học sinh đổi vở và sửa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Điền chữ s hay x.
Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 2 học sinh.
Giải: Xe lu, dòng sông
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
KỂ CHUYỆN
Bông hoa cúc trắng
I. Mục tiêu: 
 - Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
 - Biết nội dung câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
 - HS khá, giỏi: kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
 -Đồ dùng để đóng vai: khăn để đóng vai mẹ, gậy để đóng vai cụ già.
 -Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
 Yêu cầu học sinh học mở SGK trang 81å kể lại câu chuyện. 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện theo cách phân vai. 
2.Bài mới:
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ	Hôm nay các em sẽ nghe câu chuyện cổ tích Nhật Bản có tên là: Bông hoa cúc trắng. Câu chuyện kể về một bạn nhỏ nhà nghèo rất hiếu thảo, yêu thương người mẹ đang ốm nặng. Tấm lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đã làm cảm động cả thần tiên khiến thần tiên giúp bạn chữa khỏi bệnh cho mẹ. Vì sao truyện có tên là Bông hoa cúc trắng? Các em sẽ nghe cô kể lại câu truyện này để biết điều đó nhé.
	Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
 Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
 Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
 Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời người mẹ, lời cụ già, lời cô bé cụ thể:
 Lời người dẫn chuyện: kể chậm rãi cảm động.
 Lời người mẹ: mệt mỏi yếu ớt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T 28 CKTKN va giam tai.doc