Giáo án Khối 1 (Chuẩn) - Tuần 26

I. MỤC TIÊU:

 - Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.

 - Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.

 - HS khá, giỏi: Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.

II- KĨ NĂNG SỐNG :

 Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với mọi người , biết cảm ơn và xin lỗi trong từng tình huống cụ thể .

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

-Vở bài tập đạo đức

-Đồ dùng để hóa trang, khi chơi sắm vai

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 38 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1 (Chuẩn) - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N 
SƯ TỬ VÀ CHUỘT NHẮT
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-HS dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện
-Hiểu ý nghĩa của truyện: Người yếu đuối, bé nhỏ cũng có thể giúp đỡ người to khoẻ. Làm ơn sẽ được báo đáp
II- KĨ NĂNG SỐNG
- Xác dịnh giá trị bản thân.
- Lắng nghe tích cực.
- Ra quyết định: Tìm kiếm các lựa chọn , xác định giải pháp , phân tích điểm mạnh , yếu thương lượng.
III-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Tranh minh họa truyện trong SGK - phóng to tranh 
-Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện
IV-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
1.Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS kể lại câu chuyện “Trí khôn” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh)
- Nhận xét tiết học
2.Giới thiệu bài:
 Chúng ta đều biết Sư Tử là con vật to, khoẻ được xem là chúa rừng xanh, còn Chuột Nhắt thì bé xíu. Thế mà con Chuột Nhắt một lần được Sư Tử tha mạng lại dám nói với Sư Tử sẽ có ngày đền ơn, khiến vị chúa rừng xanh phải bật cười. Sự thực thì Chuột Nhắt có ba hoa không, có làm được điều mình nói không? Các em hãy lắng nghe câu chuyện “ Sư Tử và Chuột Nhắt” để hiểu được điều đó
3. Giáo viên kể:
*Cho HS tự nhìn tranh và kể
 GV kể với giọng thật diễn cảm
-Kể lần 1: để HS biết câu chuyện
-Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện
 ( Lắng nghe tích cực )
Nội dung:
 1.Một hôm, Chuột Nhắt bị Sư Tử bắt. Chuột van lại xin tha:
-Xin ông tha cho tôi. Tôi bé nhỏ thế này, ông ăn chẳng bõ dính răng
 Sư Tử ngẫm nghĩ một lát rồi tha cho Chuột
Được tha, Chuột nói rằng:
-Cám ơn ông! Có ngày tôi sẽ giúp lại ông
 Nghe Chuột nói, Sư Tử bật phì cười:
-Chuột Nhắt mà cũng đòi giúp được Sư Tử
2. Ít lâu sau, Sư Tử bị sa lưới. Nó gầm gào, vùng vẫy hết sức cũng không sao thoát được, đành nằm bẹp, chờ chết. May sao, Chuột Nhắt đi qua trông thấy, chạy về gọi cả nhà ra, cắn một lúc đứt hết các mắt lưới. Nhờ thế, Sư Tử thoát nạn 
* Chú ý kĩ thuật kể:
-Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời Chuột Nhắt sang lời Sư Tử
+Lời người dẫn chuyện: giọng hồi hộp, khá gấp gáp; hào hứng ở đoạn kết
+Lời Chuột Nhắt: lễ độ
+Lời Sư Tử: coi thường
_Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện
3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
-Tranh 1: GV hỏi
+Tranh vẽ cảnh gì?
+Câu hỏi dưới tranh là gì?
+Cho các tổ thi kể
-Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 
4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện
 ( Ra quyết định )
-Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
-Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện 
 GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại
-Để HS nhớ câu chuyện, kể được toàn bộ câu chuyện, GV nên tăng dần yêu cầu với mỗi nhóm:
+Nhóm 1: GV là người dẫn truyện, các nhân vật khác nhìn tranh và gợi ý trong SGK kể
+Nhóm 2: Người dẫn truyện nhìn sách
+Các nhóm sau: kể thoát li sách, thực sự nhập vai
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
-GV hỏi:
+Câu chuyện này giúp em hiểu ra điều gì?
+Em hãy đoán lời Sư Tử nói với Chuột Nhắt sau khi thoát nạn?
-Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học
4. Củng cố- dặn dò:
-Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò. 
-4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện
- Lắng nghe
-Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi:
+Chuột Nhắt bị Sư Tử bắt/ Sư Tử xách tai Chuột Nhắt
+Khi bị Sư Tử bắt, Chuột Nhắt nói gì?
+Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
-1, 2 HS
-Mỗi nhóm 3 em đóng vai: Chuột Nhắt, Sư Tử và người dẫn chuyện
+Chuột Nhắt cũng có thể cứu được Sư Tử
+Đừng coi thường những con vật bé nhỏ
+Mọi người đều có thể giúp đỡ được nhau
+Cám ơn bác Chuột đã cứu mạng tôi. Xin lỗi tôi đã coi thường bác
+Xin lỗi bác Chuột. Đây là bài học nhớ đời đối với tôi,
-Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân
-Chuẩn bị: Bông hoa cúc trắng
-G, K
-TB
-K
-G, K
-G K
-K, TB
-G, K
-G, K, TB
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP VIẾT
H, uôi, ươi, nải chuối, tưới cây
I.MỤC TIÊU:
 -Tô được chữ hoa H
 -Viết đúng các vần uôi, ươi; các từ ngữ: nải chuối, tưới cây kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai.
 -HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng. 
 -Giáo dục tính kiên nhẫn, cẩn thận
II.CHUẨN BỊ:
-Bảng con được viết sẵn các chữ
 -Chữ hoa: H 
 -Các vần uôi, ươi; các từ ngữ: nải chuối, tưới cây
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
1.Kiểm tra bài cũ:
-GV nhận xét chữ viết của HS, sau đó cho HS viết lại từ chưa đúng
-Nhận xét
2.Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-Hôm nay ta học bài: H, uôi, ươi, nải chuối, tưới cây. GV viết lên bảng
b) Hoạt động 2: Hướng dẫn tô chữ hoa
_GV gắn chữ mẫu viết hoa lên bảng và hỏi:
+Chữ hoa H gồm những nét nào?
-GV hướng dẫn quy trình viết 
-Cho HS viết bảng, GV sửa nếu HS viết sai
c) Hoạt động 3: Viết vần và từ ứng dụng
+ uôi:
-Vần gì?
-Độ cao của vần “uôi”?
-GV nhắc cách viết vần “uôi” : Đặt bút ở đường kẻ 2 viết chữ uô lia bút viết chữ i, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ ươi:
-Vần gì?
-Độ cao của vần “ươi”?
-GV nhắc cách viết vần “ươi”: Đặt bút ở đường kẻ 2 viết chữ ươ lia bút viết chữ i, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ nải chuối:
-Từ gì?
-Độ cao của từ “nải chuối”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “nải chuối” ta đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng nải điểm kết thúc ở đường kẻ 2, nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng chuối, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
+ tưới cây:
-Từ gì?
-Độ cao của từ “tưới cây”?
-Khoảng cách giữa các tiếng trong 1 từ?
-GV viết mẫu: Muốn viết từ “tưới cây” ta đặt bút ở đường kẻ 2 viết tiếng tưới điểm kết thúc ở đường kẻ 2, nhấc bút cách 1 con chữ o đặt bút dưới đường kẻ 3 viết tiếng cây, điểm kết thúc ở đường kẻ 2
-Cho HS xem bảng mẫu
-Cho HS viết vào bảng
d) Hoạt động 4: Viết vào vở
 ( GV theo dõi giúp các em yếu viết và bỏ dấu thanh đúng )
-Cho HS nhắc cách cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi viết của HS
-Cho HS viết từng dòng vào vở
3.Củng cố- dặn dò:
-Chấm một số vở và nhận xét chữ viết của HS
-Nhận xét tiết học
-Về nhà luyện viết thêm tiếng có vần uôi, ươi
-Khen những HS đã tiến bộ và viết đẹp
+Về nhà viết tiếp phần B
+Chuẩn bị: I, iêt, uyêt, viết đẹp, duyệt binh
-vườn hoa, ngát hương
+Gồm nét lượn xuống, nét lượn khuyết trái, khuyết phải và nét xổ thẳng
-Viết vào bảng con
- uôi
-Cao 1 đơn vị 
-Viết bảng:
- ươi
-Cao 1 đơn vị 
-Viết bảng:
- nải chuối
-tiếng nải cao 1 đơn vị, tiếng chuối cao 2 đơn vị rưỡi
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- tưới cây 
-tiếng tưới cao 1 đơn vị rưỡi, tiếng cây cao 2 đơn vị rưỡi
-Khoảng cách 1 con chữ o
-Viết bảng:
- HS viết vào vở
-cả lớp
-G
-TB
-K
-TB
-K
-K
-G
-K
-G
RÚT KINH NGHIỆM
THỦ CÔNG
CẮT , DÁN HÌNH VUƠNG ( Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
 - Biết cách kẻ, cắt, dán hình vuông.
- Kẻ, cắt, dán được hình vuông. Có thể kẻ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
-Với HS khéo tay: kẻ và cắt, dán được hình vuông theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt, dán được thêm hình vuông có kích thước khác. 
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
-Chuẩn bị 1 hình vuông mẫu bằng giấy màu trên nền tờ giấy trắng kẻ ô
-1 tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn
-Bút chì, thước kẻ, hồ dán
2.Học sinh:
-Giấy màu có kẻ ô
-1 tờ giấy vở có kẻ ô
-Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán
-Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1.Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
-GV ghim hình vuông mẫu lên bảng và hướng dẫn học sinh quan sát (H1).
-GV gợi ý bằng các câu hỏi cho HS trả lời:
+Hình vuông có mấy cạnh? 
+Các cạnh có bằng nhau không? Mỗi cạnh có bao nhiêu ô?
2.Giáo viên hướng dẫn mẫu:
a) Giáo viên hướng dẫn cách kẻ hình vuông
-GV ghim tờ giấy kẻ ô đã chuẩn bị lên bảng.
-Từ những nhận xét về hình vuông nêu trên, GV nêu câu hỏi: muốn vẽ hình vuông có cạnh 7 ô phải làm thế nào?
_GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để xác định được điểm C để có hình vuông ABCD? GV gợi ý từ cách vẽ hình chữ nhật đã học, từ đó, HS có thể tự vẽ được hình vuông (H2). Chú ý: cho HS tự chọn số ô mỗi cạnh của hình vuông, nhưng 4 cạnh phải bằng nhau.
b) GV hướng dẫn cắt rời hình vuông và dán
-Cắt theo cạnh AB, AD, DC, BC.
-Chú ý dán sản phẩm cân đối, phẳng.
c) GV hướng dẫn cách kẻ, cắt hình vuông đơn giản
_Cách vẽ, cắt hình vuông như trên, ta phải vẽ 4 cạnh và cắt 4 cạnh. Có cách nào vẽ, cắt hình vuông đơn giản hơn và tiết kiệm thờigian?
-GV gợi ý để HS nhớ lại cách kẻ, cắt hình chữ nhật đơn giản, bằng cách sử dụng 2 cạnh của tờ giấy màu làm 2 cạnh của hình vuông có độ dài 7 ô
-GV hướng dẫn HS lấy điểm A tại một góc của tờ giấy. 
 Từ điểm A đếm xuống và sang bên phải 7 ô để xác định điểm D; B (H3). Từ điểm B và điểm D kẻ xuống và kẻ sang phải 7 ô theo dòng kẻ ô. Tại điểm gặp nhau của 2 đường thẳng là điểm C và được hình vuông ABCD (H3).
-Như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh BC và DC ta được hình vuông ABCD, cắt rời và dán thành sản phẩm. 
-Khi HS đã hiểu 2 cách kẻ và cắt hình vuông, GV cho HS tập kẻ, cắt 2 kiểu trên tờ giấy vở có kẻ ô để chuẩn bị cho tiết 2 cắt trên giấy màu.
- Cho các em thực hành thử
4.Nhận xét, dặn dò:
-GV nhận xét về tinh thần học tập của HS, về sự chuẩn bị đồ dùng học tập và kĩ năng kẻ, cắt, dán hình.
-Chuẩn bị cho tiết 2
-HS quan sát
-HS quan sát và trả lời
+4 cạnh 
-Xác định điểm A. Từ điểm A sẽ đếm xuống dưới 7 ô theo dòng kẻ ô được điểm D và đếm sang phải 7 ô theo dòng kẻ ô được điểm B.
-HS tập kẻ, cắt 2 kiểu trên tờ giấy vở có kẻ ô để chuẩn bị cho tiết 2 cắt trên giấy màu 
Chuẩn bị giấy màu, 1 tờ giấy vở có kẻ ô, thước kẻ, bút chì, hồ dán
-Hình 1
- K, G
-Hình 2
-Hình 3
RÚT KINH NGHIỆM
Thư ù tư ngày 2 tháng 3 năm 2011
TOÁN
BÀI :CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
 -Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 50 đến 69
 -Nhận biết được thứ tự của các số từ 50 đến 69
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 -Sử dụng bộ đồ dùng học Toán lớp 1
 -6 bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 10 que tính rời
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 ĐTHS
A- Kiểm tra bài cũ
B- Bài mới
1.Giới thiệu các số từ 50 đến 60:
 GV hướng dẫn HS: 
-Cho HS xem hình vẽ ở dòng trên và nhận ra có: 5 bó, mỗi bó có 1 chục que tính, nên viết vào chỗ chấm ở cột “chục” là 5; có 4 que tính nữa nên viết 4 vào chỗ chấm ở cột “đơn vị”
-GV nói “có 5 chục và 4 đơn vị tức là có năm mươi tư, năm mươi tư viết như sau:
GV viết: 54 Đọc: Năm mươi tư
*GV hướng dẫn tương tự như trên để HS nhận ra số lượng, đọc, viết các số từ 51 đến 60
*Chú ý:
51: Đọc là Năm mươi mốt
54: Năm là Hai mươi tư hoặc năm mươi bốn
55: Năm mươi lăm hoặc năm mươi nhăm
Hướng dẫn HS làm bài tập 1
 2. Giới thiệu các số từ 61 đến 69:
-GV hướng dẫn tương tự như giới thiệu các số từ 50 đến 60
-Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3
 Sau khi chữa bài nên cho HS đọc các số để nhận ra thứ tự của chúng
3. GV hướng dẫn HS làm bài tập 4:
-Cho HS nêu yêu cầu của bài tập
Kết quả:
a) s ; đ b) đ ; s
 2.Nhận xét –dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị bài 99: Các số có hai chữ số (tiếp theo)
-Quan sát SGK
-HS nhắc lại
-Làm vào vở
-Chữa bài
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV
-Làm bài 2, 3 vào vở
(Bài tập trắc nghiệm)
-Tự làm và chữa bài
-cả lớp
-cả lớp
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP ĐỌC
QUYỂN VỞ CỦA EM
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, ngay ngắn, xếp hàng, mát rượi, nắn nót, mới tinh, tính nết, trò ngoan. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
-Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến quyển vở của bạn nhỏ trong bài thơ. Từ đó, có ý thức giữ vở sạch, đẹp.
 Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài ( SGK) 
II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
-Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV)
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
I.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc thuộc lòng bài “Mẹ và cô” và trả lời câu hỏi:
+Đọc những dòng thơ nói lên tình yêu của bé: -Với cô giáo
 -Với mẹ
+Hai chân trời của bé là những ai?
Nhận xét
II.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 Hôm nay, ta sẽ học bài thơ “Quyển vở của em”. Quyển vở có đặc điểm như thế nào? Là HS em phải giữ gìn quyển vở ra sao? Đọc bài thơ em sẽ biết điều đó
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm bài văn:
 Giọng đọc vui, nhẹ nhàng
b) HS luyện đọc:
* Luyện đọc tiếng, từ:
-Luyện đọc các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: ngay ngắn, mát rượi, mới tinh, tính nết, trò ngoan
-GV ghi: ngay ngắn
-Cho HS đọc 
+Phân tích tiếng ngay, ngắn?
 GV dùng phấn gạch chân âm ng vần ay
+Cho HS đánh vần và đọc
 Giải thích: ngay ngắn: chữ viết thẳng hàng
-Tương tự đối với các từ còn lại:
+mát rượi
+mới tinh
+tính nết
+trò ngoan
+nắn nót: viết cẩn thận từng li từng tí cho đẹp
*Luyện đọc câu:
-Cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng câu *Luyện đọc đoạn, bài: 
-Cho HS tiếp nối nhau đọc trơn từng khổ thơ
-Đọc cả bài
3. Ôn các vần iêt, uyêt: (thực hiện các yêu cầu) trong SGK:
a) Tìm tiếng trong bài có vần iêt:
 Vậy vần cần ôn là vần iêt, uyêt
-Cho HS đọc tiếng, từ chứa vần iêt
b) Tìm (nhanh, đúng, nhiều) tiếng ngoài bài có vần iêt, uyêt:
-HS thi tìm
+Vần iêt: biết, biền biệt, chiết cành, da diết, diệt giặc, nghèo kiết, keo kiệt, mải miết, xiết tay, ráo riết, thiệt thòi, thiết giáp, tiệt nọc, tiết kiệm, 
+Vần uyêt: duyệt binh, khí huyết, tuyết, tuyệt vời, thuyết minh, khuyết điểm, 
c) Nói câu chứa tiếng có vần iêt, uyêt
-Nhìn tranh, đọc mẫu trong SGK
-Cho HS đọc mẫu trong SGK
-Từng cá nhân thi nói câu chứa tiếng có vần iêt, uyêt
+Vần iêt: 
-Chúng em quyên góp ủng hộ những bạn học sinh bị thiệt thòi
-Gia đình em sống rất tiết kiệm
-Cô dạy em biết đọc, biết viết
+Vần uyêt:
-Tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh, khí huyết lưu thông
-Cô ấy làm nghề thuyết minh phim
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc: 
-Cho HS đọc 2 khổ thơ đầu, trả lời các câu hỏi sau:
+Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở?
-Cho HS đọc khổ thơ cuối
+Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai?
-GV đọc diễn cảm bài thơ
 GV khen ngợi những HS thuộc lòng được từng khổ thơ hoặc cả bài thơ
b) Luyện nói: (Nói về quyển vở của em)
-HS nêu yêu cầu của bài
-Cho HS thực hành nói về quyển vở của mình
*GDBVMT: Giữ vở sạch, đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, làm cho MT luôn sạch ,đẹp.
5.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt
+Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng bài thơ
-Dặn dò: Chuẩn bị bài tập đọc: “Con quạ thơng minh”
-2, 3 HS đọc 
-Quan sát
-Nhẩm theo
-HS tiếp nối nhau đọc từng khổ
-Thi đua đọc giữa các tổ
-Lớp nhận xét
-viết
-Bé tập viết
-Dàn đồng ca hát hay tuyệt
-Lớp nhận xét
-2, 3 HS đọc, lớp đọc thầm 
+Bạn thấy bao nhiêu trang giấy trắng; từng dòng kẻ ngay ngắn như học sinh xếp hàng; giấy mát rượi, thơm tho; những hàng chữ nắn nót
-1 HS đọc, lớp đọc thầm
+Của những học trò ngoan
-2, 3 HS đọc lại cả bài
-HS quan sát tranh minh hoạ hai bạn HS trong tranh
- Lớp nhận xét
-K, TB
-G, K
-TB
-G, K
-TB
-G, K
-G, K
-TB
-G, K
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2011
TOÁN
BÀI : CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
 -Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 70 đến 99
 -Nhận biết được thứ tự của các số từ 70 đến 99
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 -Sử dụng bộ đồ dùng học Toán lớp 1
 -9 bó, mỗi bó có 1 chục que tính và 10 que tính rời
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 ĐTHS
A- Kiểm tra bài cũ
B- Bài mới
1.Giới thiệu các số từ 70 đến 80:
 GV hướng dẫn HS: 
-Cho HS xem hình vẽ ở dòng trên và nhận ra có: 7 bó, mỗi bó có 1 chục que tính, nên viết 7 vào chỗ chấm ở cột “chục”; có 2 que tính nữa nên viết 2 vào chỗ chấm ở cột “đơn vị”
-GV nói “có 7 chục và 2 đơn vị tức là có bảy mươi hai, bảy mươi hai viết như sau:
GV viết: 72 Đọc: Bảy mươi hai
*GV hướng dẫn tương tự như trên để HS nhận ra số lượng, đọc, viết các số từ 71 đến 80
*Chú ý:
71: Đọc là Bảy mươi mốt
74: Đọc là Bảy mươi tư hoặc bảy mươi bốn
75: Đọc là Bảy mươi lăm hoặc bảy mươi nhăm
Hướng dẫn HS làm bài tập 1
 2. Giới thiệu các số từ 80 đến 90, từ 90 đến 99:
-GV hướng dẫn HS nhận biết số lượng, đọc, viết, nhận biết thứ tự các số từ 80 đến 90 rồi từ 90 đến 99 tương tự như giới thiệu các số từ 70 đến 80
GV hướng dẫn tương tự như giới thiệu các số từ 50 đến 60
-Hướng dẫn HS làm bài tập 2 , 3
 Khi chữa bài cần giúp HS nhận ra “cấu tạo” của các số có hai chữ số
Ví dụ: 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị (Hay 76 là số có hai chữ số, trong đó 7 là chữ số hàng chục, 6 là chữ số hàng đơn vị)
-Bài tập 4: 
+Có mấy cái bát?
+Số 33 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
2.Nhận xét –dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Chuẩn bị bài 100: So sánh các số có hai chữ số (tiếp theo)
-Quan sát SGK
-HS nhắc lại
-Làm vào vở
-Chữa bài
Thực hiện theo hướng dẫn của GV
-Làm bài 2, 3 vào vở
-Quan sát hình vẽ và trả lời
+Có 33 cái bát
+33 gồm 3 chục và 3 đơn vị
-cả lớp
-cả lớp
-K, TB
RÚT KINH NGHIỆM
CHÍNH TẢ ( Tập chép ) 
QUYỂN VỞ CỦA EM
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-HS nghe GV đọc, viết lại chính xác, không mắc lỗi, trình bày đúng khổ thơ 3 của bài Quyển vở của em
 _Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần iêt hoặc uyêt, điền chữ ng hoặc ngh 
II-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập 2, 3
-Bảng nam châm
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐTHS
1.Kiểm tra bài cũ:
-Chấm điểm một số vở của HS về nhà phải chép lại khổ thơ 1 của bài “Mẹ và cô”
-Gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập
Nhận xét
2. Hướng dẫn HS nghe- viết:
-Cho HS đọc khổ thơ 3 bài Quyển vở của em
-Cho HS đọc thầm
-GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai và viết vào bảng con: quyển vở, sạch, tính nết, trò ngoan
-GV đọc (mỗi dòng thơ 3 lần)
 GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang
+Tên bài: Đếm vào 5 ô
+Dòng thơ viết cách lề vở 3, 4 ô
+Những tiếng đầu dòng phải viết hoa
-Chữa bài
+GV đọc lại bài
+Đánh vần những tiếng khó
+Chữa những lỗi sai 
-GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến
-GV chấm một số vở
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a) Điền vần: iêt hoặc uyêt?
-GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài tập
-Cho HS lên bảng làm 
-Từng HS đọc lại các tiếng đã điền
-Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại 
-Bài giải: Việt Nam, trăng khuyết
b) Điền chữ: ng hoặc ngh
-Tiến hành tương tự như trên
-Bài giải: bé ngủ, ông nghỉ trưa 
4. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học
+Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp
-Điền vần uôi hay ươi
 Điền chữ g hay gh
-2, 3 HS nhìn SGK đọc
-Tự tìm ra tiếng dễ viết sai
-HS tự nhẩm và viết vào bảng
-HS nghe, viết vào vở
-Dùng bút chì chữa bài
+HS rà soát lại
+Gạch chân những chữ viết sai và ghi lỗi ra lề vở
-HS tự ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết
-Đổi vở kiểm tra
-Lớp đọc thầm yêu cầu của bài
-2, 3 HS lên bảng- lớp làm vào vở bằng bút chì
-2, 3 HS đọc lại kết quả
-Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập
-Chuẩn bị bài chính tả: Ngôi nhà
-K
-TB 
-G, K
-cả lớp
-G, K
-TB
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 1.T 26.doc