Giáo án Khối 1, 2 - Tuần 11 đến 35 - Năm học 2016-2017 - Hoàng Thị Bích Ngân

Tự nhiên xã hội lớp 1: XÃ HỘI

 Bài 11: GIA ĐÌNH EM

I.MỤC TIÊU:

-Kiến thức: Gia đình là tổ ấm của em. Bố mẹ ,ông bà ,chị em là những người thân yêu của em. Em có quyền được sống với cha mẹ và được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.

-Kỹ năng: Kể được về những người trong gia đình mình với bạn trong lớp.

-Thái độ: Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.

GDKNS:

-Kĩ năng tự nhận thức: xác định vị trí của mình trong các mối quan hệ gia đình.

-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm một số công việc trong gia đình.

-Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bài hát “Cả nhà thương nhau”

-Vở bài tập TN-XH, bút vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

 Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra bài cũ :

-Ổn định lớp.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu: bài mới tự nhiên xã hội “ gia đình em”.

b.Các hoạt động:

Hoạt động 1:Gia đình là tổ ấm của em.

-Gia đình Lan có những ai? Lan và những người trong gia đình đang làm gì?

-Gia đình Minh có những ai? Minh và những người trong gia đình đang làm gì?

Kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có bố, mẹ và những người thân. Mọi người đều sống chung trong một mái nhà đó là gia đình.

Hoạt động 2: Vẽ tranh về gia đình mình.

-GV nhận xét.

Hoạt động 3: Mọi người được kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về gia đình mình.

-Cho 1 số em dựa vào tranh đã vẽ giới thiệu cho các bạn trong lớp về những người thân trong gia đình mình.

-Tranh vẽ những ai?

-Em muốn thể hiện điều gì trong tranh?

Kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương, chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống chung với bố mẹ và những người thân.

3.Củng cố-dặn dò:

-GV nhận xét tiết học.

-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.

-HS hát bài cả nhà thương nhau.

-Hoạt động nhóm nhỏ.

-Quan sát hình SGK.

-Thảo luận.

-Đại diện nhóm lên kể lại gia đình Lan. Gia đình Minh.

-Vẽ tranh, trao đổi theo cặp.

-Từng em vẽ vào giấy: Bố, mẹ, ông , bà và anh chị hoặc em, là những người thân yêu nhất cuả em.

-Học sinh kể dưạ vào tranh vẽ.

-HS trả lời.

-HS lắng nghe.

 

doc 250 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1, 2 - Tuần 11 đến 35 - Năm học 2016-2017 - Hoàng Thị Bích Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Phiếu học tập
-Bộ tranh minh họa
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Ổn định lớp học.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: “Biết nói lời yêu cầu, đề nghị tiết 2”.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: HS tự liên hệ
-GV nêu yêu cầu:
+Kể cho cả lớp nghe trường hợp em đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị.
+Khi nói lời yêu cầu, đề nghị mọi người cần tỏ thái độ gì? 
+Nói lời yêu cầu, đề nghị có lợi ích gì?
Hoạt động 2: Đóng vai
-GV nêu tình huống.
-Một HS đọc đề.
-Thảo luận nhóm 2, chọn cách ứng xử cho các tình huống của bạn, lựa chọn tình huống để sắm vai.
-Nhiều nhóm trình bày.
-Cả lớp nhận xét nhóm có cách ứng xử hay nhất.
Kết luận: Khi cần sự giúp đỡ của người khác, ta cần nói lời yêu cầu đề nghị cùng với hành động và cử chỉ cho phù hợp.
Hoạt động 3: Trò chơi “Văn minh”.
-Hướng dẫn trò chơi: Cô sẽ chỉ định một bạn đứng lên nói lời đề nghị cả lớp. Nếu cả lớp thấy lời nói, thái độ của bạn là phù hợp và lịch sự thì chúng ta cùng thao tác theo bạn.
-GV làm mẫu: nói “ mời các bạn giơ tay” và đưa tay lên. Cả lớp làm theo.
-GV nhận xét, đánh giá.
Kết luận: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự tôn trọng và tôn trọng người khác.
3.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
-HS hát.
-HS tự liên hệ bản thân và trả lời.
-Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc tình huống, đóng vai xử lí tình huống dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
-HS lắng nghe.
-HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
-HS lắng nghe.
 -------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 11/2/2017
	 Ngày giảng: thứ ba, ngày 14/2/2017
Tự nhiên xã hội lớp 1: TỰ NHIÊN
 Bài 22: CÂY RAU
I.MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Giúp HS kể tên 1 số cây rau và nơi sống của chúng.
+ Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau
-Kỹ năng: Nói được ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.
-Thái độ: Học sinh có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã rửa sạch.
GDKNS:
- Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch.
- Kĩ năng ra quyết định: Thường xuyên ăn rau, ăn rau sạch.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh và SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Ổn định lớp học.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: “Cây rau”.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát cây rau.
-GV chia lớp thành nhóm nhỏ.
-GV hướng dẫn quan sát cây rau và trả lời câu hỏi.
-Hãy chỉ và nói rễ, thân, lá của cây rau em mang tới lớp? Trong đó bộ phận nào ăn được?
-Em thích ăn loại rau nào?Gọi đại diện lên trình bày.
Kết luận: Có rất nhiều lọai rau, các cây rau đều có: rễ, thân, lá. Có lọai rau ăn lá như cải bắp, xà lách có loại rau ăn cả lá và thân như: rau cải, rau muốngcó loại ăn thân như su hào. Có loại ăn củ: củ cải, cà rốt  có lọai ăn hoa: Thiên lý có lọai ăn quả: cà chua, bí 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
-GV chia nhóm 2 em.
-GV cho từng cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
-Họat động cả lớp. GV hỏi:
-Các em thường ăn loại rau nào?
-Tại sao ău rau lại tốt?
-Trước khi dùng rau làm thức ăn người ta phải làm gì?
Kết luận: Ăn rau có lợi cho sức khỏe, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng Rau được trồng ở trong vườn, ngoài ruộng nên dính nhiều đất bụi, và còn được bón phân. Vì vậy cần phải rửa sạch rau trước khi dùng.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn rau gì”?
-GV hướng dẫn: “Mỗi tổ cử một bạn lên chơi và bịt mắt đoán xem cây rau đó là rau gì. Ai đoán đúng là thắng cuộc.”
3.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
-HS hát.
-HS quan sát cây rau.
-Các tổ đại diện lên trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
-Đặt câu hỏi và trả lời nhóm 2 em.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-HS chơi trò chơi
 --------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 12/2/2017
	 Ngày giảng: thứ tư, ngày 15/2/2017
Đạo đức lớp 1 BÀI 10: EM VÀ CÁC BẠN (tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 	
-Kiến thức: Bước đầu biết được: Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao bạn bè.
+Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi. 
-Kỹ năng: -Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi 
-Thái độ: Đoàn kết thân ái với bạn xung quanh.
GDKNS:
-KN thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè.
-KN giao tiếp, ứng xử với bạn bè.
-KN thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
-KN phê phán, đánh giá những hành vi ứng xử chưa tốt với bạn bè.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Cắt rời hình bài tập 3.
- Bài hát: “Lớp chúng ta đoàn kết” (Mộng Lân) 
- Giấy vẽ và màu. Tiểu phẩm để đóng vai.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Ổn định lớp học.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: “Em và các bạn tiết 2”.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi dộng
-GV yêu cầu HS hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
- Hỏi: Em cảm thấy thế nào khi được các bạn yêu quý?
Hoạt động 2: Đóng vai
-GV chia nhóm (4 – 6 em). Yêu cầu HS chọn 1 trong những tình huống ở BT2, 3 để đóng vai hoặc giới thiệu cho HS tiểu phẩm “Bơm bóng bay” .Chọn 2 học sinh phân vai và đóng vai.
-GV gợi ý để HS thảo luận theo nhóm rồi nêu ý kiến.
-HS khá giỏi biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi
Kết luận: Khi học, khi chơi với bạn các em phải đoàn kết giúp đỡ bạn. Như vậy tình bạn sẽ thân thiết và gắn bó hơn
Hoạt động 3: Thi đua dán tranh.
-Hai bộ tranh (BT 2, 3) cắt rời ra
-GV chia nhóm.
-Yêu cầu mỗi nhóm cử 4 em lên thi (2 em bôi hồ, 2 em dán) nối tiếp nhau dán tranh.
-GV phát cho mỗi đội 1 bộ tranh, vẽ bảng sẵn cho mỗi đội 1 khuôn mặt khóc, 1 khuôn mặt cười.
-Nêu nhiệm vụ cho HS thực hiện: Hình nào có hành vi đúng dán mặt cười, sai dán vào phía mặt khóc.
- Cho HS còn lại của mỗi nhóm lên thuyết minh tranh.
 -GV nhận xét, ghi điểm:
+ Dán đúng bức tranh: 10đ. Sai 1 hình không có điểm.
+ Mỗi lời thuyết minh đúng 10đ
3.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
-HS hát
-Hát theo yêu cầu GV
- Nêu ý kiến cá nhân (vài em)
- Chọn tình huống hoặc phân vai. Nghiên cứu kịch bản GV đưa ra.
- Đóng vai và theo dõi nhận xét.
- Thảo luận nhóm 4, nêu ý kiến.
- Cử đội thi
- Nhận hình và dán.
- Cả lớp đếm từ 1 – 20 thì đổi nhau (bạn dán đổi qua bôi hồ và ngược lại)
- Từng bạn của mỗi nhóm lần lượt lên trình bày.
- Nhận xét, tính điểm cho từng đội.
- Chọn đội thắng cuộc.
- Trưng bày tranh. 
- Nhận xét tranh.
 -----------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 13/2/2017
	 Ngày giảng: thứ năm, ngày 16/2/2017
Thực hành đạo đức lớp 1 BÀI 10: EM VÀ CÁC BẠN (tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 	
-Kiến thức: Bước đầu biết được: Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao bạn bè.
+Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi. 
-Kỹ năng: -Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi 
-Thái độ: Đoàn kết thân ái với bạn xung quanh.
GDKNS:
-KN thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè.
-KN giao tiếp, ứng xử với bạn bè.
-KN thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
-KN phê phán, đánh giá những hành vi ứng xử chưa tốt với bạn bè.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Cắt rời hình bài tập 3
- Bài hát: “Lớp chúng ta đoàn kết” (Mộng Lân) 
- Giấy vẽ và màu. Tiểu phẩm để đóng vai.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Ổn định lớp học.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: “Thực hành em và các bạn tiết 2”.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bình chọn bạn tốt.
-GV yêu cầu HS chọn ra 3 bạn tốt và được các bạn yêu quý. 
-GV nhận xét và khen ngợi các bạn này.
Hoạt động 2: HS vẽ tranh theo chủ đề “ bạn và em”.
-GV nêu yêu cầu tranh vẽ.
-HS vẽ tranh theo nhóm.
-GV nhận xét.
Hoạt động 3: Làm bài tập 5
-Gv nêu yêu cầu bài tập và hướng dẫn.
-Gv nhận xét.
3.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
-HS hát.
-HS bình chọn trong lớp.
-HS lắng nghe.
-HS vẽ tranh theo nhóm và trình bày.
-HS làm bài tập.
 ----------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 13/2/2017
	 Ngày giảng: thứ năm, ngày 16/2/2017
Thực hành tự nhiên xã hội lớp 1: TỰ NHIÊN
 Bài 22: CÂY RAU
I.MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Giúp HS kể tên 1 số cây rau và nơi sống của chúng.
+ Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau
-Kỹ năng: Nói được ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.
-Thái độ: Học sinh có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã rửa sạch.
GDKNS:
- Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch.
- Kĩ năng ra quyết định: Thường xuyên ăn rau, ăn rau sạch.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh và SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Ổn định lớp học.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: “Thực hành Cây rau”.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát cây rau 
-GV cho HS quan sát cây rau của mình. Hỏi: -Chỉ ra các bộ phận của cây rau?.
-Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
-Gv hướng dẫn làm các bài tập trong vở bài tập.
-GV nhận xét.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
-Gv hướng dẫn: Chia nhóm mỗi nhóm 4 em, lần lượt lên viết tên các loại rau mà em biết. Nhóm nào viết được nhiều tên loại rau trong vòng 2 phút thì đội đó chiến thắng.
-GV nhận xét.
3.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
-HS hát.
-HS quan sát cây rau.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS làm bài tập.
-Hs chơi trò chơi.
 -----------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 15/2/2017
	 Ngày giảng: thứ sáu, ngày 17/2/2017
Tự nhiên xã hội lớp 2: XÃ HỘI
 Bài 21: CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TT)
I.MỤC TIÊU:
-Kiến thức: HS biết kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sông của người dân địa phương mình.
-Kỹ năng: Biết một số nghề nghiệp truyền thống.
-Thái độ: HS có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương.
 GDKNS:
- Tìm kiếm và xử lý thông tin quan sát về nghề nghiệp của người dân ở địa phương.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Phân tích, so sánh nghệ nghiệp của người dân ở thành thị và nông thôn.
- Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh và SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Ổn định lớp học.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: “Cuộc sống xung quanh tt”.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nói về cuộc sống xung quanh ở địa phương.
-GV yêu cầu HS sưu tầm các tranh ảnh, bài báo nói về các nghề nghiệp hay cuộc sống của người dân địa phương.
-GV có thể cho HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về địa phương mình.
Hoạt động 2: Vẽ tranh
-GV nêu đề bài: Vẽ về chợ, nghề nghiệp, nhà văn hóa.
-GV cho HS trưng bày.
Hoạt động 3: Đoán nghề nghiệp.
-GV cho HS xem các hình ảnh về nghề nghiệp. Sau đó cho HS đoán xem hình ảnh trong tranh làm nghề gì?
-Gv nhận xét.
3.Củng cố-dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
-HS hát.
-HS chia nhóm thực hành.
-HS vẽ tranh theo nhóm.
-Các nhóm trình bày trước lớp.
-HS xem tranh và đoán nghề nghiệp của từng tranh.
 ----------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 15/2/2017
	 Ngày giảng: thứ sáu, ngày 17/2/2017
Thực hành tự nhiên xã hội lớp 2: XÃ HỘI
 Bài 21: CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TT)
I.MỤC TIÊU:
-Kiến thức: HS biết kể tên một số nghề nghiệp và nói được những hoạt động sinh sông của người dân địa phương mình.
-Kỹ năng: Biết một số nghề nghiệp truyền thống.
-Thái độ: HS có ý thức gắn bó và yêu mến quê hương.
 GDKNS:
- Tìm kiếm và xử lý thông tin quan sát về nghề nghiệp của người dân ở địa phương.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Phân tích, so sánh nghệ nghiệp của người dân ở thành thị và nông thôn.
- Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh và SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Ổn định lớp học.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: “Thực hành cuộc sống xung quanh tt”.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành giới thiệu về địa phương mình.
-Gv yêu cầu HS giới thiệu về cuộc sống ở địa phương hay quê của mình.
-GV nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài tập 
-GV yêu cầu HS làm bài tập trong vở bài tập dưới sự hướng dẫn của GV.
-GV nhận xét.
Hoạt động 3: Trò chơi đoán đồ vật.
-Gv đem ra các đồ vật có liên quan tới một ngày nghề nào đó. HS đoán, nếu bạn nào đoán trúng được nhiều thì bạn đó có phần thưởng.
-Gv nhận xét.
3.Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
-HS hát.
-HS giới thiệu về địa phương mình.
-Hs làm bài tập.
-HS chơi trò chơi.
.
 Đông Hà,ngày 15/2/2017
 Tổ Trưởng 
 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
 TUẦN 23
 Ngày soạn: 17/2/2017
	 Ngày giảng: thứ hai, ngày 20/2/2017
Thủ công lớp 2: ÔN TẬP CHƯƠNG II: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN 
 (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
-Kiến thức: Ôn tập kỹ năng về chương II. Phối hợp gấp, cắt, dán hình. 
-Kỹ năng: Rèn kỹ năng gấp, cắt, dán hình 
-Thái độ: Giáo dục HS có hứng thú làm ra các sản phẩm, rèn đôi tay khéo léo.
 GDKNS:
-Giáo dục học sinh biết tiết kiệm nguyên vậ liệu và thu gom rác thải.
-Có hứng thú làm các sản phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Mẫu các hình đã học.
-Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Ổn định lớp học.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: “Ôn tập chương II: Phối hợp gấp, cắt, dán”.
b. Nội dung: 
- Hãy nêu lại tên các bài đã học ở chương 2.
- Ghi các bài lên bảng.
1, Gấp, cắt, dán hình tròn.
2, Gấp, cắt, dán biển báo giao thông
3, Gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe.
4, Gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.
5, Gấp, cắt, dán phong bì.
-GV cho HS quan sát nêu lại quy trình gấp các loại hình đã học ở chương II.
c. Thực hành:
 -GV yêu cầu HS gấp theo nhóm 5, mỗi nhóm gấp đủ 5 loại hình.
-Hướng dẫn cho các nhóm trang trí theo sở thích.
d. Trình bày sản phẩm:
-Yêu cầu các nhóm lên trình bày.
3.Củng cố-dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
-HS hát.
- Quan sát.
- H/S nêu:
- Bài14: Gấp, cắt, dán hình tròn.
- Bài16: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông
- Bài18: Gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe.
- Bài20:Gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.
- Bài 22: Gấp, cắt, dán phong bì.
- Các nhóm thực hành gấp.
-Các nhóm trình bày sản phẩm.
 Nhận xét – bình chọn.
 Ngày soạn: 18/2/2017
	 Ngày giảng: thứ ba, ngày 21/2/2017
Đạo đức lớp 2 BÀI 11 : LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI 
 ĐIỆN THOẠI (tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 	
-Kiến thức: Chúng ta cần lịch sự khi nhận và gọi điện thoại để thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
-Kỹ năng: Tôn trọng, từ tốn khi nói chuyện điện thoại.
-Thái độ: HS biết nhận xét đánh giá hành vi đúng hoặc sai khi nhận và gọi điện thoại.
GDKNS:
- Kĩ năng lịch sự khi nhận và gọi điện thoại đối với người khác.
- Kĩ năng thế hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bộ đồ chơi điện thoại.
-Một đoạn ghi âm hội thoại.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Tại sao cần phải nói lời yêu càu, đề nghị?
-Gv nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: “Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại tiết 1”.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
-Gv cho HS nghe đoạn hội thoại.
-GV nêu câu hỏi theo nội dung của cuộc nói chuyện.
Kết luận : Khi nhận và gọi điện thoại, em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
Hoạt động 2: Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại.
-GV viết các câu của đoạn hội thoại vào 4 tấm bìa.
-Yêu cầu HS lên sắp xếp lại các câu thành đoạn hội thoại đúng.
-Gv nhận xét, kết luận
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
-GV nêu câu hỏi : Cần làm gì khi nhận và gọi điện thoại.
-GV gợi ý.
Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần phải chào hỏi lễ phép.
3.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời.
-HS nghe nội dung đoạn hội thoại.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS lên sắp xếp thành đoạn hội thoại đúng nhất.
-HS trả lời câu hỏi theo gợi ý.
-HS lắng nghe.
 -------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 18/2/2017
	 Ngày giảng: thứ ba, ngày 21/2/2017
Tự nhiên xã hội lớp 1: TỰ NHIÊN
 Bài 23: CÂY HOA
I.MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Giúp HS kể tên 1 số cây hoa và nơi sống của chúng.
+ Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa
-Kỹ năng: Nói được ích lợi của việc trồng hoa.
-Thái độ: Học sinh có ý chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.
GDKNS:
- Kĩ năng kiên định: Từ chối lời rủ rê hái hoa nơi công cộng.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Hành vi bẻ cây , hái hoa nơi công cộng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây hoa.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh và SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Tiết trước chúng ta học bài gì?
-Nêu các bộ phận của cây rau?
-Gv nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: “Cây hoa”.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát cây hoa.
-GV chia lớp thành nhóm nhỏ.
+Hãy chỉ đâu là rễ, thân, lá, hoa của cây hoa mà em mang đến lớp.
+ Các bông hoa thường có những đặc điểm gì mà ai cũng thích nhìn , thích ngắm?
Kết luận: Các cây hoa đều có: rễ, thân, lá, hoa. Có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại có màu sắc, hương thơm, hình dáng khác nhau có loại hoa màu sắc rất đẹp, có loại hoa có hương thơm, có loại hoa vừa có hương thơm vừa có màu sắc rất đẹp.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
-GV theo dõi hoạt động của HS.
-Yêu cầu 1 số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
-Kể tên các loài hoa có trong bài 23 SGK.
-Kể tên các lòai hoa khác mà em biết?
-Hoa được dùng để làm gì?
Kết luận: Các hoa có trong bài 23 gồm: hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc.
Một số hoa thường thấy ở địa phương: hoa vạn thọ, hoa mai, hoa cúc
Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa
Hoạt động 3: Trò chơi “ Đố bạn hoa gì?”
-Yêu cầu mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi và cầm theo khăn bịt mắt.
-Đưa cho mỗi em một bông hoa và yêu cầu các em đóan xem đó là hoa gì?
-Đoán đúng, nhanh là thắng.
3.Củng cố-dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời câu hỏi.
-Cầm cây hoa chỉ vào các bộ phận của hoa giới thiệu cho cả lớp nghe.
-Các nhóm so sánh các loại hoa có trong nhóm để tìm ra sự khác nhau về màu sắc , hương thơm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS lắng nghe.
-Mở SGK bài 23.
-Quan sát tranh đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK (làm việc theo cặp).
2 , 3 cặp.
-Thảo luận.
-HS lắng nghe.
-HS đứng thành hàng ngang trước lớp.
-Dùng tay sờ và dùng mũi để ngủi, đoán xem là hoa gì?
 --------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 19/2/2017
	 Ngày giảng: thứ tư, ngày 22/2/2017
Đạo đức lớp 1 BÀI 11: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 	
-Kiến thức: Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.
-Kỹ năng: Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định 
-Thái độ: Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
GDKNS:
+KN an toàn khi đi bộ.
+KN phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không đúng qui định.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tờ bìa vẽ hoặc ghi tín hiệu đèn và các phương tiện giao thông.
- Tranh “Đi bộ đúng qui định”.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Tiết trước chúng ta học bài gì?
-Muốn có nhiều bạn chơi cùng, học cùng thì ta phải như thế nào?
-Gv nhận xét.	
2.Bài mới:
a.Giới thiệu:“Đi bộ đúng quy định t1”.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm bài tập 1
- Cho HS quan sát tranh, nêu ý kiến theo nhóm đôi với gợi ý:
+ Ở nông thôn đi bộ phải đi như thế nào? Tại sao? Còn ở thành phố thì đi ở đâu?
- Treo tranh lên, gọi đại diện nhóm lên trình bày ý kiến.
Kết luận: Ở thành phố đi trên vỉa hè, qua đường đi đúng vạch qui định.
Ở nông thôn đi sát lề bên phải
Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- Nêu yêu cầu, cho HS suy nghĩ , sau đó gọi vài em lên trình bày kết quả. Lớp nhận xét bổ sung
Kết luận: 
Tr1: Đi bộ đúng qui định.
Tr2: Bạn nhỏ qua đường sai qui định.
Tr3: Hai bạn qua đường đúng qui định.
- HS khá giỏi phân biệt được những hành vi đi bộ đúng quy định và sai quy định
Hoạt động 3: Trò chơi qua đường.
-GV chia nhóm phát các tờ bìa có vẽ đèn xanh, đỏ và các phương tiện giao thông cho HS.
- Nêu yêu cầu và phổ biến luật chơi (vẽ ngả tư có vạch qui định cho người đi bộ).
- Cho từng nhóm thực hiện, lớp nhận xét khen những bạn đi đúng qui định.
3. Củng cố-dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS nêu yêu cầu bài.
-Thảo luận nhóm đôi
-HS lên trình bày ý kiến.
-HS lắng nghe.
-HS làm việc cá nhân
- Xem tranh tự phát biểu => nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm, giao cho mỗi bạn 1 phương tiện giao thông.
- Lắng nghe.
- Thực hiện và nhận xét
 Ngày soạn: 20/2/2017
	 Ngày giảng: thứ năm, ngày 23/2/2017
Thực hành đạo đức lớp 1 BÀI 11: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 	
-Kiến thức: Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.
-Kỹ năng: Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định 
-Thái độ: Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
GDKNS:
+KN an toàn khi đi bộ.
+KN phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không đúng qui định.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tờ bìa vẽ hoặc ghi tín hiệu đèn và các phương tiện giao thông.
- Tranh “Đi bộ đúng qui định”.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ :
-Ổn định lớp học.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu:“Thực hành đi bộ đúng quy định t1”.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: HS thực hành
-GV cho HS thực hà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_bo_mon_lop_2.doc