Giáo án Khoa học lớp 5 - Tuần 1 đến Tuần 7

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

- Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình minh hoạ trang 4 - 5 SGK (SGK)

- Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm) gồm 5 – 7 hình bố, mẹ; 5 – 7 hình em bé có đặc điểm giống bố mẹ; một tờ phiếu to để dán ảnh có kẻ sẵn bảng:

 

doc 36 trang Người đăng honganh Lượt xem 3229Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Tuần 1 đến Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai?
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Gợi ý: Quan sát hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và cho biết các thành viên trong gia đình đang làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa gì với phụ nữ mang thai? Hãy kể thêm những việc khác mà các thành viên trong gia đình có thể làm để giúp đỡ người phụ nữ khi mang thai.
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung, GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.
- Trình bày, bổ sung.
+ Người chồng: Làm giúp vợ việc nặng, gắp thức ăn cho vợ, quạt cho vợ, động viên, an ủi vợ, chăm sóc vợ từng việc nhỏ,...
+ Con: Cần giúp mẹ những việc phù hợp với khả năng và lứa tuổi của mình: Nhặt rau, lau nhà, lấy quần, áo, bóp chân tay, ngoan ngoãn, học giỏi để mẹ vui lòng, hát hoặc kể chuyện cho mẹ nghe những lúc mệt mỏi,...
+ Những việc làm đó ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ và thai nhi. Nếu người mẹ khỏe mạnh, vui vẻ, em bé sẽ phát triển tốt, 
khỏe mạnh.
Hoạt động 3
TRÒ CHƠI: ĐÓNG VAI
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận, tìm cách giải quyết, chọn vai diễn và diễn trong nhóm.
- Hoạt động trong nhóm. Đọc tình huống, tìm cách giải quyết, chọn bạn đóng vai, diễn thử, nhận xét, sửa chữa cho nhau.
- Em và nhóm bạn đi xe buýt về nhà. Sau buổi học, ai cũng mệt mỏi. Xe buýt quá chật, bỗng có một phụ nữ mang thai bước lên xe. Chị đưa mắt tìm chỗ ngồi nhưng không còn.
- Gọi các nhóm lên trình diễn trước lớp.
- 4 nhóm cử diễn viên lên trình diễn.
- Kết luận: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc kĩ mục Bạn cần biết, ghi tóm tắt những ý chính vào vở.
- Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
- Dặn HS sưu tầm ảnh chụp của mình hoặc trẻ em ở các giai đoạn khác nhau.
š&›
...................
 TuÇn: 
M«n: khoa häc (TiÕt: )
Bµi 6: tõ lóc míi sinh ®Õn tuæi dËy th×
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kĩ năng: - Kể được một số đặc điểm chung của trẻ em ở một số giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
	 - Nêu được đặc điểm của tuổi dậy thì.
* Thái độ: - Không lo sợ trước những biến đổi của cơ thể.
	 - Có ý thức giúp đỡ những em nhỏ trong giai đoạn đầu của cuộc đời.
* Kiến thức: Hiểu được tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ 1, 2, 3 trang 14 photo và cắt rời từng hình; 3 tấm thẻ cắt rời ghi:
Từ 3 đến 6 tuổi
Từ 6 đến 10 tuổi
Dưới 3 tuổi
- Giấy khổ to, bút dạ.
- HS sưu tầm các tấm ảnh của bản thân hoặc trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Phụ nữ có thai cần làm gì để mình và thai nhi khỏe mạnh?
+ Tại sao nói rằng: Chăm sóc sức khỏe của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người.
+ Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
- HS trả lời câu hỏi theo các yêu cầu của GV.
- Nhận xét và cho điểm từng HS
- Giới thiệu bài: Năm nay em bao nhiêu tuổi? Các em đang ở lứa tuổi nào? Hôm nay cả lớp ta sẽ cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển của cơ thể “Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì”.
- Lắng nghe và có định hướng về nội dung bài học.
Hoạt động 1
SƯU TẦM VÀ GIỚI THIỆU ẢNH
- Kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên trong tổ.
- Yêu cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình mang đến lớp. Gợi ý: Đây là ai? Ảnh chụp lúc mấy tuổi? Khi đó đã biết làm gì hoặc có những hoạt động đáng yêu nào?
- 5 đến 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu bức ảnh mà mình mang đến lớp.
Hoạt động 2
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ sau đó phổ biến cách chơi và luật chơi:
- HS tiến hành chơi trong nhóm, ghi kết quả của nhóm mình vào giấy và nộp cho GV.
+ Cách chơi: Các thành viên cùng đọc thông tin và quan sát tranh sau đó thảo luận và viết tên lứa tuổi ứng với mỗi tranh vào ô thông tin vào một tờ giấy.
+ Nhóm làm nhanh nhất và đúng là nhóm thắng cuộc.
- GV cho HS báo cáo kết quả trò chơi trước lớp.
- Nhóm làm nhanh nhất trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 3
ĐẶC ĐIỂM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA 
TUỔI DẬY THÌ ĐỐI VỚI CUỘC ĐỜI MỖI NGƯỜI
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp với hướng dẫn như sau:
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và đưa ra câu trả lời.
+ Đọc thông tin trong SGK trang 15.
+ Trả lời câu hỏi: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi người?
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp.
- Hoạt động theo yêu cầu của GV.
+ Cử 1 HS làm chủ tọa, 1 HS làm thư kí.
Ví dụ:
+ Hướng dẫn chủ tọa nêu câu hỏi, HS dưới lớp phát biểu, thư kí ghi lại ý kiến.
Gợi ý cho chủ tọa các câu hỏi:
+ Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào?
+ Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không?
+ Chủ tọa: Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào?
+ Trả lời: Tuổi dậy thì xuất hiện ở con gái thường bắt đầu vào khoảng 10 đến 15 tuổi, con trai thường bắt đầu vào khoảng từ 13 đến 17 tuổi.
+ Tại sao nói tuổi dậy thì là tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
+ Chủ tọa: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống của mỗi con người?
+ HS: Đến tuổi dậy thì cơ thể mỗi người phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
+ Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
+ Có nhiều biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và khả năng hòa nhập cộng đồng.
+ Cơ thể chúng ta có nhiều thay đổi về tâm sinh lí.
- Yêu cầu thư kí đọc ý kiến của các bạn.
- Thư kí đọc trước lớp.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ đặc điểm nổi bật của các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì và tìm hiểu những đặc điểm của con người trong từng giai đoạn: vị thanh niên, trưởng thành, tuổi già.
š&›
...................
 TuÇn: 
M«n: khoa häc (TiÕt: )
Bµi 7: tõ tuæi vÞ thµnh niªn ®Õn tuæi giµ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kĩ năng: - Kể được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
	 - Xác định được bản thân mình đang ở vào giai đoạn nào.
* Kiến thức: Nhận thấy được ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển cơ thể của con người.
* Thái độ: Có ý thức tôn trọng người lớn tuổi.	 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh họa 1, 2, 3, 4 photo và cắt rời từng hình; các tờ giấy ghi đặc điểm của các lứa tuổi; giấy khổ to kẻ sẵn 3 cột:
Giai đoạn
Hình minh họa
Đặc điểm bổi bậc
- HS sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và nghề nghiệp khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng bắt thăm các hình vẽ 1, 2, 3, 5 của Bài 6.
- 5 HS lên bảng bắt thăm và nói về các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
Yêu cầu HS bắt thăm được hình vẽ nào thì nói về lứa tuổi được vẽ trong hình đó: Đây là lứa tuổi nào? Đặc điểm nổi bật của lứa tuổi ấy?
+ Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu bài: Cuộc đời của mỗi con người chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Bài trước các em đã biết được đặc điểm chung nổi bật của lứa tuổi từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm kiến thức về giai đoạn từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
- Lắng nghe và có định hướng về nội dung bài học.
Hoạt động 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI Ở TỪNG GIAI ĐOẠN:
VỊ THÀNH NIÊN, TRƯỞNG THÀNH, TUỔI GIÀ
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 bộ các hình 1, 2, 3, 4 như SGK và nêu yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm, cử 1 thư kí để dán hình và ghi lại các ý kiến của các bạn vào phiếu.
+ Các em hãy quan sát tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Tranh minh họa giai đoạn nào của con người?
+ Nêu một số đặc điểm của con người ở giai đoạn đó. (Cơ thể của con người ở giai đoạn đó phát triển như thế nào? Con người có thể làm những việc gì?)
(Lưu ý: Yêu cầu HS chưa mở SGK)
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- 1 nhóm HS hoàn thành phiếu sớm dán phiếu lên bảng và trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, sau đó cho HS mở SGK đọc các đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của con người.
- 3 HS lần lượt đọc trước lớp đặc điểm của 3 giai đoạn: tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
- GV cho HS kết hợp cả kết quả thảo luận và SGK để nêu lại đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của con người.
- 3 HS lần lượt nêu trước lớp.
Hoạt động 2
SƯU TẦM VÀ GIỚI THIỆU NGƯỜI TRONG ẢNH
- Kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình sưu tầm được với các bạn trong nhóm: Họ là ai? Làm nghề gì? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Giai đoạn này có đặc điểm gì?
- Hoạt động trong nhóm.
- Gọi HS giới thiệu trước lớp.
- 5 đến 7 HS nối tiếp nhau giới thiệu về người trong ảnh mình sưu tầm được.
- Nhận xét, khen ngợi những HS ghi nhớ ngay nội dung bài học, giới thiệu hay, có hiểu biết về các giai đoạn của con người.
Hoạt động 3
ÍCH LỢI CỦA VIỆC BIẾT ĐƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN
PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp và trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi:
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Biết được các giai đoạn phát triển của con người có lợi ích gì?
- Tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- Hoạt động cả lớp.
+ Làm trọng tài cho HS khi cần thiết.
- Yêu cầu thư kí đọc ý kiến của các bạn.
- Đọc biên bản tổng kết.
- Nhận xét, khen ngợi những HS luôn hăng hái tham gia xây dựng bài.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS có ý thức tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà đọc kĩ các giai đoạn phát triển từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
š&›
...................
 TuÇn: 
M«n: khoa häc (TiÕt: )
Bµi 8: vÖ sinh ë tuæi dËy th×
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kĩ năng: - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
* Kiến thức: - Biết cách giữ vệ sinh và làm vệ sinh cơ quan sinh dục (theo giới).
	 - Biết cách lựa chọn quần áo lót hợp vệ sinh (theo giới).
* Thái độ: Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh họa trang 18, 19 SGK.
- Phiếu học tập cá nhân (hoặc theo cặp).
- Một số quần áo lót phù hợp và không phù hợp với lứa tuổi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Con người trải qua mấy giai đoạn từ tuổi vị thành niên đến tuổi già?
+ Nêu đặc điểm của con người ở từng giai đoạn?
+ Vì sao chúng ta cần biết đặc điểm con người ở từng giai đoạn?
- 5 HS lên bảng bắt thăm và nói về các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Giới thiệu bài: 
+ Hỏi: Các em đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Hằng ngày, ai giúp em lựa chọn quần áo và làm vệ sinh cá nhân?
- HS nêu câu trả lời: Ví dụ:
+ Ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay tuổi dậy thì.
+ Em tự làm vệ sinh cá nhân và lựa chọn quần áo.
+ GV nêu: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người. Các em phải làm gì để bảo vệ sức khỏe và thể chất của mình ở giai đoạn này? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó.
Hoạt động 1
NHỮNG VIỆC NÊN LÀM ĐỂ GIỮ VỆ SINH CƠ THỂ Ở TUỔI DẬY THÌ
- GV hỏi:
+ Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể?
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
- Tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần 1 việc. Ví dụ:
+ Thường xuyên tắm giặt, gội đầu.
+ Thường xuyên thay quần áo lót.
+ Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục...
- Phát phiếu học tập cho từng HS (lưu ý phát đúng phiếu học tập cho HS nam và HS nữ) và yêu cầu các em tự đọc, tự hoàn thành các bài tập trong phiếu.
- Nhận phiếu và làm bài.
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
PHIẾU HỌC TẬP
VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ – VỆ SINH BỘ PHẬN SINH DỤC NAM
Ghi chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
1. Cần rửa bộ phận sinh dục:
	a. 	Hai ngày một lần.
	b.	Hằng ngày.
2. Khi rửa bộ phận sinh dục cần chú ý:
	a.	Dùng nước sạch.
	b.	Dùng xà phòng tắm.
	c.	Dùng xà phòng giặt.
	d.	Kéo báo quy đầu về phía người, rửa sạch bao quy đầu và quy đầu.
3. Khi thay quần lót cần chú ý:
	a.	Thay hai ngày một lần.
	b	Thay mỗi ngày một lần.
	c.	Giặt và phơi quần lót trong bóng râm.
	d.	Giặt và phơi quần lót ngoài nắng.
PHIẾU HỌC TẬP
VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ – VỆ SINH BỘ PHẬN SINH DỤC NỮ
Ghi chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
1. Cần rửa bộ phận sinh dục:
	a. 	Hai ngày một lần.
	b.	Hằng ngày.
	c.	Khi thay đồ trong những ngày có kinh nguyệt.
2. Khi rửa bộ phận sinh dục cần chú ý:
	a.	Dùng nước sạch.
	b.	Dùng xà phòng tắm.
	c.	Dùng xà phòng giặt.
	d.	Rửa vào bên trong âm đạo.
	e.	Không rửa bên trong, chỉ rửa bên ngoài.
3. Khi đi vệ sinh cần chú ý:
	a.	Lau từ phía trước ra phía sau.
	b	Lau từ phía sau lên phía trước.
4. Khi có kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh:
	a	Ít nhất 4 lần một ngày.
	b.	Ít nhất 3 lần một ngày.
	c.	Ít nhất 2 lần một ngày.
- Gọi HS trình bày. GV đánh dấu vào phiếu to dán lên bảng.
Hoạt động 2
NHỮNG VIỆC NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM
ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE TUỔI DẬY THÌ
- Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm. Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm. 
- Phát giấy khổ to và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận tìm những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Nhóm hoàn thành phiếu sớm nhất lên trình bày, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. Cả lớp thống nhất về các việc nên và không nên làm như sau:
- Nhận xét kết quả thảo luận của HS, khen ngợi những HS có hiểu biết về sức khỏe tuổi dậy thì.
Nên
Không nên
- Ăn uống đủ chất.
- Ăn nhiều rau, hoa quả.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
- Vui chơi, giải trí phù hợp.
- Đọc truyện, xem phim phù hợp với lứa tuổi.
- Mặc đồ phù hợp với lứa tuổi.
- Ăn kiêng khem quá.
- Xem phim, đọc truyện không lành mạnh.
- Hút thuốc lá.
- Tiêm chích ma túy.
- Lười vận động.
- Tự ý xem phim, tìm tài liệu trên Internet,...
Kết luận: Tuổi dậy thì rất quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Do vậy, các em cần có những việc làm vệ sinh, cách ăn uống, vui chơi hợp lí để đảm bảo sức khỏe cả về vật thể lẫn tinh thần.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hiểu biết, hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà đọc kĩ mục Bạn cần biết, sưu tầm tranh, ảnh, sách báo nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
 TuÇn: 
M«n: khoa häc (TiÕt: )
Bµi 9: thùc hµnh: nãi "kh«ng !" 
®èi víi c¸c chÊt g©y nghiÖn
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kĩ năng: - Thu thập và trình bày thông tin về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
	 - Có kĩ năng từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện.
* Thái độ: Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói: “Không!” với các chất gây nghiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
- Hình minh họa trang 22, 23 SGK.
- Phiếu ghi các tình huống.
- Phiếu ghi các tình huống.
- Phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của các chất gây nghiện.
- Cây ảnh to, phần thưởng (nếu có), cốc, chai, bao thuốc lá, gói giấy nhỏ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì, em nên làm gì?
+ Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
+ (Nữ) Khi có kinh nguyệt, em cần lưu ý điều gì?
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
- Kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- Giới thiệu bài: 
+ Rượu bia, thuốc lá, ma túy là những chất gây nghiện có hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Vì vậy chúng ta hãy “Nói không đối với các chất gây nghiện”.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1
TÁC HẠI CỦA CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
- GV chia HS thành 6 nhóm, phát giấy khổ to, bút dạ cho HS và nêu yêu cầu hoạt động:
+ Đọc thông tin trong SGK.
- HS hoạt động theo nhóm. Nhóm 1, 2 hoàn thành phiếu về tác hại của thuốc lá; Nhóm 3, 4 làm phiếu về tác hại của rượu bia; Nhóm 5, 6 làm phiếu về tác hại của ma túy.
+ Kẻ bảng và hoàn thành bảng về tác hại của thuốc lá hoặc rượu bia hoặc ma túy.
- Gọi nhóm 1, 3, 5 dán phiếu lên bảng. GV ghi nhanh vào phiếu để có những thông tin hoàn chỉnh về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
- Các nhóm 1, 3, 5 trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Gọi HS đọc lại phiếu hoàn chỉnh.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
Đối với người sử dụng
Đối với người xung quanh
- Mắc bệnh ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp, tim mạch...
- Hơi thở hôi, răng vàng, da xỉn, môi thâm.
- Mất thời gian, tốn tiền.
- Hít phải khói thuốc lá cũng dẫn đến bị các bệnh như người hút thuốc lá.
- Trẻ em bắt chước và dễ trở thành nghiện thuốc lá.
TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA
Đối với người sử dụng
Đối với người xung quanh
- Dễ mắc các bệnh: viêm và chảy máu thực quản, dạ dày, ruột, viêm gan, ung thư gan, rối loạn tim mạch, ung thư lưỡi, miệng, họng.
- Suy giảm trí nhớ.
- Mất thời gian, tốn tiền.
- Người say rượu bia thường bê tha, quần áo xộc xệch, đi loạng choạng, ói mửa, dễ bị tai nạn; không làm chủ được bản thân.
- Dễ bị gây lộn.
- Dễ mắc tai nạn giao thông khi va chạm với người say rượu.
- Tốn tiền.
TÁC HẠI CỦA MA TÚY
Đối với người sử dụng
Đối với người xung quanh
- Sử dụng ma túy dễ mắc nghiện, khó cai.
- Tốn tiền, kinh tế gia đình suy sụp.
- Sức khỏe giảm sút.
- Thân thể gầy guộc, mất khả năng lao động
- Tốn tiền, mất thời gian.
- Không làm chủ được bản thân: dễ ăn cắp, giết người.
- Chích quá liều sẽ bị chết.
- Nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
- Mất tư cách, bị mọi người khinh thường.
- Con cái, người thân không được chăm sóc.
- Tội phạm gia tăng.
- Trật tự xã hội bị ảnh hưởng.
- Luôn sống trong lo âu, sợ hãi.
Hoạt động 2
THỰC HÀNH KĨ NĂNG TỪ CHỐI KHI BỊ LÔI KÉO,
RỦ RÊ SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 22, 23 SGK và hỏi: Hình minh họa các tình huống gì?
- HS cùng quan sát hình minh họa và nêu: Hình vẽ các tình huống các bạn HS bị lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma túy.
- GV chia HS thành 3 nhóm yêu cầu mỗi nhóm cùng thảo luận tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên, sau đó xây dựng thành 1 đoạn kịch để đóng vai và biểu diễn trước lớp.
- HS làm việc theo nhóm để xây dựng và đóng kịch theo hướng dẫn của GV.
Ví dụ về các đoạn kịch HS có thể đóng.
Nhóm 1 – Tình huống 1: Trong một buổi liên hoan. Tùng ngồi cùng mâm với mấy anh lớn tuổi và bị ép uống rượu. Nếu em là Tùng em sẽ ứng xử thế nào?
Tình huống 2 – nhóm 2: Mình và anh họ đi chơi. Anh họ Minh nói rằng anh biết hút thuốc lá và rất thích vì khi hút thuốc lá có cảm giác phấn chấn, tỉnh táo. Anh rủ Minh hút thuốc cùng anh.
Tình huống 3 – Nhóm 3: Một lần có việc phải đi ra ngàoi vào buổi tối, Nam gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép dùng thử hê-rô-in (một loại ma túy). Nếu là Nam bạn sẽ ứng xử ra sao?
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hiểu biết, hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà đọc kĩ mục Bạn cần biết, sưu tầm tranh, ảnh, sách báo nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
š&›
 TuÇn: 
M«n: khoa häc (TiÕt: )
Bµi 10: thùc hµnh: nãi "kh«ng !" 
®èi víi c¸c chÊt g©y nghiÖn (TT)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kĩ năng: - Thu thập và trình bày thông tin về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
	 - Có kĩ năng từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện.
* Thái độ: Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng nói: “Không!” với các chất gây nghiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
- Hình minh họa trang 22, 23 SGK.
- Phiếu ghi các tình huống.
- Phiếu ghi các tình huống.
- Phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của các chất gây nghiện.
- Cây ảnh to, phần thưởng (nếu có), cốc, chai, bao thuốc lá, gói giấy nhỏ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
- Kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- Giới thiệu bài: 
+ Hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành “Nói không đối với các chất gây nghiện”.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1
TRÒ CHƠI: HÁI HOA DÂN CHỦ
Cách tiến hành: Nghe GV hướng dẫn.
- GV viết các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy vào từng mảnh giấy cài lên cây.
+ Chia lớp theo tổ.
+ Mỗi tổ cử một đại diện làm ban giám khảo.
+ Lần lượt từng thành viên của tổ bốc thăm các câu hỏi, có sự hội ý. Sau đó trả lời.
Mỗi câu trả lời đúng được cộng 4 điểm, sai trừ 2 điểm.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Tổng kết cuộc thi.
- Nhận xét, khen ngợi HS đã nắm vững những tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu, bia.
Hoạt động 2
TRÒ CHƠI: CHIẾC GHẾ NGUY HIỂM
- Hỏi: Nghe tên trò chơi, em hình dung ra điều gì?
+ Đây là một cái ghế rất nguy hiểm, đụng vào sẽ bị chết.
- Lấy nghế ngồi của GV, phủ một cái khăn màu trắng lên ghế.
- Quan sát và lắng nghe GV hướng dẫn.
- Giới thiệu: Đây là chiếc ghế rất nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế. Nếu ai đụng vào ghế sẽ bị chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Bây giờ các em hãy xếp hàng từ ngoài hành lang đi vào.
- Cử 5 HS đứng quan sát, ghi lại những gì em nhìn thấy.
- 5 HS đứng quan sát, HS cả lớp xếp hàng đi từ hành lang vào trong lớp, vào chỗ ngồi của mình.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả quan sát
- HS nói những gì mình quan sát thấy.
- Nhận xé

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa hoc 1-14.doc