Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 56: Sự sinh sản của côn trùng - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

A. MỤC TIÊU

- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.

B. CHUẨN BỊ :

- GV : Hình và thông tin ở sgk.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 11857Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 56: Sự sinh sản của côn trùng - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết 56 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ năm, ngày 18 tháng 3 năm 20010 
Môn : Khoa học
Sự sinh sản của côn trùng
KTKN : 93 
SGK : 86
A. MỤC TIÊU
- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
B. CHUẨN BỊ :
- GV : Hình và thông tin ở sgk.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ :
- Kể tên một số loài động vật đẻ con / đẻ trứng.
Nhận xét – chấm điểm
- 3HS
2. Bài mới :
* Giới thiệu :
- Kể tên một số loại côn trùng mà em biết ?
- Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự sinh sản của côn trùng.
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu : Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh. Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cải. Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu. 
* Cách tiến hành :
- Thảo luận nhóm.
- Dưới đây là các hình mô tả quá trình phát triển của bướm cải từ trứng cho đến khi thành bướm (loại bướm này thường đẻ trứng vào lá của các cây rau cải, bắp cải hoặc súp lơ).
- HS kể
- Đọc yêu cầu trang 114
- Các nhóm quan sát hình 1.2.3.4.5
+ Hãy chỉ đâu là : trứng, sâu (ấu trùng), nhộng, bướm.
Hình 1 : trứng (thường được đẻ vào đầu hè, sau 6-8 ngày trứng nở thành sâu)
Hình 2a, 2b, 2c : Sâu (sâu ăn lá lớn dần cho đến khi da ngoài trở nên quá chật, chúng lột xác và lớp da mới hình thành. Khoảng 30 ngày sau sâu ngừng ăn).
Hình 3 : Nhộng (sâu leo lên tường, hàng rào hay bậu cửa. Vỏ sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng)
Hình 4 : Bướm (trong vòng 2-3 tuần, một con bướm nhăn nheo chui ra khỏi kén. Tiếp đến bướm xòe rộng đôi cánh cho khô rồi bay đi)
Hình 5 : Bướm cải đẻ trứng vào lá rau cải, bắp cải hay súp lơ.
+ Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất 
+ Sâu càng lớn càng thiệt hại nặng
+ Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?
+ Bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm
Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu : So sánh tìm ra được sự giống và khác nhau giữa chu trình sinh sản của ruồi và gián. Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng. Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng.
* Cách tiến hành :
- Thảo luận nhóm
Kết luận : Tất cả côn trùng đều đẻ trứng
- Nhóm trưởng điểu khiển nhóm thảo luận theo chỉ dẫn của sgk.
- Đại diện nhóm trình bày kq
Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản :
- Giống nhau :
- Khác nhau :
- đẻ trứng
- trứng nở ra thành dòi nhộng ruồi
- đẻ trứng
- trứng gián
Nơi đẻ trứng 
- nơi có phân, rác thải, xác chết động vật, ...
- xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo, ...
Cách tiêu diệt
- dùng vĩ đập ruồi
- thuốc
Hoạt động 3 : Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của một loại côn trùng.
* Mục tiêu : HS viết hoặc vẽ được sơ đồ chu trình sinh sản của một loài côn trùng.
* Cách tiến hành : 
- Thảo luận nhóm
- HS vẽ vào giấy
- 3nhóm làm vào bảng nhóm.
- Nhận xét – tuyên dương.
- HS thực hành
- nhận xét bài của bạn.
- trình bày bài làm.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Vẽ vào vở vòng đời của một loại côn trùng.
- Chuẩn bị : Sự sinh sản của ếch.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 56 Su sinh san cua con trung.doc