I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng : gạch, ngói.
II. CHUẨN BỊ :
- Một số gạch ngói.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tuần 14 Tiết 27 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2009 Môn : Khoa học Gốm xây dựng : Gạch, ngói KTKN : 90 SGK : 56 I. MỤC TIÊU: - Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói. - Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. - Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng : gạch, ngói. II. CHUẨN BỊ : - Một số gạch ngói. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ : + Nêu tính chất của đá vôi. + Trong thực tế đá vôi được dùng để làm gì ? - Nhận xét và nêu điểm. + Đá vôi không cứng lắm, dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi sủi bọt. + Được dùng để xây nhà, lát đường, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết B. Bài mới : Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm đôi. * Mục tiêu : Kể tên một số đồ gốm. Phân biệt được gạch ngói với các loại đồ sành sứ. * Cách tiến hành : - GV ghi hai câu hỏi sau lên bảng : + Kể tên một số đồ gốm mà em biết . + Gạch ngói khác đồ sành sứ ntn ? Kết luận : Các đồ vật làm bằng đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men sành, men sứ đều gọi là đồ gốm. - Học sinh thảo luận nhóm đôi . - Cá nhân nêu ý kiến thảo luận của mình. + Chén, chậu, ngói, gạch, ... + gạch, ngói không có tráng men ; đồ sành sứ có tráng men. - Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi. * Mục tiêu : Nêu được công dụng của gạch ngói. * Cách tiến hành : - Thảo luận nhóm : - Quan sát tranh và thảo luận. - đại diện nhóm trình bày + Trong hình 1 và hình 2, loại gạch nào được dùng để xây tường, loại gạch nào dùng để lát sàn nhà ; lát sân hoặc vỉa hè ; ốp tường ? + Hình 1 : xây tường + Hình 2a : lát vỉa hè hoặc sân. + Hình 2b : lát sàn nhà. + Hình 2c : ốp tường. + Trong 3 loại ngói ở hình 4, loại nào được dùng để lợp mái nhà ở hình 5 và 6 ? + Hình 5 : c + Hình 6 : a Hoạt động 3 : Thực hành * Mục tiêu : Làm thí nghiệm để phát hiện tính chất của gạch, ngói. * Cách tiến hành : - GV hướng dẫn cách thực hiện. - Yêu cầu các nhóm quan sát kĩ viên gạch - GV nhận xét và tuyên dương - HS đọc mục thực hành, thí nghiệm, làm bài tập. + Thấy có nhiều lỗ li ti. - Các nhóm tiến hành thí nghiệm. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. + Thấy có vô số bọt nhỏ từ viên gạch thoát ra nổi trên mặt nước. Do nước tràn vào các lỗ li ti của viên gạch, đẩy không khí ra ngoài tạo thành bọt khí. - Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến. - GV hỏi tiếp : + Điều gì đã xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch? + Qua bài em hãy nêu tính chất của gạch, ngói. Kết luận : Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ. + Khi bị rớt từ trên cao xuống viên gạch sẽ bị vỡ. + Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - HS đọc lại mục bạn cần biết ở SGK trang 57. - Chuẩn bị : Xi măng. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: