Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 26: Đá vôi - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.

- Quan sát, nhận biết đá vôi.

II. CHUẨN BỊ :

- Phiếu học tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 8186Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 26: Đá vôi - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 
Tiết 26 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Thứ năm, ngày 12 tháng 11 năm 2009 
Môn : Khoa học	
Đá vôi
	KTKN : 90 
	SGK : 54 
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
II. CHUẨN BỊ :
- Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ :
+ Nêu một số tính chất của nhôm.
+ Nêu cách bảo quản một số dụng cụ làm bằng nhôm.	
- Nhận xét và nêu điểm.
+ Có màu trắng bạc, nhẹ hơn sắt và đồng, dễ kéo, không gỉ
+ không đựng những thứ chua, nên thường xuyên lau chùi.
B. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Làm việc với thông tin sưu tầm được.
* Mục tiêu : Kể tên một số vùng có đá vôi và nêu được ích lợi của chúng.
* Cách tiến hành :
- Thảo luận nhóm
+ Kể tên một số vùng núi đá vôi mà em biết.
- các nhóm thảo luận và ghi vào phiếu học tập.
+ Hương Tích ở Hà Tây, Vịnh Hạ Long ở Quãng Ninh , Phong Nha ở Quãng Bình, .
+ Đá vôi thường được dùng để làm gì ?	
Kết luận : nước ta có rất nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng : Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), ...
.. lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết, ...
Hoạt động 2 : Quan sát hình thí nghiệm
* Mục tiêu : HS quan sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
* Cách tiến hành :
- Thảo luận nhóm
- Quan sát thí nghiệm trong SGK
- các nhóm quan sát hình thí nghiệm trong SGK và ghi kết quả vào bảng.
 - trình bày kết quả.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội
- Trên mặt đá vôi, chỗ cọ xát vào đá cuội bị mài mòn.
- Đá vôi mềm hơn đá cuội.
2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a-xít loãng) lên một hòn đá cuội
- Trên hòn đá vôi có sủi bọt.
- Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi.
- Đá vôi tác dụng với giấm (hoặc a-xít loãng) tạo thành một chất khác và khí các-bô-níc sủi lên.
- Đá cuội không có phản ứng gì với a-xít.
Kết luận : Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi sủi bọt.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không ?
- HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 26 Đá vôi.doc