Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 57: Sự sinh sản của loài ếch

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Giúp HS biết được cách sinh sản, vòng đời và đời sống của ếch.

- HS biết cách chăm sóc răng đúng cách.

2. Kĩ năng:

 - HS biết vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.

- HS biết phân biệt được ếch và họ hàng nhà ếch.

3. Thái độ:

- HS hứng thú với tiết học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên:

- Giáo án giấy, giáo án điện tử Powerpoint.

- Thẻ tán thành hay không tán thành ( hình con ếch)

- Đồ dùng trò chơi: các tấm thẻ về chu trình vòng đời của ếch.

- Phần thưởng cho đội chiến thắng.

 

docx 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 2131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 57: Sự sinh sản của loài ếch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 57: Sự sinh sản của loài ếch
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Giúp HS biết được cách sinh sản, vòng đời và đời sống của ếch.
- HS biết cách chăm sóc răng đúng cách.
2. Kĩ năng:
 - HS biết vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
- HS biết phân biệt được ếch và họ hàng nhà ếch.
3. Thái độ:
- HS hứng thú với tiết học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
- Giáo án giấy, giáo án điện tử Powerpoint.
- Thẻ tán thành hay không tán thành ( hình con ếch)
- Đồ dùng trò chơi: các tấm thẻ về chu trình vòng đời của ếch.
- Phần thưởng cho đội chiến thắng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1) Ổn định lớp (3’) hát bài “Chú ếch con”, yêu cầu CTHĐTQ báo cáo sĩ số.
2) Kiểm tra bài cũ (5’)
- GV đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm có các phương án trả lời A – B – C. HS đưa ra đáp án bằng cách giơ thẻ.
Câu 1: Vòng đời sinh sản của ruồi là:
Ấu trùng- trứng- nhộng- ruồi.
Trứng - ấu trùng – nhộng – ruồi.
Ruồi – trứng – nhộng- ấu trùng.
Đáp án: A
Câu 2: Bướm cải là loài côn trùng không gây hại?
Đúng
Sai
Đáp án khác
Đáp án: B
Câu 3: Vòng đời sinh sản của gián và ruồi có gì khác nhau?
A: Vòng đời của gián gồm 2 giai đoạn trứng nở thành gián. Ruồi gồm 4 giai đoạn trứng - ấu trùng - nhộng - ruồi.
B: Vòng đời của gián gồm 4 giai đoạn trứng - ấu trùng - nhộng – gián. Ruồi gồm 2 giai đoạn trứng – ruồi.
Đáp án: A
Câu 4: Để tránh sự phát triển của các loài côn trùng gây hại chúng ta cần:
A: phải giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.
B: Phun thuốc diệt côn trùng.
C: Đáp án khác.
Đáp án: A
- GV hỏi thêm những hành động cụ thể đã làm để giữ vệ sinh môi trường.
- GV nhận xét sự chuẩn bị bài của học sinh. 
3) Hoạt động dạy học
	- Vào bài: (4p)
A) Bài mới:
1) Giới thiệu bài mới:
Các con ạ, cách đây 350 triệu năm, cá bắt đầu ra khỏi nước. Vây của chúng biến đổi thành chân, mang biến đổi thành phổi. Vậy các con có biết lúc đó chúng biến đổi thành con gì không? Đó chính là con ếch đấy! Vậy sau này loài ếch sống và sinh sản như thế nào? Thì cô trò mình sẽ đi tìm hiểu bài khoa học ngày hôm nay, “Bài 57: Sự sinh sản của loài ếch”
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PPDH
A. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Quan sát tìm hiểu đặc điểm sinh sản của loài ếch.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi quan sát 2 bức tranh trong SGK (trang) và trả lời các câu hỏi: 
+ Mô tả lại tiếng ếch kêu?
( Vì sao ếch kêu ồm ộp? Chỉ có ếch đực mới kêu ồm ộp để quyến rũ ếch cái. Khúc hát càng trầm tức là ếch đực càng muốn nói: “ anh là một chàng trai mạnh mẽ, một chàng trai mạnh khỏe.”
- Sau mỗi câu hỏi gọi HS nhận xét.
- GV cho HS quan sát các bức tranh trong SGK kết hợp với đoạn clip vừa xem mô tả sự phát triển của nòng nọc cho đến khi thành ếch.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
Hoạt động 3: Có thể bạn chưa biết?
- Cho HS quan sát hình ảnh và cung cấp thông tin về 1 số loài ếch khác nhau.
B. Hoạt động thực hành:
- GV gọi 2 đội chơi: Đội Ếch Xanh và Ếch Hồng.
* Luật chơi và cách chơi: Mỗi đội có 4 thành viên. Các thành viên lần lượt gắn hình ảnh chu trình vòng đời của ếch với lời chú thích phù hợp.
- Đội nào nhanh hơn đúng hơn sẽ là đội chiến thắng và nhận được quà.
- GV nhận xét và trao thưởng.
C. Hoạt động ứng dụng:
- GV GDHS : Ếch là loài động vật có ích, nó ăn các côn trùng, sâu bọ có hại để chúng không phá hoại mùa màng của bà con nông dân.
 - GV nhận xét tiết học. 
- Tuyên dương các HS tích cực xây dựng bài, nhắc nhở các HS còn thụ động.
- Dặn HS về học bài và xem bài tiếp theo: “ Bài 58:Sự sinh sản và nuôi con của chim”.
- Cả lớp quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
+ Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
Đáp án: Ếch thường đẻ trứng vào đầu mùa hạ, sau những cơn mưa lớn.
+ Ếch đẻ trứng ở đâu?
Đáp án: Ếch thường đẻ trứng ở ao, hồ.
+ Trứng ếch nở thành gì?
Đáp án: Ếch trứng nở thành nòng nọc; nòng nọc thành ếch.
- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét, chốt ý. 
- GV cho học sinh xem clip về vòng đời của loài ếch.
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời:
+ Em hãy cho biết nòng nọc sống ở đâu?
Đáp án: Nòng nọc sống ở dưới nước
+ Ếch sống ở đâu?
Đáp án: Ếch sống ở trên cạn
+ Ếch là loài động vật đẻ trứng hay đẻ con?
Đáp án: Ếch đẻ trứng.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý.
- Goi 2-3 HS đọc mục bạn cần biết trang 116 SGK, cả lớp đọc thầm.
- Cho HS nhắc lại chu trình phát triển của loài ếch.
- Vẽ mẫu 1 phần sơ đồ, gọi HS lên bảng thực hành. Hs dưới lớp vẽ vào vở. 
Chu trình sinh sản của ếch:
Ếch trưởng thành trứng
Nòng nọc con nòng nọc mọc 2 chân sau nòng nọc mọc tiếp 2 chân trước ếch con đủ bốn chân Đuôi ngắn dần ếch trưởng thành 
- Học sinh nhận xét.
- Chốt ý và nhắc nhở các HS còn lại sai chổ nào thì chú ý sửa sai.
- Vì sao ếch lúc nào cũng ẩm ướt?
 (Vì lần da của ếch rất mỏng không được che phủ bởi long mao, long vũ hay vảy, giống như các loài động vật khác, vì vậy nó phải bảo vệ da bằng cách tạo ra chất nhờn.)
- Vì sao ếch có thể phồng lên rất to?
( Vì: Khi đối diện với nguy hiểm thì ếch và nhất là cóc mới phồng người lên. Việc này thường cứu mạng chúng.)
- Loài ếch kokoi ( ếch vàng) như thế nào?
( Loài ếch vàng nhỏ bé tạo ra chất độc nguy hiểm nhất Trái Đất. Chỉ một giọt cũng đủ giết chết 100.000 người.)
- HS: Cả lớp tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Đàm thoại
- Quan sát
- Thảo luận

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_57_Su_sinh_san_cua_loai_ech.docx