Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 37: Dung dịch - Đặng Thị Thanh Nga

I. Mục tiêu

- Học sinh biết cách tạo ra một dung dịch.

- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.

- HS biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất

- Giáo dục HS yêu khoa học, trân trọng thành quả mà các nhà khoa học đã nghiên cứu ra.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu học tập cho các nhóm.

- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một cốc thủy tinh, thìa nhỏ có cán dài. Nước đun sôi, bình nhựa, thìa nhỏ, các chén nhỏ, bảng nhóm. Vở thí nghiệm.

- Máy chiếu, máy tính.

 

docx 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 2523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Bài 37: Dung dịch - Đặng Thị Thanh Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Đặng Thị Thanh Nga
Lớp: K40B
Mã sv: 145D1402020177
Soạn giáo án môn khoa học lớp 5
Bài 37: Dung dịch
I. Mục tiêu
- Học sinh biết cách tạo ra một dung dịch.
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
- HS  biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất
- Giáo dục HS yêu khoa học, trân trọng thành quả mà các nhà khoa học đã nghiên cứu ra.
II. Đồ dùng dạy học:  
- Phiếu  học tập cho các nhóm.
- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một cốc thủy tinh, thìa nhỏ có cán dài. Nước đun sôi, bình nhựa, thìa nhỏ, các chén nhỏ, bảng nhóm. Vở thí nghiệm.
- Máy chiếu, máy tính.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
GV: Để tạo ra một hỗn hợp cần có ít nhất mấy chất? Mỗi chất trong hỗn hợp cần phải có tính chất gì? (cần ít nhất hai chất được trộn lẫn nhau. Chúng không hòa tan nhau).
2. Bài mới
a/ Giới thiệu bài: Có hai chất khác nhau , một chất là đường , một chất là nước. Cho một thìa đường vào trong cốc nước sau đó lấy thìa khuấy đều lên . Vậy đường trong cốc đã đi đâu? (GV vừa nêu câu hỏi vừa thực hiện)
 ( HS: đường tan trong nước).
GV : Chất mới được tạo thành có được gọi là hỗn hợp không? Tại sao?
 (HS : Không là hỗn hợp. Nếu HS không nói được thì Gv giới thiệu. Đó chính là Dung dịch).
GV ghi bảng tên bài học – HS mở SGK trang 76 .
Hoạt động 1: Thực hành tạo một dung dịch 
Chia lớp thành các nhóm 4 : Đại diện các nhóm nêu tên các dụng cụ- vật liệu của nhóm mình đã chuẩn bị.
Lệnh :  Bằng những dụng cụ và nguyên liệu đã chuẩn bị,  hãy pha chế thành các loại dung dịch theo ý muốn của mình và điền thông tin cần thiết theo mẫu sau: Thời gian 5 phút.
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra
dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm của
dung dịch
Đại diện nhóm có nguyên liệu khác nhau báo cáo kết quả.
Nhóm 1:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch.
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
1. Nước sôi để nguội: trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
2. Đường: Màu trắng, có vị ngọt.
Dung dịch nước đường:  có vị ngọt.
Nhóm 2:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch.
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
1. Nước sôi để nguội: trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
2. Muối: Màu trắng, có vị mặn.
Dung dịch nước muối: có vị mặn.
Nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS đi nếm dung dịch của các nhóm khác. Nhận xét về độ mặn- ngọt.
GV: Muốn tạo ra độ mặn, độ ngọt khác nhau của dung dịch ta làm thế nào?
(HS : thêm hoặc bớt chất hòa tan vào trong nước) .
GV: yêu cầu HS nêu một vài ứng dụng của dung dịch nước muối; dung dịch nước đường trong cuộc sống hằng ngày.
Kết luận:  Dung  dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch.
- Muốn tạo ra dung dịch cần ít nhất từ 2 chất trở lên được trộn lẫn vào nhau trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được trong chất lỏng đó.
GV: So sánh hỗn hợp và dung dịch? (HS: ..............)
-GV: Hãy kể tên một số dung dịch mà em biết.
- HS kể:    + dung dịch nước xà phòng.
       + dung dịch giấm và đường.
       + dung dịch nước mắm và mì chính....
Hoạt động 2: Phương pháp tách các chất ra khỏi dung dịch ( PPBTNB)
Bước 1: Tình huống xuất phát
GV : Hãy pha dung dịch nước muối nóng.
Từ các dụng cụ : Đĩa nhỏ, dung dịch nước muối nóng, em hãy lấy ra chút nước trắng từ những dung dịch vừa pha. Sau đó hãy cho biết nước thu được có vị gì?
Bước 2: bộc lộ quan niệm ban đầu
+ Nước thu được có vị mặn                   
+ Nước thu được có vị không mặn                 
+ Nước thu được có vị mặn nhưng không bằng nước ở dung dịch.
Bước 3: Nêu ý kiến thắc mắc, và đề xuất phương án thực nghiệm.
GV: Muốn biết dự đoán nào đúng thì các em cần làm gì?(tiến hành làm thí nghiệm)
- Đại diện nhóm lần lượt đề xuất phương án thí nghiệm. 
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả. (Gv lưu ý điều kiện để thí nghiệm thành công như: Dung dịch phải đủ độ nóng; và lưu ý thời gian để có được nước...đảm bảo an toàn khi sử dụng nước nóng)
+Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm như phương án đã đề xuất và ghi kết quả thí nghiệm vào phiếu (bảng nhóm).
Bước 5: Hợp lí hóa kiến thức
Đại diện nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-         Úp đĩa lên cốc, để một thời gian sẽ thu được nước.
-         Nước thu được không có vị gì.
GV yêu cầu HS đối chiếu kết quả sau thí nghiệm với dự đoán ban đầu.
Kết luận: Nước thu được không có vị gì.
GV nhận xét – bổ sung và khẳng định kết quả.
GV: Dựa vào kết quả thí nghiệm trên, để tách muối ra khỏi dung dịch nước muối người ta làm thế nào? ( HS: làm cho nước trong dung dịch bay hơi hết, ta sẽ thu được muối).
- Kết luận: Đó là cách chưng cất.
GV cho HS quan sát mô hình cách tách các chất ra khỏi dung nước muối bằng hình ảnh động trên màn hình.(nếu có)
Hoạt động 3: Đố bạn  
- HS suy nghĩ cá nhân 2 phút để trả lời các câu hỏi trong SGK.
1/ Để sản xuất ra nước cất, trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào trong các cách sau:
A. Lọc                B. Làm lắng                 C. Chưng cất            D.phơi nắng
2/  Để sản xuất ra muối từ nước biển, người ta đã làm cách nào?
A. lọc                 B. làm lắng                   C. Chưng cất            D.phơi nắng
Tổ chức trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”  để chữa bài tìm ra đáp án đúng
GV : Chia 2 đội chơi; 2 bạn/ đội. Nhiệm vụ khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Mỗi câu trả lời đúng  được một bông hoa niềm vui, đội nào nhanh hơn, đúng được thưởng một bông hoa niềm vui. Trong thời gian 1 phút đội nào đội nào dành được nhiều bông hoan niềm vui hơn thì đội đó chiến thắng.
GV và các HS dưới lớp cổ vũ và làm trọng tài. - HS xem video cách làm muối của người dân vùng biển - chốt kết quả đúng.
GV : Gọi nhận xét (xen kẽ trả lời câu hỏi tại sao lại dùng phương pháp đó.........)    – Phân thắng thua cho 2 đội
3. Củng cố, dặn dò:  Dùng sơ đồ tư duy
- GV : Yêu cầu HS dùng sơ đồ tư duy để HS ôn lại bài ( Có thể dùng sơ đồ câm HS điền thông tin bài học vào các nhánh hoặc học sinh tự vẽ, tùy thuộc trình độ học sinh trong lớp). Sau đó gọi 2,3 em lên thuyết trình trước lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_37_Dung_dich.docx