Giáo án Khoa học lớp 4

I. MỤC TIÊU :

 - Nắm được những yếu tố con người cần để duy trì sự sống của mình .

 - Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình . Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống .

 - Có ý thức giữ gìn sức khỏe bằng cách đảm bảo đủ các yếu tố cần thiết cho đời sống của mình

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Hình trang 4 , 5 SGK .

 - Phiếu học tập theo nhóm .

 - Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ Cuộc hành trình đến hành tinh khác ” .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1’) Hát .

 2. Bài cũ : (3’) Không có .

 3. Bài mới : (27’) Con người cần gì để sống .

 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .

 b) Các hoạt động :

 

doc 162 trang Người đăng honganh Lượt xem 4715Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch . Mặt khác , các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có hạn . Vì vậy , chúng ta cần phải tiết kiệm nước . Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân , vừa để có nước cho nhiều người khác , vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước .
Hoạt động 2 : Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước .
MT : HS cam kết tiết kiệm nước và tuyên truyền , cổ động người khác cùng tiết kiệm nước . 
PP : Thực hành.
ĐDDH ;
- Giấy A0 đủ cho các nhóm , bút màu đủ cho mỗi em .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc .
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình ở bảng . Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện tiết kiệm nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ .
- Các nhóm khác góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện .
*GDKNS : KN đảm nhận trách nhiệm trong việc sử dụng tiết kiệm, trnh lng phí nước; KN bình luận về việc sử dụng nước .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
+ Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước .
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền , cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước .
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh .
- Đi tới các nhóm kiểm tra , giúp đỡ , đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia .
- Nhận xét , đánh giá , chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền , cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước ; tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng .
4. Củng cố : 
- Nêu ghi nhớ SGK . 
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng nước tiết kiệm .
5. Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
 TUẦN : 15
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 30
 Môn : Khoa học
 Bài : LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS nhận biết không khí hiện diện quanh ta .
	- Làm được thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật . Phát biểu được định nghĩa về khí quyển .
	- Yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 62 , 63 SGK .
	- Các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : Các túi ni-lông to , dây thun , kim khâu , chậu thủy tinh , chai không , một miếng bọt biển .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Bài mới : (27’) Làm thế nào để biết có không khí ?
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật 
MT : HS phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật .
PP : Động não, thực hành.
ĐDDH ; SGJ, - Hình trang 62 , 63 SGK .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc mục thực hành SGK để biết cách làm .
- Làm thí nghiệm theo nhóm :
+ Thảo luận và đưa ra giả thiết : Xung quanh ta có không khí .
+ Làm thí nghiệm chứng minh như hướng dẫn SGK .
+ Thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta 
- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm .
- Đi tới các nhóm giúp đỡ .
* GDBVMT :Bảo vệ môi trường không khí trong sạch, để phòng tránh các bệnh qua đương hô hấp, đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người để trang bị bệnh lây qua đường hô hấp .
Hoạt động 2 : Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật .
MT : Hs phát hiện sự hiện diện của không khí trong mọi vật.
PP : Thực hành.
ĐDDH ;
- Các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : Các túi ni-lông to , dây thun , kim khâu , chậu thủy tinh , chai không , một miếng bọt biển .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc mục thực hành SGK để biết cách làm .
- Làm thí nghiệm theo nhóm :
+ Thảo luận , đặt ra các câu hỏi : 
@ Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì ?
@ Trong những lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển không chứa gì ?
+ Làm thí nghiệm chứng minh như hướng dẫn SGK .
+ Thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả 2 thí nghiệm kể trên .
- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm .
- Đi tới các nhóm giúp đỡ .
- Kết luận : Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí 
Hoạt động 3 : Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí .
MT : HS phát biểu định nghĩa về khí quyển ; kể ra những ví dụ khác chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí . 
PP : Động não, đàm thoại.
ĐDDH ; SGK .
Hoạt động lớp .
Hs trả lời 
- Nhận xét , bổ sung .
- Lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận :
+ Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì ?
+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và có trong những chỗ rỗng của mọi vật .
+ Gv nhận xét.
 2. Củng cố : 
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 3. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Nêu nhiệm vụ ở nhà .
TUẦN : 16
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 31
 Môn : Khoa học 
 Bài : KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS nắm những tính chất của không khí .
	- Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách quan sát , làm thí nghiệm , nêu ví dụ .
	- Yêu thích tìm hiểu khoa học .
* GDBVMT:Bảo vệ bầu không khí trong lành,không gây ô nhiễm môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 64 , 65 SGK .
	- Mỗi nhóm chuẩn bị :
	+ 8 – 10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau có chỉ buộc .
	+ Bơm tiêm .
	+ Bơm xe đạp .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Làm thế nào để biết có không khí ?
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Không khí có những tính chất gì ?
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Phát hiện màu , mùi , vị của không khí .
MT : HS sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu , không mùi , không vị của không khí .
PP: Động não, giảng giải, đàm thoại.
ĐDDH : SGK, - Hình trang 64 , 65 SGK
HT : cá nhân, cả lớp .
 - Không . Vì không khí trong suốt và không màu .
- Không khí không mùi , không vị .
- Khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu , đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí . Ví dụ mùi nước hoa hay mùi của rác thải .
* GDBVMT:Bảo vệ bầu không khí trong lành,không gây ô nhiễm môi trường.
- Nêu câu hỏi :
+ Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao ?
+ Dùng mũi ngửi , dùng lưỡi nếm , em nhận thấy không khí có mùi , vị gì ?
+ Đôi khi ta ngửi thấy một hương thơm hay một mùi khó chịu , đó có phải là mùi của không khí không ? Cho ví dụ .
- Kết luận : Không khí trong suốt , không màu , không mùi , không vị .
Hoạt động 2 : Chơi thổi bóng , phát hiện hình dạng của không khí .
MT : Giúp HS phát hiện không khí không có hình dạng nhất định .
PP: Động não, thực hành. 
ĐDDH : - Mỗi nhóm chuẩn bị :
+ 8 – 10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau có chỉ buộc .
+ Bơm tiêm , Bơm xe đạp .
HT : nhóm , cả lớp .
- Các nhóm bắt đầu thổi bóng . Nhóm nào thổi đảm bảo các tiêu chuẩn đã nêu là thắng cuộc .
- Đại diện các nhóm mô tả hình dạng của các quả bóng vừa được thổi .
- Lớp nhận xét .
- Chia lớp thành 4 nhóm , yêu cầu nhóm trưởng báo cáo về số bóng đã chuẩn bị .
- Phổ biến luật chơi : Các nhóm cùng có số bóng như nhau , cùng bắt đầu thổi bóng vào một thời điểm . Nhóm nào thổi bóng xong trước , bóng đủ căng và không bị vỡ là thắng cuộc .
- Lần lượt đưa ra các câu hỏi :
+ Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy ?
+ Qua đó ta thấy không khí có hình dạng nhất định không ?
- Kết luận : Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó . 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí .
PP: Động não, giảng giải, đàm thoại, thực hành.
ĐDDH : SGK .
HT : Nhóm .
- Các nhóm quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2 ; sử dụng các từ nén lại và giãn ra để nói về tính chất của không khí qua thí nghiệm này 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm .
- Trả lời tiếp 2 câu hỏi SGK , thực hành thử các thí nghiệm .
- Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm đọc mục quan sát SGK .
- Gv nhận xét. 
4. Củng cố : 
- Trò chơi : - Nêu ghi nhớ SGK . 
- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 TUẦN : 16
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 32
 Môn : Khoa học 
 Bài : KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS nắm các thành phần của không khí .
	- Biết làm các thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là ô-xi và ni-tơ ; chứng minh không khí còn có những thành phần khác .
	- Yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 66 , 67 SGK .
	- Các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : lọ thủy tinh , nến , chậu thủy tinh , vật liệu dùng làm đế kê lọ , nước vôi trong .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Không khí có những tính chất gì ?
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Không khí gồm những thành phần nào ?
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
Hoạt động 1 : Xác định thành phần chính của không khí .
MT : HS làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là ô-xi và ni-tơ .
PP: Động não , đàm thoại, thực hành. 
ĐDDH : - Các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : lọ thủy tinh , nến , chậu thủy tinh , vật liệu dùng làm đế kê lọ , nước vôi trong .
HT : nhóm .
- Đọc mục thực hành SGK để biết cách làm .
- Làm thí nghiệm theo nhóm :
+ Thảo luận và đặt ra câu hỏi : Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là ô-xi và ni-tơ không ?
+ Sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi .
+ Không . Vì vậy nến đã tắt .
+ Hai thành phần chính : thành phần duy trì sự cháy , thành phần không duy trì sự cháy .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và lí giải các hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm 
- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm .
- Đi tới các nhóm giúp đỡ .
- Tại sao khi nến tắt , nước lại dâng vào trong cốc ?
- Giúp HS suy luận : Phần không khí mất đi chính là chất khí duy trì sự cháy , chất khí đó có tên là ô-xi .
- Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Tại sao em biết ?
- Thí nghiệm trên cho ta thấy không khí gồm mấy thành phần chính ?
- Giảng : Thành phần duy trì sự cháy là khí ô-xi . Thành phần không duy trì sự cháy là khí ni-tơ . Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi .
- Kết luận : Như mục Bạn cần biết SGK .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí .
MT : HS làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác .
PP: Động não, đàm thoại, thực hành. 
ĐDDH : - Hình trang 66 , 67 SGK .
HT : cá nhân, cả lớp.
- Thực hiện như chỉ dẫn của GV , quan sát , thảo luận và giải thích hiện tượng xảy ra 
- Trình bày .
- Quan sát hình 4 , 5 và kể thêm những thành phần khác có trong không khí .
- Không khí gồm có 2 thành phần chính là khí ô-xi và khí ni-tơ . Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc , hơi nước , bụi , vi khuẩn  
- Cho HS quan sát nước vôi trong sau khi được bơm không khí vào .
- Đặt vấn đề : Trong những bài học về nước , chúng ta đã biết trong không khí có chứa hơi nước ; hãy nêu các ví dụ chứng tỏ trong không khí có hơi nước .
- Hỏi : Không khí gồm có những thành phần nào ?
 4. Củng cố : 
- Trò chơi : Nêu ghi nhớ SGK .
 Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học . 
TUẦN : 17
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 33
 Môn : Khoa học 
 Bài : ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU :
	- Củng cố , hệ thống các kiến thức về : 
	+ Tháp dinh dưỡng cân đối .
	+ Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí .
	+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
	+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt , lao động sản xuất và vui chơi giải trí .
	- Có khả năng vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí .
	- Yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình vẽ “tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho các nhóm .
	- Sưu tầm các tranh , ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước , không khí trong sinh hoạt , lao động sản xuất và vui chơi , giải trí .
	- Giấy khổ to , bút màu đủ dùng cho các nhóm .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Không khí gồm những thành phần nào ?
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) On tập và kiểm tra học kỳ I .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Trò chơi Ai nhanh , ai đúng ? 
MT : Giúp HS củng cố , hệ thống các kiến thức về : tháp dinh dưỡng cân đối ; một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí ; vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
ĐDDH : hình vẽ Tháp dinh dưỡng cân đối chưa hoàn thiện.
HT : nhóm,
- Các nhóm thi đua hoàn thành Tháp dinh dưỡng cân đối .
- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp . Mỗi nhóm cử 1 đại diện làm giám khảo . Ban giám khảo đi chấm , nhóm nào xong trước , trình bày đẹp và đúng là thắng cuộc . 
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời câu hỏi đó .
- Chia nhóm , phát hình vẽ Tháp dinh dưỡng cân đối chưa hoàn thiện cho các nhóm .
- Cho điểm toàn nhóm .
- Chuẩn bị sẵn một số phiếu ghi các câu hỏi SGK và thêm một số câu khác .
- Cho điểm cá nhân , công bố nhóm thắng cuộc ( nhiều em được điểm cao ) .
Hoạt động 2 : Triển lãm .
MT : HS củng cố , hệ thống các kiến thức về : vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt , lao động sản xuất và vui chơi giải trí .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
ĐDDH : tranh , ảnh, tư liệu sưu tầm 
HT : nhóm .
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đưa những tranh , ảnh , tư liệu sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề .
- Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình , giải thích về sản phẩm của nhóm .
- Ban giám khảo đánh giá sản phẩm của các nhóm theo các tiêu chí đã thống nhất với GV .
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm , nghe các thành viên trong nhóm trình bày . Ban giám khảo đưa ra câu hỏi .
- Ban giám khảo đánh giá .
- Lưu ý : Trình bày sản phẩm sao cho vừa đẹp , vừa khoa học .
- Nhận xét , cho điểm theo nhóm , các cá nhân xuất sắc . 
Hoạt động 3 : Vẽ tranh cổ động .
MT : HS có khả năng vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí .
PP : Trực quan , thực hành .
ĐDDH : 
HT : nhóm cá nhân .
- Các nhóm hội ý về đề tài và đăng kí với lớp , cố gắng đảm bảo vẽ cả hai chủ đề : bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí .
- Nhóm trưởng điều.
- Các nhóm treo sản phẩm của mình ở bảng , cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ .
- Các nhóm khác bình luận , góp ý .
- Đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ , đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia .
Nhận xét , đánh giá , cho điểm .
 4. Củng cố : (3’)
- Nêu ghi nhớ SGK . 
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
TUẦN : 17
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 34
 Môn : Khoa học 
KIỂM TRA HỌC KỲ I
 ( Theo đề thống nhất chung )
.
 TUẦN : 18
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 35
 Môn : Khoa học
 Bài : KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết không khí cần cho sự cháy .
	- Biết làm thí nghiệm chứng minh : Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn ; muốn sự cháy diễn ra liên tục , không khí phải được lưu thông . Biết nói về vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí : Tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh , qua nhanh . Nêu được ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy .
* GDKNS : KN bình luận về cách làm và các kết quả quan sát, KN phân tích phán đoán, so sánh đối chiếu, KN quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 70 , 71 SGK .
	- Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm :
	+ Hai lọ thủy tinh , 2 cây nến bằng nhau .
	+ Một lọ thủy tinh không đáy , nến , đế kê .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Kiểm tra học kì I .
	 3. Bài mới : (27’) Không khí cần cho sự cháy .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy .
MT : HS làm được thí nghiệm chứng minh : càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
ĐDDH : - Hình trang 70 , 71 SGK.
HT : Sgk .
- Đọc mục Thực hành SGK để biết cách làm .
- Các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến .
- Thư kí của nhóm ghi lại kết quả các thí nghiệm .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả .
* GDKNS : KN bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
- Chia nhóm , đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này .
- Cho điểm toàn nhóm 
- Giúp HS rút ra kết luận chung sau thí nghiệm , giảng về vai trò của khí ni-tơ : giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh , quá mạnh .
- Kết luận : Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn . Nói cách khác , không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống 
MT : HS làm được thí nghiệm chứng minh : Muốn sự cháy diễn ra liên tục , không khí phải được lưu thông . Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
ĐDDH :- Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm :
+ Hai lọ thủy tinh , 2 cây nến bằng nhau .
+ Một lọ thủy tinh không đáy , nến , đế kê .
- Đọc mục thực hành thí nghiệm SGK để biết cách làm .
- Các nhóm làm thí nghiệm như mục I SGK , nhận xét kết quả .
- Tiếp tục làm thí nghiệm như mục II SGK và thảo luận , giải thích nguyện nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thủy tinh không đáy được kê lên đế không kín .
- Liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả lam việc của nhóm mình .
* GDKNS : KN phân tích phán đoán, so sánh đối chiếu, KN quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- Chia nhóm , đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm này .
Kết luận : Để duy trì sự cháy , cần liên tục cung cấp không khí . Nói cách khác , không khí cần được lưu thông .
 4. Củng cố : (3’)
- Nêu ghi nhớ SGK . 
- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 5. Dặn dò : (1’)
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
 TUẦN : 18
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 36
 Môn : Khoa học
 Bài : KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS biết không khí cần cho sự sống .
	- Nêu được dẫn chứng để chứng minh người , động , thực vật đều cần không khí để thở . Xác định được vai trò của khí ô-xi với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống .
	- Yêu thích tìm hiểu khoa học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 72 , 73 SGK .
	- Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi .
	- Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Bài mới : (27’) Không khí cần cho sự sống .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người .
MT : Giúp HS nêu được dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở . Xác định được vai trò của khíô-xi trong không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
ĐDDH : - Hình trang 72 , 73 SGK.
HT : Cả lớp .
- Cả lớp làm theo hướng dẫn ở mục Thực hành SGK , phát biểu , nx
- Nín thở , mô tả lại cảm giác của mình .
- Dựa vào tranh , ảnh , dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người và những ứng dụng của kiến thức này trong y học và đời sống .
GDBVMT : Người và động vật,thực vật đều cần không khí để thở. Vai trò của khí ôxi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống .
- Yêu cầu Hs thực hiện theo HD SGK.
- Gv nhận xét 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật , động vật .
MT : HS nêu được dẫn chứng để chứng minh động vật , thực vật đều cần không khí để thở .
PP : Trực quan, giảng giải .
ĐDDH - Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá .
HT : cá nhân .
- Quan sát hình 3 , 4 và trả lời câu hỏi : tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết ?
 Không nên để hoa tươi , cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa . Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-níc , hút khí ô-xi làm ảnh hưởng đến hô hấp của con người .
- Kể cho HS nghe : Từ thời xưa , các nhà bác học đã làm thí nghiệm phát hiện vai trò của không khí đối với đời sống động vật bằng cách nhốt một con chuột bạch vào trong một chiếc bình thủy tinh kín có đủ thức ăn , nước uống . Khi chuột thở hết ô-xi trong bình , nó bị chết , mặc dù thức ăn , nước uống vẫn còn .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi .
MT : HS xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
ĐDDH- Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi .
	- Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá .
HT : cá nhân .
- Quan sát hình 5 , 6 theo nhóm đôi 
- 2 em quay lại với nhau , chỉ hình và nói : tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước , tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan .
- Vài em trình bày kết quả quan sát .
- Thảo luận các câu hỏi :
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người , động và thực vật .
+ Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở ?
+ Trong trường hợp nào , người ta phải thở bằng bình ô-xi ? ( Những người thợ lặn , thợ làm việc trong hầm lò , người bị bệnh nặng cần cấp cứu  )
- Kết luận : Người , động thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở .
2. Củng cố : (3’)
- Nêu ghi nhớ SGK . 
- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học .
 3. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
 TUẦN : 1

Tài liệu đính kèm:

  • docGA khoa hoc lop 4 ca nambgls.doc