Giáo án Kể chuyện lớp 5 - Tiết 28: Ôn tập giữa học kỳ II - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc khoảng 115 tiếng / phút ; đọc diễn cảm đoạn thơ, bài văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HK II (BT2).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Phiếu ghi bài tập đọc và học thuộc lòng.

- Bảng phụ, bảng nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 2607Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện lớp 5 - Tiết 28: Ôn tập giữa học kỳ II - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ tư, ngày 18 tháng 3 năm 2010
Môn : Kể chuyện
Ôn tập GHK II
(Tiết 4 )
	KTKN : 43
	SGK : 102
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ đọc khoảng 115 tiếng / phút ; đọc diễn cảm đoạn thơ, bài văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HK II (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Phiếu ghi bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Bảng phụ, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
* Hình thức kiểm tra :
- HS (7 - 8 em) lên bắt thăm chọn bài đọc.
- Về chỗ chuẩn bị (1-2 phút)
- Đọc bài + câu hỏi
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS lên bốc thăm chọn bài.
- HS đọc (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đọan hay cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
3. Bài tập 2 : Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì 2. 
- Thảo luận nhóm đôi
- Làm vào bảng phụ
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Trình bày kết quả
Ø Phong cảnh đền Hùng.
Ø Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
Ø Tranh làng Hồ.
4. Bài tập 3 : Nêu dàn ý của một bài tập đọc nói trên. Nêu một chi tiết hoặc một câu văn mà em thích và cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.
- Làm vào vở
- 1 HS làm vào bảng phụ
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc cá nhân. 
- HS đọc dàn ý ; nêu chi tiết hoặc câu văn mình thích ; giải thích lí do.
- HS dán bài lên bảng và trình bày.
1. Phong cảnh đền Hùng
a. Dàn ý (chỉ có phần thân bài)
- Đoạn 1 : Đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh (trước đền, trong đền).
- Đoạn 2 : Phong cảnh xung quanh khu đền
	+ Bên trái là đỉnh Ba Vì.
	+ Chắn ngang bên phải là dãy Tam Đảo.
	+ Phía xa là núi Sóc Sơn.
	+ Trước mặt là ngã ba Hạc.
- Đoạn 3 : cảnh vật trong đền :
	+ Cột đá An Dươn Vương.
	+ Đền Trung.
	+ Đền Hạ, chùa Thiên Quang và đền Giếng.
2. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
a. Dàn ý
- Mở bài : Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Thân bài :
	+ Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị thổi cơm.
	+ Hoạt động nấu cơm.
- Kết bài : Chấm thi. Niềm tự hào của những người đoạt giải. (không mở rộng)
3. Tranh làng Hồ
- Đoạn 1 : Cảm nghĩ chung của tác giả về làng Hồ và nghệ sĩ dân gian.
	+ Đề tài : lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ.
	+ Đánh giá : thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui
- Đoạn 2 : Sự độc đáo của nội dung tranh làng Hồ.
	+ 
- Đoạn 3 : Sự độc đáo của kĩ thuật tranh làng Hồ 
	+ Tạo màu : màu đen : rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu ; màu trắng : là một sự sáng tạo góp phần và kho tàng màu sắc của dân tộc.
 IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Chuẩn bị : Tiết 5
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 28 On tap GHK I ( tiet 4 ).doc