CHỦ ĐIỂM : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu biết, khắc sâu và khơi dậy lòng tự hào về truyền thống nhà trường.
- Giáo dục học sinh ý thức tích cực tham gia giữ gìn truyền thống nhà trường thông qua các hoạt động ngoại khóa.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
- Tìm hiểu về ngôi trường.
- Tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
- Bảo vệ và giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp”
- Hát về mái trường của em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
HĐ1: Tìm hiểu về ngôi trường
- GV sưu tầm các tài liệu nói về mái trường của em
- Trao đổi với những người lớn tuổi đã từng học nhằm làm cho HS nắm các nội dung sau:
+ Trường học được xây dựng lâu đời cạnh ngã tư Rạch Kiến. Vách xây bằng gạch, lợp ngói, gồm 2 dãy hình chữ L. Đến năm 1967, Mỹ vào trùng tu lại. Do bị xuống cấp, năm 2000 đập bỏ xây dựng 11 phòng tiền chế. Năm 2005, trường được xây dựng trên nền đất mới rộng 1.8 ha gồm 1 trệt 2 lầu với 24 phòng.
+ Đã có nhiều thế hệ học sinh từng học ở trường và trưởng thành tại ngôi trường này (ông Bùi Văn Quang - ấp 5 xã Long Hòa từng là trợ lí của Bác Hồ)
Thöïc hieän vaøo ngaøy thöù saùu haøng tuaàn HOẠT ÑOÄNG NGOAØI GIỜ THAÙNG 9 + 10 CHỦ ĐIỂM : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: - Hiểu biết, khắc sâu và khơi dậy lòng tự hào về truyền thống nhà trường. - Giáo dục học sinh ý thức tích cực tham gia giữ gìn truyền thống nhà trường thông qua các hoạt động ngoại khóa. II. NỘI DUNG SINH HOẠT: - Tìm hiểu về ngôi trường. - Tìm hiểu về truyền thống nhà trường. - Bảo vệ và giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp” - Hát về mái trường của em. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: HĐ1: Tìm hiểu về ngôi trường - GV sưu tầm các tài liệu nói về mái trường của em - Trao đổi với những người lớn tuổi đã từng học nhằm làm cho HS nắm các nội dung sau: + Trường học được xây dựng lâu đời cạnh ngã tư Rạch Kiến. Vách xây bằng gạch, lợp ngói, gồm 2 dãy hình chữ L. Đến năm 1967, Mỹ vào trùng tu lại. Do bị xuống cấp, năm 2000 đập bỏ xây dựng 11 phòng tiền chế. Năm 2005, trường được xây dựng trên nền đất mới rộng 1.8 ha gồm 1 trệt 2 lầu với 24 phòng. + Đã có nhiều thế hệ học sinh từng học ở trường và trưởng thành tại ngôi trường này (ông Bùi Văn Quang - ấp 5 xã Long Hòa từng là trợ lí của Bác Hồ) + Trường đã trải qua nhiều đời Hiệu trưởng. HĐ2: Tìm hiểu về truyền thống nhà trường - Trường được chọn là trường trọng điểm của tỉnh về chất lượng. - Trường luôn là lá cờ đầu của huyện về mọi mặt. - Trường được công nhận PCGDTH-XMC đầu tiên của huyện. - Phong trào giáo viên giỏi và học sinh giỏi được duy trì và ngày càng nâng lên về chất và lượng. - Liên đội nhà trường đạt danh hiệu LĐVMXS nhiều năm liền. - Tham gia và đạt nhiều thành tích trong các hội thi do ngành tổ chức. - Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2009, đang phấn đấu để đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 HĐ3: Bảo vệ và giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp” - GV nêu ý nghĩa của việc giữ vệ sinh trường , lớp - GV phát động HS tham gia vệ sinh lớp học và trang trí lớp. - GV tiến hành phân công HS làm vệ sinh. Mỗi tổ 1 chổi, 1 giẻ lau, cắt dán hoa, cây cảnh. - GV theo dõi, nhắc nhở, động viên, đôn đốc HS tham gia lao động với tinh thần tích cực - GV nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm sau buổi lao động HĐ4: Hát về mái trường của em - GV nêu mục đích và nội dung hội thi “Hát về mái trường – thầy cô – bạn bè”. - HS sưu tầm bài hát có nội dung phù hợp. - Các tổ tham gia biểu diễn. - GV tổng kết – trao thưởng. GDTTĐĐHCM: Thi đua học tập tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, hoạt động, xây dựng môi trường học tập thân thiện. Thöïc hieän vaøo ngaøy thöù saùu haøng tuaàn HOẠT ĐỘNG NGOAØI GIỜ THAÙNG 11 CHỦ ĐIỂM : KÍNH YÊU THẦY GIÁO , CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận thức sâu sắc về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. - Giáo dục HS biết tôn trọng và nhớ ơn thầy cô, giữ gìn phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. II. NỘI DUNG SINH HOẠT: - Tìm hiểu truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - Tổ chức ngày Nhà Giáo Việt Nam - Đăng kí thi đua học tốt, Hoa 20/11 - Văn nghệ chào mừng 20/11 III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: HĐ1: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo”: - GV yêu cầu HS sưu tầm các bài báo, câu chuyện về gương nhà giáo. - Các tổ thảo luận về truyền thống xưa và nay. - Xưa: Quân – Sư – Phụ. - Nay: nghề dạy học là nghề cao quí. - HS so sánh và nêu nhận xét. - GV chốt lại: Trong xã hội, người thầy không chỉ đơn thuần dạy chữ mà còn dạy người. Thầy là người cha, người mẹ thứ hai của mình. Bởi vậy có câu “Không thầy đố mày làm nên”. HĐ2: Tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. - Chào mừng ngày Nhà Giáo VIệt Nam 20-11, bộ phận Đội tổ chức cho HS tham gia các phong trào như : + Tham gia Hội khỏe Phù Đổng như : Mút bi vào chai , chuyền bóng tiếp sức + Tham gia thi vẽ tranh HĐ3: Tổ chức kỉ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam. - HS tặng hoa chúc mừng thầy cô. - Đại diện lớp phát biểu cảm tưởng. - GV kể về cuộc đời dạy học. - Văn nghệ cả lớp: Mái trường mến yêu, Cô và mẹ, Những bông hoa những bài ca. HĐ4: Đăng kí học tốt – Hoa 20/11 - GV nêu yêu cầu của một tiết học tốt. - HS thảo luận – hướng phấn đấu – đăng kí cho cô TPT. - GV phát động tháng thi đua Hoa 20/11 (Mỗi điểm 10 được hưởng 1 bông hoa. Cuối tháng tổng kết chọn 1 HS đạt hoa cao nhất và 1 giải trang trí đẹp nhất để phát thưởng - GV phân công theo dõi – thực hiện. - Tổng kết hoạt động tuần. HĐ5: Văn nghệ chào mừng 20/11 - GV yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị 3 tiết mục. - Các tổ họp phân công – tập luyện. - HS bốc thăm và biểu diễn. - BGK công bố kết quả - trao thưởng. - Tổng kết hoạt động tháng. Thöïc hieän vaøo ngaøy thöù saùu haøng tuaàn HOẠT ĐỘNG NGOAØI GIỜ THAÙNG 12 CHỦ ĐIỂM : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận thức được truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. - Tự hào và phát huy tình yêu quê hương đất nước. II. NỘI DUNG SINH HOẠT: - Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” - Truyền thống 4000 năm dựng nước – giữ nước - Đất nước ta giàu đẹp – Nhân dân ta cần cù III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: HĐ1: Tìm hiểu về truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”: - GV kể câu chuyện cổ tích “Sự tích trăm trứng nở trăm con”. - Hướng dẫn HS đàm thoại. - HS tìm hiểu câu chuyện “Kinh và Ba-na là anh em”. - Thảo luận nhóm: xác định các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. - GV chốt lại ý : Dân tộc Việt Nam vốn là dòng giống Tiên Rồng. Đất nước ta có 54 dân tộc chung sống với nhau từ rất lâu đời. HĐ2: Truyền thống dựng nước – giữ nước - HS sưu tầm tranh ảnh các anh hùng dân tộc, các mẫu chuyện chiến đấu. - HS giới thiệu trước lớp. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các gương: HÙNG VƯƠNG, AN DƯƠNG VƯƠNG, BÀ TRƯNG, BÀ TRIỆU, TRẦN HƯNG ĐẠO, LÊ LỢI, QUANG TRUNG, - GV chốt lại: đất nước ta tuy nhỏ nhưng luôn bị nước ngoài nhòm ngó và xâm chiếm. Người Việt Nam rất yêu nước, với vũ khí thô sơ đã đánh thắng nhiều kẻ thù mạnh hơn ta ngàn lần. HĐ3: Đất nước ta giàu đẹp – Nhân dân ta cần cù - HS sưu tầm tranh ảnh đẹp. - HS giới thiệu trước lớp. - HS kể lại cảnh đẹp của đất nước mà em đã được tham quan. - HS thảo luận về sự cần cù của dân tộc ta. - HS trình bày, nêu gương các Anh hùng Lao Động. - GV chốt: Nhờ thiên nhiên ưu đãi cùng với sự cần cù lao động, đất nước ta ngày một đổi mới, cuộc sống ngày càng sung túc hơn. HĐ4 : Tổng kết chủ điểm - GV chốt lại nội dung của chủ điểm : Truyền thống uống nước nhớ nguồn - GV giáo dục HS tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc. Từ đó, phát huy tình yêu quê hương đất nước . Thöïc hieän vaøo ngaøy thöù saùu haøng tuaàn HOẠT ĐỘNG NGOAØI GIỜ THAÙNG 1 + 2 CHUÛ ÑIEÅM : GIÖÕ GÌN TRUYEÀN THOÁNG VAÊN HOÙA DAÂN TOÄC I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận thức về bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam. - Tích cực học tập, rèn luyện góp phần giữ gìn truyền thống đó. II. NỘI DUNG SINH HOẠT: - Tìm hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc. - Thảo luận về nét đẹp của văn hóa Việt Nam. - Tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: HĐ1: Tìm hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc - GV Nêu dẫn chứng về một số phong tục, tập quán của dân tộc ta : lễ hội đình chùa, cưới hỏi, ma chay, lạy ông bà ngày Tết , hoạt động văn nghệ , - HS kể thêm một số hoạt động có liên quan đến đời sống tinh thần tín ngưởng của dân tộc ta - GV nhận xét,chốt ý : Truyền thống văn hóa dân tộc là những điều tốt đẹp về mặt tình cảm, cách ăn ở giữa người với người. HĐ2: Thảo luận về nét đẹp của văn hóa Việt Nam. - GV nêu nội dung yêu cầu HS thảo luận . - HS thảo luận: Phong tục cưới hỏi của người Kinh. Phong tục cưới hỏi của dân tộc thiểu số. Phong tục lạy ông bà ngày Tết. - Các tổ thảo luận – trình bày trước lớp. - HS nhận xét – bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý : Người Kinh đám cưới phải trải qua nhiều giai đoạn: chạm ngõ, coi mắt, lễ hỏi, lễ đón dâu. Người dân tộc thiểu số thì người nam phải ở rể, làm việc cho nhà gái một thời gian khi được phép mới về nhà trai. HĐ 3 : Thi đua học tốt tháng 1 - GV nêu yêu cầu thi đua - Cả lớp trao đổi, thảo luận, đưa ra thời gian tiêu chuẩn thi đua của từng tổ - Các tổ tổng kết, báo cáo, chọn bạn đạt điểm 10 cao nhất - GV nhận xét, tổng kết phong trào thi đua tháng 1 HĐ4: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ - HS nêu tên một số hoạt động văn nghệ: hát quan họ ( Bắc Ninh ) ca trù, hò đối đáp, hát bội, hát chèo ca cổ, các điệu lí, dân ca. - HS tập biểu diễn các nội dung trên. - Cả lớp hát bài “Cò lả”. - HS thi hát tiếp chữ cuối cùng hoặc bài hát có chữ đầu trùng với chữ cuối . - GV nhận xét và tổng kết hoạt động, tuyên dương đội thắng cuộc . HĐ 5 : Thi đua học tốt tháng 2 - GV nêu yêu cầu thi đua - Cả lớp trao đổi, thảo luận, đưa ra thời gian tiêu chuẩn thi đua của từng tổ - Các tổ tổng kết, báo cáo, chọn bạn đạt điểm 10 cao nhất - GV nhận xét, tổng kết phong trào thi đua tháng 2 HĐ 6: Tìm hiểu về truyền thống ngày Tết Nguyên Đán - GV nêu ý nghĩa của ngày Tết và những truyền thống phong tục, tập quán của nhân dân ta trong ngày Tết . - HS thảo luận các nội dung mà GV đưa ra. - GV liên hệ với từng học sinh về phong tục ngày Tết của gia đình mình . - GV nhận xét, chốt lại nội dung thảo luận HĐ 7: Tổng kết chủ điểm - GV tổng kết những nội dung chính của chủ điểm - GV nhận xét tiết học - HS tự liên hệ bản thân về việc giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc . - Chuẩn bị chủ điểm Yêu quý mẹ và cô giáo . Thöïc hieän vaøo ngaøy thöù saùu haøng tuaàn HOẠT ĐỘNG NGOAØI GIỜ THAÙNG 3 CHUÛ ÑIEÅM : YEÂU QUYÙ MEÏ VAØ COÂ I. MỤC TIÊU: - Giúp HS thấy được công ơn to lớn của mẹ và cô. - Biết nghe và vâng lời dạy bảo của mẹ. - Giáo dục HS yêu quí mẹ và cô. II. NỘI DUNG SINH HOẠT: - Tìm hiểu công ơn của mẹ và cô. - HS chăm ngoan học giỏi. - Giúp đỡ gia đình. - Hát về mẹ và cô. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ về mẹ và cô. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: HĐ1: Tìm hiểu công ơn của mẹ và cô - HS tự giới thiệu về gia đình mình. - HS nêu công ơn của mẹ đối với con. - HS kể về ngày đầu tiên đến lớp. - GV nhận xét, chốt lại: Cha mẹ là người sinh thành, nuôi dưỡng ta. Thầy cô giáo dạy dỗ ta nên người. Bởi vậy công ơn của mẹ và cô hết sức to lớn. HĐ2: Chăm ngoan – học giỏi - GV hướng dẫn các biện pháp học và đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho HS. - HS đọc thư Bác Hồ gửi cho ngành giáo dục (16/10/1968). - HS tham gia “Đố em” các nội dung trên: Thư Bác viết vào ngày tháng năm nào? Bác mong muốn điều gì? Bác khuyên HS điều gì? Em hãy đọc tiếp câu sau: “Non song các em” - Tổng kết – tuyên dương đội thắng cuộc. - GV nhận xét,chốt ý : Chăm ngoan học giỏi là niềm ước ao của cha mẹ, thầy cô. HS cần tích cực học tập. HĐ3: Giúp đỡ gia đình - GV nêu câu hỏi – HS trả lời về các công việc phụ giúp gia đình hằng ngày. - HS đóng vai câu chuyện “Trò chơi lớp học”. - HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt ý : Giúp đỡ cha mẹ đỡ vất vả là việc nên làm của một người con ngoan. HĐ4: Hát về mẹ và cô – Sưu tầm ca dao, tục ngữ: - HS hát bài “Mẹ và cô”. - HS hát theo tổ, cá nhân. - HS bình chọn. - HS thảo luận và ghi lại các câu ca dao, tục ngữ. - HS trình bày – nhận xét. - GV tổng kết. HĐ 5 : Tổng kết chủ điểm - GV tổng kết những nội dung chính của chủ điểm - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân mình đã thể hiện sự kính trọng và yêu mến cha mẹ , thầy cô. - Chuẩn bị chủ điểm Hòa bình và hữu nghị. Thöïc hieän vaøo ngaøy thöù saùu haøng tuaàn HOẠT ĐỘNG NGOAØI GIỜ THAÙNG 4 CHUÛ ÑIEÅM : HOØA BÌNH VAØ HÖÕU NGHÒ I.MỤC TIÊU: - HS hiểu về hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. - Biết phê phán và căm ghét chiến tranh. - Giáo dục HS lòng tương thân tương ái. II. NỘI DUNG SINH HOẠT: - Tham gia diễn đàn “Hòa bình và hữu nghị” - Hoạt động vui học – Ôn thi HK2 - Sinh hoạt văn nghệ - Tổng kết tháng thi đua III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: HĐ1: Diễn đàn “Thiếu nhi hòa bình và hữu nghị”: - GV nêu một số nội dung trong công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em: quyền được sống, khai sinh, có quốc tịch, họ tên, bày tỏ ý kiến, tự do kết bạn, học tập, vui chơi, khám chữa bệnh, - GV giảng về tội ác chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình. - HS tham gia vẽ tranh về hòa bình. - GV nhận xét – bình chọn. - GV chốt: hòa bình và hữu nghị mang đến cho ta hạnh phúc và niềm vui. - Tích hợp TTHCM: Bác Hồ là tấm gương của tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trên toàn thế giới. HĐ2: Hoạt động vui chơi – Ôn thi HK2: - GV nêu hệ thống câu hỏi, câu đố, bài tập (đáp án). - GV chia nhóm. - GV nêu luật chơi, biểu điểm. - Các nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi. - Ban giám khảo công bố điểm và kết quả cuộc chơi. - GV trao thưởng. HĐ3: Sinh hoạt văn nghệ chào mừng 30/04: - GV nêu ý nghĩa ngày 30/04. - GV kể về các gương chiến đấu. - Các tổ tham gia văn nghệ (3 tiết mục/ tổ). - GV phân công người dẫn chương trình. - Các tổ tham gia biểu diễn. - GV nhận xét – Tổng kết. HĐ4: Tổng kết thi đua tháng - HS nêu số cờ đạt được trong tháng. - GV ghi nhận – tổng kết. - GV công bố tên HS đạt cao nhất. - Sinh hoạt văn nghệ. Thöïc hieän vaøo ngaøy thöù saùu haøng tuaàn HOẠT ĐỘNG NGOAØI GIỜ THAÙNG 5 CHUÛ ÑIEÅM : KÍNH YEÂU BAÙC HOÀ I.MỤC TIÊU: - HS hiểu được lời dạy của Bác. - Biết tôn trọng và sẵn sàng làm theo lời Bác dạy. - Giáo dục HS phấn đấu trở thành “Cháu ngoan Bác Hồ”. II. NỘI DUNG SINH HOẠT: - Thảo luận chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi” - Sinh hoạt chào mừng sinh nhật Bác - Tích cực học tập – thi HK2 - Tham gia sinh hoạt hè III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ: HĐ1: Thảo luận chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”: - GV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu về Bác, các mẩu chuyện về sự yêu thương của Bác đối với thiếu nhi. - HS phát biểu, kể chuyện, đọc thơ về Bác. - HS thảo luận về quyền trẻ em. - HS tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy. - Cả lớp cùng hát bài “Như có Bác Hồ”. - GV chốt: dù bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn luôn quan tâm đến thiếu nhi Việt Nam. HĐ2: Tổ chức sinh hoạt văn nghệ mừng sinh nhật Bác: - HS sưu tầm các bài viết, bài thơ về Bác. - Các nhóm trình bày (đọc, ngâm thơ, hát,) - GV nhận xét – tuyên dương. Tích hợp TTHCM: Bác Hồ là tấm gương cao cả, là niềm tin của nhân dân thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện ca ngợi cuộc đời và công lao của bác đối với đất nước, dân tộc và thiếu nhi. HĐ3: Tích cực học tập – thi HK2: - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. - HS chuẩn bị câu hỏi (Khoa, Sử, Địa, TV, Toán) - Các tổ lần lượt hái hoa và trả lời. BGK nhận xét và công bố kết quả. GV thông báo lịch thi HK2. HĐ4: Tham gia sinh hoạt Hè - GV thông báo lịch sinh hoạt Hè. - HS tham gia đầy đủ các hoạt động Hè. Tổng kết đánh giá tháng. HĐ 5 : Tổng kết chủ điểm - GV tổng kết những nội dung chính của chủ điểm - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân mình đã thể hiện sự kính yêu và biết ơn Bác Hồ vĩ đại .
Tài liệu đính kèm: