Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 2 - Tuần 30

V.Tiến trình thực hiện

Bước 1. Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị một số công ước quốc tế về quyền lợi và bổn phận của trẻ em

Bước 2. Tiến hành hoạt động

a) Hoạt động 1: GD quyền và bổn phận trẻ em (cả lớp)

- Giới thiệu tóm tắt công ước về quyền trẻ em của UNICEF gồm có 54 điều

- Thông tin về câu lạc bộ tuyên truyền “Quyền và bổn phận trẻ em” của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh do hội đồng Đội Trung ương quản lí, chỉ đạo và hướng dẫn

- GV nêu câu hỏi:

- Công ước về quyền trẻ em quy định thế nào là trẻ em ? (là người dưới 18 tuổi )

- Nội dung chính của công ước quyền trẻ em là gì ? (những quy định về quyền trẻ em, áp dụng cho toàn Thế giới. Đã có 191 nước ký và phê chuẩn công ước)

* Nội dung về quyền: Trẻ em được hưởng mọi quyền tự do như đi lại, tín ngưỡng, tôn giáo .Không bị phân biệt về giới tính, chủng tộc, màu da, giai cấp. Các Quốc gia đảm bảo cho trẻ em sự phát triển đầy đủ về thể chât, tinh thần trong môi trường sống lành mạnh .

 

doc 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 2 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 ( Tiết 1 )
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chủ đề: Hòa bình và hữu nghị
Tên hoạt động: GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
I.Mục tiêu:
- HS biết được quyền và bổn phận trẻ em, Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em có quy định, phù hợp với lứa tuổi hình thành nhân cách cho trẻ em .
- Thực hành nội dung đã học.
- Giáo dục sống văn minh theo pháp luật
II. Quy mô, địa điểm , thời điểm tổ chức:
- Quy mô: Tổ chức theo lớp.
- Địa điểm: lớp học
- Thời điểm tổ chức: Tiết HĐNGLL tuần 30
III. Nội dung và hình thức:
1. Nội dung: Tìm hiểu quyền và bổn phận trẻ em
2. Hình thức: Tổ chức tìm hiểu theo nhóm, lớp.
IV.Tài liệu và phương tiện:
- Một số bài hát: Mái ấm ca sĩ Xuân Mai
- GV chuẩn bị một số công ước quốc tế về quyền lợi và bổn phận của trẻ em
V.Tiến trình thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị: 
- GV chuẩn bị một số công ước quốc tế về quyền lợi và bổn phận của trẻ em
Bước 2. Tiến hành hoạt động
a) Hoạt động 1: GD quyền và bổn phận trẻ em (cả lớp)
- Giới thiệu tóm tắt công ước về quyền trẻ em của UNICEF gồm có 54 điều
- Thông tin về câu lạc bộ tuyên truyền “Quyền và bổn phận trẻ em” của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh do hội đồng Đội Trung ương quản lí, chỉ đạo và hướng dẫn 
- GV nêu câu hỏi:
- Công ước về quyền trẻ em quy định thế nào là trẻ em ? (là người dưới 18 tuổi )
- Nội dung chính của công ước quyền trẻ em là gì ? (những quy định về quyền trẻ em, áp dụng cho toàn Thế giới. Đã có 191 nước ký và phê chuẩn công ước)
* Nội dung về quyền: Trẻ em được hưởng mọi quyền tự do như đi lại, tín ngưỡng, tôn giáo .Không bị phân biệt về giới tính, chủng tộc, màu da, giai cấp. Các Quốc gia đảm bảo cho trẻ em sự phát triển đầy đủ về thể chât, tinh thần trong môi trường sống lành mạnh .
*Nội dung về bổn phận :
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo đối với ông, bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp gia đình làm những việc vừa sức mình.
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường.
- Tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác.
b) Hoạt động 2 :Tiểu phẩm : Gia đình bạn Hoa.( Nhóm )
- Các nhóm thảo luận tình huống trong phiếu bài tâp.
- Đóng vai trong nhóm
- Thảo luận câu hỏi:
- Câu chuyện mà chúng ta vừa tìm hiểu nói về điều gì ?
- Khi Hoa bị ốm, bố mẹ Hoa có thái độ như thế nào ?
- Việc làm của bố mẹ Hoa đối với Hoa nói lên điều gì ?
- Sau khi khỏi bệnh, Hoa có ý nghĩ như thế nào? Suy nghĩ của Hoa có đúng không ? Vì sao ?
- Giáo viên gọi đại diện học sinh đóng vai trước lớp.
- Trả lời các câu hỏi trước lớp,
*Kết luận: Gia đình là nơi nuôi dưỡng, yêu thương và che chở cho em. Trẻ em có quyền và bổn phận được sống cùng cha mẹ và hưởng sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ và mọi người.
c) HĐ3: Kể chuyện: “Bé trai không ngừng khóc”( cả lớp )
- Giáo viên kể câu chuyện bé trai không ngừng khóc 3 lần.
- Thảo luận nhóm kể lại câu chuyện 1 đoạn hoặc cả bài
- 1,2 em kể trước lớp.
- Giáo viên tuyên dương, nhận xét.
- Gọi HS diễn lại ND câu chuyện
- GV nêu các câu hỏi để HS trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Vì sao em bé lại khóc mặc dù đã được các con thú cho ăn và dỗ dành
 chu đáo ?
- Ý kiến của bác cú đưa ra có đúng không? Vì sao?
- Ai có trách nhiệm chăm sóc đứa bé ?
- Em có suy nghĩ gì khi xem xong câu chuyện này ?
d) Hoạt động 4: Đánh giá nhận xét kết quả thực hành theo nhóm sau khi kết thúc công việc.
- Cho học sinh hát về Mái ấm ca sĩ Xuân Mai.
- Nhận xét thái độ học sinh khi tham gia, tuyên dương nhóm tích cực.
*Kết luận: Cả cha và mẹ đều có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương con. Trẻ em có quyền và bổn phận chung sống với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ phải cách li cha mẹ
Bước 3. Nhận xét - đánh giá:	
- Gv kiểm tra việc thực hiện của học sinh về nội dung bài.
- Tuyên dương những học sinh thực hiện tốt. 
TUẦN 30 ( Tiết 2)
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Chủ đề: Hòa bình và hữu nghị
Tên hoạt động: VUI CHƠI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết nhận biết được một số trò chơi dân gian của các dân tộc trên đất nước ta. 
- Biết cách chơi và tham gia trò chơi.
- GDHS có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc mình.
II. Quy mô, địa điểm , thời điểm tổ chức:
- Quy mô: Tổ chức theo lớp.
- Địa điểm: lớp học
- Thời điểm tổ chức: Tiết HĐNGLL tuần 30
III. Nội dung và hình thức:
1.Nội dung:Học sinh chơi các trò chơi dân tộc
2.Hình thức: Học sinh chơi theo tổ.
IV.Tài liệu và phương tiện:
- Một số dụng cụ để chơi như: pao, bao tải dây thừng...
- Tài liệu về hướng dẫn chơi các trò chơi dân gian.
V.Tiến trình thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị: 
- GV chuẩn bị một số dụng cụ để chơi.
Bước 2. Tiến hành hoạt động
a) Hoạt động 1: Tìm hiểu về các trò chơi dân gian. (cả lớp)
*Tìm hiểu trò chơi dân tộc :
- Nước ta có 54 dân tộc
- Mỗi dân tộc có những trò chơi khác nhau như : kéo co, đấu vật, chọi gà, mèo
đuổi chuột...
- Kể tên 1 số trò chơi của dân tộc khác mà em biết ?
*Nêu cách chơi:
-Một số em nêu cách chơi các trò chơi mà em biết.
- Giáo viên phổ biến lại cách chơi.
b) Hoạt động 2 :Tổ chức và hướng dẫn chơi trò chơi. (cả lớp)
- Giáo viên phổ biến các trò chơi dân gian quen thuộc và nêu cách chơi, luật chơi.
- Mỗi lớp chia làm hai đội chơi, mỗi tổ chơi lần lượt từng trò chơi, tổ trưởng điều hành.
- Gv quan sát các tổ và nhắc nhở đội phạm luật sẽ bị thua.
- Đội thua phải hát một bài, đội thắng được thưởng một tràng pháo tay.
- Yêu cầu chơi kỉ luật trật tự
- Quan sát giúp đỡ HS
- Nhận xét tiết học tuyên dương đội chơi hay nhất kỉ luật tốt
Bước 3. Nhận xét - đánh giá:	
- Gv kiểm tra việc thực hiện của học sinh về nội dung bài.
- Tuyên dương những học sinh thực hiện tốt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 30 hdngll.doc