Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 2 - Tuần 19 đến 22 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Nhinh

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

RÈN KĨ NĂNG TRÌNH BÀY SUY NGHĨ, Ý TƯỞNG (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

 - Học sinh hiểu được những điều cần thiết khi trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng và lợi ớch của việc biết trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng

 - Rèn cho HS Rèn kĩ năng giao tiếp và biết trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng của mỡnh trong một số tỡnh huống cụ thể.

 * KN: Kiểm soát được những hành động của bản thân. Phản hồi, lắng nghe, tích cực.Ra quyết định. Kĩ năng tư duy.

 - Giáo dục HS tình cảm thân thiện của bản thân với mọi người khi giao tiếp.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn bài tập 3, phiếu học tập.

 - Học sinh : Vở bài tập thực hành kĩ năng sống.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. Ổn định tổ chức: Hát

- KT sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

- Em cần lưu ý điều gì khi trình bày suy nghĩ ý tưởng?

- Biết trình bày suy nghĩ ý tưởng sẽ có lợi như thế nào?

- GV nhận xét.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài

- GV ghi đầu bài.

b. Nội dung

* Hoạt động 1:

Mục tiêu

 - Học sinh biết nêu được những yêu cầu khi trình bày suy nghĩ ý tưởng ở các mức độ khác nhau.

Cách tiến hành

1.GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân

- Em đã thực hiện được những yêu cầu khi trình bày suy nghĩ ý tưởng chưa? Thể hiện được ở mức độ nào?

- Cho HS hoạt động cá nhân trong thời gian 7 phút và làm vào phiếu học tập .

- Gọi từng cá nhân lên trình bày.

-Yêu cầu HS khác nhận xét tranh luận.

- GV nhận xét.

Kết luận : Khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng chúng ta cần lưu ý trình bày phải ngắn gọn, rõ ràng đầy đủ thông tin nói mạch lạc theo trình tự hợp lí, nói với âm lượng vừa phải, có cử chỉ, điệu bộ ,ánh mắt, nét mặt một cách phù hợp khiến người nghe dễ hiểu và tin tưởng.

* Hoạt động 2:

Mục tiêu : Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng sẽ có tác dụng lớn cho bản thân.

Cách tiến hành:

- GV học sinh hoạt động cặp đôi và giao nhiệm vụ cho cặp thảo luận tìm cách ứng xử phù hợp trong một tình huống.

+ Đã có lần em bị bạn bè hoặc bố mẹ, thầy cô giáo hiểu nhầm do không biết trình bày suy nghĩ của mình chưa ? Nếu có, hãy kể lại một trường hợp cho các bạn cùng nghe.

- GV gọi đại diện các cặp trình bài

GV chốt: Biết trình bày suy nghĩ ý tưởng sẽ :

+ Làm cho người khác hiểu đúng suy nghĩ, tình cảm của mình.

+ Tránh gây hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra.

+ Thể hiện mình là người tự tin.

GV kết luận :

 - Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng sẽ có lợi cho bản thân là làm cho người khác hiểu đúng suy nghĩ, tình cảm của mình, tránh gây hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, thể hiện mình là người tự tin.

 c. Củng cố :

 - Em hãy kể một số hành vi của các bạn đã biết trình bày suy nghĩ ý trưởng của mình trước người khác?

4.Tổng kết : Nhận xét giờ học.

5. Dặn dò: Xem xem trước bài tập

- 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét.

 - Nhắc lại đề bài.

- HS hoạt động cá nhân.

- HS hoạt động cá nhân trong thời gian 7 phút và làm vào phiếu học tập.

- Từng cá nhân lên trình bày.

+ Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ thông tin.

+ Nói mạch lạc, theo trình tự hợp lí.

+ Xưng hô, sử dụng từ ngữ phù hợp với người nghe.

+ Nói với âm lượng vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ.

+ Không nói quá nhanh hoặc quá chậm.

+ Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt một cách phù hợp.

- HS khác nhận xét tranh luận.

- HS lĩnh hội

- HS hoạt động cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ.

- Đại diên một số cặp lên trình bày ý kiến.

VD : Tối qua mẹ bị ốm, bố vắng nhà vì lo thuốc thang cho mẹ nên em bị mệt không làm được bài tập đến lớp bị cô giáo kiểm tra rồi khiển trách nhưng em không dám nêu ý kiến của mình mà cứ lặng im khiến cô bực mình.

- HS các cặp khác nhận xét tranh luận.

- HS lĩnh hội.

- HS lĩnh hội nhắc lại.

+ 2 HS kể lại.

 

doc 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 2 - Tuần 19 đến 22 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Nhinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 19
Thứ tư, ngày 8 tháng 1 năm 2014
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Rèn Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng (tiết 1)
I. Mục tiêu 
 - Có kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng một cách đầy đủ ngắn gọn, rõ ràng. Biết phân tích sàng lọc tóm lược được thông tin hoặc nội dung để thực hiện và biết ứng xử phù hợp khi trình bày suy nghĩ ý tưởng của mình .
 - Rèn cho HS Biết trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng của mỡnh trong một số tỡnh huống cụ thể.
 * KN: Kiểm soát được những hành động của bản thân. Phản hồi, lắng nghe, tích cực.Ra quyết định. Kĩ năng tư duy.
 - Giáo dục HS tình cảm thân thiện của bản thân với mọi người khi giao tiếp.
 II. Đồ dùng dạy học 
 - Giáo viên :Bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 2, phiếu học tập.
 - Học sinh : Vở bài tập thực hành kĩ năng sống.
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: Hát
- KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu những trò chơi có hại dễ dẫn đến tai nạn, thương tích . Em cần làm gì với những trò chơi đó?
- Nêu những việc làm thể hiện sự lắng nghe tích cực?
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
 - Các con đã bao giờ trình bày những suy nghĩ, ý tưởng của mình cho ai biết chưa? Khi đó các con cần phải làm gì để thể hiện tình cảm của mình cho người khác khỏi hiểu lầm hay khó chịu.
- GV ghi đầu bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1:
Thảo luận nhận xét hành vi : Bài tập 1
Cách tiến hành
1.GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm Em hãy đánh dấu X vào trước những điều cần thiết khi trình bày, diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng
 Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ 
thông tin.
 Nói mạch lạc, theo trình tự hợp lí.
 Xưng hô, sử dụng từ ngữ phù hợp với người nghe.
 Nói với âm lượng vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ.
 Không nói quá nhanh hoặc quá chậm.
 Nói không đúng với suy nghĩ của mình.
 Nói dài dòng.
 Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ , điệu bộ, ánh mắt, nét mặt một cách phù hợp.
- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày ý kiến.	
-Yêu cầu HS các nhóm khác nhận xét tranh luận.
- GV nhận xét.
Kết luận : Khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng chúng ta cần lưu ý trình bày phải ngắn gọn , rõ ràng đầy đủ thông tin nói mạch lạc theo trình tự hợp lí, nói với âm lượng vừa phải, có cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt một cách phù hợp khiến người nghe dễ hiểu và tin tưởng.
* Hoạt động 2: 
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm mỗi nhóm 5 học sinh và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận tìm cách ứng xử phù hợp trong một tình huống.
Bài tập 2: Theo em, biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng sẽ có lợi như thế nào? Hãy đánh dấu X vào trước ý kiến em tán thành.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận nêu ý kiến.
GV kết luận : 
- Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng sẽ có lợi cho bản thân là làm cho người khác hiểu đúng suy nghĩ, tình cảm của mình, tránh gây hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, thể hiện mình là người tự tin.
 c. Củng cố : 
 - Em hãy kể một số hành vi của các bạn đã biết trình bày suy nghĩ ý trưởng của mình trước người khác?
4.Tổng kết : Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị trước bài sau.
2 học sinh nêu
Học sinh khác nhận xét.
- HS chú ý nghe.
 - Nhắc lại đề bài.
- HS thảo luận 4 nhóm theo phiếu.
- Đại diện nhóm trả lời, trình bày đáp án.
Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ thông tin.
 Nói mạch lạc, theo trình tự hợp lí.
Xưng hô, sử dụng từ ngữ phù hợp với người nghe.
 Nói với âm lượng vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ.
Không nói quá nhanh hoặc quá chậm.
 Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ , điệu bộ , ánh mắt, nét mặt một cách phù hợp.
- Nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận.
- HS lĩnh hội.
- HS đọc đề bài.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
Đáp án : Tất cả các ý kiến trên.
- HS lắng nghe.
+ 2 HS kể 
*******************************************************************
Tuần 20
Thứ tư, ngày 15 tháng 1 năm 2014
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Rèn Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng (tiết 2)
I. Mục tiêu 
 - Học sinh hiểu được những điều cần thiết khi trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng và lợi ớch của việc biết trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng
 - Rèn cho HS Rốn kĩ năng giao tiếp và biết trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng của mỡnh trong một số tỡnh huống cụ thể.
 * KN: Kiểm soát được những hành động của bản thân. Phản hồi, lắng nghe, tích cực.Ra quyết định. Kĩ năng tư duy.
 - Giáo dục HS tình cảm thân thiện của bản thân với mọi người khi giao tiếp.
 II. Đồ dùng dạy học 
 - Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn bài tập 3, phiếu học tập.
 - Học sinh : Vở bài tập thực hành kĩ năng sống.
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: Hát
- KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ 
- Em cần lưu ý điều gì khi trình bày suy nghĩ ý tưởng?
- Biết trình bày suy nghĩ ý tưởng sẽ có lợi như thế nào?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
- GV ghi đầu bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: 
Mục tiêu
 - Học sinh biết nêu được những yêu cầu khi trình bày suy nghĩ ý tưởng ở các mức độ khác nhau. 
Cách tiến hành
1.GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân 
- Em đã thực hiện được những yêu cầu khi trình bày suy nghĩ ý tưởng chưa? Thể hiện được ở mức độ nào?
- Cho HS hoạt động cá nhân trong thời gian 7 phút và làm vào phiếu học tập .
- Gọi từng cá nhân lên trình bày.
-Yêu cầu HS khác nhận xét tranh luận.
- GV nhận xét.
Kết luận : Khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng chúng ta cần lưu ý trình bày phải ngắn gọn, rõ ràng đầy đủ thông tin nói mạch lạc theo trình tự hợp lí, nói với âm lượng vừa phải, có cử chỉ, điệu bộ ,ánh mắt, nét mặt một cách phù hợp khiến người nghe dễ hiểu và tin tưởng.
* Hoạt động 2: 
Mục tiêu : Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng sẽ có tác dụng lớn cho bản thân.
Cách tiến hành:
- GV học sinh hoạt động cặp đôi và giao nhiệm vụ cho cặp thảo luận tìm cách ứng xử phù hợp trong một tình huống.
+ Đã có lần em bị bạn bè hoặc bố mẹ, thầy cô giáo hiểu nhầm do không biết trình bày suy nghĩ của mình chưa ? Nếu có, hãy kể lại một trường hợp cho các bạn cùng nghe.
- GV gọi đại diện các cặp trình bài
GV chốt: Biết trình bày suy nghĩ ý tưởng sẽ :
+ Làm cho người khác hiểu đúng suy nghĩ, tình cảm của mình.
+ Tránh gây hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra.
+ Thể hiện mình là người tự tin.
GV kết luận : 
 - Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng sẽ có lợi cho bản thân là làm cho người khác hiểu đúng suy nghĩ, tình cảm của mình, tránh gây hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, thể hiện mình là người tự tin.
 c. Củng cố : 
 - Em hãy kể một số hành vi của các bạn đã biết trình bày suy nghĩ ý trưởng của mình trước người khác?
4.Tổng kết : Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Xem xem trước bài tập 
- 2 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét.
 - Nhắc lại đề bài.
- HS hoạt động cá nhân.
- HS hoạt động cá nhân trong thời gian 7 phút và làm vào phiếu học tập. 
- Từng cá nhân lên trình bày.
+ Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ thông tin.
+ Nói mạch lạc, theo trình tự hợp lí.
+ Xưng hô, sử dụng từ ngữ phù hợp với người nghe.
+ Nói với âm lượng vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ.
+ Không nói quá nhanh hoặc quá chậm.
+ Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt một cách phù hợp.
- HS khác nhận xét tranh luận.
- HS lĩnh hội
- HS hoạt động cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diên một số cặp lên trình bày ý kiến.
VD : Tối qua mẹ bị ốm, bố vắng nhà vì lo thuốc thang cho mẹ nên em bị mệt không làm được bài tập đến lớp bị cô giáo kiểm tra rồi khiển trách nhưng em không dám nêu ý kiến của mình mà cứ lặng im khiến cô bực mình.
- HS các cặp khác nhận xét tranh luận.
- HS lĩnh hội.
- HS lĩnh hội nhắc lại.
+ 2 HS kể lại.
*******************************************************************
Tuần 21
Thứ tư, ngày 22 tháng 1 năm 2014
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Rèn Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng (tiết 3)
I. Mục tiêu 
 - Học sinh hiểu được những điều cần thiết khi trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng và lợi ớch của việc biết trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng
 - Rèn cho HS Rốn kĩ năng giao tiếp và biết trỡnh bày suy nghĩ, ý tưởng của mỡnh trong một số tỡnh huống cụ thể.
 * KN: Kiểm soát được những hành động của bản thân. Phản hồi, lắng nghe, tích cực. Ra quyết định. Kĩ năng tư duy.
 - Giáo dục HS tình cảm thân thiện của bản thân với mọi người khi giao tiếp.
 II. Đồ dùng dạy học 
 - Giáo viên : Phiếu học tập.
 - Học sinh : Vở bài tập thực hành kĩ năng sống.
 III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức: Hát
- KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 HS nêu lại tình huống ở bài tập 3 tiết 2.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
- GV ghi đầu bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận nhận xét hành vi : Bài tập 4
Cách tiến hành
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 
- Em hãy thực hành diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình trong mỗi tình huống dưới đây:
1. Chúc thọ ông bà.
2. Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
3. Góp ý với bạn khi em thấy bạn vứt rác ra sân trường.
4. Kể với các bạn về gia đình em.
5. Kể với bạn về ước mơ của em.
6. Trình bày với các bạn trong nhóm về ý tưởng tổ chức hoạt động tập thể sắp tới của em.
7. Giải thích với thầy giáo, cô giáo lí do hôm nay em đi học muộn.
8. Bày tỏ với bố mẹ về địa điểm em mong muốn được đi nghỉ trong dịp hè này.
9. Viết thư bày tỏ tình cảm của em với các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa nhân dịp Tết Nguyên Đán.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày
-Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
Kết luận : 
- Khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng chúng ta cần lưu ý trình bày phải ngắn gọn, rõ ràng đầy đủ thông tin nói mạch lạc theo trình tự hợp lí, nói với âm lượng vừa phải, có cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt một cách phù hợp khiến người nghe dễ hiểu và tin tưởng tán thành.
- Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng sẽ có lợi cho bản thân là làm cho người khác hiểu đúng suy nghĩ, tình cảm của mình, tránh gây hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, thể hiện mình là người tự tin.
 c. Củng cố :
- Em hãy kể một số hành vi của các bạn đã biết trình bày suy nghĩ ý trưởng của mình trước người khác?
 4.Tổng kết : Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau : Kĩ năng tự tin.
- 2 học sinh nêu, học sinh khác nhận xét.
- HS chú ý nghe.
 - Nhắc lại đề bài.
- Học sinh mở sách 
- HS thảo luận theo nhóm 4: 
- Các nhóm trình bày vào phiếu học tập của nhóm mình .
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
1. Cháu chúc thọ ông bà nhân dịp ông bà hưởng thọ 70 tuổi. Chúc ông bà mãi sống lâu vui vẻ bên các con các cháu.
2. Em chúc mừng cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Chúc cô trẻ, khỏe, hạnh phúc.
3. Bạn ơi sân trường là nơi chúng mình vui chơi bạn đừng vứt rác ra sân trường làm sân trường bẩn chúng ta sẽ không có chỗ chơi sạch sẽ..
4. Gia đình mình có bốn người : Bố mình là bộ đội, mẹ mình là giáo viên, mình học lớp 2A và anh trai mình học lớp 6. Cả nhà mình sống rất vui vẻ, hòa thuận.
5. Các bạn ạ, mình luôn có một ước mơ học thật giỏi để sau này mình sẽ là một bác sĩ giỏi trong tương lai. 
6. Các bạn ơi, để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 mình xin góp ý với các bạn là lớp mình sẽ chia làm 4 nhóm thi đua học tốt giành nhiều điểm cao và mỗi nhóm có một tiết mục văn nghệ hát, múa, đọc thơ, kể chuyện để dâng lên ngày hội của các thầy giáo, cô giáo được không?
7. Thưa thầy, hôm nay mẹ em đi làm về muộn, không có người trông em nên em đã đến muộn giờ học. Em xin thầy thứ lỗi cho em ạ.
8. Bố mẹ ơi con mong muốn được đi nghỉ mát ở bãi biển Đồ Sơn trong dịp hè này.
9. Song Mai, ngày 22 tháng 1 năm 2014
 Các chú bộ đội ở đảo Trường Sa yêu quý !
Chúng cháu được biết Tết đến, xuân về ai cũng muốn được sum họp bên gia đình đón tết. Nhưng với các chú thì vẫn phải ngày đêm cầm chắc tay súng để bảo vệ biển đảo của Tổ Quốc cho chúng cháu được bình yên. Hôm nay, cháu đại diện cho tập thể lớp 2A trường Tiểu học Song Mai viết vài dòng thư gửi tới tất các các chú những lời chúc tốt đẹp nhất. Đó là những lời chúc từ đất liền thân yêu, thắm đượm tình cảm của chúng cháu trong những ngày Tết cổ truyền này của dân tộc. Chúng cháu chúc các chú mạnh khỏe đón tết thật vui và luôn vững chắc tay súng sẵn sàng bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc.
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- HS lĩnh hội.
- 2,3 HS kể. 
*******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTHANG 1GA KNS T19- T22.doc