Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017

Tháng Chủ điểm Tiết Tuần Tên hoạt động

9

 1.Mái trường thân yêu

2.An toàn khi đi đường 1 1 Tổ chức bầu HĐTQ lớp

 2 2 Nội qui nhà trường & nhiệm vụ của học sinh lớp 5

 3 3 Xây dựng sổ truyền thống lớp em

 4 4 Tìm hiểu về an toàn giao thông

 1 5 Vâng lời Bác Hồ dạy em gắng học chăm

 10

1.Vòng tay bè bạn

2.Bầu ơi thương lấy bí cùng 2 6 Hội vui học tập

 3 7 Tham gia các hoạt động nhân đạo

 4 8 Phát động thi đua “ Tuần học tốt – Ngày học tốt”

11

1.Biết ơn

thầy giáo, cô giáo

2.Bảo vệ môi trường 1 9 Đăng kí thi đua“Hoa điểm tốt dâng thầy, cô”

 2 10 Ngày hội môi trường

 3 11 Sinh hoạt văn nghệ “ hát về thầy cô & mái trường”

 4 12 Kết bạn cùng tiến

12

1.Uống nước nhớ nguồn

2.Em hoc tập anh bộ đội 1 13 Giao lưu tìm hiểu về ngày thành lập QĐNDVN 22- 12

 2 14 Em làm công tác Trần Quốc Toản

 3 15 Giao lưu với cựu chiến binh ở địa phương

 4 16 Ngày hội khéo tay hay làm

1

Ngày tết quê em

 1 17 Kể chuyện phong tục ngày tết quê em

 2 18 Hội khai bút đầu xuân

 3 19 Tết trồng cây

 4 20 Giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân

2

Em yêu tổ quốc Việt Nam

1 21 Trường em : “ xanh – sạch – đẹp”

 2 22 Thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ

 3 23 Hát về quê hương đất nước

 4 24 Tìm hiểu ngày “ Quốc tế phụ nữ 8-3”

3

Chúc mừng ngày hội của bà,mẹ ,cô giáo và các bạn gái 1 25 Vẽ tranh, làm bưu thiếp chúc mừng

 2 26 Chúng em ca hát về mẹ và cô

 3 27 Chúc mừng ngày hội của cô giáo và các bạn gái

 4 28 Giao lưu nữ học sinh xuất sắc

4

Hòa bình & hữu nghị 1 29 Nhi đồng các nước là bạn của chúng ta

 2 30 Vẽ chim hòa bình

 3 31 Giao lưu văn nghệ chào mừng 30/4 và 1/5

 4 32 Tìm hiểu về văn hóa dân tộc nơi em sống

5

1.Bác Hồ kính yêu

2.Chào mùa hè 1 33 Vẽ chim hòa bình

 2 34 Trò chơi “ trái bóng yêu thương”

 3 35 Thi vẽ về quê hương hoặc nơi em đang sống

 

doc 36 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 2749Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt như nặn tượng 
3.Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển chương trình cảm ơn các bạn đã tham gia.
- GV Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia chương trình văn nghệ của các tổ và cá nhân.
-Lớp hát tập thể bài thật là hay
-HS thực hiện biểu diễn văn nghệ và hái hoa dân chủ nhiệt tình.Có cổ động trò chơi và hoan hô.
-Cả lớp tuyên dương tinh thần nhiệt tình tham gia hoạt động.
IV.Nhận xét:
Nhận xét cách làm việc của các em
TUẦN 12
Tiết 4: KẾT BẠN CÙNG TIẾN
I.Mục tiêu:
- Thông qua việc “Kết bạn cùng tiến”, giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác ở lớp, ở trường.
II. Quy mô hoạt động: 
- Tổ chức theo quy mô lớp
III. Tài lệu ,phương tiện:
- Sưu tầm những câu chuyện về “Đô bạn cùng tiến” trong trường, trên báo chí, đài truyền hình, mạng Internets.
IV. Các bước tiến hành:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1,Chuẩn bị: 
-Trước 1 tuần, GV phổ biến ý nghĩa, yêu cầu của việc kết “Đôi bạn cùng tiến”
-Nêu các yêu cầu chuẩn bị cho buổi ra mắt” Đôi bạn cùng tiến” vào buổi sinh hoạt lớp.
+Sưu tầm câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến”
+Chọn bạn kết “Đôi bạn cùng tiến”
+Đôi bạn chuẩn bị nội dung chương trình cùng nhau phấn đấu, giúp đỡ nhau cùng tiến trong năm học.
-Một số tiết mục văn nghệ chủ đề tình bạn.
2, Ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”
- Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
-Giới thiệu kết “Đôi bạn cùng tiến”
-Biểu diễn văn nghệ xen kẽ chúc mừng buổi ra mắt.
3, Nhận xét, đánh giá:
-GV khen ngợi sự thành công của buổi ra mắt “Đôi bạn cùng tiến”.Chúc các đôi bạn cùng tiến trong lớp đạt được các chỉ tiêu phấn đấu đề ra.
-HS chú ý chuẩn bị như yêu cầu của giáo viên.
-MC tuyên bố lý do, chương trình
-Các “Đôi bạn cùng tiến” trong lớp lần lượt lên tự giới thiệu trước lớp và nói về hương phấn đấu, giúp đỡ nhau của mình.
-HS biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.
-Cả lớp hoan hô buổi lễ thành công tốt đẹp.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
1.Uống nước nhớ nguồn
2.Em hoc tập anh bộ đội
TUẦN 13
Tiết 1: GIAO LƯU TÌM HIỂU NGÀY THÀNH LẬP 
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22-12
I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS biết được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22- 12 
 - Giáo dục các em lòng biết ơn đối với sự hy sinh lớn lao của các anh hùng, liệt sĩ và tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam
II. Tài liệu phương tiện:
- Bảng câu hỏi theo hình thức ô chữ
 - Chuông báo tín hiệu trả lời câu hỏi cho 2 đội chơi.
III.Tiến trình:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ lớp hát bài hát tập thể
2.Tổ chức cuộc thi:
- Ổn định tổ chức
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Thông qua nội dung chương trình, các phần thi
- Giới thiệu ban giám khảo, phổ biến luật chơi
- Người dẫn chương trình tổ chức bắt đầu chơi:nêu lần lượt từng câu hỏi 
- Chú ý khi chơi xen kẽ các tiết mục văn nghệ
3, Tổng kết và trao giải thưởng:
-Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi
-Công bố kết quả cuộc thi. Trao giải thưởng
-Tuyên bố kết thúc cuộc thi
-HS chuẩn bị như yêu cầu
-HS chú ý lắng nghe
-5 đội chơi chơi tích cực hoạt động nhanh nhẹn, hiệu quả
-Các tiết mục văn nghệ của lớp biểu diễn
-HS lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm,
-Vỗ tay hoan hô đội thắng cuộc
IV.Nhận xét:
Nhận xét cách làm việc của các em
 - Sưu tầm bài hát,bài thơ về công tác Trần Quốc Toản
 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về hoạt động của phong trào Trần Quốc Toản
TUẦN 14
Tiết 2: EM LÀM CÔNG TÁC TRẦN QUỐC TOẢN
I.Mục tiêu:
 - Giúp HS hiểu được hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của “phong trào Trần Quốc Toản”
 - Có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể mang tính xá hội do chi đội và liên đội nhà trường tổ chức phát động.
 - Giáo dục các em lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, ra sức phấn đấu , rèn luyện , học tập để trở thành đội viên, đoàn viên ,công dân tốt cho xã hội.
II. Tài liệu, phương tiện:
 - Các hình ảnh, tư liệu về các hoạt động của thiếu nhi trong cả nước qua việc thực hiện phong trào Trần Quốc Toản từ khi ra đời (Tháng 2-1948) đến nay.
 - Hình ảnh hoạt động và những kết quả đạt được của chi đội và liên đội nhà trường, của cá nhân HS trong thực hiện phong trào Trần Quốc Toản
 - Âm thanh, loa đài...
III. Tiến trình:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ lớp hát bài hát tập thể
2.Tổ chức thực hiện :
- Tuyên bố lý do, phát động phong trào “Trần Quốc Toản”
- Chăm sóc công trình măng non: tổ chức tưới cây xanh ,trồng và làm cỏ bồn hoa.
- Tổ chức quyên góp giấy vụn
3.Tổng kết ,đánh giá hoạt động:
- Nhận xét, tuyên dương những HS tích cực tham gia hoạt động.
- Nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể.
- Hát tập thể một tiết mục văn nghệ.
- HS lắng nghe hướng dẫn để về sưu tầm thực hiện.
- HS tham gia tích cực hoạt động chăm sóc công trình măng non theo nhóm.
- HS quyên góp, tổng kết quỹ ủng hộ 
- HS biểu diễn một số tiết mục văn nghệ 
- HS tuyên dương những bạn tích cực.
- Chú ý tiếp thu, rút kinh nghiệm
IV.Nhận xét:
- Nhận xét cách làm việc của các em
 - Chụp hình cá nhân 
TUẦN 15
Tiết 3: GIAO LƯU VỚI CÁC CỰU CHIẾN BINH Ở ĐỊA PHƯƠNG
I.Mục tiêu:
 - Giúp HS hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ và những truyền thống vẻ vang của Quân Đội nhân dân Việt Nam.
 - Giáo dục các em lòng yêu qêu hương, đất nước, tự hào về những truyền thống vẻ vang, anh hùng của QĐNDVN.
 II.Tài liệu, phương tiện:
 - Micro, loa. 
Một nhân vật người thật việc thật
III.Tiến trình:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ lớp hát bài hát tập thể
2.Tiến hành buổi giao lưu:
- Thầy tổng phụ trách tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự, đại biểu cựu chiến binh
- Nêu chương trình buổi giao lưu
- Nghe đại biểu cựu chiến binh nói chuyện và thảo luận
- Người dẫn chương trình mời HS nêu câu hỏi, đại biểu cựu chiến binh trả lời.
- Biểu diễn văn nghệ
3. Kết thúc buổi giao lưu:
- Đại diện HS phát biểu ý kiến, cảm ơn, tặng hoa cho đại biểu cựu chiến binh giao lưu.
- GV nhận xét nhắc nhở HS thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, noi gương anh bộ đội Cụ Hồ
- Kết thúc buổi giao lưu.
- Hát tập thể một tiết mục văn nghệ.
- HS lắng nghe 
-HS nghe cựu chiến binh nói chuyện về QĐNDVN
-Phát biểu ý kiến thảo luận
-HS biểu diễn một số tiết mục văn nghệ 
-Đại diện HS cảm ơn và tặng quà lưu niệm
-HS ghi nhớ lời dặn để thực hiện cho tốt
IV.Nhận xét:
 - Nhận xét cách làm việc của các em.
TUẦN 16
Tiết 4: NGÀY HỘI “KHÉO TAY HAY LÀM”
I.Mục tiêu:
 - HS biết làm và trưng bày một số sản phẩm mang nét đặc trưng của Tết truyền thống.
 - Giáo dục HS ý thức giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc. Biết quan tâm đến mọi người, mọi việc trong gia đình và quý trọng những sản phẩm do mình làm ra.
II. Tài liệu ,phương tiện:
 - Các tranh ảnh hoa đào, hoa mai
 - Giấy màu, kéo, keo dán
III. Tiến trình:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ lớp hát bài hát tập thể
- GV giới thiệu tranh ảnh hoa mai hoặc đào.
2.Thi làm hoa:
- GV hướng dẫn cách làm hoa
* Gấp và cắt bông hoa năm cánh:
* Kết bông hoa:
- Làm thành từng lớp hoa
- Làm bông hoa
- Làm nhị hoa
- Gắn hoa vào cành
3.Đánh giá sản phẩm:
- Quan sát, nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp làm khéo léo nhất
- Khuyến khích HS về làm tặng người thân
- Tuyên bố kết thúc hội thi
- Hát tập thể
- HS quan sát tranh ảnh hoa để biết cách làm và trưng bày
- HS quan sát GV thực hiện và hướng dẫn để làm
- Mỗi nhóm chọn loài hoa yêu thích để làm và trưng bày sản phẩm
- HS chọn bình hoa yêu thích nhất
- Về làm tặng người thân trưng bày tết
IV.Nhận xét:
 - Nhận xét cách làm việc của HS 
 - Tập tiểu phẩm táo quân chầu trời
 - Sưu tầm bài hát,bài thơ về táo quân
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1
Ngày tết quê em
TUẦN 17
Tiết 1: KỂ CHUYỆN PHONG TỤC NGÀY TẾT QUÊ EM
I.Mục tiêu:
- HS biết một số phong tục ngày tết của địa phương nói riêng và hiểu thêm một sô phong tục trong ngày Tết ở các địa phương khác trong cả nước.
- Rèn kĩ năng mạnh dạn kể chuyện 
 - GDHS hiểu mỗi phong tục đều mạng ý nghĩa văn hóa, giáo dục con người luôn nhớ về tổ tiên.
II. Tài liệu ,phương tiện:
1.Giáo viên: sách báo, mạng Internet  giới thiệu về phong tục ngày Tết 
- Tìm hiểu phong tục ở địa phương 
 2.Học sinh: Sưu tầm câu chuyện kể về ngày tết ở quê em
III. Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức lớp: (2’) Điểm danh, nêu lý do buổi sinh hoạt .
2.Khởi động: ( 3’) Hát “Sắp đến tết”” .
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của GV & CB lớp
Hoạt động của học sinh (tổ, nhóm)
Hoạt động 1: ( 22’) 
+Tìm hiểu phong tục ngày Tết quê em 
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Chuẩn bị 
- Các tổ chuẩn bị câu chuyện để kể cho các bạn nghe về những phong tục ngày tết mà em biết 
- Các tổ chuẩn bị 1 -2 tiết mục văn nghệ 
Bước 2: Tìm hểu phong tục ngày Tết quê em 
- Gv kể cho HS nghe về tục tiễn ông Táo về Trời
- GV mời HS lên kể 
- GV có thể kể lại tục cổ truyền của người Việt về Táo quân ( còn gọi là Táo công ) Ông Táo về Trời , Tục xông đất, Tục chúc Tết và túc mừng tuổi 
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá 
Hoạt động 2: ( 10’)
+ Tên hoạt động: Hát về ngày tết quê em
+ Mục tiêu: HS biết hát về các bài hát về ngày Tết 
 + Cách tiến hành:
- GV tập HS hát các bài hát về ngày tết 
- Gv nhận xét – ghi điểm HS hát hay
- Các tổ chuẩn bị câu chuyện để kể cho các bạn nghe về những phong tục ngày tết mà em biết 
- Các tổ chuẩn bị 1 -2 tiết mục văn nghệ 
- HS thảo luận nhóm đôi 
- HS lên kể 
HS lắng nghe ghi nhớ 
- HS tập hát theo cả lớp – Tổ , cá nhân 
4.Kết thức hoạt động ( 3’)
- Đánh giá, nhận xét các nội dung hoạt động
- Dặn dò HS về sưu tầm câu chuyện , các con vật vui trong ngày Tết ở quê em.
TUẦN 18
Tiết 2: HỘI KHAI BÚT ĐẦU XUÂN
I, Mục tiêu:
- HS hiểu cho và xin chữ đầu xuân là nét đẹp văn hoá trong ngày Tết cổ truyền để chúc phúc cho một năm mới.
- HS biết phát huy truyền thống văn hoá dân tộc qua việc rèn “nét chữ, nết người” trong Hội thi “Khai bút đầu xuân”.
II, Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp
III. Tài liệu và phương tiện:
 Giấy ô li, bút dạ, bút vẽ, bút màu...
IV, Tiến hành các hoạt động:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1, Chuẩn bị:
- GV giới thiệu cho HS phong tục đón xuân mang đậm sắc văn hóa của dân tộc ta là tục đầu năm “cho chữ và xin chữ”
- GV cung cấp cho HS một số bài thơ chúc tết của Hồ chủ tịch
- Công bố danh sách ban giám khảo; ban tổ chức
- Chọn người điều khiển chương trình
2, HS luyện viết:
- HS tự luyện viết các bài thơ GV cung cấp trên mẫu giấy quy định
- Chuẩn bị 3tiết mục văn nghệ liên quan chủ đề
3, Hội “Khai bút đầu xuân”
- Tuyên bố lý do, ý nghĩa cuộc thi
- Giới thiệu Ban tổ chức, ban giám khảo, thí sinh tham gia thi
- Tiến hành thi
Hết thời gian, ban giám khảo thu bài
- Văn nghệ chào mừng tết
4, Nhận xét, đánh giá:
- GV khen ngợi những “Thầy đồ” viết đẹp, sáng tạo
- Công bố trao giải
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi
- HS lắng nghe để hiểu phong tục cổ truyền
- HS chép các bài thơ để luyện
- MC do HS chọn
- HS tự luyện viết chữ
- Cả lớp chuẩn bị 3 tiết mục múa hát
- HS chú ý lắng nghe
- Các thầy đồ tham gia thi bình tĩnh, tự tin
- HS múa hát chào mừng
- Cả lớp tuyên dương
TUẦN 19
Tiết 3: TẾT TRỒNG CÂY
I. Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa to lớn của việc trồng cây: đem lại lợi ích kinh tế cho mỗi gia đình, cho đất nước; góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
- HS biết trồng, bảo vệ, chăm sóc cây là hưởng ứng lời kêu gọi “Tết trồng cây” của Hồ chủ tịch.
II, Quy mô hoạt động:
- Tổ chức theo khối 5
III, Tiến hành hoạt động:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1, Chuẩn bị:
- Trước 2 tuần GV giới thiệu lịch sử “Tết trồng cây” để HS hưởng ứng phong trào
- Mỗi nhóm 5 HS trồng 1 cây rau, hoa hoặc cây cảnh trong chậu
2, Ngày hội trồng cây:
- Địa điểm tổ chức đặt ngoài sân, có khẩu hiệu
- MC tuyên bố lý do, ý nghĩa ngày hội, giới thiệu chương trình, công bố thời gian dành cho trưng bày và trang trí sản phẩm.
- MC hướng dẫn tham quan từng góc sản phẩm.
- Đoàn tham quan bình chọn các sản phẩm đẹp nhất hoặc sản phẩm có cách trồng đọc đáo, trưng bày lên góc chung của cả lớp.
3, Nhận xét ,đánh giá:
- GV khen ngợi và trao giải thưởng cho “ những nhà làm vườn giỏi”
- Khuyến khích HS về nhà tích cực trồng cây phù hợp điều kiện thực tế gia đình, góp phần vào việc trồng, bảo vệ, chăm sóc cây ở mọi nơi, mọi chỗ
- HS lắng nghe và hưởng ứng phong trào
- HS chuẩn bị theo nhóm
- HS mang cây đã chuẩn bị ra địa điểm quy định
- HS thực hiện trang trí, trưng bày sản phẩm của nhóm mình
- HS cả khối tham quan sản phẩm
- HS bình chọn sản phẩm đẹp nhất, độc đáo nhất theo ý thích
- HS tuyên dương
TUẦN 20
Tiết 4: GIAO LƯU VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I, Mục tiêu:
- HS biết sưu tầm các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm, điệu múa xoay quanh chủ đề “Mừng Đảng - mừng xuân”.
- Thông qua buổi giao lưu văn nghệ này, HS thêm yêu quê hương đất nước và tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng.
II, Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp
III, Tài liệu, phương tiện
- Các tiết mục văn nghệ, bài thơ, truyện kể...ca ngợi Đảng, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, của mùa xuân.
- Hệ thống các câu hỏi, các câu đố và các đáp án kèm theo.
- Bảng quy định thang điểm dành cho ban giám khảo.
IV, Tiến hành hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1, Chuẩn bị:
- GVCN làm việc với tập thể lớp:
+ Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.
+ Thành lập hai đội để giao lưu thi đấu, mỗi đội cử ra một đội trưởng đặt tên cho hai đội (mỗi đội cử 10 em, số học sinh còn lại làm cổ động viên)
- Giáo viên hội ý với lực lượng cán sự lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị hoạt động như:
+ Phân công người dẫn chương trình, xây dựng chương trình.
+ Chọn cử BGK, phân công trang trí 
2, Tiến hành cuộc giao lưu:
a) Khởi động:
- Bắt bài hát tập thể
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu nội dung và hình thức giao lưu, giới thiệu BGK và mới hai đội lên tham dự.
b) Giao lưu
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố, thành viên hai đội lần lượt thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình giao lưu cần giao lưu với cổ động viên qua một số câu hỏi.
3, Kết thúc hoạt động
	Người dẫn chương trình công bố kết quả của hai đội và nhận xét ý thức tham gia vui chơi của hai đội và tập thể lớp.
- HS lắng nghe để chuẩn bị theo yêu cầu của GV
- Hát tập thể bài Hoa lá mùa xuân
- HS lắng nghe nắm thể lệ giao lưu
- HS tham gia giao lưu tích cực, hào hứng
- Cổ động viên tham gia nhiệt tình
- Tuyên dương tình thần tham gia hoạt động của cả lớp
CHỦ ĐIỂM THÁNG 2
Em yêu tổ quốc Việt Nam
TUẦN 21
Tiết 1: TRƯỜNG EM “XANH – SẠCH – ĐẸP”
I, Mục tiêu :
- Giáo dục cho học sinh bảo vệ trường lớp xanh,sạch,đẹp
- Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
- Phát huy tiềm năng và có ý thức bảo vệ trường lớp 
II, Quy mô hoạt động
Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng như: Thi đố, thi kể chuyện...theo lớp
III, Tài liệu, phương tiện
IV, Tiến hành hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1, Chuẩn bị:
- GVCN làm việc với tập thể lớp:
+ Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.
+ Thành lập hai đội để giao lưu thi đấu, mỗi đội cử ra một đội trưởng đặt tên cho hai đội (mỗi đội cử 10 em, số học sinh còn lại làm cổ động viên)
- Giáo viên hội ý với lực lượng cán sự lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị hoạt động như:
+ Phân công người dẫn chương trình, xây dựng chương trình.
+ Chọn cử BGK, phân công trang trí 
2, Tiến hành cuộc giao lưu:
a) Khởi động:
- Bắt bài hát tập thể
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu nội dung và hình thức giao lưu, giới thiệu BGK và mới hai đội lên tham dự.
b) Giao lưu
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố, thành viên hai đội lần lượt thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình giao lưu cần giao lưu với cổ động viên qua một số câu hỏi.
3, Kết thúc hoạt động
	Người dẫn chương trình công bố kết quả của hai đội và nhận xét ý thức tham gia vui chơi của hai đội và tập thể lớp.
- HS lắng nghe để chuẩn bị theo yêu cầu của GV
- Hát tập thể bài Tết sắp đến rồi
- HS lắng nghe nắm thể lệ giao lưu
- HS tham gia giao lưu tích cực, hào hứng
- Cổ động viên tham gia nhiệt tình
- Tuyên dương tình thần tham gia hoạt động của cả lớp
TUẦN 22
Tiết 2: THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG VÀ BÁC HỒ
I, Mục tiêu:
- Giúp HS nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đảng 3-2 và các truyền thống vẻ vang của Đảng.
- Biết ơn và tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc từ khi có sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ
II, Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp 
III. Tài liệu à phương tiện:
- Các tư liệu , tranh ảnh, câu hỏi, câu đố liên quan đến chủ đề
- Chuông báo giờ của ban giám khảo
IV, Tiến hành các hoạt động:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1, Chuẩn bị:
- GVCN làm việc với tập thể lớp:
+ Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.
+ Thành lập hai đội để giao lưu thi đấu, mỗi đội cử ra một đội trưởng đặt tên cho hai đội (mỗi đội cử 10 em, số học sinh còn lại làm cổ động viên)
- Giáo viên hội ý với lực lượng cán sự lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị hoạt động như:
+ Phân công người dẫn chương trình, xây dựng chương trình.
+ Chọn cử BGK, phân công trang trí
+ Phân công các tiết mục văn nghệ cho khai mạc và phần giao lưu
+ Mời đại biểu
2, Tổ chức cuộc thi: 
a) Khởi động:
- Bắt bài hát tập thể
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu nội dung và hình thức giao lưu, giới thiệu BGK và mời hai đội lên tham dự.
b) Giao lưu
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố, thành viên hai đội lần lượt thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình giao lưu cần giao lưu với cổ động viên qua một số câu hỏi.
 3, Kết thúc hoạt động
Người dẫn chương trình công bố kết quả của hai đội và nhận xét ý thức tham gia vui chơi của hai đội và tập thể lớp.
- HS lắng nghe để chuẩn bị
- HS cử đại diện lập 2 đội chơi (mỗi đội 10 em)
- HS nhận nhiệm vụ phân công
- Hát tập thể bài: Như có Bác Hồ
- HS lắng nghe
- HS 2 đội tham gia chơi tích cực, hào hứng
- Cổ động viên tham gia nhiệt tình
- Cả tập thể tuyên dương các đội chơi đã tham gia tích cực
TUẦN 23
Tiết 3: HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
I.Mục tiêu
- HS biết sưu tầm và hát các bài hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. 
- HS nhận thức được sự đổi thay, giàu đẹp của quê hương, đất nước.
-GDHS tự hào về quê hương đất nước ; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng .
 II.Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động
1.Nội dung: Trình diễn các tiết mục 
2.Hình thức: Tổ chức theo quy mô lớp.
3.Phương pháp: Thực hành, cá nhân, lớp 
 III.Chuẩn bị (cần nêu cụ thể các công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh, các trang thiết bị cần có để phục vụ cho hoạt động)
1.Giáo viên: Sưu tầm một số bài hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước và con người Việt Nam 
 2.Học sinh: Sưu tầm một số bài hát nói về quê hương đất nước mà HS biết. Bút dạ bút sáp, giấy A4 và một số bức tranh phong cảnh về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
IV.Tiến hành hoạt động 
Hoạt động của GV & CB lớp
Hoạt động của học sinh (tổ, nhóm)
Hoạt động 1: ( 22’) 
+ Tên hoạt động: Hát về quê hương đất nước
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Chuẩn bị 
- Thông báo trước cho HS cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động.
- Hướng dẫn cá nhân, nhóm tự sưu tầm các bài hát về quê hương, đất nước.
- Chuẩn bị một số câu hỏi về : Tên bài hát, tác giả, ý nghĩa của bài hát.
Bước 2: Trình diễn các tiết mục
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá 
Hoạt động 2: ( 10’)
+ Tên hoạt động Vẽ về quê hương em 
+ Cách tiến hành:
+ Bước 1: Chuẩn bị: 
+ Bước 2: Hướng dẫn vẽ tranh 
+ Bước 3: Vẽ tranh 
+ Bước 4: Trưng bày tranh vẽ 
+ Bước 5: Tổng kết – Đánh giá 
- Các cá nhân, nhóm tự sưu tầm các nội dung theo hướng dẫn của GV và lên kế hoạch, thời gian tập luyện
- Chọn , cử người dẫn chương trình văn nghệ
- chọn 3, 4 bạn giám khảo đại diện cho tổ 
- Phân công nhóm trang trí, kê bàn ghế
- Lắng nghe lời giới thiệu 
- chia 4 nhóm nặn các con vật theo ý thích và trí tưởng tượng của mình 
- HS dùng màu vẽ trang trí cá con vật 
- Các nhóm lên giới thiệu con vật của nhóm cho cả lớp quan sát nhận xét 
- HS bình chọn các sản phẩm đẹp trưng bày 
- HS vẽ tranh về quê hương , về phong cảnh thiên nhiê, con người ở quê hương mình, 
- Các nhóm vẽ 
- HS trình bày ý tưởng, thuyết trình về nội dung bức tranh của mình.
- Lớp chọn các bức tranh đẹp nhất 
4.Kết thức hoạt động ( 3’)
 - GV nhận xét, ý thức tham gia hoạt động của HS 
 - Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau.Tháng 02 “Em yêu tổ quốc Việt Nam” 
TUẦN 24
Tiết 4: TÌM HIỂU VỀ NGÀY “QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 - 3”
 I, Mục tiêu:
 Học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày 8-3 
 Hướng dẫn HS biết vẽ tranh hoặc làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ và các chị em gái nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
 II, Quy mô hoạt động:
 Tổ chức theo quy mô lớp.
 III, Tài liệu và phương tiện:
Bìa màu khổ A4, bút sáp màu, bút màu, bút viết.
- Giấy vẽ, bút màu.
IV, Tiến hành các hoạt động:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1, GV hướng dẫn:
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS làm bưu thiếp hoặc vẽ tranh để tặng bà, mẹ, chị em gái nhân dịp 8/3:
+ Gấp đôi tờ bìa màu
+ Mặt ngoài tờ bìa dùng bút màu vẽ đường diềm. Bên trong đường diềm có thể vẽ hoặc xé dán giấy màu thành các họa tiết để trang trí cho đẹp.Trang trí hoa, loài vật, đồ vật người thân yêu thích.
+ Mặt trong tờ bìa trang trí và chừa khoảng trắng để ghi lời chúc tốt đẹp tới người thân
- GV gợi ý HS có thể vẽ tranh tặng bà, mẹ, chị em gái nhân ngày 8/3; trồng hoa cảnh tặng và những thành tích học tập tốt là món quà ý nghĩa nhất.
- GV hướng dẫn HS cách đưa tặng tranh, bưu thiếp tự làm cho bà, mẹ, chị em gái.
2, Thực hành:
- GV theo dõi giúp đỡ HS làm hoàn thành sản phẩm
- HS chú ý lắng nghe
-HS quan sát các bước làm bưu thiếp chúc mừng để thực hành tốt.
- HS có thể nghe và lựa chọn hình thức làm quà tặng.

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL_LOP_5_CA_NAM.doc