Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 22 năm 2009

I.MỤC TIÊU:

- Hs đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng p.

- Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.

- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Ngỗng và tép.

II.ĐỒ DÙNG:

 - Bảng ôn.

- Tranh minh hoạ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 67 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 22 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài vào vở.( 8 phút)
 + Khi viết vần oang, vỡ hoang, oăng, con hoẵng ta phải lưu ý điều gì?
- GV hướng dẫn từng chữ trên dòng kẻ li.
- Hướng dẫn HS viết bài vào vở tập viết.
- Uốn nắn sửa sai cho các em
.c Luyện nói theo chủ đề( 7 phút)
+ Chủ đề luyện nói ngày hôm nay là gì?
 + Nhận xét về trang phục của 3 bạn trong bức tranh cho cô?
 - Hôm nay chúng ta luyện nói về 3 loại trang phục này. Cô mời 1 bạn lên bảng chỉ từng loại trang phục cho cô và các bạn rõ.
 - Hãy tìm những điểm giống và khác nhau của các loại trang phục trên.
+ áo len thường mặc vào mùa nào?
+áo choàng khác với áo len, áo sơ mi ở điểm nào?
+ Người ta làm như thế nào để được cái áo len?
+ Em đang mặc kiểu áo nào?
- Gọi 1 Hs nói lại các nội dung trên.
 c. Củng cố, dặn dò( 10 phút).
- 3- 4 em đọc bài SGK.
- Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học?
- Về nhà đọc viết bài và chuẩn bị bài giờ sau.
 - Nhận xét giờ học.
- Cá nhân 5- 6 em đọc.
- 3- 4 em đọc.
- Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Vẽ cô giáo đang hướng dẫn các bạn Hs viết bài ..
- HS đọc thầm bài.
- Tiếng: thoảng.
- HS đọc từng dòng: 3- 4 em.
- HS đọc bài: cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Viết nối giữa o và a, ng, o,ă và ng.
- Cả lớp viết bài.
áo choàng, áo len, áo sơ mi.
- HS quan sát tranh trong SGK(25)
bạn thứ nhất mặc áo sơ mi, bạn thứ hai mặc áo len, bạn thứ ba mặc áo choàng.
áo sơ mi mỏng, mát, mặc vào mùa hè.
áo len được dệt hoặc đan bằng len, dầy và ấm, mặc vào mùa đông.
áo choàng là loại áo dày, thường dài và rất ấm, mặc trong những ngày lạnh.
- Dùng sợi len đan, móc hoặc dệt.
- HS luyện nói thành câu đầy đủ.
- Hs đọc lại bài.
- Đồng thanh 1 lần.
- Hs thi tìm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:......................................................................................
.......................................................................................................................................
Toán( tiết 88)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng giải toán và trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
Thực hiện phép trừ phép cộng các số đo độ dài với đơn vị đo cm.
II. Đồ dùng.
Bảng phụ, SHS.
III. các hoạt động dạy học( 35 phút).
Hoạt độngcủa Gv
Hoạt động của Hs
A. Kiểm tra bài cũ( 5 phút).
Hãy trình bày các bước giải bài toán có lời văn.
1 Hs lên bảng giải bài 2(SGK- 121)
Gv nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới( 27 phút).
1. Giới thiệu bài( 1’)
2. Hướng dẫn làm bài tập( 26’)
Bài 1( 7’): Hs nêu yêu cầu bài tập.
+Bài toán cho biết gì?
+bài toán hỏi gì?
+Muốn biết cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ta làm như thế nào?
Nhắc lại cách giải bài toán có lời văn.
Yêu cầu Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở bài tập.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2( 7’):Hs đọc yêu cầu.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết tổ có tất cả bao nhiêu bạn em phải làm như thế nào?
Yêu cầu Hs làm bài.
Đổi chéo vở kiểm tra.
Nhận xét bài.
Bài 3( 6’)(122) Hs nêu yêu cầu.
Gọi Hs nhìn tóm tắt đọc lai đề toán.
Yêu cầu Hs làm bài tương tự các bài trước.
1 Hs lên bảng làm.
Nhận xét.
Bài 4( 6’)(122) Hs nêu yêu cầu.
Gv hướng dẫn: Lấy số đo cộng vớisố đo, được kết quả là bao nhiêu thì viết lại, sau đó viết đơn vị đo ở bên phải kết quả.
Với phép trừ cũng thực hiện như vậy.
Hs làm bài.
2 đội lên bảng thi tiếp sức.
Nhận xét, ghi điểm.
C. Củng cố, dặn dò( 3 phút).
+ Muốn giải bài toán có lời văn ta làm như thế nào?
+ Đơn vị đo độ dài là gì?
Về nhà làm bài 1 ở SGK(122) và chuẩn bị bài sau.
Nhận xét giờ học.
3 - 5 Hs trình bày.
Hs khác nhận xét.
- 2 Hs đọc đề toán.
Tóm tắt:
Mỹ hái : 10 bông hoa
Linh hái : 5 bông hoa
 Hái tất cả : ... bông hoa?
- Ta lấy số hoa của Mỹ + số hoa của Linh.
 Bài giải
Cả hai bạn hái được tất cả là:
 10 + 5 = 15 ( bông hoa)
 Đáp số: 15 bông hoa
2 Hs đọc đề bài.
 Tóm tắt:
 Có : 5 bạn nam.
 Có : 5 bạn nữ.
 Có tất cả: ... bạn.
 Bài giải:
 Có tất cả là:
 5 + 5 = 10(bạn)
 Đáp số: 10 bạn.
Giải bài toán theo tóm tắt sau.
Tóm tắt:
Có : 2 gà trống.
Có : 5 gà mái.
Có tất cả:... con gà. 
 Bài giải
 Có tất cả là:
 2 + 5 = 7 (con gà)
 Đáp số: 7 con gà.
Tính (theo mẫu)
a, 2cm +3cm =5 cm b, 6cm - 2cm= 4cm
7cm+ 1cm = 8cm 5cm - 3cm = 2cm
8cm +2cm = 10cm 9cm -4cm = 5cm
14cm +5cm = 19cm 17cm-7cm= 10cm
Hs khác nhận xét.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:......................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tự nhiên, xã hội( tiết 22)
Cây rau.
I. Mục tiêu:
- Nêu được tên một số cây rau và nơi sống của chúng.
- Biết quan sát, phân biệt nói tên được các bộ phận chính của cây rau.
- Biết ích lợi của rau, có ý thức thường xuyên ăn rau và rử sạch rau trước khi ăn.
II. Chuẩn bị:
- Môt số cây rau.
- Tranh SGK
III. các hoạt động dạy học( 35 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
A. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút).
Giờ trước chúng ta học bài gì?
Khi đi bộ ta thường đi ở đâu?
GV nhận xét
B. Bài mới( 30’)
1. Giới thiệu bài( 2’)
2. Dạy học bài mới( 28’)
a. Hoạt động 1: Quan sát cây rau.
* Mục đích: Biết các bộ phận của cây rau.
Phân biệt được các loại rau.
* Cách tiến hành:
Gv hướng dẫn và yêu cầu.
Hãy chỉ vào các bộ phận: thân, rễ, lá?
Bộ phận nào ăn được?
Có rất nhiều loại rau khác nhau: cải bắp, xà lách, rau muống, rau bí... các loại rau đều có rễ, thân, lá.
Hãy kể tên các loại rau ăn lá?
Hãy kể tên các loại rau ăn thân?
Kể tên các loại rau ăn hoa, quả?
GV kết luận: Có rất nhiều loại rau, chúng được trồng ở vườn, ruộng, ao, hồ....Các cây rau đều có rễ, thân, lá. Có loại có hoa, quả.
b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục đích: Biết đặt câu hỏi và trả lời.
Biết ích lợi của rau và rửa rau trước khi ăn.
* Cách tiến hành: Hs quan sát, đọc và trả lời câu hỏi trpng SGK.
Gv quan sát giúp đỡ.
Khi ăn rau, ta cần chú ý điều gì?
Vì sao phải thường xuyên ăn rau?
c. Hoạt động 3: Trò chơi" Tôi là rau gì" ?
* Mục đích: Củng cố những hiểu biết về rau.
*Cách tiến hành: Mỗi nhóm cử 2 HS.
- Ví dụ: + Tôi có lá màu xanh, là cây gia vị thường kết bạn với thịt bò( cần tây)
 + Thân tôi màu xanh, hoa màu vàng, quả khi chín đỏ thường xào các món ăn và có thể làm mứt.( cà chua)
- Gv nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò( 3 phút).
+ ăn rau có ích lợi gì?
+Khi ăn rau cần chú ý điều gì?
Nhắc Hs thường xuyên ăn rau, rửa rau sạch trước khi ăn.
Hướng dẫn về nhà ở VBT.
Nhận xét giờ học.
- 2- 3 Hs trả lời.
Hs quan sát kĩ các cây rau.
Hs lên bảng chỉ các cây rau đã được phóng to.
Cải bắp, xà lách, ...
Cà rốt, củ cải, khoai tây......
Hs hoạt động nhóm 4.
- Một nhóm đọc câu hỏi, một nhóm trả lời.
- Rửa sạch rau trước khi ăn, ngâm rau bằng nước muối.
Có lợi cho sức khoẻ, tránh táo bón, tránh chảy máu chân răng.
Hs chơi.
- 1 em nói đặc điểm, 1 em nói tên cây rau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:......................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 23
Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2009
Học vần( bài 95)
Oanh- Oach
I. Mục tiêu:
Đọc viết được vần oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.
Đọc được từ và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
II. Chuẩn bị:
Bộ chữ dạy âm vần
Tranh, ảnh về doanh trại quân đội.
Tranh trong SGK
 III. các hoạt động dạy học:
 Tiết 1( 35 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ( 5 phút).
- Đọc bảng con của GV: oang, oăng, vỡ hoang, liến thoắng.
 - Đọc bài ứng dụng ở SGK.
 - Viết: áo choàng.
 - Tìm tiếng, từ ngoài bài có vần oang, oăng. - Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới( 30phút):
 * Dạy vần oanh (7 phút)
1. Giới thiệu bài:
 - Gv giới thiệu tranh minh hoạ về doanh trại quân đội. 
 - Gv cài từ: doanh trại. .
 - GV giới thiệu vần mới: oanh.
2. Dạy vần mới.
*. Nhận diện vần: 
+ Phân tích vần oanh?
-+ So sánh oanh và anh?
* Đánh vần và đọc. - o - a - nh - oanh
- Đọc oanh.
 - Uốn nắn sửa sai cho các em.
+ Có vần oanh, muốn được tiếng doanh ta thêm âm gì, ở đâu?
- GV viết:doanh
+ Phân tích : doanh? - Đánh vần: d- oanh- doanh
- Đọc : doanh
 + Có tiếng doanh, muốn được từ doanh trại ta thêm tiếng gì, ở đâu?
- Gv ghi: doanh trại
 - Đọc cả sơ đồ: oanh - doanh – doanh trại
. b.Dạy vần : oach (6’) - Thay âm nh bằng âm ch, giữ nguyên âm o và âm a, ta được vần mới oach. Các bước dạy tương tự vần oanh.
 + So sánh oanhvà oach?
* Ghép vần, tiếng, từ khoá(4’)
 - Gv tổ chức ghép: oanh, oach, doanh, thu hoạch. 
 - Gv cài trên bảng gài.
 - GV nhận xét cách ghép của HS.
c. Đọc từ ứng dụng(8 phút).
 - Viết lên bảng các từ ứng dụng.
 + Những tiếng nào chứa vần vừa học?
 + Hãy đánh vần và đọc các tiếng đó.
- Giải nghĩa một số từ:
+ mới toanh: rất mới.
+ kế hoạch: lên một phương án cụ thể để thực hiện một công việc nào đó.
+ loạch xoạch: luôn chân, luôn tay.
d. Luyện viết(6 phút) 
 - GV viết mẫu vần oanh, oach, doanh, hoạch. vừa viết vừa nêu quy trình.
 - Sau mỗi lần viết có uốn nắn sửa sai.
- 3- 4 Hs đọc, phân tích
- 4-5 HS đọc.
- Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát
- HS tìm tiếng, âm đã học.
- HS đọc.
- Gồm có 3 âm ghép lại: âm o đứng trước, âm a đứng giữa, âm nh đứng sau.
-Giống: Đều có o và a. 
Khác:oanh có o đứng trước
- Cá nhân, nhóm đánh vần
 - Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Thêm âm d đứng trước, vần oanh đứng sau.
- HS đọc
- HS phân tích.
- Cá nhân, nhóm, lớp đánh vần.
- HS đọc.
- thêm tiếng trại đứng trước tiếng doanh..
- HS đọc: Doanh trại.
HS đọc cột 1 của bài khoá.
- 8 - 10 em đọc.
- HS đọc cột 2 của bài khoá
+ Giống: âm đầu và âm đứng giữa..
+ Khác: âm đứng cuối..
 - HS đọc toàn bài khoá: cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- HS dùng bộ chữ để ghép.
- Cả lớp nhẩm đọc.
- khoanh, toanh, hoạch, loạch xoạch.
- Tìm, đọc tiếng có vần mới.
- HS đọc từng từ: 3-5 em.
- HS đọc từng cột từ: 4-5 em.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS viết bảng con.
Tiết 2( 35 phút):
3. Luyện tập.
a. Luyện đọc( 10 phút)
* Đọc bài tiết 1:
+Tiết 1 học những vần gì?.
 - Chỉ bảng theo và không theo thứ tự gọi HS đọc trên bảng lớp.
 - Gọi HS đọc bài trong SGK.
* Luyện đọc câu ứng dụng.
 - Hướng dẫn HS quan sát tranhSGK.
 + Tranh vẽ gì?
 + Tiếng nào chứa vần vừa học?
 - Đoc mẫu.
 - GV giảng nội dung bài ứng dụng
b. Luyện viết bài vào vở.( 8 phút)
+ Khi viết vần oanh, doanh trại, oach, thu hoạch. ta phải lưu ý điều gì?
- GV hướng dẫn từng chữ trên dòng kẻ li.
- Hướng dẫn HS viết bài vào vở tập viết.
- Uốn nắn sửa sai cho các em
.c Luyện nói theo chủ đề( 7 phút)
+ Chủ đề luyện nói ngày hôm nay là gì?
- GV đưa từng tranh vẽ và gợi ý theo các câu hỏi:
+ Tranh vẽ về hình ảnh gì?
+ Hãy kể về một số nhà máy mà em biết?
 + Tranh 2 vẽ về hình ảnh gì?
+ Mọi người đang làm gì?
+ Con thấy cửa hàng thường bán những gì?
+ Tranh 3vẽ về hình ảnh gì?
 - Gọi Hs nói lại các nội dung trên.
- GV sửa câu cho HS.
 c. Củng cố, dặn dò( 10 phút).
 - 3- 4 em đọc bài SGK.
 - Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học?
 - Về nhà đọc viết bài ở vở bài tập và chuẩn bị bài giờ sau.
 - Nhận xét giờ học.
- oanh, oach.
- Cá nhân 5- 6 em đọc.
- 3- 4 em đọc.
-Các bạn đang gom giấy vụn.
- HS đọc thầm bài.
- Tiếng: hoạch
- HS đọc : kế hoạch.
- HS đọc bài: cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Viết nối giữa o và a.
- Cả lớp viết bài.
- nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
- HS quan sát tranh trong SGK.
- Nhà máy.
- Em biết nhà máy xi măng Cẩm Phả.
_ Tranh 2 vẽ cửa hành bán vải.
_ Mọi người đang mua vải.
- HS luyện nói thành câu đầy đủ.
- Các chú bộ đội đang duyệt binh.
- Hs đọc lại bài.
- Đồng thanh 1 lần.
- Hs thi tìm.và cài vào bảng cài.
Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2009
Thể dục(tiết 23)
Bài thể dục - trò chơi.
I. Mục tiêu: 
-Học động tác phối hợp. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
- Tiếp tục ôn trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện.
Trên sân trường.
Vệ sinh an toàn nơi tập.
Kẻ sân cho trò chơi.
III. các hoạt động dạy học( 35’):
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Phần mở đầu (7’).
Gv nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.(1p)
Đứng vỗ tay và hát.(2p)
Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp và hát.(2p)
Đi thường theo vòng tròn(2p)
2. Phần cơ bản( 23’).
* Học động tác phối hợp:(10p).
Gv tập mẫu, phân tích động tác.
GV vừa tập, vừa làm mẫu.
Gv hô, không làm mẫu.
* Ôn động tác thể dục đã học:
Thi đua giữa các tổ.
Gv nhận xét, đánh giá.
* Điểm số theo hàng dọc, theo tổ(2 - 3p).
* Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh(4 - 5p).
Gv nói lại cách chơi.
Nhận xét
3. Phần kết thúc(5’).
Đi thường theo 3 hàng dọc.
Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
Gv cùng Hs hệ thống bài.
Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
- Hs chú ý lắng nghe.
* * * * *
* * * * *
- HS theo dõi GV tập.
- Hs tập theo.
- Hs tập theo lời hô của Gv.
* * * * *
* * * * *
* * * * *
- Hs tập hợp trên địa điểm khác nhau. Các tổ trưởng cho tổ mình điểm số, báo cáo.
- Hs quan sát.
- Từng Hs lần lượt nhảy thử.
- Hs chơi theo tổ.
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:......................................................................................
.............................................................................................
Học vần( bài 96)
Oat- Oăt
I. Mục tiêu:
Đọc viết được vần oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt.
Đọc được từ và câu ứng dụng trong bài.
Biết nói liên tục 1 số câu về chủ đề: Phim hoạt hình.
II. Chuẩn bị:
Bộ chữ dạy âm vần
Tranh trong SGK
 III. các hoạt động dạy học:
 Tiết 1( 35 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ( 5 phút).
- Đọc bảng con của GV: oanh, oach, thu hoạch, khoanh tay..
 - Đọc bài ứng dụng ở SGK.
 - Viết: thu hoạch.
 - Tìm tiếng, từ ngoài bài có vần oanh, oach.
 - Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới( 30phút):
 * Dạy vần oat (7 phút)
1. Giới thiệu bài: - Gv giới thiệu tranh minh hoạ.
+ Đây là phim gì?
- Gv cài từ: hoạt hình.
- GV giới thiệu vần mới: oat.
2. Dạy vần mới.
*. Nhận diện vần: 
 + Phân tích vần oat?
 -+ So sánh oat và at?
* Đánh vần và đọc.
 - o - a - t - oat
 - Đọc oat.
 - Uốn nắn sửa sai cho các em.
+ Có vần oat, muốn được tiếng hoạt ta thêm âm gì, ở đâu?
- GV viết:hoạt
 + Phân tích hoạt?
 - Đánh vần: hoạt
 - Đọc: hoạt
 + Có tiếng hoạt, muốn được từ hoạt hình ta thêm tiếng gì, ở đâu? - Gv ghi: hoạt hình.
 - Đọc cả sơ đồ: oat – hoạt – hoạt hình.
. b.Dạy vần : oăt (6’)
 - Thay âm o bằng âm ă giữ nguyên âm o và âm t, ta được vần oăt. Các bước dạy tương tự vần oat.
 + So sánh oatvà oăt?
* Ghép vần, tiếng, từ khoá(4’)
 - Gv tổ chức ghép: oat, oăt, choăt, hoạt hình, 
 - Gv cài trên bảng gài.
 - GV nhận xét cách ghép của HS.
c. Đọc từ ứng dụng(8 phút).
 - Viết lên bảng các từ ứng dụng. + Những tiếng nào chứa vần vừa học? + Hãy đánh vần và đọc các tiếng đó?
- Giải nghĩa một số từ:
+ lưu loát: khi nói, đọc không có chỗ nào vấp váp, ngập ngừng..
+ đoạt giải: ghi được giải ở các cuộc thi.
+ chỗ ngoặt: GV đưa tranh minh hoạ.
- GV sửa cách đọc cho HS. 
d. Luyện viết(6 phút) 
 - GV viết mẫu vần oat, oăt, hoạt, choắt. vừa viết vừa nêu quy trình. - Sau mỗi lần viết có uốn nắn sửa sai.
- 3- 4 Hs đọc, phân tích
- 4-5 HS đọc.
- Cả lớp viết bảng con.
- HS quan sát tranh.
- Phim hoạt hình.
- HS tìm tiếng, âm đã học.
- HS đọc.
- Gồm có 3 âm ghép lại: âm o đứng trước, âm a đứng giữa, âm t đứng sau.
-Giống: Đều có âm a và âm t. 
Khác:oat có o đứng trước
- Cá nhân, nhóm đánh vần
 - Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- Thêm âm h đứng trước, vần oat đứng sau và thêm thanh nặng..
- HS đọc
- HS phân tích.
- Cá nhân, nhóm, lớp đánh vần.
- HS đọc.
- thêm tiếng hình đứng sau tiếng hoạt.
- HS đọc: Hoạt hình..
HS đọc cột 1 của bài khoá.
- 8 - 10 em đọc.
- HS đọc cột 2 của bài khoá.
+ Giống: âm đầu và âm đứng cuối.
+ Khác: âm đứng giữa.
 - HS đọc toàn bài khoá: cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- HS dùng bộ chữ để ghép.
- Cả lớp nhẩm đọc.
- lưu loát, đoạt giải, chỗ ngoặt, nhọn hoắt.
- Tìm, đọc tiếng có vần mới.
- HS đọc từng từ: 3-5 em.
- HS đọc từng cột từ: 4-5 em.
- Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS viết bảng con.
Tiết 2( 35 phút):
3. Luyện tập.
a. Luyện đọc( 10 phút)
* Đọc bài tiết 1:
+Tiết 1 học những vần gì?.
 - Chỉ bảng theo và không theo thứ tự gọi HS đọc trên bảng lớp.
 - Gọi HS đọc bài trong SGK.
* Luyện đọc câu ứng dụng.
 - Hướng dẫn HS quan sát tranhSGK. + Tranh vẽ gì?
+ Tìm, đọc tiếng chứa vần mới.
- GV giảng nội dung bài ứng dụng
b. Luyện viết bài vào vở.( 8 phút)
 - GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết từng chữ, khoảng cách giữa các chữ.
- GV hướng dẫn từng chữ trên dòng kẻ li.
 - Hướng dẫn HS viết bài vào vở tập viết.
 - Uốn nắn sửa sai cho các em.
.c Luyện nói theo chủ đề( 7 phút)
+ Chủ đề luyện nói ngày hôm nay là gì?
- GV đưa từng tranh vẽ và gợi ý theo các câu hỏi:
+ Mọi người đang làm gì?
+ Em thấy cảnh gì đang diễn ra ở trên màn hình?
 + Em đã xem những phim hoạt hình nào?
+ Trong phim đó có những nhân vật nào?
+ Em thích những nhân vật nào trong phim đó?
+ Hãy kể tên và một số việc làm của một nhân vật trong phim hoạt hình đã xem?
 - Gọi Hs nói lại các nội dung trên.
- GV sửa câu cho HS.
 c. Củng cố, dặn dò( 10 phút).
 - 3- 4 em đọc bài SGK.
- Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học? - Về nhà đọc viết bài ở vở bài tập và chuẩn bị bài giờ sau.
 - Nhận xét giờ học.
- oat, oăt.
- Cá nhân 5- 6 em đọc.
- 3- 4 em đọc.
- Một khu rừng với rất nhiều loài thú: voi, báo, nai, sóc, công.
- HS đọc thầm bài.
- HS đọc bài: cá nhân, nhóm, lớp đọc.
- HS quan sát, theo dõi.
- Cả lớp viết bài.
- Phim hoạt hình.
- HS quan sát tranh trong SGK.
- Mọi người đang xem phim hoạt hình.
- Cảnh diễn của hai cha con trong vở chú hề.
- HS luyện nói thành câu đầy đủ.
- Hs đọc lại bài.
- Đồng thanh 1 lần.
- Hs thi tìm.và cài vào bảng cài.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:......................................................................................
Thủ công( tiết 23)
Bài 23: Kẻ các đoạn thẳng cách đều. 
. Mục tiêu:
Hs kẻ được đoạn thẳng.
HS kẻ được các đoạn thẳng cách đều.
II. Chuẩn bị.
Chuẩn bị của GV: Hình vẽ mẫu các đoạn thẳng cách đều.
Chuẩn bị của HS: bút chì, thước kẻ, 1 tờ giấy vở HS.
III. các hoạt động dạy học(35’).
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs.
A. Kiểm tra(2’)
B. Bài mới(30’)
1. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét (5’)
Gv ghim hình vẽ lên bảng:
+ Em có nhận xét gì ở hai đầu đoạn thẳng?
+ Đoạn thẳng AB và CD cách nhau mấy ô?
+ Các em hãy quan sát và kể tên những vật có các đoạn thẳng cách đều?
2. Hướng dẫn mẫu(10’)
* Hướng dẫn cách kẻ đoạn thẳng:
Gv vừa làm, vừa giải thích cách làm: Lấy 2 điểmA, B bất kì trên 1 dòng kẻ ngang. đặt thước kẻ qua hai điểm A, B, giữ thước cố định, tay phải cầm bút dựa vào cạnh thước và kẻ từA đến B, được đoạn thẳng AB.
* Hướng dẫn kẻ hai đoạn thẳng cách đều:
- Trên mặt giấy có kẻ ô ta kẻ đoạn thẳng AB. Từ điểm A, B cùng đếm xuống phía dưới 2 hay 3 ô tuỳ theo. Đánh dấu C, D. Sau đó nối C với D được đoạn thẳng CD cách đều AB.
3,Học sinh thực hành. (15’)
Gv quan sát, uốn nắn.
C. Củng cố, dặn dò(3’).
Nhắc lại nội dung giờ học.
Gv nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị của Hs.
Chuẩn bị bài sau: Kẻ các đoạn thẳng cách đều. Nhận xét tiết học.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
Hs chú ý quan sát.
Có hai điểm của đoạn thẳng AB
Cách nhau 2 ô.
- 2 cạnh đối diện của bảng, cửa sổ, cửa ra vào.
Chú ý lắng nghe Gv hướng dẫn.
HS quan sát, theo dõi và thực hành trên giấy nháp.
Yêu cầu Hs lấy giấy, bút chì, thước kẻ, ra để thực hành.
- HS thực hành trên giấy kẻ ô, kẻ hai đoạn thẳng AB và CD cách đều.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:......................................................................................
.............................................................................................
Toán
Tiết 89: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
I- Mục tiêu 	
- Giúp Hs bước đầu biết dùng thước có vạch chia từng cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
II- Đồ dùng dạy học
- Gv và Hs đều có thước chia vạch cm.
III- Các hoạt động dạy học( 35’)
A/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Bài 2( SGK) Giải bài:
Tính: 14 cm + 5 cm
 17 cm – 7cm
B/ Bài mới: (27’)
1. Giới thiệu bài: (1’)
Gv giới thiệu trực tiếp – Ghi đầu bài.
2. Gv hướng dẫn Hs các thao tác (10’)
Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 4cm.
- Gv làm mẫu theo các bước sau:
+ Đặt thước, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút, chấm 1 điểm trùng với vạch 0, chấm 1 điểm trùng với vạch 4.
+ Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm vạch 4 thẳng theo mép thước.
+ Nhấc thước ra, viết A trên điểm đầu, B trên điểm cuối. Ta vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.
3. Thực hành(16’):
Bài 1(6’): Vẽ đoạn thẳng có độ dài 3cm, 9 cm, 5 cm, 1 cm.
Củng cố cách vẽ đoạn thẳng.
+ Nêu lại cách vẽ từng đoạn thẳng.
Bài 2: 
a. Giải bài toán(6’)
Đoạn thẳng AB: 5 cm.
Đoạn thẳng BC: 4 cm.
Cả hai đoạn thẳng: .cm?
b. Vẽ đoạn thẳng trên (2 cách)
- Gv vẽ theo cách 2.
A B C
 5cm 4 cm
A B
 5cm
B 	C
 4 cm	
Bài 3(5’): Vẽ đoạn thẳng AO dài 3cm, rồi vẽ đoạn thẳng OB dài 5 cm để có đoạn thẳng AB dài 8 cm.
+ Để có đoạn thẳng AB dài 8 cm ta vẽ 2 đoạn thẳng OA, OB như thế nào?
C/ Củng cố, dặn dò(3’)
+ Muốn vẽ 1 đoạn thẳng có độ dài cho trước ta vẽ như thế nào?
- Hướng dẫn bài tập.
- Nhận xét giờ học.
- 2 Hs lên bảng chữa bài.
- Hs khác nhận xét
- Kiểm tra bài tập ở nhà
- Hs quan sát theo dõi Gv làm mẫu.
 –	–
 A	B
- Hs đọc đoạn thẳng trên.
- Hs nhắc lại cách vẽ 1 đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs tự vẽ vào vở.
- Hs đọc bài.
- Hs nói cách làm.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs giải bài.
- Hs đọc bài giải.
- Hs tự vẽ vào vở. 
- Hs nêu cách vẽ.
- Củng cố cách vẽ đoạn thẳng theo 2 cách.
- Hs nêu yêu cầu.
A O B
 3 cm 5 cm
- Hs thực hành vẽ : Vẽ đoạn thẳng AO sau đó, vẽ tiếp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22(11).doc