Giáo án ghép Lớp 4 + Lớp 5

Ôn tập các số đến 100 000

A. Mục tiêu

- Giúp HS ôn tập về:

+Đọc viết được các số đến 100 000.

+Biết phân biệt cấu tạo số.

- Bài tập cần làm: bài 1, 2,bài 3:a) viết được 2 số; b) dòng 1.

B. Chuẩn bị

Bảng phụ chép sẵn ND bài 2

C. Các hoạt động dạy học

I. ÔĐTC

II. KTBC

III. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài

 

doc 39 trang Người đăng honganh Lượt xem 1291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ghép Lớp 4 + Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết 5: Chính tả ( nghe viết)
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
A. Mục đích – Yêu cầu
- Nghe – viết và trình bày đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ : BT2a, 
B. chuẩn bị
- VBTTV4/1
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
III. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc đoạn văn cần viết trong SGK 1 lượt. HS đọc trong SGK.
- HS chú ý những chữ dễ viết sai.
- GV: Ghi tên bài vào giữa dòng. Chữ đầu dòng viết hoa và lùi vào 1 li.
- GV đọc cho HS viết ( đọc 2 lượt)
- GV đọc lại cho HS soát lỗi.
* GV chấm và chữa bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vào VBTTV. HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài
Lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà, làm cho.
IV. Củng cố- dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài.
Nhắc HS về viết lại những lỗi đã viết sai
Tiết 5: Khoa học
Nam hay nữ (Tiết 1)
A. Mục tiêu
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
B. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
? Con cái sinh ra có giống với bố mẹ không
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
- Cho HS làm việc theo nhóm
* Nhóm 1: Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Vì sao?
+ Công việc nội trợ là của phụ nữ
+ Đàn ông là người kiếm tiền nuôi gia đình 
+ Con gái nên học nữ công gai chánh, con trai nên học kĩ thuật
* Nhóm 2: Trong gia đình những yêu cầu hay cư xử của bố mẹ với con trai và con gái có khác nhau không? khác như thế nào? như vậy có hợp lí không?
( Con trai đi học về thì được chơi, còn con gái đi học về thì phải nấu cơm trông em,
* Nhóm 3:ở gia đình em con trai làm gì? con gái làm gì?
- HS các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét bổ sung.
IV. Củng cố – dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
Tiết 6: Lịch sử
Môn Lịch sử và Địa lí
A. Mục tiêu
- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết thêm về thiên nhiên và con người Việt Nam , biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
B. Đồ dung dạy học
Bản đồ địa lí VN
C. Các hoạt động day học
I. ÔĐTC
II. KTBC
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
* Chỉ bản đồ.
Em hãy xác định vị trí của nước ta trên bản đồ địa lí TNVN.
 - GVtheo bản đồ TNVN.
? Đất nước ta có bao nhiêu DT anh em?
? Em đang sinh sống ở nơi nào trên đất nước ta?
* Kết luận : - Phần đất liền nước ta hình chữ S, phía Bắcgiáp giáp TQ......vùng biển........Mỗi DT sống trên đất nước VN có nét văn hoá riêng song cùng đều một TQ, một LS VN.
- GV nêu câu hỏi.
- Để TQ ta được tươi đẹp như hôm nay, cha ông ta đã phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.
? Em nào có thể kể được một sự kiện LS chứng minh điều đó?
* GV kết luận: Để có TQVN tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hàng ngàn năm đấu tranh,dựng nước và giữ nước.môn Lịc sử lớp 4 chúng ta sẽ tìm hiểu từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
? Để học tốt môn Lịch sử - Địa lí các em cần phải học như thế nào
* Bài học (SGK)
- HS đọc bài học.
IV. Củng cố – dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
Tiết 6: Chính tả ( Nghe viết)
Việt Nam thân yêu
A. Mục đích – yêu cầu
- Nghe viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng BT3.
B. Chuẩn bị 
- VBTTV5/1
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc bài chính tả.
- HS theo dõi. Đọc thầm và quan sát cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
* GV chấm và chữa 1 số bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài,
- HS làm vào VBT
Lời giải:
Ngày , ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết,của, kí, kỉ.
* Bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào VBT và chữa bài.
Âm đầu
Đứng trước i, e, ê
Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ”
Âm “ gờ”
Âm“ngờ”
Viết là k
Viết là gh
Viết là ngh
Viết là c
Viết là g
Viết là ng
IV. Củng cố – dặn dò
Nhận xét giờ học.
Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 24. 08. 2009.
Ngày giảng: Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2009.
Tiết 1: Tập đọc
Mẹ ốm
A. Mục đích – Yêu cầu
- Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. Trả lời được CH 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài).
B. Chuẩn bị
- Tranh trong SGK.
- Dự kiến hoạt động: Nhóm , CN
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
- HS đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
*) Luyện đọc : GV đọc bài 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1
- Theo dõi sửa sai 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ : Cơi trầu, y sĩ, truyện Kiều 
*)Tìm hiểu bài :
Gọi 1 HS đọc câu hỏi 1 
? Khổ thơ 1,2 cho em biết điều gì ?
- Mẹ bạn nhỏ bị ốm nặng. Mẹ không ăn được trầu, không đọc truyện và cũng không đi làm được.
? Sự quan tâm săn sóc của xóm làng với mẹ bạn nhỏ thể hiện qua những câu thơ nào ?
- Mẹ ơi cô bác .....
Người cho trứng .....
Và anh y sĩ ...
? Những chi tiết nào trong khổ thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
( - Xót thương mẹ:
Nắng mưa từ những ngày xưa 
Lặn trong đời mẹ ......
Cả đời ...
Bây giờ ...
Vì con ...
quanh đôi mắt mẹ ....
- Mong mẹ chóng khoẻ:
Con mong mẹ khoẻ dần dần 
- Làm mọi việc để mẹ vui:
Mẹ vui con có 
- Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.)
*) HD học sinh đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- HD cách đọc mỗi khổ thơ 
- GV đọc mẫu khổ thơ 4,5 (đọc diễn cảm )
- HS nhẩm học thuộc lòng.
III)Củng cố – dặn dò
? Nêu nội dung bài thơ.
- Về HTL một khổ thơ.
Tiết 1: Toán
Ôn tập so sánh hai phân số
A. Mục tiêu
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số , khác mẫu số. Biết cách sắp xếp 3 phân số theo thứ tự.
Bài tập cần làm: 1 ,2.
B. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
? Nêu tính chất cơ bản của phân số
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập
* So sánh 2 phân số cùng mẫu
VD: 2/7 và 5/7 ; 5/7 và 2/7; 
 5/7 và 5/7
- Cho HS so sánh.
? Muốn so sánh 2 phân số cùng mẫu ta so sánh như thé nào
( Phân số nào có tử bé hơn thì bé hơn; tử số lớn hơn thì lớn hơn; tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.)
* So sánh hai phân số khác mẫu.
VD: 3/4 và 5/7 
- Quy đồng mẫu số hai phân số. Sau đó so sánh.
3. Thực hành
* Bài tập 1/7
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài và chữa bài.
4/11 15/17; 
2/3 < 3/4. Vì 2/3 = 8/12;
 3/4 = 9/12.
6/7 = 12/14. 
* Bài tập 2
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài và chữa bài.
a) 5/6; 8/9; 17/18.
b) 1/2 ; 5/8; 3/4.
IV. Củng cố – dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài.
BTVN:1, 2 ,3- T5 VBTT5/1.
Tiết 2: Mĩ thuật
Vẽ trang trí
Màu sắc và cách pha màu
A. Mục tiêu
- Biết thêm cách pha các màu: da cam , xanh lá cây và tím.
- Nhận biết đợc các cặp màu bổ túc.
- Pha được các màu theo hướng dẫn.
B. Chuẩn bị
- Hộp màu, bút vẽ bảng pha màu, sáp màu, bút chì màu, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2.HĐ1: Quan sát - nhận xét:
 - GV giới thiệu cách pha màu.
 - GV treo bảng 3 màu gốc.
? Kể tên các màu cơ bản ( màu gốc)
- Giải thích cách pha màu từ 3 màu cơ bản.
 Đỏ + vàng --->da cam.
 Xanh lam + vàng ----> xanh lục.
 Đỏ + xanh lam ---->tím.
- Giới thiệu các cặp màu bổ túc các màu pha được từ 2 màu cơ bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại tạo thành những cặp màu bổ túc.
 Các cặp màu bổ túc được sắp xếp đối xứng nhau H3.
? Kể tên 1 số hoa, quả, đồ vật, cây... chúng có màu gì? 
- GV pha lần lượt 3 màu cơ bản với nhau 
? Pha 3 màu cơ bản với nhau ta sẽ được những màu nào?
( Da cam, xanh lục, tím)
? Kể tên 3 cặp màu bổ túc?
( + Đỏ bổ túc cho xanh lục và ngược lại;
+ Lam bổ túc cho da cam và ngược lại;
+ Vành bổ túc cho tím và ngược lại)
3. HĐ2: Cách pha màu;
- GV làm mẫu cách pha màu.
- Gv vừa pha màu vừa giải thích. Dùng 3 cốc thuỷ tinh màu trắng pha màu để HS quan sát.
- GV pha màu đỏ + vàng 
? Cô pha màu đỏ + vàng được màu gì?
? Pha màu xanh lam + Vàng được màu gì?
? Pha màu đỏ + xanh lam được màu gì?
- GV giới thiêu màu ở hộp sáp, chì màu, bút dạ..... các loại màu trên đã được pha chế sẵn như cách pha màu cô vừa giới thiệu cho các em.
4. HĐ3 : Thực hành;
- GV quan sát HD.
- HDHS tô màu vào vở tập vẽ bài 1.
- Quan sát uốn nắn.
- GV làm mẫu cảnh vẽ màu.
5. HĐ4: Nhận xét- đánh giá:
- Chọn 1 số bài.
- Nhận xét.
IV. Dặn dò
- Về chuẩn bị một số bông hoa, chiếc lá thật để làm mẫu vẽ cho bài học sau.
Tiết 2: Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
A. Mục đích – yêu cầu
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc ( 3 trong số 4 màu ở BT1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (BT2).
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3).
B. Chuẩn bị
VBTTV5/1
Dự kiến hoạt động: Nhóm , CN
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
? Thế nào là từ đồng nghĩa
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1/13
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV chia lớp 3 nhóm mỗi nhóm tìm các từ đồng nghĩa chỉ một màu.
- Các nhóm làm vào VBT rồi chữa bài
Lời giải
Màu xanh: Xanh biếc , xanh lè, xanh mướt, xanh thắm,
Màu đỏ: đỏ au, đỏ ối, đỏ chói,..
Màu trắng: trắng tinh, trắng ngần, trắng xoá,..
* Bài tập 2
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài & chữa vào VBT.
VD: 
Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt.
Ông mặt trời đỏ chói.
Búp hoa lan trắng ngần.
* Bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS đọc bài văn : Cá hồi vượt thác
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài
Lời giải
Các từ cần giữ lại: Điên cuồng , nhô lên , sáng rực , gầm vang , hối hả.
IV. Củng cố – dặn dò
? Thế nào là từ đồng nghĩa 
- Về nhà xem lại bài tập 2. Chuẩn bị bài mới.
Tiết 3: Toán
Ôn tập các số đến 100 000 (Tiếp theo)
A. Mục tiêu
- Tính nhẩm thực hiện được phép tính cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số; nhân ( chia) số có đến 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.
B. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
- HS lên bảng làm bài 2a T4.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập
 Bài 1 (T5):
- HS nêu yêu cầu - Tính nhẩm.
- Làm nháp nêu kết quả.
 a. 6000 + 2000 - 4000 = 4000. 
 9000 - ( 7000 - 2000) = 4000 
 9000 - 7000 - 2000 = 0 
 12000 : 6 = 2000 b. 21000 x 3 = 63000.
 9000 - 4000 x 2 = 1000
 ( 9000 - 4000) x 2 = 10 000
 8000 - 6000 : 3 = 6000 
 Bài 2b (T5): 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở.
 3065 65040 5 
 x 15 13008
 4 0040
12260 0
* Bài 3 (a,b)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài
- HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào VBT.
 a. 3257 + 4659 - 1300
 = 7916 - 1300
 = 6616
b. 6000- 1300 x 2
 = 6000 - 2600
 = 3400
IV. Củng cố – dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài.
Về nhà làm vào VBTT4/1.
Tiết 3: Tập đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
A. Mục đích – yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
- Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.
- Giáo dục HS biết bảo vệ môI trường thiên nhiên ở làng quê .
B. Chuẩn bị
- Tranh trong SGk.
- Dự liến hoạt động: Nhóm , CN.
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn trong bài: Thư gửi các HS.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- HS đọc bài.
? Đoạn văn gồm mấy đoạn (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Câu mở đầu
+Đoạn 2: Đến treo lơ lửng.
+Đoạn 3: tiếp đến ớt đỏ chói.
+Đoạn 4: còn lại.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
?Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng& từ chỉ màu vàng
( lúa- vàng xuộm, tàu lá chuối- vàng ối, nắng- vàng hoe, bụi mía- vàng xọng, xoan –vàng lịm, rơm thóc – vàng giòn, lá mít – vàng ối, quả chuối – chín vàng, gà chó- vàng mượt. Tàu đu đủ , lá sắn héo – vàng tươi, mái nhà rơm – vàng mới, tất cả một màu vàng trù phú đầm ấm.
? Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì
( VD: Lúa vàng xuộm: màu vàng đậm, lúa vàng xuộm là lúa đã chín.
Vàng lịm: màu vàng của quả chín gợi cảm giác rất ngọt)
? Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp sinh động
(Quang cảnh không có cảm giác héo tàn, hao hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời , mặt nước thơm thơm nhè nhẹ. Ngày không mưa không nắng)
? Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động
( Không ai tưởng đến ngày hay đêm mà chỉ mải miết đi gặt , cắt dạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy cứ buông bát buông đũa là đi ngay , cứ trở dậy là ra đồng ngay.)
? Qua những hình ảnh nói trên muốn có thời tiết đẹp như vậy chúng ta phảI làm gì
? Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương
( Tình yêu quê hương của tác giả)
c) Đọc diễn cảm
- HS đọc cả bài.
- HD HS đọc diễn cảm đoạn 2
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
- HS đọc cả bài.
IV. Củng cố – dặn dò
? Nêu nội dung bài
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết4: Luyện từ và câu
Luyện tập về cấu tạo của tiếng
A. Mục đích – yêu cầu
- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học ( âm đầu , vần , thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.
- HS khá giỏi làm BT4, 5.
B. Chuẩn bị
- VBT.
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ của tiếng và phần vần.
- Dự kiến hoạt động: Nhóm, CN.
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
- Cho HS lên bảng phân tích cấu tạo của tiếng: lá, lành, rách.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1(T12)
? Nêu yêu cầu của BT,đọc cả VD
- Phân tích cấu tạo của tiếng trong câu tục ngữ theo sơ đồ 
Tiếng
khôn 
ngoan 
đối 
đáp 
người 
ngoài 
gà cùng 
một 
mẹ 
chớ 
hoài 
đá 
nhau 
 đầu 
kh
ng
đ
đ
ng
ng
g
c
m
m
ch
h
đ
nh
Vần 
ôn 
oan
ôi
ap 
ươi
oai 
a
ung 
ôt 
e
ơ
oai 
a
au 
Thanh
Ngang
Ngang
Sắc 
Sắc 
Huyền
Huyền
Huyền
Huyền
Nặng
Nặng
Sắc
Huyền
Sắc
ngang
 Bài 2(T12) : 
- Nêu yêu cầu 
? Tìm tiếng bắt vần với nhau trong 2 câu tục ngữ trên ?
( ngoài – hoài vần giống nhau: oai)
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu 
- Y/c học sinh suy nghĩ làm bài 
- 2HS lên bảng ,lớp làm vào vở: 
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau :
 Choắt - thoắt ,xinh - nghênh 
+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn :
 Choắt - thoắt (oắt)
+ Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn :
 Xinh – nghênh (inh- ênh) 
Bài 4
- HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS khá giỏi làm bài
- GV:Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau- giống nhau hoàn toàn và giống nhau không hoàn toàn) 
Bài 5 
- Nêu yêu cầu ( HS khá giỏi làm bài).
- Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên tìm lời giải là chữ ghi tiếng 
- Câu đố y/c: Bớt đầu - bớt âm đầu. Bỏ đuôi - bỏ âm cuối 
- Thi giải đúng giải nhanh 
( bút)
III. Củng cố – dặn dò
Hệ thống lại nội dung bài.
Về nhà học bài và chuẩn bị sau.
Tiết 4: Mĩ thuật
Thường thức mĩ thuật
Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ
A. Mục tiêu
- Hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
- Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh: Thiếu nữ bên hoa huệ
B. Chuẩn bị
Tranh thiếu nữ bên hoa huệ
C. Các hoạt động dạy học
I. KTBC
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Gipí thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
- GV cho HS đọc mục 3 SGK
? Hãy nêu vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
( Là 1 hoạ sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật VN. Ông tốt nghiệp khoá II (1926-1931) Trường mĩ thuật Đông Dương, sau đó trở thành giảng viên của trường)
? Kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của ông
( Thiếu nữ bên hoa huệ – 1943; Thiếu nữ bên hoa sen – 1944; Hai thiếu nữ và em bé – 1944;
3. Hoạt động 2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm:
? Hình ảnh chính của bức tranh là gì ( Thiếu nữ mặc áo dài trắng)
? Màu sắc của bức tranh như thế nào ( Trắng , xanh và hồng; hoà sắc nhẹ nhàng trong sáng)
? Em có thích bức tranh này không.
4. Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi các nhóm có ý thức học tốt.
III. Dặn dò
- Về chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Địa lí
Làm quen với bản đồ
A. Mục tiêu
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trên Trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ
B. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
* Treo các loại bản đồ thế giới, châu lục, VN......
? Đọc tên bản đồ?
(Bản đồ TG, châu lục, VN.)
? Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ?
(- Bản đồ TG thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một phần lớn của bề mặt Trái đất
- Các châu lục.)
- Gv sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
? Bản đồ là gì?
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất theo một tỉ lệ nhất định. - HS nhắc lại.
* Một số yếu tố của bản đồ:
? Bảng chú giải H3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
? Tên bản đồ cho ta biết điều gì
? Trên bản đồ người ta thường quy định các hướng Đ- T- N-B như thế nào
IV. Củng cố- dặn dò
- HS nêu bài học trong SGk.
- Về học bài và chuẩn bị bài mới.
Tiết 5: Lịch sử
“ Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định
A. Mục tiêu
- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn- Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định ( 1859)
+ Triều đình kí hiệp ước nhường 3 tỉnh ở miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phảI giảI tán lực lượng kháng chiến.
+ Trương Định không tuân theo lệnh vua , kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
B. Chuẩn bị
- Bản đồ hành chính VN
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Nội dung bài
* Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược
- HS đọc phần sử liệu trong SGK
? Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
( dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Trương Định, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Trung Trực..
? Triều đình nhà Nguyễn có tháI độ như thế nào trước cuộc xâm lược của Pháp
(Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ không kiên quyết chiến đấu bảo vệ đất nước)
- GV chỉ bản đồ: 1. 9. 1858 Pháp tấn công Đà Nẵng.
* Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược
- GV chia nhóm
? Nhóm 1: 1862 vua ra lệnh cho Trrương Định làm gì
( Năm 1862 giữa lúc nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ thì triều đình nhà Nguyễn ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức lãnh binh ở An Giang.
? Nhóm 2: Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào
( Băn khoăn lo nghĩ: làm quan phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phảI chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến.
? Nhóm 3: Trước băn khoăn đó của ông nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? và ông đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân
( Suy tôn ông là Bình Tây đại nguyên soái. Điều đó đã cổ vũ động viên ông quyết tâm đánh giặc, phản đối lại mệnh lệnh của triều đình.)
IV. Củng cố – dặn dò
- Gọi HS đọc bài học trong SGK.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau. 
Ngày soạn: 25 . 8. 2009.
Ngày giảng: Thứ năm ngày 27 tháng 8 năm 2009.
Tiết 1: Kể chuyện
Sự tích hồ Ba Bể
A. Mục đích- yêu cầu
- Nghe kể lại được từng đoạn trong câu chuyện theo tranh minh hoạ, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể ( do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái.
- Giáo dục ý thức BVMT, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra ( lũ lụt)
B. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Dự kiến hoạt động: Nhóm , CN.
C. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTC
II. KTBC
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. GV kể chuyện: Sự tích hồ Ba Bể.
- GV kể chuyện lần 1.
+ Giải nghĩa từ khó
- GV kể lần 2.
- GV kể lần 3
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Các em chỉ cần kể đúng cố chuyện, không cần lặp lại nguyên văn lời cô kể.
- Kể xong, cần trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
a/Kể chuyện theo nhóm:
b/ Thi kể trước lớp:
- Gọi 2 HS kể toàn chuyện
? Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể câu chuyện còn nói với ta điều gì?
- Câu chuyên ca ngợi con người giàu lòng nhân ái ( như hai mẹ con bà nông dân). Khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
- Qua câu chuyện ta thấy thiên nhiên cũng rất khắc nghiệt nó gây ra lũ lụt. Vì vậy chúng ta cần phải BVMT.
IV. Củng cố- dặn dò
? Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Về nhà kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài mới.
Tiết 1: Toán
Ôn tập so sánh hai phân số (tiếp)
A. Mục tiêu
- Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân số có cùng tử số
B. Các hoạt động dạy học
I. ÔĐTV
II. KTBC
? Nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu và khác mẫu
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Ôn tập
* Bài tập 1.7
- gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài
3/4 1; 1 > 7/8.
- GV: Nếu phân số có tử số bé hơn mẫu thì phân số đó bé hơn 1 ( và ngược lại); tử và mẫu bằng nhau thì phân số đó bằng 1.
* Bài tập 2
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài và chữa bài.
2/5 > 2/7; 5/9 11/3
- GV: Trong 2 phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
* Bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài
a) 3/4 và 5/7 Ta có: 3/4 =

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ghep 45.doc