Giáo án Địa lý lớp 6

I. Mục tiêu :

 Giúp hs hiểu:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được nội dung chương trình địa lí lớp 6. Đồng thời nắm được phương pháp học bộ môn.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe giảng, chép bài, cách học và tiếp thu những kiến thức của bộ môn.

 3. Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn, say mê học tập nghiên cứu khoa học địa lý áp dụng vào giải thích các hiện tượng tự nhiên trong thực tiễn

 II. Chuẩn bị của GV và HS:

 1. Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án

 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa nghiên cứu bài trước

 - Tranh ảnh về trái đất.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - Không kiểm tra.

 *đặt vấn đề vào bài mới(1’)

 

doc 118 trang Người đăng honganh Lượt xem 1969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tranh ảnh về núi trẻ, núi già, núi đá vôi hang động.
 - Bản đồ tự nhiên thế giới.
 2. Chuẩn bị của học sinh: häc bµi,sgk
III. Tiến trình bài mới:
 1. Kiểm tra bài cũ(kt m)7’
 ? Thế nào là nội lực, ngoại lực. Khi nội lực, ngoại lực tác động, địa hình bề mặt Trái Đất có đặc điểm gì. Sinh ra hiện tượng gì?
 (5) - Nội lực là những lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất, khi nội lực tác động làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ gề, sinh ra hiện tượng động đất và núi lửa.
 (5)- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên trên, bên ngoài Trái Đất, ngoại lực bao gồm hai quá trình, phong hoá và xâm thực làm cho bề mặt Trái Đất dần bị bào mòn và trở nên bằng phẳng.
*đặt vấn đề vào bài mới(1’)
 - Trên bề mặt Trái Đất có nhiều loại địa hình khác nhau. Một trong các loại địa 
thấp; núi trẻ, núi già; núi đá vôi...  
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV
?
?
GV
?
GV
?
GV
GV
?
HS
GV
?
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
Xung quanh chúng ta có rất nhiều núi 
 Qua thực tế em hãy cho biết thế nào là núi, độ cao của núi?
Quan sát trên thực tế hãy cho biết núi gồm những bộ phận nào?
Hướng dẫn hs quan sát bảng phân loại núi.
Núi được chia thành mấy loại, độ cao của từng loại?
Hướng dẫn hs quan sát H34 SGK.
THẢO LUẬN NHÓM
Thế nào là độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối?
Ngoài cách phân loại núi theo độ cao người ta còn phân chia thành núi già và núi trẻ
Hướng dẫn hs đọc “ Ngoài sự phân chia núi theo độ cao  tốc độ rất chậm ”
 Căn cứ vào yếu tố nào để phân chia thành núi già, núi trẻ?
Căn cứ vào thời gian hình thành.
Hướng dẫn hs quan sát H35 SGK.
 Hãy lập bảng so sánh núi già và núi trẻ?
Núi già
Núi trẻ
- Hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
- Đỉnh tròn 
- Sườn thoải 
- Thung lũng nông và rộng
- Hình thành cách đây vài chục triệu năm.
- Đỉnh nhọn
- Sườn dốc.
- Thung lũng sâu và hẹp.
 Quan sát H36 SGK dãy núi Hy-ma-laya là núi già hay núi trẻ?
Núi trẻ
 Xác định trên bản đồ thế giới các dãy núi già, các dãy núi trẻ?
Thực hiện trên bản đồ tự nhiên thế giới.
Địa hình cacxtơ là địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
Hướng dẫn hs quan sát H37 SGK
 Em có nhận xét đỉnh, sườn và hình dạng của khối núi trong ảnh?
Đỉnh núi sắc nhọn lởm chởm, sườn núi dốc đứng.
Hướng dẫn hs quan sát H38 SGK
 Hãy miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?
: Hang động núi đá vôi với nhiều khối thạch nhũ.
Nguyên nhân hình thành các hang động?
Nước mưa thấm vào các kẽ đá khoét mòn đá tạo thành các hang động. 
1. Núi và độ cao của núi.
- Núi  là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển. 
- Núi có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
- Núi được chia thành: núi thấp, núi trung bình, núi cao. 
- Độ cao tuuyệt đối là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với mực nước biển.
- Độ cao tương đối là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ trên cao so với một điểm khác ở dưới thấp.
2. Núi già, núi trẻ.
- Căn cứ vào thời gian hình thành người ta phân chia thành núi già, núi trẻ.
3. Địa hình CacXtơ.
- Địa hình núi đá vôi được gọi là địa hình cacxtơ.
- Trong vùng núi đá vôi thường có nhiều hang động đẹp hấp dẫn khách du lịch.
3. Củng cố,luyện tập:4’
 PHIẾU HỌC TẬP
 - Trong các câu hỏi dưới đây em hãy chọn một câu trả lời thích hợp nhất.
 . Núi là:
 a) Một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất.
 b) Dạng địa hình gồm có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi.
 c) Một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất, thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển.
 d) Một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt Trái Đất, thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển, gồm ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi.
4. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà(1’)
 - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài.
Ngày soạn:27/11/2010 Ngày giảng:6A 30/11/2010
 6B 7/12/2010
 6C 2/12/2010
Tiết 16. ÔN TẬP HỌC KÌ I 
 I. Mục tiêu : 
 Giúp hs hiểu
1. VÒ kiến thức:
 - Củng cố những kiến thức trong nội dung chương I: TRÁI ĐẤT.
 + Hình dạng trái đất và kích thước của Trái Đất.
 + Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
 + Bản đồ cách vẽ bản đồ, cách xác định phương hướng trên bản đồ, kí hiệu bản đồ.
 + Các vận động của Trái Đất và hệ quả.
 + Cấu tạo trong của Trái Đất.
 - Chương II: CÁC THÀNH PHẦN TƯI NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT.
 + Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất.
 + Địa hình bề mặt Trái Đất.
2. VÒ kĩ năng:
 - Củng cố kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, sơ đò và tranh ảnh địa lí.
3.VÒ th¸i độ: nghiêm tuc
 II.Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới.
 - Quả địa cầu.
 - Tranh ảnh địa lí.
 2. Chuẩn bị của học sinh: : sgk ôn tập
III. Tiến trình ôn tập.
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kết hợp trong quá trình ôn tập.
*đặt vấn đề vào bài mới(1’)
 - Trong nội dung bài hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại toàn bộ kiến thức trong chương I và phần địa chất địa hình trong chương II.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
 Dựa vào quả địa cầu và tranh hệ Mặt Trời trình bày Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh vĩ tuyến?
Trình bày trên tranh và trên quả địa cầu.
-Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Chiều dài của đường xích đạo 40076 km, bán kính dài 6370 km.
 -Kinh tuyến là đường thẳng nối hai cực Bắc và cực Nam địa lý của Trái Đất.
 -Vĩ tuyến địa lý là vòng tròn tưởng tượng trên bề mặt Trái Đất, song song với đường Xích đạo, càng xa Xích đạo các vĩ tuyến càng nhỏ dần.
Nêu định nghĩa về bản đồ?
- Bản đồ là cách biểu thị và thu nhỏ hình dạng tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Vẽ bản đồ là gì, Muốn vẽ được một tấm bản đồ người ta cần làm những công việc gì?
- Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất lên mặt phẳng của  giấy
Bề mặt Trái Đất là mặt cong còn bản đồ là mặt phẳng. Vì vậy, muốn vẽ được bản đồ người ta phải chiếu các điểm trên mặt cong của Trái Đất hoặc dựa vào các phương pháp toán học để vẽ chúng lên mặt phẳng của giấy.
 Khi vẽ bản đồ cần có đầy đủ thông tin như vị trí, kích thước, hình dạng  khi đã có đủ thông tin, người vẽ bản đồ còn phải tính tỷ lệ, lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng đó trên bản đồ.
 Tỉ lệ bản đồ là gì? tỉ lệ bản đồ được thể hiện dưới những dạng nào?
- Tỉ lệ bản đồ là tương quan tỉ số cố định giữa những khoảng cách theo đường đo trên bản đồ và những khoảng cách tương ứng theo đường đo trên thực địa.
 -Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở hai dạng Tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
 -Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. 
 -Ví dụ: tỉ lệ 1: 100.000 có nghĩa là 1cm  trên bản đồ bằng  100.000 cm ngoài thực địa hay 1km trên thực địa.  
 -Muốn tính khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ thước, chúng ta có thể làm như sau: Đánh dấu khoảng cách giữa hai điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ. Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số trên thước tỉ lệ.
 Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta cần làm như thế nào?
- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. ...
 Thế nào là toạ độ địa lí, làm thế nào để xác định được toạ độ địa lí của một điểm?
- Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa Cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến qua điểm đó. Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó, viết toạ độ địa lí của một điểm, người ta thường viết kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới.            
Kí hiệu bản đồ là gì? Có những loại kí hiệu nào?
- hệ thống các kí hiệu để biểu hiện các đối tượng về mặt đặc điểm, số lượng, cấu trúc cũng như vị trí, sự phân bố của chúng trong không gian....
 - kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
Người ta thường biểu hiện độ cao của địa hình trên bản đồ như thế nào?
- bằng thang màu, 
- đường đồng mức 
 Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả?
- Trình bày trên quả địa cầu.
 + Chuyển động quanh trục là sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông. Thời gian Trái Đất tự quay tròn một vòng là một ngày đêm.
 + Nhờ có sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
 + Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng
 Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả?
- Trình bày trên tranh vẽ
 Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn. Khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất đồng thời vẫn tự quay quanh trục. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày và 6 giờ. .
 Ở các địa điểm trên vĩ tuyến 66033' Bắc và Nam (hay còn gọi là vòng cực Bắc và Nam), mỗi năm chỉ có ngày 22-6 và 22-12 là có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ  (ngày trắng) . Số lượng các ngày dài suốt 24 giờ ở các vĩ tuyến 66033' Bắc và Nam đến hai cực thay đổi theo các mùa, từ 1 ngày đến 6 tháng.
Hãy trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất trên tranh vẽ?
- Trình bày trên tranh treo tường.
Lớp
Độ dày
Trạng thái
Nhiệt độ
Lớp vỏ Trái Đất
Từ 5 đến 70 km
Rắn chắc
Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 10000C
Lớp trung gian
Gần 3.000 km
Từ quánh dẻo đến lỏng
Khoảng 1.500 đến 4.7000C
Lõi Trái Đất
Trên 3.000 km
Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
Cao nhất khoảng 5.0000C
 Thế nào là nội lực ngoại lực, ngoại lực. Khi nội lực và ngoại lực tác đông bề mặt Trái Đất có đặc điểm gì?
+ Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái đất. Khi nội lực tác động bề mặt Trái Đất sẽ trở nên gồ gề.
+ Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất chủ yếu là quá trình phong hoá các loại đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió...), Khi ngoại lực tác động bề mặt Trái Đất bị san bằng và hạ thấp dần.
 Thế nào là núi, núi được phân chia thành mấy loại đó là những loại nào?
- Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
+ Phân loại núi (căn cứ vào độ cao)
+ Ngoài sự phân loại núi theo độ cao, người ta còn phân biệt núi theo thời gian hình thành. Những núi đã được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, đã trải qua các quá trình bào mòn gọi là núi già. Những núi mới được hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm gọi là núi trẻ.
1. Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh vĩ tuyến.
2. Bản đồ, cách vẽ bản đồ.
3. Tỉ lệ bản đồ, cách đo tính khoảng cách thực địa dựa trên bản đồ.
4. Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí.
5. Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
6. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả.
7. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
8. Cấu tạo bên trong của Trái Đất.
9. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
10. Địa hình bề mặt Trái Đất.
 3. Củng cố, luyện tập:(5’)
 - Hãy trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất
 -Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả?
4. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà(1’)
 - Học và làm bài theo nội dung ôn tập.
 - Tiết 17 “ Kiểm tra học kì I ”
Ngày soạn: 9/12/09 Ngày thi 17/12/2010
 Tiết 17 KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu :
 Giúp hs hiểu:
1. VÒ kiến thức:
 - Đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trong quá trình học tập ở học kì 
 - Thông qua bài kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh, nhằm điều chỉnh quá trình giảng dạy, học tập của học sinh và giáo viên.
2. VÒ kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng xác định và trả lời đúng câu hỏi.
 - Rèn luyện đức tính trung thực của học sinh trong quá trình làm bài kiểm tra.
3.VÒ th¸i độ :nghiêm túc 
II. Chuẩn bị của GV và HS: 
 1.Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Đề kiểm tra - Đáp án - Biểu điểm.
 2.Chuẩn bị của học sinh: ôn tập
III. Tiến trình giờ kiểm tra:
 1. Nội dung kiểm tra.
 2.§Ò bµi
 - GV: Phát đề kiểm tra.
Câu1(3đ): Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của từng lớp?
Câu 2(4đ): Hãy trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ qủa của sự vận động đó?
Câu 3(3đ): Dựa vào tỉ lệ số của bản đồ sau đây: 1:200.000 và 1:6.000.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
Đáp án biểu điểm
Câu 1:Cấu tạo trong của Trái Đất
Lớp
Độ dày
Trạng thái
Nhiệt độ
Lớp vỏ Trái Đất(1đ)
Từ 5 đến 70 km
Rắn chắc
Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 10000C
Lớp trung gian(1)
Gần 3.000 km
Từ quánh dẻo đến lỏng
Khoảng 1.500 đến 4.7000C
Lõi Trái Đất(1đ)
Trên 3.000 km
Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
Cao nhất khoảng 5.0000C
Câu 2:
1đ- Trái Đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ tây sang đông trong 24h (1 ngày đêm).
1đ- Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có một giờ riêng, đó là giờ riêng đó là giờ khu vực.
*. Hệ quả :
1đ- Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
1đ- Sự chuyển động quanh trục còn làm lệch hướng các vật chuyển động từ cực bắc xuống cực nam. 
Câu 3:
*Với bản đồ có tỉ lệ 1:200000
5cm ứng với số km trên thực địa là:
5 x 200000 = 1000000 cm = 10(km)
*Với bản đồ có tỉ lệ 1:6000000
5cm ứng với số km trên thực địa là:
5 x 6000000 = 30000000 cm = 300 km
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
chuẩn bi bài sau
 **********************************
Ngày soạn: 6/12/2010 Ngày giảng: 6a 14/12/2010
 6b
 6c 9/12/2010
Tiết 18. ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp theo)
 I. Mục tiêu :
 Giúp hs hiểu:
 1. VÒ kiến thức
 - Nắm được đặc điểm hình thái của ba dạng địa hình. Đồng bằng,cao nguyên và đồi trên cơ sở quan sát tranh ảnh mô hình.
 2. VÒ kĩ năng:
 - Chỉ được trên bản đồ một số đồng bằng, cao nguyên lớn trên thế giới và ở Việt Nam.
 3.VÒ th¸i độ: yêu thích bộ môn
II.Chuẩn bị của GV và HS
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bản đồ tự nhiên thế giới và Việt Nam.
 - Tranh ảnh, mô hình, lát cắt về đồng bằng cao nguyên.
 2. Chuẩn bị của học sinh: sgk
III. Tiến trình bài mới:
 1. Kiểm tra bài cũ(5’)
 ? Thế nào là núi, Độ cao tương đối, tuyệt đối của địa hình được xác định như thế nào?
 4Đ- Núi  là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển. 
 3Đ- Độ cao tuyệt đối là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm ở trên cao so với mực nước biển.
 3Đ- Độ cao tương đối là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng từ trên cao so với một điểm khác ở dưới thấp.
*đặt vấn đề vào bài mới(1’)
 - Trên bề mặt Trái Đất còn có các dạng địa hình khác nhau như: bình nguyên, cao nguyên, đồi... Nếu miền núi có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, khoáng sản,thì bình nguyên lại là nơi thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp. 
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV
?
HS
GV
?
GV
?
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
?
HS
GV
?
HS
?
HS
Hướng dẫn hs quan sát H39 SGK.
 Hãy miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?
Quang cảnh cánh đồng bằng phẳng, rộng lớn . 
Đó chính là đồng bằng (Bình nguyên)
 Vậy em hiểu thế nào là dạng địa hình bình nguyên (Đồng bằng)?
Dựa vào nguyên nhân hình thành người ta chia thành hai dạng chính.
 Qua sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy cho biết người ta chia thành những loại nào nguyên nhân?
 Tại sao ở những vùng bình nguyên bồi tụ dân cư thường sống rất đông đúc?
Thường có địa hình bằng phẳng, đất đai mầu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Treo bản đồ hướng dẫn hs quan sát bảng chú giải về mầu sắc biểu thhị độ cao của địa hình.
 Dựa vào mầu sắc biểu thị độ cao của địa hình hãy chỉ các đồng bằng châu thổ Sông Nin, sông Hoàng Hà, Sông Cửu Long?
Thực hiện trên bản đồ..
Hướng dẫn hs quan sát mô hình cao nguyên, bình nguyên.
Tìm những điểm giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên?
Bình nguyên thấp, Cao nguyên cao. Bề mạt tương đối bằgn phẳng.
Hướng dẫn hs quan sát H41 SGK.
 Bề mặt cao nguyên có đặc điểm gì khác so với bề mặt so với bình nguyên?
Bề mặt cao nguuyên có sườn dốc, bị cắt sẻ, tạo thành vách dựng đứng.
 Vậy dạng địa hình cao nguyên có đặc điểm như thế nào?
 Dạng địa hình cao nguyên thuận lợi cho phát triển kinh tế như thế nào?
Thuận lợi cho phát triển trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn
Hướng dẫn hs quan sát vùng đồi trên mô hình bình nguyên và cao nguuyên.
Thế nào là dạng địa hình đồi?
Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và đồng bằng ( Trung du)
 Ở nước ta khu vực nào có nhiều đồi nhất?
- Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ..
1. Bình nguyên (Đồng bằng).14’
- Bình nguyên (Đồng bằng) là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối thường không quá 200m.
- Bình nguyên được phân chia thành hai loại bình nguyên bào mòn và bình nguyên bồi tụ 
( Châu thổ)
2. Cao nguyên.10’
- Cao nguyên là dạng địa hình cương đối bằng phẳng nhưng có sườn dốc, độ cao tuyệt đối thường từ 500m trở lên.
3. Đồi.10’
- Đồi là dạng địa hình nhô cao, đỉnh tròn, sườn thoải, độ cao tương đối thường không quá 200m. Đồi thường tập trung thành từng vùng.
 3. Củng cố, luyện tập:5’
PHIẾU HỌC TẬP
 - Trong các câu hỏi dưới đây, hãy chọn một câu trả lời thích hợp nhất.
 1. Châu thổ là:
 a) Đồng bằng do phù sa của biển bồi tụ.
 b) Đồng bằng do phù sa của biển hay của các con sông bồi tụ.
 c) Đồng bằng do phù sa của các sông lớn bồi tụ ở cửa sông.
 d) Đồng bằng được hình thành do tác dụng bào mòn của băng hà.
 2. Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất trong các đáp án sau để nêu được sự khác nhau căn bản giữa địa hình núi và địa hình bình nguyên.
 a) Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, còn bình nguyên là dạng địa hình thấp.
 b) Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, độ cao tuyệt đối của núi thường trên 500m. Còn bình nguyên là dạng địa hình thấp, độ cao tuyệt đối của bình nguyên thường dưới 200m.
 c) Theo thời gian hình thành có: núi già và núi trẻ.
 d) Bình nguyên được phân ra làm hai loại: bình nguyên bị băng hà bào mòn và bình nguyên do phù sa của sông, biển bồi đắp.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
 - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
 - Học thuộc phân ghi nhớ cuối bài.
 - Chuẩn bị trước bài mới, bài 15 “ Các mỏ khoáng sản”
 ..
 Ngày soạn: 25/12/201010 Ngày giảng: 6a 
 6b 28/12/2010
 6c
 Tiết 19. CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
 I. Mục tiêu :
 Giúp hs hiểu:
 1. VÒ kiến thức
 - Hiểu được các khái niệm: Khoáng vật, đá, khoáng sản, mỏ khoáng sản.
 2. VÒ kĩ năng:
 - Biết phân loại khoáng sản theo công dụng.
 - Hiểu khoáng sản không phải là tài nguyên vô tận, vì vậy con người phải biết khai thác một cách tiết kiệm hợp lí.
 3.VÒ th¸i độ: yêu thích bộ môn
 II.Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
 - Một số mẫu đá, khoáng sản.
 2. Chuẩn bị của học sinh: sgk
 III. Tiến trình bài mới:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kết hợp trong nội dung bài dạy.
*đặt vấn đề vào bài mới(1’)
 - Khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia. Hiện nay, nhiều loại khoáng sản là những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu không thể thay thế được của nhiều ngành công nghiệp quan trọng.Vậy khoáng sản là gì và chúng được hình thành như thế nào?
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
G
?
H
?
H
G
?
G
?
H
?
H
?
H
G
H
?
H
G
?
H
?
H
Hướng dẫn hs đọc từ “trong vỏ Trái Đất ... sử dụng gọi là khoáng sản”
 Em hiểu thế nào là khoáng vật?
-Khoáng vật là vật chất tự nhiên có thành phần đồng nhất. Khoáng vật thường gặp dưới dạng tinh thể trong thành phần của các loại đá. Ví dụ: thạch anh là khoáng vật thường gặp trong đá cát, đá granit thường gặp dưới dạng tinh thể. Thuật ngữ khoáng vật cũng còn được dùng (theo nghĩa mở rộng là chất khoáng) để chỉ các hợp chất lỏng và khí trong lớp vỏ Trái Đất như: dầu mỏ, khí đốt, nước khoáng ...
Thế nào là khoáng sản?
Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích, được con người khai thác, sử dụng.
Hướng dẫn hs quan sát các mẫu khoáng sản và đọc từ “Trong lớp vỏ Trái Đất .... kim loại sắt”
 Thế nào là quặng khoáng sản?
Hướng dẫn hs quan sát các mẫu quặng khoáng sản và hướng dẫn hs đọc bảng thống kê trang 49 SGK 
Dựa vào bảng kể tên và nêu công dụng của các loại khoáng sản?
Thực hiện theo nội dung SGK và lên bảng trình bày 
Qua hiểu biết thực tế hãy nêu tên một số khoáng sản có ở địa phương?vµ gi¸ trÞ kinh tÕ mµ nã mang l¹i?
Đá vôi, cát, sỏi .... Làm vật liệu xây dựng.
Thế nào được gọi là mỏ khoáng sản?
Những nơi tập trung khoáng sản thì gọi là mỏ khoáng sản.
Dựa vào nguồn gốc hình thành người ta chia mỏ khoáng sản thành hai loại
Đọc từ “ Những khoáng sản được hình thành ... như các mỏ than, cao lanh, đá vôi ...”
Tại sao gọi là mỏ nội sinh, ngoại sinh?
Những khoáng sản được hình thành do mắc ma, rồi được đưa lên gần mặt đất thành mỏ thì gọi là các mỏ khoáng sản nội sinh, như các mỏ: đồng, chì, kẽm, sắt, thiếc, vàng, bạc... 
 Những khoáng sản được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích, thì gọi là các mỏ khoáng sản ngoại sinh, như các mỏ: than, cao lanh, đá vôi...
Hướng dẫn hs đọc từ “Các mỏ khoáng sản nội sinh ... hợp lí và tiết kiệm”
Tại sao phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm?
Các mỏ khoáng sản nội sinh hay ngoại sinh đều được hình thành trong thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm, nên rất quý. Vì vậy, chúng ta cần phải khai thác, sử dụng chúng một cách hợp lí và tiết kiệm.
Chóng ta cÇn lam g× ®Ó sö dông c¸c lo¹i tµi nguyªn kho¸ng s¶n g×n gi÷ cho thÕ hÖ sau?
Khai th¸c mét c¸ch khoa häc.¸p dông khoa hoc c«ng nghÖ.tiÕn bé khoa hoc kÜ thuËt,vµo viÖc khai thac chÕ biÕn
1. Các loại khoáng sản.
(20’)
- Khoáng vật là vật chất tự nhiên có thành phần đồng nhất.
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích, được con người khai thác, sử dụng.
- Các nguyên tố hoá học tập trung với tỉ l

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dia ly 6 chuan.doc