Giáo án Địa lý lớp 5 - Tiết 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học “C” Mỹ Đức

I. Mục đích yêu cầu

- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư của Việt Nam :

 + Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.

 + Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.

 + Khoảng dân số Việt Nam sống ở nông thôn.

- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.

* Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đồng đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi : nơi quá đông dân, thừa lao động ; nơi ít dân, thiếu lao động

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh ảnh về dân tộc, miền núi của Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 8795Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý lớp 5 - Tiết 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học “C” Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ tư, ngày 7 tháng 10 năm 2009
Môn : Địa lý
Các dân tộc, sự phân bố dân cư
KTKN : 113 
	SGK : 84
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư của Việt Nam :
	+ Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
	+ Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi.
	+ Khoảng dân số Việt Nam sống ở nông thôn.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
* Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đồng đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi : nơi quá đông dân, thừa lao động ; nơi ít dân, thiếu lao động
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh ảnh về dân tộc, miền núi của Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ :
+ Năm 2004 nước ta có bao nhiêu dân ? Dân số nước ta đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á?	
+ Năm 2004 nước ta có 82 triệu người và đứng hàng thứ ba của khu vực Đông Nam Á.
+ Dân số nước ta tăng nhanh gây ra những hậu quả gì ?	
Nhận xét và nêu điểm.
+ Gây nhiều khó khăn cho việc nâng cao đời sống như : thiếu ăn, thiếu mặc
B. Bài mới :
* Giới thiệu : Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
1. Các dân tộc
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm đôi
- Thảo luận nhóm đôi
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn câu hỏi:
- đọc lại mục 1.
 - trình bày kết quả
 - Lớp nhận xét và bổ sung thêm.
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc ?
+ Nước ta có 54 dân tộc.
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Sống chủ yếu ở đâu ?
+ Dân tộc Kinh có số dân đông nhất họ sống chủ yếu ở đồng bằng.
+ Các dân tộc ít người sống ở đâu ?
... sống ở vùng núi và trung du.
+ Kể tên một số dân tộc mà em biết ?
- GV giới thiệu tranh một số dân tộc.
+ Một số dân tộc mà em biết như : Kinh, Chăm, Hoa, Khơme, Tày, Hmông, Gia-rai..
Kết luận : Nước ta có 54 dân tộc, người Kinh là đông nhất chiếm khoảng 86%, các dân tộc ít người chiếm khoảng 14%.
2. Mật độ dân số
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
+ Mật độ dân số là gì ?
+ Là số dân trung bình sống trên 1km vuông diện tích đất tự nhiên.
- đọc bảng số liệu
+ Nêu nhận xét mật độ dân số nước ta so với mật độ dân số thế giới và một số nước châu Á.
+ Mật độ dân số nước ta cao rất nhiều so với thế giới và một số nước châu Á.
Kết luận : Nước ta có mật độ dân số cao 
3. Phân bố dân cư
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm đôi
- quan sát lược đồ ở sgk.
+ Cho biết dân số nước ta sống tập trung đông đúc ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng nào ?	
+ Dân cư nước ta sống tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, vùng ven biển ; thưa thớt ở vùng núi và cao nguyên.
- Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đồng đều giữa vùng đồng bằng, ven biển và vùng núi ?
- nơi quá đông dân, thừa lao động ; nơi ít dân, thiếu lao động
Kết luận : Dân cư nước ta phân bố không điều, ở đồng bằng dân cư tập trung đông ; ở miền núi thì thưa thớt.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : 
- HS đọc lại ghi nhớ ở SGK.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 9 Các dân tộc, sự phân bố dân cư.doc