Giáo án Địa lý lớp 5 - Tiết 11: Lâm nghiệp và thủy sản - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học “C” Mỹ Đức

I. Mục đích yêu cầu

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta :

+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản ; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

+ Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.

- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thủy sản.

* Biết được nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản : vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng.

* Biết các biện pháp bảo vệ rừng.

* GDBVMT : không khai thác rừng và đánh bắt thủy sản bừa bãi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Biểu đồ sản lượng thủy sản.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 8018Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý lớp 5 - Tiết 11: Lâm nghiệp và thủy sản - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học “C” Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ tư, ngày 28 tháng 10 năm 2009
Môn : Địa lý
Lâm nghiệp và thủy sản
KTKN : 115
	SGK : 89
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta : 
+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản ; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thủy sản.
* Biết được nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản : vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng.
* Biết các biện pháp bảo vệ rừng.
* GDBVMT : không khai thác rừng và đánh bắt thủy sản bừa bãi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Biểu đồ sản lượng thủy sản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ :
- Giáo viên chấm tập học sinh (Bài tập 2).
- Giáo viên nhận xét và nêu điểm.
B. Bài mới :
1. Lâm nghiệp :
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân.
+ Quan sát hình 1, kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp ?	
Kết luận : Lâm nghiệp gồm có các hoạt động trồng và bảo vệ rừng ; khai thác gỗ và các lâm sản khác.	
- Học sinh đọc lại tóm tắt bài ở sgk trang 88.
+ Lâm nghiệp : trồng và bảo vệ rừng ; khai thác gỗ và lâm sản.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi
+ Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy nêu nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng nước ta.
+ Vì sao có giai đoạn diện tích rừng nước ta bị giảm, có giai đoạn lại tăng lên ?	
- HS đọc bảng số liệu
 + Diện tích rừng nước ta có lúc bị thu hẹp, có lúc lại tăng lên.
+ Giảm : Do khai thác rừng bừa bãi, nạn đốt phá rừng diễn ra khá ngiêm trọng.
+ Tăng : do nhà nước vận động nhân dân trồng 
- GV kết luận lại câu trả lời của HS 
Liên hệ : Ngày nay rừng nước ta còn không nhiều. Những loài cây quý hiếm to đã cạn kiệt. Nhà nước đang ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ rừng. Bản thân chúng ta cũng phải có trách nhiệm để bảo vệ rừng.
rừng.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
+ Hoạt động trồng rừng và khai thác rừng có ở những đâu ?
+ Chủ yếu ở miền núi, trung du và một phần ven biển.
2. Thủy sản : 
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm.
+ Hãy kể tên một số loại thủy sản mà em biết.
+ Tôm, cua, cá, sò, mực, ...
- Quan sát
- Giới thiệu biểu đồ sản lượng thuỷ sản.
- GV phát phiếu học tập và hướng dẫn cách thực hiện.
- Học sinh quan sát.
- các nhóm thảo luận
+ Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển thuỷ sản ?
+ Vùng biển rộng, có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng
+ Ngành thuỷ sản gốm những hoạt động 
nào ?	
+ Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Dựa vào biểu đồ , so sánh sản lượng 
thuỷ sản của nước ta qua các năm. Rút ra nhận xét.
- Nhận xét và tuyên dương
+ Năm 1990 sản lượng thuỷ sản khai thác là 729 nghìn tấn, nuôi trồng là 162 tấn ; năm 2003 sản lượng khai thác là 1856 tấn, sản lượng nuôi trồng là 1003 tấn.
+ Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng. Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng đều tăng lên.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận : 
+ Ngành thủy sản gồm : đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản.
+ Sản lượng thủy sản ngày càng tăng, trong đó sản lượng đánh bắt tăng nhanh hơn sản lượng nuôi trồng.
+ Các loại thủy sản được nuôi nhiều ở nước ta : cá tra, ba sa, tôm, sú, ...
+ Ngành thủy sản phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông hồ.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- HS đọc lại tóm tắt bài ở sgk.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 11 Lâm nghiệp và thủy sản.doc