Giáo án Địa lí Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Đức Kim

Tiết 4 KHÍ HẬU

i.mục tiêu

Sau bài học, HS có thể:

• Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.

• Nhận biết mối quan hệ địa lí giữa địa hình và khí hậu nước ta )một cách đơn giản).

• Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam, Bắc

• So sánh và nêu được sự khác nhau của khí hậu giữa hai miền Bắc - Nam.

• Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

ii. đồ dùng dạy - học

• Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

• Các hình minh hoạ trong SGK.

• Phiếu học tập của HS.

iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới

- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.

- Giới thiêuh bài:

+ GV hỏi: Hãy kể một số đặc điểm về khí hậu của nước ta mà em biết.

+ GV nêu: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khí hậu của Việt Nam và những ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất. - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.

+ Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

+ Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu?

+ Một số HS trả lời nhanh trước lớp theo kinh nghiệm của bản thân. Ví dụ: Khí hậu nước ta có 4 mùa, hay mưa, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, khí hậu miền Bắc khác khí hậu miền Nam,.

 

doc 42 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Đức Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thuỷ sản ...
- 1 HS khá tóm tắt thay cho kết luận của hoạt động: Sông ngòi bù đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường thuỷ quan trọng, là nguồn cung cấp thuỷ điện, cung cấp nước, cung cấp thuỷ sản cho đời sống và sản xuất của nhân dân.
củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những con sông nào bồi đắp nên?
+ Kể tên và chỉ vị trí của một số nhà máy thuỷ điện của nước ta mà em biết.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài, làm lại các bài tập thực hành của tiết học và chuẩn bị bài sau.
- Một số HS thực hiện yêu cầu trước lớp.
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng bồi đắp nên.
+ Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hai con sông là sông Tiền và sông Hậu bồi đắp nên.
+Vị trí của 1 số nhà máy thuỷ điện:
Thuỷ diện Hoà Bình trên sông Đà
Thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai ...
 Tiết 2 +3 DÂN SỐ NƯỚC TA
I. mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm gia tăng dân số của nước ta.
Biết và nêu được: nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh.
Nhớ và nêu được số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất (được cung cấp).
Nêu được một số hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.
Nhận biết được sự cần thiết của kế hoạch hoá gia đình (sinh ít con).
II. Đồ dùng dạy - học
Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam á năm 2004 (phóng to).
Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam (phóng to).
GV và HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh thể hiện hậu quả của gia tăng dân số.
II. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- Giới thiệu bài: Trong các bài học tiếp theo của môn Địa lí, các em sẽ lần lượt tìm hiểu các yếu tố địa lí xã hội Việt Nam. Bài 8, chúng ta cùng tìm hiểu về dân số nước ta
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nêu vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.
+ Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
+ Chỉ và mô tả vùng biển Việt Nam. Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
Hoạt động 1
dân số, so sánh dân số việt nam với dân số các nước đông nam á
- GV treo bảng số liệu số dân các nước Đông Nam á như SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc bảng số liệu.
- GV hỏi HS cả lớp:
+ Đây là bảng số liệu gì? Theo em, bảng số liệu này có tác dụng gì?
+ Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào?
+ Số dân được nêu trong bảng thống kê tính theo đơn vị nào?
- GV nêu: Chúng ta sẽ cùng phân tích bảng số liệu này để rút ra đặc điểm của dân số Việt Nam.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xử lý các số liệu và trả lời các câu hỏi sau (GV có thể ghi các câu hỏi lên bảng phụ để HS dễ theo dõi).
+ Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu người?
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam á?
- Từ kết quả nhận xét trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam? (Việt Nam là nước đông dân hay ít dân?)
- GV gọi HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời cho HS.
- HS đọc bảng số liệu.
- HS nêu:
+ Bảng số liệu về số dân các nước Đông Nam á. Dựa vào đó ta có thể nhận xét về dân số của các nước Đông Nam á.
+ Các số liệu dân số được thống kê vào năm 2004.
+ Số dân được nêu trong bảng thống kê là triệu người.
- HS làm việc cá nhân và ghi câu trả lời ra phiếu học tập của mình.
+ Năm 2004, dân số nước ta là 82,0 triều người.
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ 3 trong các nước Đông Nam á sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
+ Nước ta có dân số đông.
- 1 HS lên bảng trình bày ý kiến về dân số Việt Nam theo các câu hỏi trên, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV kết luận: Năm 2004, nước ta có số dân khoảng 82 triệu người. Nước ta có số dân đứng thứ 3 ở Đông Nam á và là một trong những nước đông dân trên thế giới (theo tạp trí Dân số và Phát triển, năm 2004 Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới).
Hoạt động 2
gia tăng dân số ở việt nam
- GV treo Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm như SGK lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi để hướng dẫn HS cách làm việc với biểu đồ:
+ Đây là biểu đồ gì, có tác dụng gì?
+ Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc của biểu đồ.
+ Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào?
- GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào biểu đồ này để nhận xét tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam.
- GV nêu yêu cầu: Hai em ngồi cạnh nhau hãy cùng xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi sau (GV ghi câu hỏi vào phiếu học tập để phát cho HS, hoặc ghi trên bảng phụ cho cả lớp cùng theo dõi).
- Biểu đồ thể hiện dân số của nước ta những năm nào? Cho biết số dân nước ta từng năm.
+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu người?
+ Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng them bao nhiêu người?
+ Ước tính trong vòng 20 năm qua, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người
+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức là sau 20 năm, ước tính dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu lần?
+ Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số của nước ta?
- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV chỉnh sửa, bổ sung câu trả lời cho HS (nếu cần), sau đó mời 1 HS khá có khả năng trình bày lưu loát nêu lại trước lớp về sự gia tăng dân số ở Việt Nam.
- HS đọc biểu đồ (tự đọc thầm).
- HS đọc tên biểu đồ và nêu: Đây là biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm, dựa vào biểu đồ có thể nhận xét sự phát triển của dân số Việt Nam qua các năm.
+ Trục ngang của biểu đồ thể hiện các năm, trục dọc biểu hiện số dân được tính bằng đơn vị triệu người.
+ Số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện số dân của một năm, tính bằng đơn vị triệu người.
- HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, sau đó thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu học tập.
Kết quả làm việc tốt là:
+ Dân số nước ta qua các năm:
Năm 1979 là 52,7 triệu người.
Năm 1989 là 64,4 triệu người.
Năm 1999 là 76,3 triệu người.
+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng khoảng 11,7 triệu người.
+ Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng khoảng 11,9 triệu người
+ Ước tính trong vòng 20 năm qua, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm hơn 1triệu người.
+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức là sau 20 năm, ước tính dân số nước ta tăng lên 1,5 lần.
+ Dân số nước ta tăng nhanh.
- 1 HS trình bày nhận xét về sự gia tăng dân số Việt Nam theo các câu hỏi trên, cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu cần).
- 1 HS khá trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi.
- GV có thể giảng thêm: Tốc độ gia tăng dân số của nước ta là rất nhanh. Theo ước tính thì mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người. Số người này bằng số dân của một tỉnh có số dân trung bình như: Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Vĩnh Long,...; gần gấp đôi số dân của một tỉnh như Cao Bằng, Ninh Thuận,... gấp 3 lần số dân ở một tỉnh miền núi như Lai Châu, Đắk Lăk,...
Hoạt động 3
hậu quả của dân số tăng nhanh
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập có nội dung về hậu quả của sự gia tăng dân số.
- GV theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp.
- GV tuyên dương các nhóm làm việc tốt, tích cực sưu tầm các thông tin, tranh ảnh, câu chuyện nói về hậu quả của dân số tăng nhanh.
- Mỗi nhóm có 6 - 8 HS cùng kàm việc để hoàn thành phiếu.
- HS nêu vấn đề khó khăn (nếu có) và nhờ GV hướng dẫn.
- Lần lượt từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, cả lớp cùng theo dõi, nhận xét.
- GV nêu: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm dần do Nhà nước tích cực vận động nhân dân thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình; mặt khác người dân cũng bước đầu ý thức được sự cần thiết phải sinh ít con để có điều kiện nuôi dạy, chăm sóc con cái tôt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phiếu học tập
Bài: Dân số nước ta
Các em hãy cùng thảo luận để thực hiện các bài tập sau:
	 1. Hoàn thành sơ đồ về hậu quả của dân số tăng quá nhanh
	- Bước 1: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống.
	- Bước 2: Vẽ mũi tên theo chiều thích hợp.
	2. Viết, dán các tranh ảnh, bài báo, câu chuyện.... em sưu tầm được xuống phía dưới để minh hoạ cho hậu quả của việc dân số tăng nhanh.
.........................................
Dân số tăng nhanh
* Nếu HS có trình độ khá và còn nhiều thời gian, GV có thể cho HS làm sơ đồ sau thay cho sơ đồ trong bài tập 1:
Dân số tăng nhanh
Việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn
Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm cao
Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì bị sử dụng nhiều
(Các mũi tên và các chữ in nghiêng là HS điền).
củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống nhân dân?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm JS tích cực hoạt động.
- Dặn dò HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
	TIẾT 4	NÔNG NGHIỆP
I. mục tiêu
Sau bài học, HS có thể: 
Nêu được vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta trên Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
Nêu được vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.
Nêu được đặc điểm của cây trồng nước ta: đa dạng, phong phú trong đó lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
II. đồ dùng dạy - học
Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
Các hình minh hoạ trong SGK.
Phiếu học tập của HS.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- Giới thiệu bài:
+ GV hỏi: Trong bài học trước, các em đã biết 3/4 dân số nước ta tập trung ở các vùng nông thôn. Sự tập trung dân số ở vùng nông thôn nói lên điều gì về ngành nông nghiệp nước ta?
+ GV nêu: trong bài học địa lí hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm và vai trò của ngành nông nghiệp nước ta.
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
+ Điền các thông tin còn thiếu vào sơ đò sự phân bố dân cư ở Việt Nam (sơ đồ 1, để trống các ô chữ).
+ Lao động nước ta chủ yếu tập trung vào ngành nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Hoạt động 1
vai trò của ngành trồng trọt
- GV treo lược đồ nông nghiệp Việt Nam và yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của lược đồ.
- GV hỏi:
+ Nhìn trên lược đồ em thấy số kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn?
- Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp?
- HS nêu: Lược đồ nông nghiệp Việt Nam giúp ta nhận xét về đặc điểm của ngành nông nghiệp
- Mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Kí hiệu cây trồng chiếm có số lượng nhiều hơn kí hiệu con vật.
+ Ngành trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
- GV nêu kết luận: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta. Trồng trọt nước ta phát triển mạnh hơn chăn nuôi, chăn nuôi đang được chú ý phát triển.
Hoạt động 2
các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng việt nam
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu thảo luận dưới đây
- Mỗi nhóm có 4 - 6 HS cùng đọc SGK, xem lược đồ và hoàn thành phiếu.
Phiếu học tập
Nhóm:......................
Quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. Kể tên các loại cây trồng chủ yếu ở Việt Nam:	
.............................................................................................................
Đáp án: lúa gạo, cây ăn quả, cà phê, cao su, chè,...
2. Cây được trồng nhiều nhất là:................. Đáp án: Lúa gạo
3. Điền mũi tên vào sơ đồ thể hiện tác động của khí hậu đến trồng trọt cho thích hợp.
(Phiếu giao cho HS làm không có chữ phần in nghiêng và các đầu mũi tên).
Trồng cây xứ nóng
Nóng
Nhiệt đới
Khí hậu
Trồng trọt
Gió mùa
Thay đổi thao mùa, theo miền
Trồng nhiều loại cây
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV mời đại diện HS báo cáo kết quả.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS nếu cần.
- HS nêu câu hỏi nhờ GV giải đáp (nếu có).
- 2 HS địa diện cho 2 nhóm lần lượt báo cáo kết quả 2 bài tập trên.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét
GV kết luận: Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nước ta trồng được nhiều loại cây, tập trung chủ yếu là các cây xứ nóng. Lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất ở nước ta, cây ăn quả và cây công nghiệp cũng đang được chú ý phát triển.
Hoạt động 2
giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm
- GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi về các vấn đề sau:
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng?
+ Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta?
+ GV nêu: Nước ta được xếp vào các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới (thường xuyên đứng thứ 2, năm 2005 đứng thứ 2 sau Thai Lan).
+ GV hỏi: Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới? (Nhắc HS nhớ lại kiến thức đã học về các vùng đồng bằng nước ta trong chương trình lớp 4).
+ Khi HS trả lời, GV có thể vẽ lên bảng thành sơ đồ các điều kiện để Việt Nam trở thành sơ đồ các điều kiện để Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới:
- Nghe câu hỏi của GV, trao đổi với các bạn và nêu ý kiến.
+ Cây lúa được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng.
+ HS nêu theo hiểu biết của mình.
+ HS nghe giảng.
+ Việt Nam có thể trồng nhiều lúa gạo và trở thành nước xuất khẩu goạ lớn hứ 2 trên thế giới vì:
Có các đồng bằng lớn (Bắc Bộ, Nam Bộ).
Đất phù sa màu mỡ.
Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
Có nguồn nước dồi dào.
Có các đồng bằng lớn.
Nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới
Đất phù sa màu mỡ.
Trồng nhiều lúa gạo
Nguồn nước dồi dào.
Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên?
+ Em biết gì về giá trị xuất khẩu của những loại cây này?
+ Với những loại cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp của nước ta.
- Các cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su....
+ Đây là các loại cây có giá trị xuất khẩu cao; cà phê, cao su, chè của Việt Nam đã nổi tiếng trên thế giới.
+ Ngành trồng trọt đóng góp tới 3/4 giá trị sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động 3
sự phân bố cây trồng ở nước ta
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và tập trình bày sự phân bố các loại cây trồng của Việt Nam.
Gợi ý cách trình bày: Nêu tên cây; nêu và chỉ vùng phân bố của cây đó trên lược đồ; có thể giải thích lí do vì sao cây được trồng nhiều ở vùng đó
- GV tổ chức cho HS thi trình bày về sự phân bố các loại cây trồng ở nước ta (có thể yêu cầu HS trình bày các loại cây chính hoặc chỉ nêu về một cây).
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS được cả lớp bình chọn. khen ngợi cả 3 HS đã tham gia cuộc thi.
- HS cùng cặp cùng quan sát lược đồ và tập trình bày, khi HS này trình bày thì HS kia theo dõi , bổ sung ý kiến cho bạn.
- 3 HS lần lượt trả lời trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét. bổ sung ý kiến, sau đó bình chọn bạn trình bày đúng và hay nhất.
- GV kết luận:
+ Cây lúa được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ
+ Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi. Câu chè trồng nhiều ở miền núi phía Bắc. Cây cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên.
+ Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, miền núi phía Bắc.
Hoạt động 4
ngành chăn nuôi ở nước ta
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp để giải quyết các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+ Trâu, bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
+ Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc.
- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa câu trả lời của HS, sau đó giảng lại về ngành chăn nuôi theo sơ đồ các điều kiện để ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc.
- HS làm việc theo cặp, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nước ta nuôi nhiều trâu, bò, lợn, gà, vịt,...
+ Trâu, bò, lợn, gà, vịt,... được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng.
+ Thức ăn chăn nuôi đảm bảo, nhu cầu của người dân về thịt, trứng, sữa,.. ngày càng cao; công tác phòng dịch đươc chú ý ® ngành chăn nuôi sẽ phát triển bền vững.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
Nguồn thức ăn đảm bảo
Ngành chăn nuôi phát triển ổn định, vững chắc.
Nuôi được nhiều trâu, bò, lợn, gà, vịt và các loại gia súc, gia cầm khác.
Nhu cầu sử dụng thịt, trứng, sữa của người dân tăng.
Phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm
củng cố, dặn dò
- Nếu còn thời gian, GV tổ chức cho HS thi ghép kí hiệu các cây trồng, vật nuôi vào lược đồ.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày dạy:
Tiết 1+2 	 GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
Nêu được các loại hình và phương tiện giao thông của nước ta.
Nhận biết được vai trò của đường bộ và vận chuyển bằng ô tô đối với việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
Nêu được một vài đặc điểm về phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.
Xác định được trên Bản đồ Giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn.
Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường.
II. đồ dùng dạy - học
Bản đồ Giao thông Việt Nam.
GV và HS sưu tầm một số tranh ảnh về các loại hình và phương tiện giao thông.
Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài.
+ Hỏi: Theo em, chuyện gì xảy ra nếu giao thông vận tải của nước ta chỉ có đi bộ và đi ngựa như thời xưa?
+ Nêu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết về các loại hình giao thông vận tải và ý nghĩa của giao thông vận tải đối với đời sống và sự phát triển xã hội.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Xem lược đồ công nghiệp Việt Nam và cho biết các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu?
+ Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển.
+ Kể tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn ở nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
+ HS nêu ý kiến trước lớp.
Hoạt động 1
các loại hình và phương tiện giao thông vận tải
- GV tổ chức cho HS thi kể các loại hình các phương tiện giao thông vận tải.
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 10 em, đứng xếp thành 2 hàng dọc ở hai bên bảng.
+ Phát phấn cho 2 em ở đầu hai hàng của 2 đội.
+ Yêu cầu mỗi em chỉ viết tên của một loại hình hoặc một loại hình hoặc một phương tiện giao thông.
+ HS thứ nhất viết xong thì chạy nhanh về đội đưa phấn cho bạn thứ hai lên viết, chơi như thế nào cho đến khi hết thời gian (2 phút), nếu bạn cuối cùng viết xong mà vẫn còn thời gian thì lại quay về bạn đầu tiên.
+ Hết thời gian, đội nào kể được nhiều loại hình, nhiều phương tiện hơn là đội thắng cuộc.
- GV tổ chức cho HS 2 đội chơi.
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
- GV hướng dẫn HS khai thác kết quả của trò chơi:
+ Các bạn đã kể được các loại hình giao thông nào?
+ Chia các phương tiện giao thông có trong trò chơi thành các nhóm, mỗi nhóm là các phương tiện hoạt động trên cùng một loại hình.
- HS cả lớp hoạt động theo chủ trò (GV).
+ HS lên tham gia cuộc thi.
Ví dụ về các loại hình, các phương tiện giao thông mà HS có thể kể:
+ Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp, xe ngựa, xe bò, xe ba bánh,...
+ Đường thuỷ: tàu thuỷ, ca nô, thuyền, sà lan,...
+ Đường biển: tàu biển.
+ Đường sắt: tàu hoả.
+ Đường hàng không: Máy bay
Hoạt động 2
tình hình vận chuyển của các loại hình giao thông
- GV treo Biểu đồ khối lượng hàng hoá phân theo loại hình vận tải năm 2003 và hỏi HS:
+ Biểu đồ biểu diễn cái gì?
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của các loại hình giao thông nào?
+ Khối lượng hàng hoá được biểu diễn theo đơn vị nào?
+ Năm 2003, mỗi loại hình giao thông vận chuyển được bao nhiêu triệu tấn hàng hoá?
+ Qua khối lượng hàng hoá vận chuyển được mỗi loại hình, em thấy loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở Việt Nam?
+ Theo em, vì sao đường ô tô lại vận chuyển được nhiều hàng hoá nhất? (Gợi ý: Loại phương tiện nào có thể đi được ở các đoạn đường núi, dường trường, đường xóc, ngõ nhỏ, giữa thành phố, giữa làng mạc,...?).
- GV bổ sung, sửa chữa câu trả lời cho HS (nếu cần).
- HS quan sát, đọc tên biểu đồ và nêu:
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình giao thông.
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của các loại hình giao thông: đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển,...
+ Theo đơn vị là triệu tấn.
+ HS lần lượt nêu:
Đường sắt là 8,4 triệu tấn.
Đường ô tô là 175,9 triệu tấn.
Đường sông là 55,3 triệu tấn.
Đường biển là 21, 8 triệu tấn.
+ Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất, chở được khối lượng hàng hoá nhiều nhất.
+ Một số HS nêu ý kiến và đi đến thống nhất: Vì ô tô có thể đi trên mọi địa hình, đến mọi địa điểm để giao nhận hàng nên nó chở được nhiều hàng nhất. Đường thuỷ, đường biển đi được trên những tuyến nhất định, dường sắt chỉ đi được ở những nơi có đường ray.
- GV nêu: Tuy nước ta có nhiều loại hình, phương tiện giao thông nhưng chất lượng giao thông chưa cao, tai nạn giao thông và các sự cố giao thông thường xuyên sảy ra do chất lượng đường giao thông thấp, nhiều phương tiện giao thông cũ không đảm bảo an toàn, đặc biệt là ý thức của người tham gia giao thông kém. Chúng ta cần phải phấn đấu để xây dựng đường sắt phát triển phương tiện giao thông và giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông.
Hoạt động 3
phân bố một số loại hình giao thông ở nước ta
- GV treo lược đồ giao thông vận tải và hỏi đây là lược đồ gì, cho biết tác dụng của nó.
- GV nêu: Chúng ta cùng xem lược đồ để nhận xét về sự phân bố các loại hình giao thông của nước ta.
- GV nêu yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc