Giáo án Địa lí Lớp 4 - Tuần 27 đến 30 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm

MÔN : LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ

Phân môn : Địa lý

Tuần 28 tiết 28

 NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

I. Mục tiêu :

- Biết người kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất : trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản,

- Hs khá, giỏi : Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối : khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.

II. Đồ dùng :

- Bản đồ Việt Nam. Lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Tranh ảnh như sgk, tranh ảnh sưu tầm về con người hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Bảng phụ ghi các câu hỏi.

III : Các hoạt động dạy học :

 

docx 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 4 - Tuần 27 đến 30 - Năm học 2015-2016 - Châu Anh Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 13 tháng 03 năm 2015
MÔN : LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Phân môn : Địa lý
Tuần 27 tiết 27
 DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung :
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+ Khí hậu : mùa hạ , tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bảo dễ gây ngập lụt ; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam : khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Hs khá, giỏi :
+ Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp : do núi lan ra sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng bằng.
+ Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã.
II. Đồ dùng :
- Bản đồ Việt nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung. 
- Các tranh ảnh vẽ đồng bằng duyên hải miền Trung, đẻo Hải vân, dãy Bạch Mã, các cảnh đẹp
- Bảng phụ ghi các bảng biểu cho các hoạt động.
III : Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động :
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi hs nêu tên các con sông đã bồi đắp nên đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ
- Gv nhận xét tuyên dương 
* Hoạt động 2. Bài mới 
- Gv giới thiệu bài học
- Gv ghi tựa bài lên bảng
* Hoạt động 3. 
* 3.1 Các đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển 
- Gv treo và giới thiệu đồ đồng bằng duyên hải miền Trung 
+ Có bao nhiêu dãy đồng bằng ở duyên hải miền Trung? (có 5 dãy đồng bằng)
- Yêu cầu hs lên chỉ vào lược đồ và đọc tên
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi và trả lời
+ Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này? (Các đồng bằng này nằm sát biển, phía bắc giáp vời đồng bằng bắc bộ, phía tây giáp dãy Trường Sơn, phía nam giáp đồng bằng nam bộ, phía đông giáp biển)
+ Các dãy núi chạy qua các dãy đồng bằng này đến đâu? (chạy qua các dãy đồng bằng và lan sát ra biển)
- Gv nhận xét kết luận : Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp. Tổng diện tích các dãy đồng bẳng này gần bằng đồng bằng bắc bộ.
+ Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bẳng này? (tên gọi lấy từ các tên của các tình nằm trên vùng đồng bằng đó)
- Gv nhận xét kết luận : Đồng bằng này dọc theo biển, khu vực miền trung nên mới gọi là đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Treo lược đồ đầm phá ở Thừa Thiên Huế giới thiệu và minh họa
- Treo lược đồ và giới thiệu sự di chuyển của cồn cát
+ Để ngăn chặn hiện tượng này người dân ở đây phải làm gì? (trồng phi lao để ngăn gió di chuyển sâu vào đất liền)
- Yêu cầu hs rút ra nhận xét về đồng bằng duyên hải miền Trung (vị trí, diện tích, đặc điểm, cồn cát, đầm phá)
- Gv nhận xét kết luận : Các đồng bằng thường nhỏ, hẹp nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá.
*3.2 Bức tường cắt ngang dãy đồng bằng duyên hải miền Trung
- Yêu cầu hs quan sát trên bản đồ
+ Hãy cho biết dãy núi nào đã cắt ngang dãy đồng bằng duyên hải miền Trung? (dãy núi Bạch Mã)
- Yêu cầu hs chỉ trên bảng đồ dãy Bạch Mã và đèo Hải Vân
+ Để đi từ Huế vào Đà Nẳng và ngược lại phải đi bằng cách nào? (Đi qua đèo Hải Vân hoặc đường hầm của đèo Hài Vân)
- Treo hình 4 (đèo Hải Vân) và giới thiệu
+ Đường hầm Hải Vân có ích lợi gì hơn so với đường đèo? (Rút ngắn đoạn đường đi và hạn chế tắt nghẽn giao thông, nguy hiểm)
- Giới thiệu dãy núi Bạch Mã.
* 3.3 Khí hậu khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam 
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi
+ Khí hậu phía bắc và phía nam đồng bằng duyên hải miền Trung khác nhau như thế nào? (Phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. Nhiệt độ có sự chênh lệch giữa màu đông và mùa hạ. Phía nam dãy Bạch mã không có mùa đông lạnh chỉ có mùa mưa và mùa hè nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm)
- Gv nhận xét và giải thích thêm về nhiệt độ khác nhau giữa hai vùng bắc nam.
+ Do đâu có sự khác nhau về nhiệt độ như vậy? (Do dãy núi Bạch Mã chặn gió lạnh từ phía bắc thổi đến bị chặn lại ở dãy núi này nên phía nam không có mùa đông)
- Gv : Nên ta gọi dãy núi Bạch Mã là bức tường chắn gió của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Yêu cầu hs đọc sgk và cho biết về một số đặc điểm của hạ và mùa mưa những tháng cuối năm 
+ Khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền Trung có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không? (gây nhiều khó khăn cho người dân)
* Hoạt động 4. Củng cố - Giáo dục :
- Gọi 3 hs đọc nội dung ghi nhớ sgk
- Gv nhận xét tiết học - Liên hệ giáo dục hs 
- Chuẩn bị bài sau : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
Hát vui
Hs nêu
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Hs quan sát 
Hs trả lời
Thực hiện yêu cầu
Hs thảo luận trả lời
Hs trả lời
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs trả lời 
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs trả lời
Hs nêu
Lớp nhận xét
Hs quan sát 
Hs trả lời
Lớp nhận xét
Hs thực hiện
Hs trả lời
Hs theo dõi
Hs trả lời
Hs thảo luận trả lời
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs trả lời
Lớp nhận xét
Hs lắng nghe
Hs thực hiện
Hs trả lời
Lớp nhận xét
Hs đọc ghi nhớ sgk
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 20 tháng 03 năm 2015
MÔN : LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Phân môn : Địa lý
Tuần 28 tiết 28
 NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. Mục tiêu :
- Biết người kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất : trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản,
- Hs khá, giỏi : Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối : khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
II. Đồ dùng :
- Bản đồ Việt Nam. Lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Tranh ảnh như sgk, tranh ảnh sưu tầm về con người hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Bảng phụ ghi các câu hỏi.
III : Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động :
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 hs nêu đặc điểm ở đồng bằng duyên hải miền Trung. 
- Gv nhận xét tuyên dương 
* Hoạt động 2. Bài mới 
- Gv giới thiệu bài học
- Gv ghi tựa bài lên bảng
* Hoạt động 3.1 : Dân cư tập trung khá đông đúc 
- Yêu cầu hs quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và so sánh.
1. So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với vùng núi Trường Sơn? (Số người vùng ven biển miền Trung nhiều hơn vùng núi Trường Sơn)
2. So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ (Số người vùng ven biển miền Trung ít hơn vùng so với vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ)
- Gv nhận xét tổng kết
- Yêu cầu hs đọc sgk để biết người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung là người dân tộc nào.
- Giới thiệu trang phục của phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh.
- Yêu cầu hs làm việc cặp đôi quan sát hình 1, 2 và lần lượt nhận xét
- Gv nhận xét chốt
* 3.2 Hoạt động sản xuất của người dân 
- Yêu cầu hs quan sát H3 - H8 và đọc ghi chú ở các hình
- Yêu cầu hs dựa vào các hình minh họa trả lời câu hỏi
+ Hãy cho biết ở đây có những ngành nghề gì? (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy hải, làm muối)
- Yêu cầu hs kể tên một số loại cây được trồng và tên một số con vật được nuôi nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung? và một số loài thủy sản được nuồi trồng ở đồng bằng duyên hải miền Trung? ( cây mía, lúa, lạc; con vật : trâu, bò, cá, tôm)
- Gv giới thiệu cho hs biết nghề làm muồi là nghề đặc trưng củ người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
* 3.3 Khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
- Yêu cầu hs nhắc lại các ngành nghề chính ở đồng bằng duyên hải miền Trung
- Gv nhận mạnh : Đây là nghề thuộc nhóm ngành nông ngư nghiệp.
+ Vì sao người dân nơi đây lại có những hoạt động sản xuất này? (do ở gần biển có đất phù sa)
- Gv nhận xét chốt.
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm : đọc bảng gợi ý trong sgk và giải thích vì sao ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại có hoạt động sản xuất đó.
- Gọi hs các nhóm trình bày trước lớp
+ Nhóm 1 và 2 : Hoạt động trồng lúa.
+ Nhóm 3 và 4 : Hoạt động trồng mía, lạc.
+ Nhóm 5 và 6 : Hoạt động làm muối.
+ Nhóm 7 và 8 : Hoạt động nuôi đánh bắt thủy sản.
- Gv nhận xét tổng kết
* Hoạt động 4. Củng cố - Giáo dục :
- Gọi 2 hs đọc nội dung ghi nhớ sgk
- Gv nhận xét tiết học - Liên hệ giáo dục hs 
- Chuẩn bị bài sau : Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tt)
Hát vui
Hs nêu đặc điểm 
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Thực hiện yêu cầu
Lớp nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Lớp nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời
Hs kể
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs thực hiện
Lớp nhận xét
Hs trả lời 
Lớp nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs trình bày
Hs đọc nội dung 
Hs nêu ghi nhớ sgk
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 27 tháng 03 năm 2015
MÔN : LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Phân môn : Địa lý
Tuần 29 tiết 29
 NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tt)
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung :
+ Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
+ Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung : nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
- Hs khá, giỏi :
+ Giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung : trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển.
+ Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây rất phát triển : cảnh đẹp, nhiều di sản văn hoá.
II. Đồ dùng :
- Các tranh ảnh gv - hs sưu tầm được.
- Bảng phụ ghi các câu hỏi và sơ đồ.
III : Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động :
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ 
+ Em có nhận xét gì về người dân của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung?
+ Kể tên những nghề chính của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Gv nhận xét tuyên dương 
* Hoạt động 2. Bài mới 
- Gv giới thiệu bài học
- Gv ghi tựa bài lên bảng
* Hoạt động 3.1 Hoạt động du lịch 
- Gv treo lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung
- Yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi
+ Các dãy đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở vị trí nào so với biển? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch? (Các dãy đồng bằng duyên hải miền Trung nằm sát biển, ở vị trí này có nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch)
- Gv nhận xét kết luận
- Treo hình bãi biển Nha Trang giới thiệu
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi và kể cho nhau nghe tên bãi biển mà mình đã từng đến hoặc nghe, đọc sgk.
- Yêu cầu hs kể trước lớp (mỗi nhóm kể một bãi biển)
- Gv nhận xét kết luận : Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An) Thiên Cầm (Hà Tỉnh) Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) Mỹ Khê, Non nước (Đà Nẵng) Nha Tranh (Khánh Hòa)
- Yêu cầu hs đọc sgk để tìm thêm cảnh đẹp ở đồng bằng duyên hải miền Trung. Sau đó gọi hs nêu
+ Điều kiện phát triển du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung có tác dụng gì đối với đời sống người dân? (người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập)
- Gv nhận xét chốt
* 3.2 Phát triển công nghiệp 
+ Ở vị trí ven biển ở đồng bằng duyên hải miền Trung có thể phát triển loại đường giao thông nào? (giao thông đường biển)
+ Việc đi lại nhiều bằng tàu, thuyền là điều kiện để phát triền ngành công nghiệp gì? (ngành đòng sửa chữa tàu thuyền)
- Treo tranh 10 và giới thiệu về xưởng sửa chữa tàu thuyền
+ Hãy kể tên các sản phẩm, hàng hóa làm từ mía đường? (bánh kẹo, sữa, nước ngọt)
- Gv nhận xét 
- Yêu cầu hs quan sát hình 11 sgk và cho biết công việc để sản xuất đường từ mía (mỗi hs nêu một công việc)
- Giải thích thêm hình 11c sản xuất đường thô bằng cách vận hành của máy ly tâm.
- Yêu cầu hs tiếp tục quan sát hình 12 và trả lời
+ Ở khu vực này phát triển ngành công nghiệp gì? (công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất)
- Giới thiệu khu công nghiệp Quảng Ngãi
+ Qua các hoạt động tìm hiểu trên hãy cho biết người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung có những hoạt động sản xuất nào? (phục vụ du lịch, làm việc trong nhà máy đòng, sửa chữa tàu, nhà máy đường, các khu công nghiệp)
- Gv nhận xét chốt
* 3.3 Lễ hội 
- Yêu cầu hs đọc sgk, vận dụng hiểu biết của mình kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng duyên hải miền Trung 
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm mô tả lại Tháp Bà trong hình 15 và kể các hoạt động ở lễ hội.
- Gọi hs trình bày - Lớp nhận xét
- Gv nhận xét chốt
* Hoạt động 4. Củng cố - Giáo dục :
- Gọi 2 hs đọc nội dung ghi nhớ sgk
- Gv nhận xét tiết học - Liên hệ giáo dục hs 
- Chuẩn bị bài sau
Hát vui
Hs trả lời 
Hs trả lời 
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Hs quan sát trả lời
Lớp nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs kể nhĩm
Hs lắng nghe
Hs thực hiện
Hs trả lời
Lớp nhận xét
Hs lắng nghe
Hs trả lời 
Hs trả lời 
Lớp nhận xét
Hs quan sát 
Hs trả lời
Lớp nhận xét
Hs quan sát 
Hs trả lời
Hs lắng nghe
Hs quan sát 
Hs trả lời
Hs lắng nghe
Hs trả lời
Lớp nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs thảo luận
Hs trình bày
Lớp nhận xét
Hs đọc nội dung 
Hs theo dõi
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 03 tháng 04 năm 2015
MÔN : LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Phân môn : Địa lý
Tuần 30 tiết 30
 THÀNH PHỐ HUẾ
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế :
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ).
II. Đồ dùng :
- Lược đồ thành phố Huế, đồng bằng duyên hải miền Trung, bản đồ Việt Nam.
- Tranh ảnh về thành phố Huế.
- Ô chữ, bảng phụ.
III : Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động :
* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ 
+ Vì sao ngày càng có nhiều du khách đến tham quan miền Trung?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp có ở các tỉnh duyên hải miền Trung?
+ Nêu thứ tự các công việc trong sản xuất mía đường?
- Gv nhận xét tuyên dương 
* Hoạt động 2. Bài mới 
- Gv giới thiệu bài học
- Gv ghi tựa bài lên bảng
* Hoạt động 3 :
* 3.1 : Thành phố cổ bên bờ sông Hương thơ mộng
- Gv treo lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung lên bảng 
- Yêu cầu hs quan sát, chỉ thành phố Huế và trả lời câu hỏi :
+ Thành phố Huế nằm ở tỉnh nào? (tỉnh Thừa Thiên Huế)
+ Thành phố Huế nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn? (phía đông của dãy Trường Sơn)
+ Từ nơi em ở đến thành phố Huế theo hướng nào? (hướng Bắc)
- Gv nhận xét chốt : Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế tựa lưng vào dãy Trường Sơn nằm cách biển khong xa, trên vùng chuyển tiếp từ đồi thấp đến đồng bằng.
- Gv treo lược đồ thành phố Huế 
- Yêu cầu hs quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi :
+ Dòng sông nào chảy qua thành phố Huế? (sông Hương)
- Gv nhận xét chốt : Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang. Đây là dòng sông thơ mộng chảy qua thành phố Huế.
* 3.2 Thành phố đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ
- Yêu cầu hs dựa vào tranh ảnh, lược đồ và sự hiểu biết của mình : Kể tên các công trình kiến trúc, cổ kính của thành phố Huế (Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén)
+ Các công trình này có từ bao giờ? (Từ rất lâu hơn 300 năm về trước vào thời vua nhà Nguyễn)
- Gv : Vào thời kỳ đó Huế được chọn làm kinh thành nên bây giờ mới có tên gọi là cố đô Huế.
* 3.3 Thành phố Huế - Thành phố du lịch
- Yêu cầu hs quan sát H4 và lược đồ thành phố Huế và cho biết 
+ Nếu đi thuyền xuôi dòng Hương Giang chúng ta có thể tham quan những địa điểm du lịch nào của Huế?
- Gv : Đi theo dòng Hương Giang còn có nhiều khu nhà xum xê và những điều kiện trên khiến Huế trở thành, thành phố du lịch nổi tiếng.
- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm (mỗi nhóm chọn một địa danh, dùng tranh ảnh đã sưu tầm để giới thiệu về vẻ đẹp và các hoạt động du kịch)
- Yêu cầu hs nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét bổ sung
- Gv nhận xét kết luận về Huế
* Hoạt động 4. Củng cố - Giáo dục :
+ Tại sao Huế là thành phố du lịch nổi tiếng?
- Hát cho hs nghe bài "Huế thương"
- Yêu cầu hs nêu cảm xúc về bài hát.
- Gv nhận xét tiết học - Giáo dục hs qua bài học
- Chuẩn bị bài sau
Hát vui
Hs trả lời 
Hs trả lời 
Hs trả lời 
Lớp nhận xét
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Hs quan sát 
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs lắng nghe
Hs quan sát 
Hs trả lời
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời
Hs lắng nghe
Hs quan sát 
Hs trả lời 
Hs lắng nghe
Hs thảo luận
Hs trình bày
Hs lắng nghe
Hs đọc nội dung 
Hs theo dõi
Hs nêu 
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm : .....................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxDIA LY.docx