Giáo án dạy học lớp 4 - Tuần 34

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

- Hiểu ND: tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.9 trả lời được CH trong SGK).

- Sống lạc quan, yêu đời, vui vẻ sẽ sống lâu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC

 

doc 38 trang Người đăng hong87 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học lớp 4 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Một HS làm lại BT 3. 
- GV nhận xét.
B – DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: MRVT: Lạc quan yêu đời
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm phép thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác, hay tính tình: 
a. Từ chỉ hoạt động, trả lời câu hỏi Làm gì?
Bọn trẻ đang làm gì?
Bọn trẻ đang vui chơi ngoài vườn hoa.
b. Từ chỉ cảm giác, trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào?
Em cảm thấy thế nào? 
Em cảm thấy rất vui thích.
c. Từ chỉ tính tình, trả lời câu hỏi Là người thế nào?
Chú Ba là người thế nào? 
Chú Ba là người vui tính. / Chú Ba rất vui tính.
d. Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào? Là người thế nào?
Em cảm thấy thế nào? Em cảm thấy vui vẻ.
Chú Ba là người thế nào?Chú Ba là người vui vẻ.
 - GV phát phiếu cho HS trao đổi theo cặp – các em đọc nội dung bài tập, xếp đúng các từ đã cho vào bảng phân loại. 
- HS dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải.
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu đề bài. 
- HS làm bài, tiếp nối nhau đọc câu văn của mình. 
- GV nhận xét.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu BT 3.
- GV nhắc các em: chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười – tả âm thanh (không tìm các từ miêu tả nụ cười, như: cười ruồi, cười nụ, cười tươi, ).
- HS trao đổi với bạn để tìm được nhiều từ miêu tả tiếng cười.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến – mỗi em nêu một từ, đồng thời đặt câu với từ đó. GV ghi nhanh lên bảng lớp những từ ngữ đúng, bổ sung những từ ngữ mới. 
- HS viết từ tìm được vào vở hoặc VBT (nếu có). 
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ những từ tìm được ở BT 3, đặt câu với 5 từ tìm được.
- 1 em lên bảng sửa bài tập 3.
- HS lặp lại tựa bài
- Hoạt động nhóm.
- HS đọc yêu cầu BT
- HS trình bày kết quả.
a. Từ chỉ hoạt động
b. Từ chỉ cảm giác.
c. Từ chỉ tính tình.
d. Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình.
Vui chơi, góp vui, mua vui
Vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui
Vui tính, vui nhộn, vui tươi.
Vui vẻ 
- HS đọc yêu cầu BT.
- Vài em tiếp nối đọc bài làm của mình
+ Cảm ơn các bạn đã đến góp vui với bọn mình.
+ Mình đánh một bản đàn để mua vui cho các cậu thôi.
+ Ngày này, các cụ già vui thú với những khóm hoa trong khu vườn nhỏ.
- HS nêu nội dung BT
- HS thảo luận nhóm đôi
-HS trình bày kết quả
- HS viết vào vởVD:
cười ha hả 
cười hì hì
cười hi hí
hơ hơ
hơ hớ,
khanh khách, khành khạch, khềnh khệnh, khùngkhục, 
khúc khích,
 khinh khích,
 rinh rích,
 rúc rích,
 sằng sặc,
 sặc sụa, 
Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí. 
Cu cậu gãi đầu cười hì hì, vẻ xoa dịu.
Mấy cô bạn tôi không biết thích thú điều gì, cứ cười hi hí trong góc lớp.
Anh chàng cười hơ hơ , nom thật vô duyên.
Bọn khỉ vừa chuyền cành thoăn thoắt vừa cười khành khạch.
Oâng cụ cười khùng khục trong cổ họng.
v.v
Toán tiết 167
 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (t1)
A – MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
B – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Khởi động
2/ Hoạt động 1: ôn tập
Bài tập 1: GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nhận biết các cạnh song song với nhau; các cạnh vuông góc với nhau. GV gọi một HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài tập 2: Yêu cầu HS vẽ hình vuông với cạnh cho trước. Từ đó tính chu vi và diện tích hình vuông đó.
- GV nhận xét .
Bài tập 3: Hướng dẫn HS tính chu vi và diện tích các hình đã cho. So sánh các kết quả tương ứng rồi viết Đ vào câu đúng, S vào câu sai.
- GV nhận xét ghi điểm .	
Bài tập 4: 
	- Trước hết tính diện tích phòng học.
	- Tính diện tích viên gạch lát.
	- Suy ra số viên gạch cần dùng để lát toàn bộ nền phòng học.
	Chú ý: Số viên gạch cần sử dụng tính được là một số tự nhiên.
GV nhận xét .
3/ Hoạt động nối tiếp . 
- GV nhận xét tiết học . 
- HS chuẩn bị tiết sau ôn tập . 
- Hát 
- HS đọc yêu cầu BT
- Vài em phát biểu ý kiến
- HS nêu nội dung BT
- HS lên bảng vẽ hình và giải
3cm
Chu vi hình vuông là : 3x 4= 12 (cm)
Diện tích hình vuông : 3x3 = 9 (cm2
HS đọc yêu cầu bài tập .
1HS nêu miệng kết quả .
sai 
sai 
sai 
đúng .
- 1 HS đọc yêu cầu bài 4 . Cả lớp giảiû vào vở .
 Giải : 
Diện tích phòng học là : 
5x8=40 m 2 ( = 40 0000cm2)
Diện tích viên gạch :
20 x 20 = 400 ( cm 2)
Số gạch cần để lát nền phòng học là :
40 0000 : 400 = 1000( viên gạch )
 Đáp số : 1000 viên 
Kĩ Thuật tiết 34
Lắp ghép mô hình tự chọn
I. Mục tiêu:G,K,TB,Y
- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỉ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động 1 : HS chọn mô hình lắp ghép.
- GV cho học sinh tự chọn mô hình lắp ghép .
 Hoạt động 2 : Chọn và kiểm tra các chi tiết .
 - GV xem mô hình học sinh ghép đúng và đủ.
 - Các chi tiết phải theo từng loại vào nắp hộp.
 Hoạt động 3 : HS thực hành.
Lắp từng bộ phận.
Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập.
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm.
+ Tiêu chuẩn đánh giá.
Lắp được mô hình tự chọn.
Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch.
HS tự đánh giá sảm phẩm của mình và sản phẩm của bạn.
GV nhận xét chung.
GV nhắc lại các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 IV . Nhận xét dặn dò:
- Tinh thần thái độ học tập của học sinh và kĩ năng, sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn. 
ÔN TIẾNG VIỆT
GV tổ chức cho HS ôn các bài Tập đọc, HTL đã học từ GHK II.
Hình thức: HS bốc thăm đọc bài và TLCH của từng bài.
GV nhận xét, cho điểm từng em (khoảng 1/3 lớp).
ÔN ÂM NHẠC
GV tổ chức cho HS ôn bài hát đã học : 
-Chú voi con ở Bản Đôn
-Thiếu nhi thế giới liên hoan
Hát cá nhân, dãy bàn , hát đồng thanh.
HS thi hát.
GV nhận xét , tuyên dương những HS hát hay, đúng .
..
Ngày soạn: 2/5/10
Ngày dạy: Thứ tư, 5/5/10
KỂ CHUYỆN tiết 34
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
- Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh họa cho tính cách của nhân vật( kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật( kể thành chuyện).
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Bàng lớp viết đề bài. Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
A – KIỂM TRA BÀI CŨ 
	- GV mời 1 HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Kiểm tra việc chuẩn bị kể chuyện của HS. 
- GV nhận xét.
B – DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài: 
- Một HS đọc đề bài.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
- GV nhắc HS: 
+ Nhân vật trong câu chuyện của mỗi em là một người vui tính mà em biết trong cuộc sống thường ngày. 
- Có thể kể chuyện theo 2 hướng: 
	(a) Giới thiệu một người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách đó (kể không thành chuyện). Nên kể hướng này khi nhân vật là người thật, quen.
(b) Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính (kể thành chuyện). Nên kể theo hướng này khi nhân vật là người em không biết nhiều.
 	- Một số HS nói nhân vật mình chọn kể. 
3. HS thực hành kể chuyện: 
a. Kể chuyện theo cặp: từng cặp HS quay mặt vào nhau, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý.
b. Thi kể chuyện trước lớp: 
- Một vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp. GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể, tên câu chuyện của các em. 
- Mỗi em kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi của bạn (nếu có). GV hướng dẫn cả lớp nhận xét nhanh về lời kể của từng HS theo tiêu chí đánh giá.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò. 
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân hoặc viết lại vào vở nội dung câu chuyện đã kể miệng ở lớp. 
- 1 HS kể lại câu chuyện.
- HS lặp lại tựa bài
- HS đọc nội dung bài.
- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý .
- HS nêu nhân vật mình sắp kể.
- Hoạt động nhóm đôi
- HS nối tiếp nhau thi kể chuyện trước lớp.
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện
TẬP ĐỌC TIẾT 70
ĂN “MẦM ĐÁ”
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Bước đầu biết đọc với giọng kể vui , hóm hỉnh; đọc phân biệt được lời nhân vật và người dẫn câu chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống.( trả lời được các CH trong SGK).
 - Biết cách ăn uống sẽ làm cho món ăn ngon hơn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
A – KIỂM TRA BÀI CŨ 
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài Tiếng cười là liều thuốc bổ, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét.
B – DẠY BÀI MỚI 
	1. Giới thiệu bài.
	Truyện vui Aên “mầm đá” kể về một ông trạng rất thông minh là Trạng Quỳnh. Các em hãy đọc truyện để xem ông Trạng trong truyện này khôn khéo, hóm hỉnh như thế nào?
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc: 
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài 2 – 3 lượt.
Đoạn 1: 3 dòng đầu (giới thiệu về Trạng Quỳnh). 
Đoạn 2: Tiếp theo đến ngoài đề hai chữ “đại phong” (câu chuyện giữa chúa Trịnh với Trạng Quỳnh).
Đoạn 3: Tiếp theo đến khó tiêu (chúa đói).
Đoạn 4: Còn lại (bài học dành cho chúa).
GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ truyện ; giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài văn – giọng vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện: giọng Trạng Quỳnh (lễ phép, câu cuối truyện đọc nhẹ nhàng nhưng hàm ý răn bảo hóm hỉnh); giọng chúa Trịnh (phàn nàn lúc đầu, sau háo hức hỏi món ăn vì đói quá, cuối cùng ngạc nhiên, vui vẻ vì đượcăn ngon).
b. Tìm hiểu bài.
Gợi ý trả lời các câu hỏi.
- Vì sao chúa Trịnh muốn ăn “mầm đá” ? - Trạng 
-Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? 
-Cuối cùng chúa có ăn được mầm đá không? Vì sao?
- Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng? 
Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh? :
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm. 
- Một tốp 3 HS luyện đọc toàn truyện theo cách phân vai 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn truyện theo cách phân vai
3. Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học. 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, kể lại truyện vui trên cho người thân nghe. 
- 2 HS đọc bài và nêu nội dung bài.
- HS lặp lại tựa bài.
- HS đọc 2 – 3 lượt
- HS quan sát tranh.
- HS đọc theo cặp
- 1 HS đọc cả bài
- vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy “mầm đá” là món lạ thì muốn ăn.
- Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong”. Trạng bắt chúa phải chờ cho đến lúc đói mèm.
- Chúa không được ăn món “mầm đá” vì thật ra không hề có món đó.
-Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon.
Trạng Quỳnh rất thông minh. / Trạng Quỳnh vừa giúp được chúa lại vừa khéo chê chúa. / Trạng Quỳnh rất hòm hỉnh. )
- HS thi đọc diễn cảm.
Toán tiết 168
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiết 2)
A – MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
 - Tính được diện tích hình bình hành.
B – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Khởi động
2/ Hoạt động 1: ôn tập
Bài tập 1: GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK để nhận biết DE là đoạn thẳng song song với AB và CD vuông góc với BC. Gọi HS nhận xét, GV kết luận.
Bài tập 2: Thực chất của bài này là biết diện tích hình chữ nhật MNPQ là 64 cm2 và độ dài NP = 4 cm. Tính độ dài cạnh MN.
- GV nhận xét ghi điểm .
Bài tập 3: HS vẽ hình chữ nhật có chiều dài là 5 cm, chiều rộng 4 cm. Sau đó tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
- GV nhận xét.
Bài tập 4: 
	- GV yêu cầu HS nhận xét hình H tạo nên bởi các hình nào? Đặc điểm của các hình?
	- Tính diện tích hình bình hành ABCD, sau đó tính diện tích hình chữ nhật BEGC.
	- Diện tích hình H là tổng diện tích của hình bình hành và hình chữ nhật.
- GV nhận xét.
3/ Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài ôn tập cho tốt.
- Hát 
- HS quan sát hình trong SGK
- HS trả lời miệng .
HS đọc yêu cầu bài tập .
- HS nêu kết quả : khoanh vào câu C: 16 cm
-HS giải vào vở . 1 em lên bảng sưả
Giải
5 cm
Chu vi hình chữ nhật .
 (5 + 4 ) x 2 = 18 (cm)
Diện tích hình chữ nhật:
 5 x 4 = 20 (cm2)
 Đáp số: 20 cm2
- HS đọc yêu cầu BT
- HS giải vào vở
Địa lí tiết 34 : ÔN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Chỉ được trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.
+ Một số thành phố lớn.
+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta
- Hệ thống tên một số dân tộc.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo. 
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam.
Bản đồ khung Việt Nam treo tường.
Phiếu học tập có in sẵn bản đồ khung.
Các bảng hệ thống cho HS điền.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ:
Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta rất nhiều hải sản?
Chỉ trên bản đồ nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ khung treo tường, phát cho HS phiếu học tập
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học .
- Ôn tập chuẩn bị thi cuối HK II
HS trả lời
HS nhận xét
HS điền các địa danh của câu 2 vào lược đồ khung của mình.
HS lên điền các địa danh ở câu 2 vào bản đồ khung treo tường & chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HS làm câu hỏi 3 (hoàn thành bảng hệ thống về các thành phố)
HS trao đổi trước lớp, chuẩn xác đáp án.
ÔN KĨ THUẬT
HS thực hành lắp: Mô hình tự chọn
ÔN TOÁN
1/ Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Trung bình cộng của 2 số là 35. Số bé là 17. Tìm số lớn.
18
36
53
89
2/ Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Trung bình cộng của 2 số là 36. Số lớn gấp 3 số bé. Tìm 2 số đó.
 A. Số bé 9, số lớn 27.
 B. Số bé 18, số lớn 54.
3/ Một mảnh đất HCN có TBC của chiều dài và chiều rộng là 48m , chiều dài hơn chiều rộng 14m. Tính diện tích của mảnh đất đó.
4/ Một nền nhà HCN có nửa chu vi là 14m , chiều rộng bằng chiều dài. Người ta lát nền nhà bằng các viên gạch hình vuông cạnh 4dm. Hỏi cần mua bao nhiêu viên gạch để lát kín nền nhà đĩ ?( Phần mạch vữa khơng đáng kể)
	.
Ngày soạn: 3/5/10
Ngày dạy: Thứ năm, 6/5/10
TẬP LÀM VĂN TIẾT 67
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung.
- Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi vể chính tả, dùng từ, câu,  trong bài văn của mình theo từng loại và sửa lỗi (phát phiếu cho từng HS). M:
Lỗi về câu
Lỗi diễn đạt
Lỗi
Sửa lỗi
Lỗi
Sửa lỗi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY – HỌC 	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp.
- GV viết lên bảng đề kiểm tra (miêu tả con vật).
- Nhận xét về kết quả làm bài: 
+ Những ưu điểm chính. VD: xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục, ý, diễn đạt. Có thể nêu một vài ví dụ cụ thể kèm tên HS.
+ Những thiếu sót, hạn chế. Có thể nêu một vài ví dụ cụ thể, tránh nêu tên HS.
- Thông báo điểm số cụ thể (số điểm yếu, trung bình, khá, giỏi). Tế nhị khi công bố những bài viết điểm kém.
- Trả bài cho từng HS. 
2. Hướng dẫn HS chữa bài.
a. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân. Nhiệm vụ: 
- Đọc lời phê của thầy, cô giáo.
- Đọc những chỗ thầy, cô chỉ lỗi trong bài.
- Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý) và sửa lỗi. 
- Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi, soát lại việc sửa lỗi. GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
b. Hướng dẫn sửa lỗi chung.
- GV chép lỗi định chữa lên bảng lớp.
- Một, hai HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). HS chép bào vào vở.
3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay. 
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp (hoặc ngoài lớp mình sưu tập được).
- HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng đọc của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình. Mỗi HS chọn một đoạn trong bài làm của mình, viết lại theo cách hay hơn.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Biểu dương những HS đạt điểm cao và những HS có tiến bộ thể hiện trong bài viết vừa qua.
- Yêu cầu một số HS viết bài không đạt, hoặc đạt số điểm thấp hơn khả năng về nhà viết lại bài để nhận điểm tốt hơn.
- HS chú ý lắng nghe về những ưu khuyết điểm.
- HS nhận lại bài làm của mình.
- HS nhận phiếu học tập
- HS sửa lỗi chính tả, câu, ý diễn đạt
- HS lên bảng sửa lỗi.
2- 3 em đọc đoạn văn hay của bạn
Toán tiết 169
ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
A . MỤC TIÊU:
	Giúp HS rèn luyện kỹ năng giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
B .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Khởi động
2/ Hoạt động 1: ôn tập
Bài tập 1: HS áp dụng quy tắc tìm số trung bình cộng của các số.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: Các bước giải: 
Tính tổng số người tăng trong 5 năm.
Tính tổng số người tăng trung bình mỗi năm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 3: Các bước giải: 
	- Tính số vở tổ Hai góp. 
	- Tính số vở tổ Ba góp.
	- Tính số vở cả ba tổ góp.
	- Tính số vở trung bình mỗi tổ góp.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 4: Các bước giải: 
	- Tính số máy lần đầu chở. 
	- Tính số máy lần sau chở. 
	- Tính tổng số ô tô chở máy bơm.
	- Tính số máy bơm trung bình mỗi ôtô chở.
- GV nhận xét. Ghi điểm.
Bài tập 5: Các bước giải: 
	- Tìm tổng của hai số đó. 
	- Vẽ sơ đồ. 
	- Tìm tổng số phần bằng nhau.
	- Tìm mỗi số. 
- GV nhận xét.
3/ Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học
- HS về nhà chuẩn bị bài sau: ôn tập
- Hát 
- HS đọc nội dung BT
- 1 em lên bảng giải
a. (137 + 248 + 395) : 3 = 260
b.(348 + 219 + 560 + 725) : 4 = 463
- HS đọc đề toán
- 1 em lên bảng sửa. Cả lớp giải vào vở
	 Bài giải
	Số người tăng trong 5 năm là: 
	158 + 147 + 132 + 103 + 95 = 635 người
	Số người tăng trung bình hằng năm là: 
	635 : 5 = 127 (người) 
	Đáp số: 127 người.
- HS đọc đề và phân tích bài toán.
- Cả lớp giải vào vở. 1 em sửa.
	 Bài giải
	Tổ Hai góp được số vở là: 
	36 + 2 = 38 quyển
	Tổ Ba góp được số vở là:
	38 + 2 = 40 (quyển)
C

Tài liệu đính kèm:

  • doc34.doc