Giáo án dạy học lớp 1 - Tuần 25

Mộn : Tập đọc

Bài : Trường em

I. Mục tiêu :

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

- Hiểu nội dung bài : ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Tranh minh họa SGK, SGK.

 

doc 24 trang Người đăng hong87 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học lớp 1 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/02/2011
Ngày dạy : 21/02/2011
Mộn : Tập đọc
Bài : Trường em
I. Mục tiêu :
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
- Hiểu nội dung bài : ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
II. Chuẩn bị :
Giáo viên: Tranh minh họa SGK, SGK.
Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
17’
7’
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu: Tranh vẽ gì? Học bài: Trường em.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
 Giáo viên ghi các từ ngữ luyện đọc: cô giáo, dạy em, rất yêu, trường học, thứ hai, mái trường, điều hay.
- Giáo viên giải nghĩa từ khó
Hoạt động 2: Ôn các vần ai – ay.
Tìm trong bài tiếng có vần ai – ay.
Phân tích các tiếng đó.
Tìm tiếng ngoài bài có vần ai – ay.
Quan sát tranh SGK. Dựa vào câu mẫu, nói câu mới theo yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu mới.
Nhận xét, tuyên dương đội nói tốt.
- Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Cô giáo và các bạn.
Học sinh dò theo.
Học sinh luyện đọc từ khó.
Luyện đọc câu.
+ 1 câu 2 học sinh đọc.
+ Mỗi bàn đồng thanh 1 câu.
Luyện đọc cả bài.
 thứ hai, mái trường, điều hay.
Học sinh thảo luận và nêu.
Viết vào vở bài tập tiếng Việt.
Học sinh đọc câu mẫu.
+ Đội A nói câu có vần ai.
+ Đội B nói câu có vần ay.
14’
10’
5’
1’
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Giáo viên đọc mẫu.
+ Đọc đoạn 1.
+ Trong bài, trường học được gọi là gì?
+ Đọc đoạn 2.
+ Vì sao trường học được gọi là ngôi nhà thứ hai của em?
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
Hoạt động 2: Luyện nói.
Nêu cho cô chủ đề luyện nói.
Treo tranh SGK.
Tranh vẽ gì?
4. Củng cố:
Đọc lại toàn bài.
Vì sao em yêu ngôi trường của mình?
5. Dặn dò:
Về nhà đọc lại bài.
Học sinh dò theo.
2 học sinh đọc.
 ngôi nhà thứ hai của em.
3 học sinh đọc.
 ở trường có cô giáo như mẹ hiền, có bạn bè thân thiết như anh em.
Học sinh trả lời ngoài bài.
 hỏi nhau về trường lớp của mình.
Học sinh quan sát.
Hai bạn đang trò chuyện.
Học sinh tự đặt câu hỏi cho nhau và trả lời.
Học sinh đọc.
Ngày soạn : 20/02/2011
Ngày dạy : 22/02/2011
Môn : Thủ công
Bài : Cắt dán hình chữ nhật ( tiết 2 )
I. Mục tiêu :
- Biết cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật.
- Kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
II. Chuẩn bị :
 GV: Bút chì, thước kẻ, kéo, hình chữ nhật
 HS: Bút chì, thước kẻ, kéo, giấy
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
5’
10’
15’
3’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
GV kiểm tra ĐDHT của HS
GV nhận xét .
3. Bài mới
Hoạt động 1: HS nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật ( theo 2 cách )
- Cho HS quan sát bài mẫu 
- Hình chữ nhật có mấy cạnh
- Độ dài các cạnh
Hoạt động 2: Thực hành
-GV cho HS thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật theo trình tự : kẻ hình chữ nhật theo 2 cách , sau đó cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công.
-GV nhắc HS phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước , sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết hình phẳng.
4. Dặn dò
- GV nhận xét về tinh thần học tập, chuẩn bị ĐDHT, kĩ thuật kẻ, cắt, dán và đánh giá sản phẩm của HS.
-GV dặn HS chuẩn bị giấy màu, giấy vở có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài “Cắt , dán hình vuông”.
HS để ĐDHT trên bàn
-HS quan sát bài mẫu
- HS : 4 cạnh
- HS : cạnh dài 7 ô, 2 cạnh ngắn 5 ô.
HS thực hành vẽ , cắt và dán sản phẩm vào vở thủ công 1
Ngày soạn : 20/02/2011
Ngày dạy : 24/02/2011
Môn : Tập viết
Tô chữ hoa A, Ă, Â, B
I. Mục tiêu :
- Tô được các chữ hoa A, Ă, Â, B.
- Viết đúng các vần: Ai, ay, ao, au; các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai (mỗi từ ngữ viết được ít nhất một lần)
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chữ hoa A, Ă, Â, B vần ai, ay.
2. Học sinh: Vở tập viết, bảng con.
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
5’
5’
15’
5’
1’
1. Ổn định:
2. Bài mới:
Giới thiệu: Tô chữ hoa và tập viết các vần, các từ ngữ ứng dụng.
Hoạt động 1: Tô chữ hoa.
Chữ A hoa gồm những nét nào?
Viết mẫu và nêu quy trình viết
Hoạt động 2: Viết vần.
Giáo viên treo bảng phụ.
Giáo viên nhắc lại cách nối nét các chữ.
Hoạt động 3: Viết vở.
Nhắc tư thế ngồi viết.
Giáo viên viết mẫu từng dòng.
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh.
Thu chấm.
Nhận xét.
3. Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn?
Thi đua mỗi tổ tìm 1 tiếng có vần ai – ay viết vào bảng con.
Nhận xét.
4. Dặn dò:
Về nhà viết vở tập viết phần B.
Hát.
 gồm 2 nét móc dưới và 1 nét ngang.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh đọc các vần và từ ngữ.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh viết theo hướng dẫn.
Học sinh cả tổ thi đua. Tổ nào có nhiều bạn ghi đúng và đẹp nhất sẽ thắng.
Ngày soạn : 20/02/2011
Ngày dạy : 22/02/2011
Môn : Chính tả
Bài : Trường em
I. Mục tiêu :
-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn”Trường học làanh em” :26 chữ trong khoảng 15 phút.
-Điền đúng vần ai, ay ; chữ c, k vào chỗ trống.
-Làm được bài tập 2, 3 (sgk).
II. Chuẩn bị :
Giáo viên: Bảng phụ chép sẵn đoạn văn và 2 bài tập.
Học sinh: Bộ chữ Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
17’
10’
3’
1’
1. Ổn định:
2. Bài mới:
Giới thiệu: Viết chính tả ở bài tập đọc.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
Giáo viên treo bảng có đoạn văn.
Nêu cho cô tiếng khó viết.
Giáo viên gạch chân.
Phân tích các tiếng đó.
Cho học sinh viết bảng con.
Lưu ý cách trình bày: chữ đầu đoạn văn lùi vào 1 ô, sau dấu chấm phải viết hoa.Giáo viên quan sát, theo dõi các em.
Hai em ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau.
Giáo viên thu chấm.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ai hay ay.
Bài tập 3: Điền c hay k.
cá vàng
thước kẻ
lá cọ
Nhận xét.
3. Củng cố:cho hs viết lại từ hs viết sai nhiều.
Nhận xét, khen thưởng các em viết đẹp.
4. Dặn dò:
Nhớ sửa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài.
Hát.
Học sinh đọc đoạn văn.
Học sinh nêu: đường, ngôi, nhiều, giáo.
Học sinh phân tích.
Viết bảng con.
Học sinh viết vở.
Học sinh soát lỗi.
Ghi lỗi sai ra lề đỏ.
Học sinh đọc yêu cầu.
2 học sinh làm miệng: gà mái, máy ảnh.
Lớp làm vào vở.
Học sinh đọc yêu cầu.
2 học sinh làm miệng.
Lớp làm vào vở.
Ngày soạn : 20/02/2011
Ngày dạy : 22/02/2011
Môn : Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục; biết giải toán có phép cộng.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên: Nội dung luyện tập.
Học sinh: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
25’
4’
1’
Ổn định:
Bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng.
40 – 10  20
20 – 0  50
30  70 – 40
30 + 30  30
Nhận xét.
Bài mới: Luyện tập.
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì?
Bài 2: Yêu cầu gì?
Đây là 1 dãy tính, con cần phải nhẩm cho kỹ rồi điền vào ô trống.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Phải tính nhẩm phép tính để tìm kết quả.
Vì sao câu b sai?
Bài 4: Đọc đề bài toán.
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết bao nhiêu nhãn vở con làm sao?
Có cộng 10 với 2 chục được không?
Muốn cộng được làm sao?
Ghi tóm tắt và bài giải.
Tóm tắt
Có: 10 cái nhãn
Thêm: 2 chục cái
Củng cố:
Phép trừ nhẩm nhẩm các số tròn chục giống phép nào em đã học?
Hãy giải thích rõ hơn bằng việc thực hiện nhẩm: 80 – 30.
Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình.
Hát.
4 em lên bảng làm.
Lớp nhẩm theo.
 hàng đơn vị đặt thẳng cột đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
Học sinh làm bài.
5 học sinh lên bảng sửa bài.
Điền số thích hợp.
Học sinh làm bài.
1 học sinh sửa bài ở bảng lớp.
Đúng ghi Đ, sai ghi S.
Học sinh làm bài.
Đổi vở sửa.
Học sinh đọc đề.
Có 10 nhãn vở, thêm 2 chục nhãn vở.
Phép tính cộng.
Học sinh nêu.
Đổi 2 chục = 20.
Học sinh làm bài.
Bài giải
2 chục = 20
Số nhãn vở có là:
10 + 20 = 30 (cái)
Đáp số: 30 cái.
2 học sinh sửa bài.
Ngày soạn : 20/02/2011
Ngày dạy : 21/02/2011
Môn : Tự nhiên xã hội
Bài : Con cá
I. Mục tiêu :
-Kể tên và nêu ích lợi của cá.
-Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật.
*Kns: Kĩ năng ra quyết định: Ăn cá trên cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn cá.
- Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin về cá.
-Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên:
Cá thật đựng trong bình.
Tranh vẽ SGK.
Học sinh: 1 con cá thật.
Đồ chơi câu cá.
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
10’
10’
10’
1’
Ổn định:
Bài cũ: Cây gỗ.
Cây gỗ có các bộ phận nào?
Nêu ích lợi của cây gỗ.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài: Con cá.
Hoạt động 1: Quan sát con cá.
Học sinh biết tên con cá mang đến lớp.
Chỉ được các bộ phận của cá.
Mô tả đươc con cá bơi và thở.
Bước 1: Giao nhiệm vụ.
Cho học sinh quan sát con cá.
Tên con cá.
Chỉ và nói tên các bộ phận mà con nhìn thấy ở con cá.
Cá sống ở đâu?
Nó bơi bằng bộ phận nào?
Bước 2: Kiểm tra kết quả.
Kết luận: Cá có đầu, mình, đuôi và vây. Cá bơi bằng đuôi và vây, cá thở bằng mang.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ở SGK.
1 em hỏi, 1 em trả lời.
Bước 2: Trình bày.
Bước 3: Cả lớp suy nghĩ.
Người ta dùng gì để bắt cá trong hình 53?
Con biết những cách nào để bắt cá?
Con biết những loại cá nào?
Con thích ăn những loại cá nào?
Ăn cá có lợi gì?
Kết luận: Có nhiều cách bắt cá như câu, lưới. Ăn cá có rất nhiều ích lợi, tốt cho sức khỏe, giúp xương phát triển.
Hoạt động 3: Thi vẽ cá.
 Cho học sinh vẽ con cá mà mình thích vào vở bài tập.
Kết luận: Tuyên dương các em vẽ đẹp và nêu đúng tên các bộ phận của cá.
Dặn dò:
Chăm sóc, bảo vệ cá.
Chuẩn bị: Con gà.
Hát.
Học sinh quan sát con cá.
Từng nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung.
Học sinh trình bày.
 câu, lưới.
 lóc, trê, nục, .
 nhiều chất đạm.
.
Học sinh vẽ.
Học sinh giới thiệu về con cá của mình.
Ngày soạn : 20/02/2011
Ngày dạy : 23/02/2011
Môn : Tập đọc
Bài : Tặng cháu 
I. Mục tiêu :
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Tặng cháu, lòng yêu, gọi là, nước non.
- Hiểu nội dung bài : ngôi Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu nhi và mong muốn các cháu học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
-Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên:
Tranh minh họa SGK.
Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
1’
15’
10’
Ổn định:
Bài cũ: Trường em.
Đọc bài SGK.
Trường học được gọi là gì?
Vì sao nói trường học là ngôi nhà thứ hai của em?
Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu: Bác Hồ là ai? Em biết gì về Bác Hồ?
Học bài: Tặng cháu.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Giáo viên đọc mẫu.
Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc: vở, gọi là, nước non, tỏ, .
Giáo viên giải nghĩa từ khó.
Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh nối.
Hoạt động 2: Ôn vần ao – au.
Tìm trong bài tiếng có vần ao, au.
Phân tích tiếng vừa tìm được.
Tìm tiếng ngoài bài có vần ao – au.
Quan sát tranh SGK, đọc câu mẫu.
Giáo viên chỉ học sinh nói câu mới.
Nhận xét, ghi điểm.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc bài: Trường em.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh dò bài.
Học sinh luyện đọc cá nhân từ ngữ.
Luyện đọc câu.
Cho học sinh luyện đọc theo hình thức tiếp sức.
 cháu, sau, .
Học sinh thảo luận và nêu.
Học sinh đọc thanh các tiếng đúng:
Học sinh nói câu có vần ao – au.
1’
15’
12’
5’
3’
1’
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Giáo viên đọc mẫu.
Đọc câu thơ đầu.
Bác Hồ tặng vở cho ai?
Đọc 2 câu cuối.
Bác mong các bạn nhỏ làm gì?
Bài thơ nói lên sự yêu mến, quan tâm của Bác Hồ với các bạn học sinh.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Học thuộc lòng.
Giáo viên cho học sinh đọc toàn bài.
Đọc câu đầu – xóa dần.
Đọc 2 câu cuối.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 3: Hát các bài hát về Bác Hồ.
Cả lớp hát bài: Ai yêu Nhi Đồng.
Giáo viên nhận xét.
Củng cố:
Cho học sinh thi đua đọc thuộc bài thơ dưới hình thức tiếp sức.
Nhận xét.
Dặn dò:Về nhà học thuộc bài thơ.
Hát.
 cho bạn học sinh.
2 học sinh đọc.
Ra sức học tập để thành người.
Học sinh đọc toàn bài.
Học sinh luyện đọc thuộc lòng câu đầu.
Học thuộc lòng.
Học sinh thi học thuộc lòng bài thơ.
Học sinh hát.
 Bác Hồ.
Học sinh xung phong thi đua theo tổ.
Học sinh cử đại diện thi đua đọc.
Nhận xét.
Ngày soạn : 20/02/2011
Ngày dạy : 23/02/2011
Môn : Toán
Bài : Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
I. Mục tiêu :
Nhận biết được điểm ở trong , điểm ở ngoài một hình, biết vẽ một điểmở trong hoặc ở ngoài một hình, biết cộng trừ các số tròn chục, giải bài toán có phép cộng.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên:
Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
Học sinh:
Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
10’
15’
4’
1’
Ổn định:
Bài cũ: 
- 2 học sinh lên bảng.
30 + 50 =
80 – 40 =
70 – 20 =
50 + 40 =
- Nhận xét.
Bài mới:
- Giới thiệu: Học bài điểm ở trong, điểm ở ngoài 1 hình.
Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài hình.
Giới thiệu phía trong và ngoài hình vuông:
- Gắn hình vuông.
- Đính bông hoa lên phía trong, con bướm phía ngoài.
- Nhận xét xem bông hoa và con bướm nằm ở đâu?
Giới thiệu điểm ở phía trong và ngoài hình vuông:
- Chấm 1 điểm ở trong và 1 điểm ngoài hình vuông.
- Tương tự cho điểm ở trong và ngoài hình tròn.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Yêu cầugì?
- Quan sát kỹ vị trí các điểm sau đó đọc từng dòng xem đúng hay sai rồi mới điền.
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
- Các con chú ý làm chính xác theo yêu cầu.
Bài 3: Tính phải thực hiện thế nào?
Bài 4: Đọc đề bài.
- Đề bài cho gì?
- Đề bài hỏi gì?
-cho hs tự giải.
4- Củng cố: cho hs nêu các điểm ở trong , ở ngoài một hình.
5.Dặn dò:
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát.
Lớp làm bảng con.
Học sinh quan sát.
 bông hoa ở trong, con bướm ở ngoài.
Học sinh quan sát.
Điểm A ở trong, điểm N ở ngoài.
 Đúng ghi Đ, sai ghi S.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa ở bảng lớp.
Vẽ điểm trong, ngoài hình tam giác, hình vuông.
Học sinh làm bài.
Sửa ở bảng lớp.
Lấy 10 cộng 20 trước được kết quả cộng cho 40.
Sửa bài miệng.
Học sinh đọc.
Học sinh làm bài.
Sửa bảng lớp.
Ngày soạn : 20/02/2011
Ngày dạy : 24/02/2011
Môn : Chính tả
Bài : Tặng cháu
I. Mục tiêu :
-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bốn câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15-17 phút.
-Điền đúng chữ l, n vào chỗ trống hoặc dấu hỏi, dấu ngã vào chữ in nghiêng. Bài tập (2) a hoặc b.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên: Bảng phụ có ghi bài thơ.
Học sinh: Vở viết.
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
1’
20’
10’
3’
1’
Ổn định:
Bài cũ:
Điền vần ai – ay.
m trường
m bay
Chấm vở của những em viết lại bài.
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Viết chính tả.
Hoạt động 1: Học sinh nghe viết.
Giáo viên treo bảng phụ.
Tìm tiếng khó viết.
Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh.
Cho viết bài vào vở.
Đọc toàn bài cho học sinh soát.
Giáo viên thu chấm.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n.
Bài 2b: Điền dấu hỏi hay dấu ngã.
Giáo viên sửa bài.
Củng cố:
Cho học sinh thi đua điền vào chỗ trống l, n, hỏi, ngã.
cái oa núi on
té nga rô rá
Nhận xét.
Dặn dò: Ôn lại các quy tắc viết chính tả.
Hát.
mái trường
máy bay
Học sinh đọc bài.
Học sinh nêu.
Học sinh phân tích.
Viết bảng con.
học sinh đổi vở cho nhau để chữa bài.
Học sinh ghi lỗi ra lề đỏ.
học sinh đọc yêu cầu.
2 học sinh làm miệng.
nụ hoa
con cò bay lả 
Học sinh làm vào vở.
quyển vở tổ chim
Học sinh làm vở.
Học sinh chia 2 đội, mỗi đội cử 4 bạn lên tham gia tiếp sức nhau.
Lớp hát 1 bài.
Ngày soạn : 20/02/2011
Ngày dạy : 24/02/2011
Môn : Kể chuyện
Rùa và thỏ
I. Mục tiêu :
-Kể lại được một đoạn câu chuyện theo tranh và gợi ý dưới tranh.
-Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ chủ quan , kiêu ngạo.
* Kỹ năng sống:
- Xác định giá trị (biết tôn trọng người khác).
- Tự nhận thức bản thân (biết được điểm mạnh điểm yếu của bản thân).
- Lắng nghe, phản hồi tích cực.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên:
Tranh minh họa Rùa và Thỏ.
Mặt nạ Rùa và Thỏ.
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1’
10’
7’
7’
5’
3’
1’
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện Rùa và Thỏ.
Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện.
Giáo viên kể lần 1 toàn câu chuyện.
Kể lần 2 kết hợp chỉ lên từng bức tranh.
Hoạt động 2: Kể từng đoạn theo tranh.
Giáo viên treo tranh.
Rùa đang làm gì?
Thỏ nói gì với Rùa?
Kể lại nội dung tranh 1.
Tương tự với tranh 2.
Hoạt động 3: Kể toàn chuyện.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện.
Cho các nhóm lên diễn.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Vì sao Thỏ thua Rùa?
Qua câu chuyện này khuyên các em điều gì?
Giáo viên chốt ý, giáo dục: Không nên học như bạn Thỏ, nên học theo bạn Rùa, phải luôn kiên trì và nhẫn nại.
Củng cố:
1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
Em học tập gương bạn nào? Vì sao?
Nhận xét.
Dặn dò:
Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người ở nhà cùng nghe.
Hát.
Học sinh lắng nghe.
Ghi nhớ các chi tiết của chuyện.
Học sinh quan sát.
Rùa đang cố sức tập chạy.
Chậm như Rùa.
2 học sinh kể.
Lớp nhận xét.
Học sinh đeo mặt nà phân vai: Người dẫn, Thỏ, Rùa.
Học sinh lên diễn.
Lớp nhận xét.
Vì Thỏ chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn.
Học sinh nêu.
Ngày soạn : 20/02/2011
Ngày dạy : 24/02/2011
Môn :Toán
Bài : Luyện tập chung
I. Mục tiêu :
Biết cấu tạo số tròn chục, biết cộng, trừ số tròn chục ; biết giải toán có một phép cộng.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên: Bộ đồ dùng phục vụ luyện tập.
Học sinh: Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
1’
20’
4’
1’
Ổn định:
Bài cũ:
- Giáo viên gắn hình vuông, tròn lên bảng.
- Vẽ 3 điểm ở trong hình vuông, 2 điểm ở ngoài hình.
- Vẻ 3 điểm ngoài hình tròn, 4 điểm ở trong.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập chung.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
1 học sinh đọc mẫu.
Bài 2: Yêu cầu gì?
- Nhìn trong quả bóng các số đã cho số nào bé nhất thì ghi trước.
Bài 3: Yêu cầu gì?
- Khi đặt tính lưu ý điều gì?
- Câu b: tính nhẩm và ghi tên đơn vị sau khi tính.
Bài 4: Đọc đề bài.
Cho hs giải.
Củng cố:
Trò chơi thi đua: Ai nhanh hơn?
- Chia 2 đội: 1 đội lên vẽ hình, 1 đội lên chấm 3 điểm trong và 2 điểm bên ngoài hình của đội vừa vẽ.
- Đội nào đúng nhất sẽ thắng.
Dặn dò:
- Ôn lại các bài đã học.
Hát.
2 học sinh lên bảng vẽ.
Nhận xét.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
Viết theo thứ tự từ bé đến lớn và lớn đến bé.
Học sinh làm bài.
Sửa bảng lớp.
Đặt tính rồi tính.
Đặt các số phải thẳng cột.
Học sinh làm bài.
4 em sửa.
Học sinh chia 2 đội, mỗi đội cử 2 bạn lên tham gia.
Nhận xét.
Ngày soạn : 20/02/2011
Ngày dạy : 25/02/2011
Môn : Tập đọc
Bài : Cái nhãn vở 
I. Mục tiêu :
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Quyển vở, nắt nót, viết, nhay ngắn, khen.
-Biết được tác dụng của nhãn vở. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
II. Chuẩn bị :
Giáo viên: Tranh minh họa, SGK.
Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy và học :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
4’
15’
10’
Ổn định:
Bài cũ:
Đọc bài: Tặng cháu.
Bác Hồ tặng vở cho ai?
Bác mong cá cháu làm việc gì?
Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu: Tranh vẽ gì?
Học bài: Cái nhãn vở.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.
- Đoạn 1: Bố cho  nhãn vở.
- Đoạn 2: Phần còn lại.
Hoạt động 2: Ôn vần ang – ac.
- Tìm tiếng trong bài có vần ang – ac.
- Phân tích tiếng vừa tìm được.
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ang – ac.
- Giáo viên ghi nhanh lên bảng.
- Nhận xét tiết học.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc.
Học sinh nêu.
Em bé đang ngồi viết nhãn vở.
Học sinh dò.
Học sinh luyện đọc cá nhân từ ngữ.
Luyện đọc câu.
+ Mỗi câu 1 học sinh đọc.
+ Mỗi câu 1 bàn đọc.
Luyện đọc đoạn.
Đọc cả bài.
 giang, trang.
Học sinh thảo luận và nêu.
Học sinh đọc các tiếng đúng: cây bàng, cái thang, càng cua, các bạn, bác cháu, rác, .
15’
7’
3’
1’
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Đọc đoạn 1.
- Bạn Giang viết những gì lên vở?
- Đọc đoạn 2.
- Bố Giang khen bạn ấy thế nào?
- Đọc cả bài.
- Nhãn vở có tác dụng gì?
- Thi đọc trơn toàn bài.
Nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Làm nhãn vở.
- Cô sẽ hướng dẫn các em cắt 1 nhãn vở có kích thước tùy ý.
- Giáo viên làm mẫu.
+ Trang trí.
+ Viết những điều cần có lên nhãn vở.
4. Củng cố:
2 học sinh đọc lại bài.
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
Về nhà đọc lại bài, làm cái nhãn vở.
2 học sinh đọc.
Trên trường, lớp, họ và tên của bạn, 
2 học sinh đọc.
Bạn đã tự viết được nhãn vở.
Học sinh đọc.
Học sinh nêu.
Chia 2 đội, cử 4 học sinh lên tham gia.
Học sinh tự làm.
Dán lên bảng.
Nhận xét.
Học sinh đọc.
Môn : Toán
Bài : Kiểm tra giữa học kì 2

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 tuan 25 CKT KNS 3 cot.doc