Giáo án dạy học lớp 1 - Tuần 13

Tiếng việt

ÔN TẬP

I- Mục tiêu:

- HS đọcđược các vần có kết thúc bằng n ,các từ ngữ,câu ứng dụng từ bài 44-51

-Viết được các vần , các từ ngữ ứng dụng từ bài 44-51

- Nghe, hiểu và kể lại 1 số tình tiết trong bài: chia phần

- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.

II- Đồ dùng dạy học:

- Bảng ôn

III- Hoạt động dạy học chủ yếu:

Tiết 1

1. Bài cũ: - 2 HS viết: buồn ngủ, khuôn khổ, con lươn, vườn táo.

 - 2 HS đọc bài ở sgk.

 

doc 23 trang Người đăng hong87 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học lớp 1 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS làm bài tập:
Bài 1: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc thầm tiếng, suy nghĩ nối đúng từ.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
vườn rau cải, con yến, buồn ngủ, ven biển.
Bài 2: Điền từ ngữ.
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền từ ngữ.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh tìm từ điền vào đúng tranh.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình: con dế mèn, đàn gà con.
 3. Luyện viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
 - HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
 - GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
 - HS viết vào vở: thôn bản, ven biển. GV theo dõi, nhắc nhở.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- Về nhà học bài và xem bài sau.
	______________________________________________
Phụ đạo Toán
Phép cộng trong phạm vi 7
I- Mục tiêu:
- Củng cố để HS nắm chắc các bài tập về phép cộng trong phạm vi 7.
- Làm tốt các bài tập ở vở bài tập.
- HS có ý thức và chịu khó làm bài tốt.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm vào vở bài tập. GV theo dõi, nhắc nhở, nhận xét. Chú ý viết thẳng cột.
- Chữa bài: HS đọc bài. Lớp theo dõi, nhận xét. 
Bài 2: Tính.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài. GV theo dõi, uốn nắn.
- Chữa bài: HS đọc bài. Lớp nhận xét.
0 + 7 = 7	1 + 6 = 7	2 + 5 = 7	3 + 4 = 7
7 + 0 = 7	6 + 1 = 7	5 + 2 = 7	4 + 3 = 7
Bài 3: Tính.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm mẫu: 1 + 5 + 1 = 7. 
- HS làm bài. GV theo dõi, uốn nắn.
- Chữa bài: HS đọc bài. Lớp nhận xét.
1 + 5 + 1 = 7	1 + 4 + 2 = 7	3 + 2 + 2 = 7
2 + 3 + 2 = 7	2 + 2 + 3 = 7	5 + 0 + 2 = 7
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- HS nêu yêu cầu. 
- 2 HS đọc bài toán. Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ. 2 HS làm bảng lớp.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình theo từng phép tính. Lớp nhận xét.
a) 6 + 1 = 7	b) 4 + 3 = 7
Bài 5: Nối hình với phép tính thích hợp.
- GVHDHS đếm số chấm tròn trong mỗi ô xem đúng với phép tính nào thì nối.
 HS làm bài. GV chữa bài ở bảng.
2. Củng cố-Dặn dò
- GV chấm bài.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà làm lại các bài tập, học thuộc bảng cộng 7.
_______________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm2010
Chiều
Tiếng việt (TT)
Luyện đọc và viết ong-ông. Làm bài tập 
Tiếng việt bài 52
I- Mục tiêu:
 - HS đọc thành thạo bài ong, ông
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, điền, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II- Hoạt động dạy học:
1. HS luyện đọc
- Gọi hs lần lượt đọc các bài ong, ông (hs khá giỏi đọc trơn, hs trung bình , yếu đánh vần sau đó đọc trơn).
- GV theo dõi, sửa sai cho hs.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc thầm các từ ngữ có trong bài, suy nghĩ để nối đúng với tranh.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
vườn táo, uốn dẻo, đầu nguồn.
Bài 2: Điền: ong hay ông?
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền: ong hay ông?
- HS đọc thầm bài, suy nghĩ điền đúng vần vào chỗ chấm.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
 - Chữa bài.
 - HS đọc bài của mình:
 Sóng nối sóng
Mãi không thôi
 Sóng sóng sóng
 Đến chân trời
 3. Luyện viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở: .GV theo dõi, nhắc nhở.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem bài sau.
 _____________________________
Tự nhiên xã hội
CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I- Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Mọi người trong nhà đều phải làm việc tùy theo sức của mình.
- Trách nhiệm của mỗi HS, ngoài giờ học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình.
- Kể tên 1 số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gđ.
- Kể được các việc em thường làm để giúp đỡ gđ.
- Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.
- Đảm nhận trachs nhiệm việc nhà vừa sức mình.
- Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ vất vả với bố mẹ.
- Kĩ năng hợp tác: Cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Nhà cửa bừa bộn.
II- Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK. 
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Bài mới: 	
 Hoạt Động 1: Quan sát hình. 
* Mục tiêu: Kể tên 1 số công việc ở nhà của những người trong gđ.
* Tiến hành: 
Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp:
Quan sát các hình ở trang 28 và nói về nội dung từng hình.
Bước 2: Gọi 1 số HS trình bày trước lớp về từng công việc được thể hiện trong mỗi hình và tác dụng của từng việc làm đó với cuộc sống trong gia đình. Lớp phỏng vấn bạn.
Kết luận: Những việc làm đó vừa giúp cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm, gắn bó của những người trong gđ với nhau.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: - HS biết kể tên 1 số công việc ở nhà của những người trong gia đình mình.	 
 - Kể được các việc mà các em thường làm để giúp bố mẹ.
* Tiến hành: 
Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp: 
Yêu cầu HS tập nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi ở trang 28 SGK.
- HS làm việc: Kể cho nhau nghe về công việc thường ngày của những người trong gia đình và của bản thân mình cho bạn nghe và nghe bạn kể.
Bước 2: GV gọi 1 vài HS nói trước cả lớp. Lớp phỏng vấn.
? Trong nhà em, ai đi chợ (nấu cơm, giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, ...); ai trông em bé, chơi đùa với em bé; ai giúp đỡ em học tập; ai chơi đùa, nói chuyện với em?
? Hằng ngày, em đã làm gì để giúp đỡ gia đình?
? Em cảm thấy thế nào khi đã làm được những việc có ích cho gia đình?
Kết luận : Mọi người trong gđ đều phải tham gia làm việc nhà tùy theo sức của mình.
Hoạt động 3: Quan sát hình. 
* Mục tiêu: HS hiểu điều gì sẽ xảy ra khi trong nhà ko có ai quan tâm dọn dẹp.
* Tiến hành:
 Bước 1: GV hương dẫn hs quan sát các hình ở trang 29 và trả lời câu hỏi.
+ Hãy tìm ra những điểm giống và khác nhau của 2 hình ở SGK. 
+ Nói xem em thích căn phòng nào? Tại sao?
+ Để có được nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ em phải làm gì giúp bố mẹ?
- HS làm việc theo nhóm 4: cần đưa ra nhiều ý kiến để giải thích (mẹ đi vắng, bị ốm, ...) và lí do để giải thích về căn phòng gọn gàng (tự dọn, bảo nhau dọn, ...)
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác phỏng vấn, bổ sung.
KL: - Nếu mọi người trong gia đình đều quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa, nhà ở sẽ gọn gàng, ngăn nắp. - Ngoài giờ học, để có được nhà ở gọn gàng, sạch sẽ, mỗi HS nên giúp đỡ bố mẹ những công việc tùy theo sức mình.
2. Củng cố- Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. Nhắc nhở HS về nhà thực hiện theo những gì đã học được. Về nhà học lại bài và xem bài sau.
Toán (TT)
Luyện tập chung
I- Mục tiêu:
 - HS làm thành thạo các phép tính trừ trong phạm vi 6
II- Hoạt động dạy và học
 1. HS làm bài tập
 Bài 1: Tính
6 - 3 - 1 =	6 - 1 - 2 =
6 - 3 - 2 =	6 - 1 - 3 =
 Bài 2: Điền dấu , = thích hợp vào chỗ chấm
3 + 3..6	4 + 2..5
3 + 2..6	4 - 2..5
 Bài 3: Số 
.. + 2 = 5	3 +  = 6
... + 5 = 6	6 +  = 6
 - HS làm bài tập vào vở ô li.
 - Chấm chữa bài.
 2. Nhận xét – Dặn dò
	_______________________________________________
Thủ công
CÁC QUY ƯỚC VỀ GẤP GIẤY VÀ GẤP HÌNH
I- Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được các kí hiệu gấp giấy.
- Biết gấp hình theo kí hiệu quy ước.
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, vệ sinh lớp học, tự giác và giữ trật tự lớp học.
II- Đồ dùng dạy học chủ yếu:
- GV: Mẫu vẽ những kí hiệu quy ước về gấp hình.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kiểm tra lại các dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: Để gấp được 1 số hình người ta quy ước 1 số kí hiệu về gấp giấy các mẫu sau.
GV lần lượt giới thiệu cho HS quan sát.
* Kí hiệu đường giữa hình:
- Đường dấu giữa hình là đường có nét gạch, chấm: 	_ . _ . _ . _
- GV hướng dẫn HS vẽ kí hiệu trên đường kẻ ngang và kẻ dọc của vở.
* Kí hiệu đường dấu gấp:
- Đường dấu gấp là đường có nét đứt:	 _ _ _ _ _ _
- HS vẽ vào vở.
* Kí hiệu đường dấu gấp vào:
Trên đường dấu gấp có mũi tên chỉ hướng gấp vào. __ __ __ __ __ 
* Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau:
- Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau là mũi tên cong.
HS vẽ đường dấu gấp ngược và gấp ngược ra sau.__ __ __ __ __ __ 
b. HS thực hành:
- HS thực hành vào giấy nháp sau đó vẽ vào vở thủ công.
- GV theo dõi, uốn nắn những HS còn chậm.
- Thu dọn giấy, bút.
3. Nhận xét-Dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị giấy, bút, ... của HS.
 + Tinh thần và thái độ học tập của HS.
 + Ý thức vệ sinh, an toàn lao động.
- Mức độ hiểu biết về các kí hiệu quy ước. Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Về nhà chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài học sau: giấy kẻ ô, giấy màu.
Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm2010
Tiếng việt
ĂNG, ÂNG 
I- Mục tiêu:
- HS đọc được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.;Từ và các câu ứng dụng.
- Viết được : ăng, âng,măng tre, nhà tầng
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Vâng lời cha mẹ .
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bộ ghép chữ Tiếng việt 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 	
Tiết 1
1. Bài cũ: 2 HS viết và đọc: con ong, vòng tròn, công viên, cây thông.
	 2 HS đọc bài ở SGK.
2. Bài mới:
a) Dạy vần ăng:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần ăng có âm ă ghép với âm ng. Âm ă đứng trước, âm ng đứng sau.
So sánh ăng với ong: Giống: đều kết thúc bằng ng.
	 	Khác: ăng bắt đầu bằng ă, ong bắt đầu bằng o.
- Đánh vần và đọc trơn: 
+ HS ghép vần ăng và đánh vần: ă - ngờ - ăng. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: ăng. GV sửa lỗi.
+ HS ghép: măng, và đọc: măng. HS đánh vần: cá nhân, đt.
+ HS phân tích: m + ăng	 măng. GV ghi bảng: măng.
+ GV đưa từ khóa và gb: măng tre. HS đọc, tìm tiếng có vần mới. HS đọc cá nhân, đt. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
b) Vần âng: Tiến hành tương tự. Thay â vào ă ta có vần âng.
So sánh âng với ăng: Giống: kết thúc bằng ng.
	 	Khác: âng bắt đầu bằng â; ăng bắt đầu bằng ă.
- Ghép: âng - đánh vần, đọc trơn: tầng: đánh vần, đọc trơn.
Từ khóa: nhà tầng: HS đọc cá nhân, đồng thanh, tìm tiếng mới.
* Lớp đọc lại toàn bài: xuôi, ngược. Cá nhân đọc.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hướng dẫn HS: ăng, âng, măng tre, nhà tầng. 
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
Thi tìm nhanh tiếng mới.
d) Đọc từ ứng dụng:
- GV chép bảng các từ ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 2 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, từ ứng dụng. Lớp đọc đồng thanh.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích câu.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: ăng, âng, măng tre, nhà tầng. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Vâng lời cha mẹ.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ những ai? 
? Em bé trong tranh đang làm gì?
? Em có hay làm theo lời ba mẹ ko? 
? Khi em làm theo lời ba mẹ dặn, ba mẹ nói thế nào?
Trò chơi: Thi chỉ nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.Về nhà học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 54.
	____________________________________________
Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 7.
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó làm bài đúng, đẹp.
II- Đồ dùng dạy học: 
 - Bộ đồ dùng Toán 1.
III- Hoạt động dạy học chue yếu:
1. Bài cũ: 2 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 6.
HS làm bảng: 4 + 3 	5 + 2 	7 + 0	3 + 4.
2. Bài mới: 
* Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.
a) Lập các phép trừ: 7 - 1 = 6; 7 - 6 = 1.
Bước 1: GV đính, HS quan sát và nêu "Có 7 hình tam giác, 1 hình tam giác ở phần bên phải. Còn lại mấy hình tam giác ở phần bên trái?". HS đọc lại đề toán.
Bước 2: Hướng dẫn giải: 7 hình tam giác, bớt đi 1 hình tam giác còn 6 htg.
? 7 bớt 1 còn mấy? (7 bớt 1 còn 6). HS nhắc lại.
Bước 3: GV hướng dẫn cách viết 7 bớt 1 còn 6: 7 - 1 = 6. HS đọc lại. HS tự diền kết quả vào chỗ chấm ở SGK. 
HS tự tìm kết quả phép trừ 7 - 6 = 1. HS đọc lại. GV ghi bảng.
b) Hướng dẫn HS lập các phép trừ: 7 - 2; 7 - 3; 7 - 4; 7 - 5. 
HS nói ngay kết quả khi sử dụng đồ dùng.
c) Hướng dẫn HS lập bảng trừ: HS nhìn bảng đọc cá nhân, đồng thanh. GV kết hợp xóa dần kết quả.
HS thi nhau lập lại bảng trừ 7. "Bảy trừ mấy = 5, bảy trừ 5 bằng mấy?"
* Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1, 2: Tính.
- GV viết bảng, HS thực hành ở bảng con. Chú ý cách đặt cột dọc.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Tính.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở. - GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
7 - 3 - 2 = 2	7 - 1 - 6 = 0	7 - 4 - 2 = 1
7 - 5 - 1 = 1	7 - 2 - 3 = 2	7 - 4 - 3 = 0.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát tranh nêu bài toán. GV sửa chữa.
a) Trong dĩa có 7 quả táo, lấy đi 2 quả. Hỏi còn lại bn quả táo?	7 - 2 = 5.
b) Nam có 7 quả bóng, thả đi 3 quả. Hỏi còn lại bn quả bóng? 	6 - 2 = 4.
- HS viết phép tính vào vở. 2 HS làm bảng. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS. 
 - Về nhà học bài, xem bài sau.
	___________________________________________
Chiều
Tiếng việt (TT)
Luyện đọc và viết ăng, âng. Làm bài tập
Tiếng việt bài 52
I- Mục tiêu:
 - HS đọc thành thạo ang, anh.
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, điền, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II- Hoạt động dạy học:
1. HS luyện đọc
- Gọi hs lần lượt đọc các bài ăng, âng (hs khá giỏi đọc trơn, hs trung bình , yếu đánh vần sau đó đọc trơn).
- GV theo dõi, sửa sai cho hs.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối từ để tạo từ mới.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập.
Bài 2: Điền: ăng hay âng.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp
Bài 3: Viết.
 - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập.
3. Luyện viết
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
- HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
- HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem bài sau.
	_______________________________________
Toán (TT)
Phép trừ trong phạm vi 7
I- Mục tiêu:
- Củng cố để HS nắm chắc các bài tập về phép trừ trong phạm vi 7.
- Làm tốt các bài tập ở vở bt.
 - HS có ý thức và chịu khó làm bài tốt
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. HS: làm bài tập:
Baøi 1: Tính:
7 7 7 7 7
_ _ _ _ _
6 4 2 5 1
Baøi 2: Tính:
7 – 6 = 7 – 3 = 7 – 2 = 7 – 4 = 
 7 – 7 = 7 – 0 = 7 – 5 = 7 – 1 = 
Baøi 3: Tính:
7 – 3 – 2 =
 - Các bài tiếp theo học sinh làm ở vở bài tập
 - Yêu cầu HS nêu cách nối.
 - Chấm chữa bài.
 2. Nhận xét – Dặn dò
	_______________________________________
Tự nhiên xã hội (TT)
CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I- Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Mọi người trong nhà đều phải làm việc tùy theo sức của mình.
- Trách nhiệm của mỗi HS, ngoài giờ học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình.
- Kể tên 1 số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gđ.
- Kể được các việc em thường làm để giúp đỡ gđ.
- Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.
- Đảm nhận trachs nhiệm việc nhà vừa sức mình.
- Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ vất vả với bố mẹ.
- Kĩ năng hợp tác: Cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Nhà cửa bừa bộn.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Bài mới: 	
 Hoạt Động 1: Quan sát hình. 
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp:
Quan sát các hình ở trang 28 và nói về nội dung từng hình.
- Gọi 1 số HS trình bày trước lớp về từng công việc được thể hiện trong mỗi hình và tác dụng của từng việc làm đó với cuộc sống trong gia đình. Lớp phỏng vấn bạn.
Kết luận: Những việc làm đó vừa giúp cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm, gắn bó của những người trong gđ với nhau.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp: 
Yêu cầu HS tập nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi ở trang 28 SGK.
- HS làm việc: Kể cho nhau nghe về công việc thường ngày của những người trong gia đình và của bản thân mình cho bạn nghe và nghe bạn kể.
- GV gọi 1 vài HS nói trước cả lớp. Lớp phỏng vấn.
? Trong nhà em, ai đi chợ (nấu cơm, giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, ...); ai trông em bé, chơi đùa với em bé; ai giúp đỡ em học tập; ai chơi đùa, nói chuyện với em?
? Hằng ngày, em đã làm gì để giúp đỡ gia đình?
? Em cảm thấy thế nào khi đã làm được những việc có ích cho gia đình?
Kết luận : Mọi người trong gđ đều phải tham gia làm việc nhà tùy theo sức của mình.
Hoạt động 3: Quan sát hình. 
- GV hương dẫn hs quan sát các hình ở trang 29 và trả lời câu hỏi.
+ Hãy tìm ra những điểm giống và khác nhau của 2 hình ở SGK. 
+ Nói xem em thích căn phòng nào? Tại sao?
+ Để có được nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ em phải làm gì giúp bố mẹ?
- HS làm việc theo nhóm 4: cần đưa ra nhiều ý kiến để giải thích (mẹ đi vắng, bị ốm, ...) và lí do để giải thích về căn phòng gọn gàng (tự dọn, bảo nhau dọn, ...)
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác phỏng vấn, bổ sung.
Kết luận: - Nếu mọi người trong gia đình đều quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa, nhà ở sẽ gọn gàng, ngăn nắp. - Ngoài giờ học, để có được nhà ở gọn gàng, sạch sẽ, mỗi HS nên giúp đỡ bố mẹ những công việc tùy theo sức mình.
2. Củng cố- Dặn dò: 
	__________________________________________
Thủ công (TT)
CÁC QUY ƯỚC VỀ GẤP GIẤY VÀ GẤP HÌNH
I- Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được các kí hiệu gấp giấy.
- Biết gấp hình theo kí hiệu quy ước.
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, vệ sinh lớp học, tự giác và giữ trật tự lớp học.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ôn lại kiến thức đã học: 
- Yêu cầu HS nahức lại các kí hiệu gấp giấy. 
2. HS thực hành:
- HS thực hành vào giấy nháp sau đó vẽ vào vở thủ công.
- GV theo dõi, uốn nắn những HS còn chậm.
- Thu dọn giấy, bút.
3. Nhận xét-Dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị giấy, bút, ... của HS.
 + Tinh thần và thái độ học tập của HS.
 + Ý thức vệ sinh, an toàn lao động.
- Mức độ hiểu biết về các kí hiệu quy ước. Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Về nhà chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài học sau: giấy kẻ ô, giấy màu.
_______________________________________________
Thứ năm ngày 18 tháng 11 năm2010
Tiếng việt
UNG, ƯNG 
I- Mục tiêu:
- HS đọc được: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.;từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được ung, ưng,bông súng,sừng hươi.
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối, đèo.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: 2 HS viết và đọc: xe tăng, vâng lời.
	 2 HS đọc bài ở SGK.
2. Bài mới:
a) Dạy vần ung:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần ung có âm u ghép với âm ng. Âm u đứng trước, âm ng đứng sau.
So sánh ung với ong: Giống: đều kết thúc bằng ng.
	 	Khác: ung bắt đầu bằng u, ong bắt đầu bằng o.
- Đánh vần và đọc trơn: 
+ HS ghép vần ung và đánh vần: u - ngờ - ung. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: ung. GV sửa lỗi.
+ HS ghép: súng, và đọc: súng. HS đánh vần: cá nhân, đt.
+ HS phân tích: s + ung + dấu sắc	 súng. GV gb: súng.
+ GV đưa từ khóa và gb: bông súng. HS đọc, tìm tiếng có vần mới. HS đọc cá nhân, đt. GV sửa nhịp đọc cho HS.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
b) Vần ưng: Tiến hành tương tự. Thay ư vào u ta có vần ưng.
So sánh ưng với ung: Giống: kết thúc bằng ng.
	 	 Khác: ưng bắt đầu bằng ư; ung bắt đầu bằng u.
- Ghép: ưng - đánh vần, đọc trơn: sừng: đánh vần, đọc trơn.
Từ khóa: sừng hươu: HS đọc cá nhân, đt, tìm tiếng mới.
* Lớp đọc lại toàn bài: xuôi, ngược. Cá nhân đọc.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: ung, ưng, bông súng, sừng hươu. 
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
Thi tìm nhanh tiếng mới.
d) Đọc từ ứng dụng:
- GV chép bảng các từ ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 2 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, từ ứng dụng. Lớp đọc đồng thanh.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung. HS đọc nhẩm bài thơ.
+ HS đọc đoạn thơ ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích.
+ GV đọc mẫu đoạn thơ ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: ung, ưng, bông súng, sừng hươu. GV theo dõi, uốn nắn.
 c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Rừng, thung lũng, suối, đèo.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Tranh vẽ gì? 
? Trong rừng thường có những gì?
? Em thích gì nhất ở trong rừng?
? Em có biết thung lũng, suối, đèo ở đâu ko? 
? Chỉ tranh đâu là thung lũng, suối, đèo?
? Đã có ai vào rừng rồi? Hãy kể cho cả lớp nghe.
Trò chơi: Thi chỉ nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
3. Củng cố-Dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
 - GV nhận xét tiết học.Về nhà học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 55.
	_____________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được phép cộng và trừ trong phạm vi 7 .
- HS vận dụng để tính nhanh.
- Giáo dục HS ham thích và chịu khó làm bài đúng, đẹp.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc bảng cộng, trừ 7.
2. Bài mới:
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính (Theo cột

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1 tuan 13(3).doc