Giáo án dạy học khối 4 - Tuần học 8

MÔN : TẬP ĐỌC

 BÀI : NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu

 1- Đọc được bài thơ với giọng hồn nhiên,vui tươi.

 2- Hiểu ý nghĩa của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh,đáng yêu,nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.( trả lời được câu hỏi 1,2,4;thuộc 1,2 khổ thơ ).Học sinh khá , giỏi thuộc bài thơ,trả lời được câu hỏi 3

 3- HS có kĩ năng : Biết thể hiện niềm vui, niềm khao khát như các bạn nhỏ khi ước mơ về tương lai tốt đẹp.

 - TCTV: hái chén, đúc, trái bom.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy và học

 

doc 20 trang Người đăng hong87 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học khối 4 - Tuần học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hãy nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------
MÔN : KỂ CHUYỆN ( T8)
BÀI : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I /Mục tiêu 
 - Dựa vào gợi ý biết chọn và kể lại câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe,đã học nối về một ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí .
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung của câu chuyện mà bạn kể
- HS có kĩ năng: Có niềm tin vào tương lai với những ước mơ đẹp.
- TCTV : Một số mẫu câu dùng hướng dẫn HS khi kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết sẵn đề bài
 - Tranh ảnh minh họa truyện: Lời ước dưới trăng.
 - Sửu tầm truyệ về những ước mơ ( GV + HS)
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:- 4 học sinh lên bảng tiếp nối nhau kể từng đoạn treo tranh truyện Lời ưới dưới trăng.
- Gọi 1 học sinh kể toàn truyện, nêu ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh.
 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài
Hoạt động 1:(7) Hướng dẫn tìm hiểu đề bài.
 - 1 em đọc đề, giáo viên dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông, phi lý.
 - Khuyến khích HS kể những truyện ngoài SGK để được điểm cao hơn.
- GV: Kể chuyện phải đủ 3 phần, kể xong cần trao đổi với bạn nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
* Hỏi: Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào?
- Truyện thể hiện ước mơ đẹp: Đôi giày . xanh, Bông hoa cúc trắng, Cô bé án diêm.
- Truyện thể hiện ước mơ viển vông, phí lý: Ba điều ước, Vua Mi đát thích vàng, Ông lão .. cá vàng...
 * Kể chuyện theo cặp:
 + Khi kể chuyện cần lưu ý đến những phần nào?
+ Câu chuyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ như thế nào?
 - GV đến từng bàn nghe kể, động viên, góp ý.
* Kể chuyện trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hấp dẫn nhất.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh.
- Học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu đề bài.
- 3 HS viết tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
- HS giới thiệu những truyện, tên truyện mà mình đã sưu tầm có nội dung trên.
+ Có 2 loại: mơ ước đẹp, mơ ước viễn vông, phi lý.
- 2 em ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe.
- Một số học sinh tham gia kể. Mỗi HS kể xong đều nói lên ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại với các bạn về nhân vật,  
 3. Củng cố dặn dò: - Những câu chuyện các em vừa kể muốn nói với các em điều gì?
 - Liên hệ GD
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà kể lại cho người thân nghe những câu chuyện đã nghe các bạn kể .
------------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 14 tháng 10 năm 2009
 MÔN:TẬP ĐỌC 
BÀI : ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH ( T 16)
I/Mục tiêu
 1. Đọc: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp với nội dung hồi tưởng )
 2 - Hiểu ND : Chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái , làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên.(trả lời các câu hỏi trong SGK).
 3 – HS có kĩ năng: Biết quan tâm, chia sẻ đến các bạn thiếu may mắn hơn mình.
 - TCTV: Cho HS đọc nhiều,hiểu từ : giày ba ta, lang thang, ngẩn ngơ, nhảy tưng tưng.
II. Đồ dùng daỵ học : tranh minh họa bài đọc trong sgk.
III. Các hoạt động dạy – học
 1. Bài cũ: -Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ: Nếu chúng mình có phép lạ.
 - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi SGK.
 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: dùng tranh giới thiệu. - Học sinh lắng nghe.
 b) Hoạt động 1:(21) Luyện đọc
 Tìm hiểu bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
 - Gọi học sinh đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1: giáo viên sửa lỗi ngắt giọng, phát âm cho từng häc sinh, chú ý câu cảm và câu dài. 
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- 3 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1.
- Lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc.
- Luyện đọc từ khó, câukhó.
- HS luyện đọc theo theo cặp 
 * Chao ôi! đôi giày mới đẹp làm sao!
* Tôi tưởng tượng/ nếu mang nó vào/ chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng/ trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi...
 - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi.
 + Nhân vật Tôi trong đoạn văn là ai ?
 + Ngày bé, chị từng mơ ước điều gì?
 + Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
 + Ước mơ của chị phụ trách Đội có trở thành hiện thực không? Vì sao em biết?
 + Đoạn 1 cho em biết điều gì?
 - Chia đoạn 2 thành 2 đoạn ngắn, cho HS luyện đọc.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Giúp HS đọc đúng từ, câu khó.
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời:
 + Khi làm công tác Đội, chị phụ trách được giao nhiệm vụ gì?
 Lang thang có nghĩa là gì?
 + Vì sao chị biết ước mơ của một cậu bé lang thang?
 + Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái tong ngày đầu tới lớp.
+ Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó?( HS tự do phát biểu theo cách hiểu của mình)
 + Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
 Đoạn 2 nói điều gì?
 Hoạt động 2:(10) Luyện đọc diễn cảm.
- GV cùng lớp nhận xét, nêu giọng đọc phù hợp.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn “ Hôm nhận giàynhảy tưng tưng”
+ GV đọc mẫu, gạch chân từ cần nhấn giọng, hướng dẫn giọng đọc.
- Nhận xét, uốn nắn để các em đọc đạt yêu cầu.
- 1 em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm, trao đổi theo cả, TLCH.
+ Là chị phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong.
+ Có một đôi như của anh họ chị.
+ Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng, , luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt qua.
+ Không vì chị chỉ được tưởng tượng .. trước con mắt thèm muốn của các bạn chị.
ý1: Vẻ đẹp của đôi giày màu xanh.
 2 HS nối tiếp đọc đoạn 2.(2 lượt)
- Lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc.
- Luyện đọc từ, câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
-1HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 4, TLCH
+ Phải vận động Lái, một cậu bé lang thang đi học.
+ Không có nhà ở, người nuôi dưỡng, sống tạm bợ trên đường phố.
+ Vì chị đã đi theo Lái trên khắp các đường phố
+ Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp.
+ Vì chị muốn mang lại niềm hạnh phúc cho Lái.
+ Vì chị muốn động viên, an ủi Lái, chị muốn Lái đi.
+ Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi .nhảy tưng tưng.
ý 2: Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng giày.
- 3 HS đọc nối tiếp bài văn. Lớp nhận xét bạn đọc, nêu giọng đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một số HS thi đọc trước lớp.
-Lớp nhận xét,giúp bạn đọc dung yêu cầu.
 3. Củng cố, dặn dò:- Qua bài văn, em thấy chị phụ trách là người như thế nào?
- Em rút ra điều gì bổ ích qua nhân vật chị phụ trách?
 ********************************
MÔN : TOÁN ( T 38 )
BÀI : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 -Biết giải bài toán lien quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - HS có kĩ năng áp dụng công thức vào giải toán theo cách mình chọn.
 - Bài tập cần làm : bài 1 ( a,b ),bài 2 & 4.
II. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ:
- Muốn tìm số bé ta làm thế nào?
- Muốn tìm số lớn ta làm thế nào?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Luyện tập.
 Hoạt động 1: (7)Bài 1:
 - Giáo viên yêu cầu HS tự làm (ý a.b)
 - Giáo viên nhận xét và cho học sinh nhắc lại cách tìm số lớn, số bé?
 Hoạt động 2:(7) Bài 2:
- Giáo viên đọc bài toán.
 - Số lớn tương dương với tuổi của ai?
 - Số bé tương đương với tuổi của ai?
 - Nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
 Hoạt động 3: (9) bài 4:
 - GV đọc bài toán.
 - Bài toán cho biết điều gì? cần tìm gì? 
 - HDHS nêu cách giải,yêu cầu HS làm và lên bảng chữa.
 - Lớp và GV nhận xét ,chốt bài làm đúng. 
- Số bé = (Tổng - hiệu) : 2
- Số lớn = (tổng + hiệu): 2
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 3 em lên bảng làm, học sinh khác làm vào vở.
- 1 học sinh đọc bài toán, sau đó học sinh nêu dạng toán và tự làm bài
- 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một cách, học sinh cả lớp làm bài vào vở .
Bài giải
Tuổi của em là: ( 36 - 8) : 2 = 14 (tuổi)
Tuổi của chị là: 14 + 8 = 22 (tuổi)
 Đáp số: Chũ: 22 tuổi
 Em:14 tuổi
- 1 HS đọc lại bài toán, lớp đọc thầm.
- HS nêu cách làm.
- 2 HS lên bảng làm 2 cách.
- Lớp làm vào vở.
- HS nhắc lại nội dung luyện tập và cách tìm SLSB
3.Củng cố: - Chốt nội dung bài.
 - Hướng dẫn BTVN 
****************************
MÔN : TẬP LÀM VĂN ( T 15 )
BÀI : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
 I/ Mục tiêu 
Viết câu mở đầu cho các đoạn văn 1,3,4 ( ở tiết TLV tuần 7)-BT1 ;nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn ( BT2).Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.(Bt3).HS khá,giỏi thực hiện được đầy đủ yêu cầu của Bt 1 trong SGK.
HS có kĩ năng: Tư duy suy nghĩ, thuyết trình suy nghĩ của mình trước lớp.
TCTV: Cho nhiều HS đọc lại câu chuyện “Vào nghề”.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa cốt truyện: Vào nghề trang 73 - SGK.
- Bảng phụ và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ: Gọi 1 em lên kể lại câu chuyện trong giấc mơ, em được bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hịên cả ba điều ước ntn.
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn bài tập
 Hoạt động 1:(15) Bài tập 1.
 - Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh minh họa cho chuyện gì? Hãy kể lại tóm tắt lại nội dung câu chuyện đó? 
- 1 em kể lại, học sinh khác lắng nghe.
 -Nhận xét
- Học sinh lắng nghe.
- HS quan sát tranh minh họa, trả lời
- Bức tranh minh họa cho câu chuyện : Vào nghề. Câu chuyện kể về ước mơ đẹp của cô bé Valia.
 -1HS xung phong kể.
 - Giáo viên nhận xét, khen học sinh ghi nhớ cốt truyện
 - GV đọc yêu cầu BT1.
 - Yêu cầu: Mỗi em viết lần lượt 4 câu mở đoạn cho 4 đoạn ( Mỗi em hoàn thành ít nhất 1 đoạn).
 - Cho 4 HS làm hoàn chỉnh 4 đoạn ở bảng phụ.
 - GV cùng lớp nhận xét, góp ý, ghi điểm cho bạn làm tốt.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Lớp đọc thầm lại bài đã làm ở tiết trước.
- HS làm bài vào VBT.
- 4 HS làm ở bảng phụ, trình bày.
- Một số hs đọc bài làm của mình.
- Đọc toàn bộ các đoạn văn. 4 học sinh tiếp nối nhau đọc.
Đoạn 1:Mở đầu
 Diễn biến
Kết thúc
Đoạn 2 :Mở đầu
 Diễn biến
Kết thúc
Đoạn 3 : Mở đầu
 Diễn biến
 Kết thúc
 Đoạn 4 : Mở đầu
 Diễn biến
 Kết thúc
 Tết Noel năm ấy, cô bé Valia 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.
Chương trình xiếc hôm ấy hay tuyệt nhưng Va-li-a thích hơn cả là tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn.
Từ đó, lúc nào Va-li-a cũng mơ ước một ngày nào đó sẽ trở thành một diễn viên xiếc vừa phi ngựa vừa đánh đàn
 Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề
Sáng ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chuồng ngựa chỉ con ngựa và bảo...
 Bác giám đốc cười, bảo em..
 Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a đến làm việc trong chuồng ngựa. Từ đó, hôm nào Va-li-a cũng làm việc trong chuồng ngựa.
 Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng...
 Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em.
Thế rồi cũng đến này Valia trở thành một diễn viên thực thụ, được biểu diễn trên sân khấu.
Mỗi lần Va-l-ia bước ra sân diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên..
 Thế là ước mơ thuở nhỏ của Va-li-a đã trở thành sự thật.
 Hoạt động 2: (4) Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh đọc toàn truyện và thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
 + Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
 + Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
 Hoạt động 3:(10)Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- GV : Các em có thể chọn kể một câu chuyện đã học qua các bài tập đọc trong SGK. Khi kể các em cần chú ý làm nổi rõ trình tự tiếp nối nhau của các sự việc.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
 - GV cùng lớp nhận xét,khen ngợi những bạn kể tốt, ghi điểm.
- 1 em đọc thành tiếng.
- 1 học sinh đọc toàn truyện. 2 học sinh ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời.
+ Trình tự thời gian (sự việc nào xảy ra trước thì kể trước), sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.
+ Giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn 
- 1 em đọc thành tiếng.
- Một số HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Ghi nhanh ra nháp trình tự các sự việc.
- HS kể theo cặp.
- Một số HS thi kể trước lớp.
3. Củng cố dặn dò:- Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là gì?
- Về nhà viết lại câu chuyện theo trình tự thời gian.
************************************************
MÔN : KHOA HỌC ( T 16)
BÀI :ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
 I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
 - Nhận biết được người bệnh cần được ăn uống đủ chất,chỉ một số bệnh phải ăn kiênh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
 - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy : Pha dung dịch ô- rê -dôn và chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người khác bị tiêu chảy.
- HS có kĩ năng: Áp dụng bài học ngay trong gia đình của mình khi trong nhà có người bị bệnh.
- TCTV : cho nhiều HS đọc cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy.
II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 34, 35SGK
 - Chuẩn bị theo nhóm: Một gói ô rê dôn; 1 cốc có vạch chia, một bình nước hoặc một nắm gạo, một ít muối, một bình nước, và 1 bát (chén)
III. Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:- Bạn đã từng mắc bệnh gì? Khi bị bệnh đó, bạn cảm thấy trong người như thế nào?
- Cần phải làm gì khi bị bệnh?
- Gọi 2 học sinh trả lời, giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới
Hoạt động 1:(8) Chế độ ăn uống khi bị bệnh.
 - Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm
- Yêu cầu học sinh quan sát minh họa trang 34, 35SGK thảo luận và trả lời câu hỏi. ( Ghi các câu hỏi sau lên bảng )
 1. Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào?
2. Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng? Tại sao?
3. Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
4. Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn thế nào?
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS.
- Gọi vài học sinh đọc mục: Bạn cần biết 
- Thảo luận nhóm 5. cử thư kí ghi y kiến thống nhất của cả nhóm.
- Đại diện nhóm lên bốc thăm, bốc thăm câu nào trả lời câu đó. Các nhóm khác bổ sung.
1. Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các thức ăn có chứa nhiều chất như thịt, cá, trứng sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành.
2. Ăn thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn.
3. Nên dỗ dành, động viên họ và cho họ ăn nhiều bữa trong một ngày.
4. Thì tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sỹ.
-2 HS đọc to trước lớp
 Hoạt động 2:(10)Thực hành: Pha dung dịch ô- rê- dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối. 
 - CTH: Y/c HS đọc lời thoại trong hình 4,5 –SGK trang 35
 Gọi 2 HS -1 HS đọc câu hỏi của bà mẹ đư con đến khám bệnh và 1 HS đọc câu trả lời của bác sĩ.
 GV hỏi: Bác sĩ khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống ntn?
- GV phát đồ dung chuẩn bị để pha dung dịch ô- rê- dôn (Nhóm 1,3)và nước cháo muối.( Nhóm 2,4).
- GV đi tới các nhóm theo dõi và giúp đỡ.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng các bước và tình bày lưu loát.
- Giáo viên kết luận: Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy .. uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô rê dôn để chống mất nước.
- HS quan sát, đọc.
- 2 HS thực hiện.
- Lớp theo dõi, bổ sung.
- Một vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ.
- Đối với nhóm pha dung dịch ô- rê- dôn, GV yêu cầu HS đọc hướng dẫn ghi trên gói và làm theo hướng dẫn.
- Đối với nhóm nấu cháo muối thì quan sát chỉ dẫn ở hình 7 trang 35 và làm theo hướng dẫn.( không yêu cầu nấu cháo)
- Các nhóm lên trình bày sản phẩm thực hành và cách làm. Nhóm khác bổ sung. 
 Hoạt động 3: (9)Trò chơi: Em tập làm bác sĩ. 
 - GV đưa ra tình huống cho từng nhóm.
- Yêu cầu häc sinh, thảo luận đóng vai.
 - GV theo dõi, giúp đỡ nhóm còn lúng túng trong việc đóng vai.
 - GV cùng các nhóm khác nhận xét, góp ý, kết luận cách giải quyết tình huống. 
+ Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn.
+ Các nhóm thảo luận, tập vai diễn trong nhóm.
 +Đại diện các nhóm lên đóng vai.
 3/Củng cố dặn dò:- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
 - Gọi vài em đọc mục bạn cần biết.
***********************************
Thứ 5 ngày 13 tháng 10 năm 2011
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( T 15 )
BÀI : CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI 
 I. Mục tiêu:
 -. Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài.
 - Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các bài tập 1,2 (mục III).Hs khá giỏi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc.
 - HS có kĩ năng: Biết cách viết hoa tên người nước ngoài cũng như địa lí nước ngoài.
 II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ và bảng phụ viết nội dung BT1, 2 để khoảng trống dưới mỗi bài để học sinh viết
III. Các hoạt động dạy học
 1Bài cũ :- Nêu cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
 - GV đọc cho HS viết các câu: 
 Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
 Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm
 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài
 b) Tìm hiểu bài
 Hoạt động 1:( 15) Nhận xét
 Bài 1:
 -GV đọc mẫu tên người và tên địa lý viết trên bảng.
 - HDHS đọc đúng tên người và tên địa lý trên bảng.
 Bài 2:
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
 - Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi
 + Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phần gồm mấy tiếng?
 + Chữ cái đầu ở mỗi bộ phận được viết như thế nào?
 + Cách viết các tiếng trong cùng 1 bộ phận như thế nào?
-1 HS trả lời.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở.
- Nhận xét bài viết trên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Học sinh đọc cá nhân, đọc nhóm đôi, đọc đồng thanh tên người và tên địa lý.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 em ngồi cùng bàn thảo luận
-HS trả lời.
* Tên người
- Lép Tôn- xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn -xtôi
+ Bộ phận 1 gồm tiếng Lép
+ Bộ phận 2 gồm tiếng Tôn – xtôi
..
.* Tên địa lý
- Hi- ma- lay- a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng: Hi- ma- lay -a
- Đa -nuyựp chỉ có 1 bộ phận gồm 2 tiếng Đa- nuyựp
- Lốt Ăng- giơ- lét có 2 bộ phận là Lốt và Ăng- giơ -lét
+ Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lốt
+ Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Ăng- giơ- lét
 Bài 3: 
 + Cách viết một số tên người, tên địa lý nước ngoài đã cho có gì đặc biệt?
 Ghi nhớ
 - Vậy tên riêng của người và tên địa lý nước ngoài được viết ntn?
 - Học sinh đọc phần ghi nhớ
 - GV lấy thêm ví dụ minh họa cho từng nội dung.
3. Luyện tập:(16)
 Bài 1:(6)
 - GV nêu rõ lại yêu cầu bài tập.
 - Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
 - Gv cùng lớp nhận xét,kết luận,kết luận lời giải đúng.
 - Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn và trả lời câu hỏi.
 + Đoạn văn viết về ai?
 - GV nói thêm về ông Lu-i Pa-xtơ
 Bài 2:(7)
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
 - Yêu cầu học sinh làm vào vở.
 - GV và HS nhận xét đi đến kết quả đúng.
 * Thông tin.
- Học sinh quan sát, trao đổi và trả lời:
 viết giống như cách viết tên riêng của người và tên địa lý Việt Nam.
- HS suy nghĩ, rút ra nội dung ghi nhớ.
- 3 học sinh đọc thành tiếng.lớp đọc thầm.
- 2 em yêu cầu và nội dung đọc thành tiếng.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi theo cặp, làm vào VBT bằng bút chì.
- Một số em lên bảng viết.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
+ Viết về nơi gia đình Lu-i Pa-xtơ sống, thời ông còn nhỏ.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- HS đọc dúng các tên riêng theo cặp.
- Một số em viết ở bảng phụ, treo lên bảng.
- Học sinh làm vào vở.
Tên người
An- be Anh- xtanh
Crít –xti- an An- đéc- xen
I- u- ri Ga- ga- rin
- Nhân vật lý học nổi tiếng thế giới, người Đức (1879 - 1955)
- Nhà văn nổi tiếng thế giới chuyên viết truyện cổ tích, người Đan Mạch (1805 - 1875)
- Nhà du hành vũ trụ người Nga, người đầu tiên bay vào vũ trụ (1934 - 1968)
Tên địa lý
Xanh Pê –téc bua
Tô- ki -ô
A –ma- dôn
Ni- a- ga-ra
- Kinh đô cũ của Nga
- Thủ đô của Nhật Bản
- Tên một dòng sông lớn chảy qua Bra-xin
- Tên 1 thác nước lớn ở giữa Ca- na- đa và Mỹ
 Bài 3:
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài, quan sát tranh để đoán thử cách chơi của trò chơi du lịch.
 - Hướng dẫn cách chơi: Chúng ta tìm tên nước phù hợp với tên thủ đô của nước đó hoặc tên thủ đô phù hợp với tên nước.
 -.Treo lên bảng 4 bảng phụ. Yêu cầu các nhóm thi tiếp sức.
- Bình chọn nhóm đi du lịch tới nhiều nước nhất
- HS đọc yêu cầu BT, quan sát tranh, nêu cách chơi.
- Thi điền tên nước hoặc tên thủ đô tiếp sức.
- Đại diện của nhóm đọc. 1 học sinh đọc tên nước, 1 học sinh đọc tên thủ đô của nước đó.
 * Tên nước và tên thủ đô giáo viên có thể dùng để viết vào 4 phiếu sao cho không trùng nhau hoàn toàn
3. Củng cố dặn dò:- Khi viết tên người, tên địa lý nước ngoài cần viết như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Về học thuộc tên nước, tên thủ đô của các nước đã biết ở bài tập 3
-------------------------------------------
MÔN : TOÁN ( T 39 ) 
BÀI : GÓC NHỌN,GÓC TÙ,GÓC BẸT
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 -Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt
 - Biết dùng ê ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
 - HS có kĩ năng: Nhận biết các loại góc ở trong baig học cũng như cuộc sống.
 - Bài tập cần làm được : bài 1 & 2 .
II. Đồ dùng dạy học: - Ê ke( GV+ HS
 TCTV : Bảng phụ vẽ các góc: góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
III. Các hoạt động dạy học
 1. Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài 
 Hoạt động1:(15) Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
 * Góc nhọn
 -Giáo viên treo bảng phụ có vẽ các góc: góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Trong 3 góc, góc nào nhỏ hơn góc vuông?
- GV: Đó chính là góc nhọn. Đọc là góc nhọn đỉnh O cạnh OA, cạnh OB
 - HD đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.
- GV:dùng êke kiểm tra độ lớn của góc nhọn : góc nhọn bé hơn góc vuông.
- Y/c HS vẽ 1 góc nhọn (sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông)
* Góc tù, góc bẹt: ( Hướng dẫn theo trình tự các bước như trên)
Hoạt động 2: 13). Luyện tập
 Bài 1:(6)
 - Chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm dùng mắt quan sát, 1 nhóm dùng ê ke để kiểm tra nhận dạng các góc.
 - GV cùng lớp nhận xét, thống nhất, ghi điểm.
 Bài 2:(7)- GVHDHS dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài, làm ở VBT.
 - GV vẽ các hình trong SGK lên bảng theo mẫu như VBT, gọi 1 em lên 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc