Giáo án dạy học khối 3 - Tuần 33 năm 2013

CÓC KIỆN TRỜI

I/. Yêu cầu:

 A. Đọc

-Học sinh đọc đúng, rành mạch. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau , đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. (trả lời được các CH trong SGK)

 B. Kể chuyện:

- Kể lại được một đoạn câu chuyện theo lời của 1 nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh hoạ (SGK).

* HS KG biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật

 

doc 21 trang Người đăng hong87 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học khối 3 - Tuần 33 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bán được 340 m vải. Ngày thứ ba bán được bằng 1/3 số m vải bán trong hai ngày đầu.Tính số m vải bán trong ngày thứ ba?
 Yêu cầu học sinh thực hiện vào VKT, nộp bài, Giáo viên sửa sai, nhận xét 
III. Cách đánh giá:
 -Câu 1: 1 điểm
 -Câu 2: 3 điểm
 -Câu 3: 3 điểm
 -Câu 4: 3 điểm
III. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm. Chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC: TIẾT DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (TT)
I, MỤC TIÊU:
 -Giúp HS biết rõ các loại cây trồng vật nuôi mà em biết.
 - Ý thức bảo vệ cây trồng vật nuôi của học sinh.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Ổn định 
2. Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt đông 1: Báo cáo kết quả điều tra 
- Y/C các nhóm lên trình bày KQ điều tra về :
-Kể tên các loại cây trồng mà em biết.
-Các cây trồng được chăm sóc như thế nào?
-Kể tên các vật nuôi mà em biết.
-Các vật nuôi đó được chăm sóc NTN?
-Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi như thế nào?
- GV nhận xét, KL 
 Hoạt động 2 .Đóng vai 
- GV cho HS đóng vai theo nhóm 
Nhóm 1: Anh định tưới cây nhưng Hùng cản : Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới . Nếu là Anh em sẽ làm gì ? 
Nhóm 2“:Trương đi thăm rẫy thấy hồ nuôi cá bị vỡ nước chảy ào ào .
Nếu là Trương em sẽ làm gì ?
Nhóm 3: Ngọc đang chơi vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn .Nếu là Ngọc em sẽ làm gì?
Nhóm 4: Khi đi học Bính rủ Khải đi tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần .
 Nếu là Hải em sẽ làm gì?
Các nhóm thảo luận đóng vai theo tình huống của nhóm mình.
- GV kết luận : 
Hoạt động 3 : HS vẽ tranh, hát, kể chuyện, đọc thơ về việc chăm sóc cây trồng , vật nuôi 
Hoạt động 4 :Trò chơi” Ai nhanh, ai đúng “
- GV chia nhóm phát giấy, trong một thời gian nhất định (5 phút) các nhóm thảo luận, kê, viết những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào 4 cột. Nhóm nào ghi được nhiều việc sẽ thắng cuộc.
GV nhận xét và khen những nhóm thắng cuộc. 
Kết luận chung:  
-HS nhắc đề.
-HS làm việc 
Lớp theo dõi 
Các nhóm khác NX bổ sung
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
- Thảo luận lớp 
- Đại diện nhóm báo cáo.
Nhóm 1:. Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu . 
Nhóm 2:Trương nên đắp lại bờ ao hoặc báo cho người lớn biết .
Nhóm 3 :Ngọc nên nghe lời mẹ 
Nhóm 4: Khải khuyên Bính không nên đi lên thảm cỏ . 
HS tiến hành chơi
HS trao đổi với các bạn trong lớp nhận xét chọn đội thắng. 
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000
I/ Mục tiêu:
- Đọc viết được số trong phạm vi 100000
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại
- Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước
II/ Chuẩn bị: 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-giáo viên trả bài kiểm tra tiết trước - Nhận xét chung.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
 Ghi đề 
B. Luyên tập :
Bài 1 và2:-Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó lần lượt gọi học sinh lên bảng sửa . GV tổ chức nhận xét, sửa sai.
Bài 3:Đọc đề : (a; b* cột 2 nếu có thời gian)
Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa sai,nhận xét chung 
Bài 4:
4 Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.
-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập
-
Tự làm và thực hiện theo yêu cầu 
Lớp làm vở
3 học sinh lên bảng 
Đọc YC và làm bài vào vở
	Thứ ba ngày 30 tháng 4 năm 2013
CHÍNH TẢ (Nghe – viết) CÓC KIỆN TRỜI
I/ Yêu cầu :
 - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Mắc không quá 5 lỗi trong bài
-Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng Đông Nam Á (BT2).
- Làm đúng BT (3) a/b
II/ Chuẩn bị
+Bảng viết sẵn các BT chính tả.
III/ Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
- Gọi HS đọc và viết các từ khó của tiết chính tả trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ GTB: - Ghi đề:
b/ HD viết chính tả:
-GV đọc đoạn văn 1 lần.
-Đoạn văn có mấy câu?
-Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Có những dấu câu nào được sử dụng?
+HD viết từ khó:
- YC HS tìm từ khó rồi phân tích.
- YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc bài cho HS viết vào vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
+ Soát lỗi: 
+ Chấm bài:
 -Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
c/ HD làm BT:
Bài 2: Câu a: Gọi HS đọc YC.
Yêu cầu học sinh viết vào vở tên các nước:Bru nây, Cam –pu chia, Đông Ti- mo, Lào, In- đô- nê- xi- a.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu 
- Cho HS chọn BT a, b và làm vào vở 
a/ cây sào, xào nấu, lịch sử, đối xử
b/ chín mọng, mơ mộng, hoạt động, ứ đọng
4/ Củng cố – Dặn dò:
- 1 HS đọc, 3 HS lên bảng viết, HS lớp viết vào bảng con.
- vừa vặn, dùi trống, dịu giọng.
-Lắng nghe và nhắc đề.
- Theo dõi GV đọc. 2 HS đọc lại, lớp đọc thầm.
-3 câu.
-Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa.
- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy.
- HS: hạn hán, chim muông, khôn khéo, thiên đình, trần gian.
- 3 HS lên bảng, HS lớp viết vào bảng con.
-HS nghe viết vào vở.
-HS tự dò bài chéo.
-HS nộp bài.
-Tự lựa chọn và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
1 học sinh lên bảng 
Đọc bài làm, nhận xét bài bảng lớp
HS về nhà ghi nhớ các quy tắc chính tả. Học thuộc các từ đã học để vận dụng vào học tập.
- Chuẩn bị bài sau.
TẬP VIẾT: Bài: ÔN CHỮ HOA: Y
I. MỤC TIÊU:
-Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y (1dòng ), P, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng: Yêu trẻ , trẻ hay đến nhà ... Kính già, già để tuổi cho.(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
* HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết. Viết đúng mẫu, đều nét, nối đúng quy định.
II. CHUÂN BỊ:
 Mẫu chữ Y. Tên riêng và câu ứng dụng. Vở tập viết 3/2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
 -Thu chấm 1 số vở của HS.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- HS viết bảng từ: Đồng Xuân
- Nhận xét – ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ GTB: Ghi đề.
b/ HD viết chữ hoa:
+ Q/s và nêu quy trình viết chữ hoa: 
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- HS nhắc lại qui trình viết các chữ T, D, N.
- YC HS viết vào bảng con.
c/ HD viết từ ứng dụng:
-HS đọc từ ứng dụng.
-Em biết gì về Phú Yên?
- Giải thích: Phú Yên là tên một tỉnh thuộc miền Trung nước ta
-QS và nhận xét từ ứng dụng:
-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào? 
-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
Phú Yên 
d/ HD viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng. Giải thích 
-Nhận xét cỡ chữ.
e/ HD viết vào vở tập viết:
4/ Củng cố – dặn dò
- HS nộp vở.
- 1 HS đọc: Đồng Xuân
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết b/con.
-HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: T, D, N.
- 2 HS nhắc lại. (đã học và được HD)
-3 HS lên bảng viết, HS lớp viết b/ con: T.
(2 lần)
-2 HS đọc Phú Yên.
-HS nói theo hiểu biết của mình.
- HS lắng nghe.
-Chữ t cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con:
 Phú Yên
-3 HS đọc.
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con 
-HS viết vào vở tập viết như MT:
* KG viết đủ các dòng
THỦ CÔNG
Bài: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (TT)
I.Mục tiêu:
- Biết cách làm quạt giấy tròn
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. quạt có thể chưa tròn
- Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
+Mẫu quạt giấy tròn làm bằng giấy thủ công được 
+Một quạt giấy tròn đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
+Tranh quy trình làm quạt giấy tròn.
+Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo thủ công.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: KT đồ dùng của HS.
 - Nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới:
a.GTB: Nêu mục tiêu yêu cầu bài học. Ghi đề.
b. Thực hành:
Hoạt động 1: GV HD HS Quan sát và nhận xét:
-GV giới thiệu mẫu quạt giấy và hỏi: Quan sát quạt giấy tròn em có nhận xét gì về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của quạt giấy mẫu?
-GV tạo điều kiện cho HS suy nghĩ, tìm ra cách làm quạt giấy bằng cách gợi ý cho HS mở dần quạt giấy để thấy được và trả lời.
-GV nhận xét và chốt lại qua HĐ2.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp phần thân quạt.
Bước 2: hòan thành sp
Bước 3: trương bày sản phẩm
Yêu cầu học sinh thực hiện các bước tương tự tiết trước và hoàn thành sản phẩm – nộp sản phẩm chấm
4. Củng cố – dặn dò:
-GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập của HS.
-HS nêu lại các bước gấp và làm quạt giấy.
-Dặn dò HS giờ học sau chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để học.
-HS mang đồ dùng cho GV KT.
-HS quan sát trả lời theo quan sát được:
-Quan sát và thực hành theo yêu cầu của giáo viên . Nộp sản phẩm hòan chỉnh
TOÁN :
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000 (TT)
I/ Mục tiêu:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100000
- Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định
* Nâng cao bài 4( nếu có thời gian)
II. Chuẩn bị:
+Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- Ghi đề 
b. Luyên tập: 
Bài 1 và 2: Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó lần lượt gọi học sinh lên bảng sửa . 
Bài 3: YC HS đọc đề
NX- ghi điểm
*Bài 4: KG (Tương tự bài 3)
Bài 5:YC HS khoanh bằng bút chì vào SGK
4 Củng cố – Dặn dò:
Chấm 1 số vở – nhận xét 
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
-Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-Viết theo thứ tự từ bé đến lớn
-1hs làm bảng, lớp làm vở
-NX
* HS KG làm
-Làm bài
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HÓA
I/. Yêu cầu:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, cách nhân hóa được tác giả sử dụng. trong các đoạn thơ, đoạn văn (BT1)
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa (BT2)
II/. Chuẩn bị:
Viết sẵn bài tập trên bảng.
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
+GV yêu cầu học sinh thực hiện laị bài tập 1 tiết trước .
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - Ghi đề.
b.HD làm bài tập:
Bài tập 1: Gọi HS đọc YC của bài.
-GV nhắc lại yêu cầu BT 
- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận theo yêu cầu của BT
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
GV yêu cầu học sinh thực hiện tương tự câu a để làm câu b vào VBT (cá nhân)
-Nhận xét tuyên dương và YC HS viết lời giải đúng 
+Em thích hình ảnh nhân hóa nào?Vì sao?
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc lại YC: Chúng ta sử dụng phép nhân hoá tả bầu trời về buổi sớm hay buổi trưa ở vườn cây
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
-GV nhận xét chốt lời giải đúng.
-Yêu cầu HS chép vào vở.
4.Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học. Biểu dương những em học tốt.
-GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm các từ ngữ về thiên nhiên. Chuẩn bị bài
-2 học sinh nêu, lớp theo dõi nhận xét.
+Lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời.
-Nghe giáo viên giới thiệu bài.
-1 HS đọc yêu cầu BT SGK. Lớp lắng nghe.
-4 nhóm HS thảo luận theo nhóm để đưa ra phương án ghi vào nháp
Các nhóm nhận xét, sửa sai 
Học sinh trả lời theo ý thích.
- 2 học sinh đọc yêu cầu 
- Cả lớp đọc bài và lựa chọn ý để tả theo yêu cầu có thể dựa vào các bài tập đọc đã học:quạt cho bà ngủ, ngày hội rừng xanh, bài hát trồng cây, mặt trời xanh của tôi
Đọc bài làm . Nhận xét chung
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
I/. Yêu cầu:
Nêu được 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, Hàn đới, ôn đới 
* Nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu 
II/. Chuẩn bị:
Các hình minh hoạ SGK.
Giấy bút cho các nhóm thảo luận.
Quả địa cầu và sơ đồ các đới khí hậu 
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-YC HS cho biết đặc điểm của năm , tháng và mùa trên trái đất
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Các đới khí hậu ở trên trái đất
-Yêu cầu học sinh quan sát và nêu tên các đới khí hậu 
-Giáo viên cho học sinh thấy được trên trái đát ở hai bán cầu đều có các đới khí hậu giống nhau: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới
-Giáo viên giới thiệu thêm về đặc điểm của các đới khí hậu.
Hoạt động 2: Làm việc với quả địa cầu:
-Giáo viên: đưa mô hình quả địa cầu cho học sinh thực hành chỉ ra các đới khí hậu theo nhóm 
-Giáo viên làm mẫu và chốt lại nội dung, yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Liên hệ
-Hãy chỉ trên bản đồ vị trí nước ta và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào
Nước ta thuộc đới khí hậu nhiệt đới
-3 HS 
-HS lắng nghe và nhận xét .
-HS quan sát.
-2 HS lên bảng thực hiện, yêu cầu các HS khác theo dõi bổ sung.
-Lớp làm việc theo nhóm, đại diện 1 vài học sinh lên bảng 
-Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
-HS lắng nghe, ghi nhớ. 2 đến 3 HS khác nhắc lại.
-Học sinh thực hành và chỉ cho nhau, sau đó 1 vài học sinh chỉ và nêu trước lớp.
Thực hiện
Thứ tư ngày 01 tháng 5 năm 2013
TẬP ĐỌC MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
I/ Mục tiêu:
 -Học sinh đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hợp lý ở các dòng thơ nghỉ hới sau mỗi khổ thơ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Hiểu được tình yêu , quê hương của tác giả qua hình ảnh mặt trời xanh và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ (trả lời được các CH trong SGK). Học thuộc lòng bài thơ
*HS KG bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm.
II/ Chuẩn bị:
Tranh MH nội dung bài TĐ trong SGK
III/ Lên lớp:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định:
2/ KTBC: YC HS đọc và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc Cóc kiện trời.
- Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới: 
a/ GTB: Giới thiệu bài
b/ Luyện đọc:
-Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
- YC HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- YC 6 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ.
- YC HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- YC HS đọc đồng thanh bài thơ.
c/ HD tìm hiểu bài:
- GV gọi 1 HS đọc cả bài.
+Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
+?Về mùa hè rừng cọ có nhiều thú vị ?
+Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời?
Em có thích gọi lá cọ là mặt trời xanh không ? vì sao?
d/ Học thuộc lòng bài thơ
4/ Củng cố – Dặn dò:
- 3 HS lên bảng thực hiện YC.
-HS đọc bài và trả lới câu hỏi.
-HS lắng nghe – nhắc lại đề bài.
-Theo dõi GV đọc.
-Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. 
- Đọc từng khổ thơ trong bài theo HD của GV.
- 1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
-6 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS, từng HS đọc 2 khổ.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc ĐT.
- 1 HS đọc cả, lớp theo dõi SGK.
+tiếng thác đổ về, tiếng gió thổi ào ào
-Về mùa hè, nằm dưới rừng cọ, tác giả thấy trời xanh qua từng kẽ lá.
Lá cọ hình quạt, có gân lá xòe ra như từng tia nắng, nên tác giả thấy nó giống như mặt trời.
-Học sinh nói theo ý nghĩ riêng 
Cả lớp đọc đồng thanh.
TOÁN:
 ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100.000 
I/ Mục tiêu: 
- Biết cộng , trừ , nhân , chia các số trong phạm vi 100000
- Biết giải tóan bằng hai cách
II/ Chuẩn bị:
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
 -GVghi đề .
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:Tính nhẩm
Bài 2:Thực hiện đặt tính rồi tính
Bài 3:Giải toán 
Giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc bài và làm vào vở 
-NX chung ghi điểm
4. Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
Tự thực hiện vào VBT, Học sinh lần lượt sửa bài . Nhận xét ,sửa sai.
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Làm bài bằng 2 cách
-2 HS lên bảng thực hiện- lớp làm vở
-NX
-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I.Mục tiêu: 
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ
* Biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất 
II.Chuẩn bị: 
Tranh ảnh như SGK.
Quả địa cầu, bản đồ
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: Kể tên các đới khí hậu 
nêu đặc điểm các đới khí hậu 
+Nước ta thuộc đới khí hậu nào 
-Nhận xét ghi điểm . Nhận xét chung
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Ghi đề “Bề mặt trái đất”.
Hoạt động 1: Bề mặt trái đất
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :
1) Quan sát em thấy,quả địa cầu có những màu gì ? 
2) Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu ?
3) Theo em màu đó mang ý nghĩa gì ?
- Tổng hợp các ý kiến của HS:
- Nêu KL
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
-3 HS báo cáo trước lớp.
- Tiến hành thảo luận nhóm 
+ Đại diện các nhóm lên bảng trình bày .
- 1) Quả địa cần có các màu : xanh nước biển, xanh đậm, vàng hông nhạt, màu ghi 
2) màu chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu là màu xanh nước biển .
3) Màu đó mang ý nghĩa là : Màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương .Các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia .
 Thứ sáu ngày 03 tháng 5 năm 2013 
TẬP LÀM VĂN GHI CHÉP SỔ TAY
I .Yêu cầu :
- Hiểu được nội dung , nắm được ý chính trong bài báo: “Alô! Đô- rê mon thần thông đây” từ đó để biết ghi vào sổ những ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon
II. Chuẩn bị
-Tranh ảnh một số loại động vật quí hiếm. Một quyển truyện tranh Đô- rê- mon
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC: Cho HS đọc lại bài trước lớp đã làm nói , viết về bảo vệ môi trường
-Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: giới thiệu truyện tranh Đô- rê- mon, liên hệ Ghi đề.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Gọi HS đọc bài báo viết về cuộc trả lời của Đô- rê- mon
GV hướng dẫn HS đọc theo cách phân vai: 1 học sinh đóng vai người hỏi, 1 học sinh đóng vai Đô- rê- mon trả lời
-Giáo viên giới thiệu thêm về tranh ảnh các con vật có trong bài báo và chôt cho học sinh biết các từ mới: sách đỏ, tuyệt chủng nhận xét.
b. Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu BT 2.
-GV nhắc lại yêu cầu: -Cho HS viết.
-Cho HS đọc bài viết của mình.
Ví dụ : Các loài trong sách đỏ:
+ Việt Nam:
Động vật:sói đỏ, cáo, gấu chó,
Thực vật:Trầm hương, trắc, kơ-nia,
+Thế giới:chim kền kền, gấu trúc, cá heo xanh
-GV nhận xét chấm điểm một số bài 
4.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà sưu tầm thêm , tên các con vật có mặt trong sách đỏ cần được bảo vệ
-1HS kể lại trước lớp, 2 HS đọc bài làm 
-Lắng nghe.
-1 HS đọc SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV.
Học sinh thực hành theo nhóm đôi dựa trên nội dung bài tập 1, rồi sau đó viết vào vở
-Lớp nhận xét.
Học sinh thhực hành, đọc bài làm, nhận xét .
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
TOÁN
ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100.000 (TT)
I/ Mục tiêu: 
- Biết làm tính cộng trừ, nhân, chia (nhẩm, viết)
- Biết giải BT liên quan đến rút về đơn vị
- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân
II/Chuẩn bị:
II/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hd luyên tập 
Bài 1: Hướng dẫn học sinh tính nhẩm
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
Bài 3: Thực hiện cá nhân: nhắc lại cách tìm SH và TS chưa biết
Bài 4: Yêu cầu học sinh tự đọc kĩ đề và giải toán vào VBT 
 Tổ chức nhận xét, sửa sai.
*Bài 5: Nếu có thời gian
4 Củng cố – Dặn dò:
Chấm 1 số vbt.
-Dặn chuẩn bị bài cho tuần sau.
Học sinh thực hiện và nêu bài làm . nhận xét 
4 HS làm ở bảng, lớp làm vào vở
Thực hiện VBT, 2 học sinh lên bảng 
Làm và nêu miệng bài tập . nhận xét, sửa sai. 
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
*Xếp hình: HS KG thực hiện
Thứ năm ngày 02tháng 5 năm 2013
CHÍNH TẢ(nghe – viết) QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I . Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức văn xuôi, không quá 5 lỗi trong bài
- Làm đúng BT (2) a/b, hoặc BT (3) a/b
II .Chuẩn bị:
-Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng phụ, hoặc giấy khổ to. Bút dạ.
III . Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng đọc và viết 5 nước ĐNA sau: Bru- nây,Cam- pu –chia, Đông Ti-mo,In-đô-nê-xi-a,Lào.
-Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Ghi tựa.
b. Hướng dẫn viết chính tả:
-GV đọc đoạn văn 1 lượt.
-Hỏi: Đoạn văn tả gì?
-Đoạn văn có mấy câu?
-Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc bài thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
-Yêu cầu HS đổi vở chéo để KT lỗi. 
 -Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2.Câu a: Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV nhắc lại YC BT.
-Yêu cầu HS tự làm.
-Cho HS đọc kết quả bài làm của mình.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4.Củng cố, dặn dò:
-1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào bảng con .
-HS lắng nghe, nhắc lại.
-Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
TL
-HS trả lời.
-Những chữ đầu đoạn và đầu câu. 
-Đọc: 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
-HS nghe viết vào vở.
-HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
HS nộp 5 -7 bài.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vbt.
-Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
Đáp án:
 Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
THỂ DỤC Bài 65
 TUNG BÓNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM BA NGƯỜI
 – TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I . Mục tiêu:
- Thực hiện được tung và bắt cá nhân 
- Thực hiện được tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người
- Biết cách chơi và tham gia chơi được
II . Địa điểm, phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, hai em một dây nhảy, mỗi HS một bông hoa để đeo ở ngón tay hoặc cờ nhỏ để cầm và kẻ sân cho trò chơi.
III . Nội dung 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc