I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
- Củng cố, ôn lại các đọc và viết các vần: it, iêt các từ khoá: trái mít, chữ viết và các từ , câu ứng dụng trong bài.
- Vận dụng làm 1 số bài tập dạng nối từ thành câu và điền vần vào chỗ chấm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1. Ổn định tổ chức
2. Luyện tập
a. Luyện đọc
- GV cho HS ôn lại các vần: it, iêt; từ khoá trái mít, chữ viết và các từ, câu ứng dụng trong bài .
- Gọi từng HS lên bảng đọc trơn, kết hợp phân tích tiếng.
- GV khuyến khích HS đọc trơn.
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS .
Tuần 18 Ngày soạn : 28/12/2009 Ngày dạy : Thứ hai ngày 4 tháng 12 năm 2010 Tiếng việt: ôn luyện: it - iêt I. Mục đích , yêu cầu - Củng cố, ôn lại các đọc và viết các vần: it, iêt các từ khoá: trái mít, chữ viết và các từ , câu ứng dụng trong bài. - Vận dụng làm 1 số bài tập dạng nối từ thành câu và điền vần vào chỗ chấm. II. Các hoạt động dạy học . 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS ôn lại các vần: it, iêt; từ khoá trái mít, chữ viết và các từ, câu ứng dụng trong bài . - Gọi từng HS lên bảng đọc trơn, kết hợp phân tích tiếng. - GV khuyến khích HS đọc trơn. - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . b. Luyện viết Bài 1: Nối: + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối các tiếng ở bên trái với các tiếng ở bên phải tạo thành câu.) + HS đánh vần và nối từ. + GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. + Gọi HS đọc lại bài vừa nối: Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cánh quạt quay tít. Mùa thu tiết trời mát mẻ. Bài 2: Điền it hay iêt ? + HS nêu yêu cầu của bài tập . + HS tự làm bài. + Gọi HS lên bảng, chữa bài . + HS khác đọc lại bài: bịt mắt, bàn viết, đàn vịt. Bài 3: Viết: đông nghịt, hiểu biết. + GV cho HS viết bảng, sửa lỗi + HS viết bài vào vở. Lưu ý khoảng các giữa các tiếng, từ vị trí thanh. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi HS đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Toán : Luyện tập chung ( trang71) I. Mục tiêu: - Củng cố và rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, so sánh các số tron phạm vi 10. - Tiếp tục củng cố khả năng tự tóm tắt bài toán, hình thành bài toán rồi giải bài toán. - Xếp các hình theo thứ tự xác định . II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập Bài 1: Tính: a. - GV hướng dẫn HS vận dụng các công thức cộng, trừ đã học để làm tính theo hàng dọc. Lưu ý: Viết kết quả thẳng cột . - Gọi HS lên bảng làm bài, chữa bài. b. Cho HS tính theo thứ từ trái sang phải. Bài2: Số? HS vận dụng các bảng cộng, trừ đã học để điền số vào chỗ chấm. Bài 3: a, Khoanh vào số bé nhất: 6, 8, 3, 5, 7. b, Khoanh vào số lớn nhất: 9, 2, 10, 0, 6. - HS tự làm bài vào vở bài tập. - GV chữa bài chữa bài. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: - GV cho HS đọc tóm tắt từ đó hình thành bài toán. Sau đó HS tự giải bài toán bằng lời và viết phép tính thích hợp vào ô trống. Bài 5: Vẽ hình thích hợp vào ô trống - GV cho HS quan sát hình mẫu trong vở bài tập sau đó dùng bút vẽ thêm vào những hình còn thiếu. - HS làm bài và chữa bài. 3. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại các bảng cộng, trừ đã học. Luyện chữ: Ôn tập cuối học kì I I. Mục tiêu : - HS viết đúng cỡ chữ, đúng mẫu, đúng khoảng cách từ :ân cần, chịu khó, chăm chỉ, siêng năng, nhanh nhẹn, thông minh, điểm mười, rạng rỡ, em yêu mái trường - Trình bày bài sạch, đẹp . - Rèn ý thức luyện chữ giữ vở sạch sẽ. II. Chuẩn bị Chữ mẫu, bảng con III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GVgiới thiệu bài viết . b. G V hướng dẫn HS viết bảng - Gv treo chữ mẫu “ân cần” gọi HS đọc. - Cho HS nhận xét độ cao của từng con chữ trong từ đó - GV viết mẫu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết . Lưu ý: viết các nét chữ trong 1 tiếng phải viết liền mạch, khoảng cách giữa các tiếng là 1 con chữ o, khoảng cách giữa các từ là 2 con chữ o - HS luyện viết bảng con - GV theo dõi sửa lỗi cho HS - Các từ : chịu khó, chăm chỉ, siêng năng, nhanh nhẹn, thông minh, điểm mười, rạng rỡ, em yêu mái trường. GV hướng dẫn tương tự trên. c. HS luyện viết vào vở - HS luyện viết - GV theo dõi uốn nắn HS viết . d. Chấm và chữa bài - GV thu 1 số vở chấm - Chữa lỗi phổ biến 3. Củng cố – dặn dò - Cho học sinh đọc lại bài viết. - Nhận xét giờ . - Dặn về nhà luyện viết thêm. Ngày soạn : 29/12/2009 Ngày dạy : Thứ ba, ngày 5 tháng 12 năm 2010 Tiếng việt: ôn luyện: uôt – ươt I. Mục đích , yêu cầu - Củng cố, ôn lại các đọc và viết: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván và các từ, câu ứng dụng trong bài. - Vận dụng làm 1 số bài tập dạng nối từ thành câu và điền vần vào chỗ chấm. II. Các hoạt động dạy học . 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS ôn lại các vần: uôt, ướt; từ khóa: chuột nhắt, lướt ván và các từ, câu ứng dụng trong bài. - Gọi từng HS lên bảng đọc trơn, kết hợp phân tích tiếng. - GV khuyến khích HS đọc trơn. - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . b. Luyện viết Bài 1: Nối: + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối các tiếng ở bên trái với các tiếng ở bên phải tạo thành câu.) + HS đánh vần và nối từ. + GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. + Gọi HS đọc lại bài vừa nối: Ruộng mạ ngồi vuốt râu. Vận động viên vượt trướng ngại vật. Cụ già xanh mướt. Bài 2: Điền uôt hay ươt ? + HS nêu yêu cầu của bài tập . + HS tự làm bài. + Gọi HS lên bảng, chữa bài . + HS khác đọc lại bài: trượt băng, máy tuốt lúa, lần lượt Bài 3: Viết: trắng muốt, ẩm ướt + GV cho HS viết bảng, sửa lỗi + HS viết bài vào vở. Lưu ý khoảng các giữa các tiếng, từ vị trí dấu thanh. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi HS đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Toán: Ôn tập I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố và khắc sâu các dạng toán : “điền số và điền dấu” đã học. - Rèn cho HS có kĩ năng làm toán thành thạo. II. Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức 2. Ôn tập Bài 1: Điền số vào ô trống 5 + = 8 - 4 = 3 8 - = 2 6 - = 3 10 - = 4 + 3 = 9 + 5 = 10 - 3 = 4 + 2 =10 Bài 2: Điền dấu >, < = 2 + 5 8 – 3 6 + 4 8 + 2 10 – 2 5 + 3 9 – 3 7 + 2 7 + 2 10 – 3 7 + 3 10 - 2 Bài 3: Số ? 10 - 3 + 2 - 6 + 5 - 8 Bài 4: +, - ? 8 ... 5 = 3 5 ... 4 = 9 10 ... 6 = 4 7 ... 3 = 10 9 ... 5 = 4 3 ... 5 = 8 GV hướng dẫn HS vận dụng bảng cộng, trừ đã học để làm các bài tập. Lưu ý: đối với bài tập điền dấu >,<, = phải tìm kết quả sau đó mới so sánh và điền dấu. Chữa bài trên bảng lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ. - Dặn về nhà ôn lại bài. Ngày soạn : 30/12/2009 Ngày dạy : Thứ ba, ngày 8 tháng 12 năm 2010 Tiếng việt: Ôn tập I. Mục tiêu - Ôn và củng cố lại cách đọc, viết các vần đã học có kết thúc bằng t. Ôn lại cách đọc các từ ngữ và câu ứng dụng . - Rèn cho HS có kĩ năng đọc thông viết thạo, đúng mẫu. - Vận dụng làm một số bài tập dạng nối từ và điền vần vào chỗ chấm. II. Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS lên bảng ôn lại các vần đã học trong bảng ôn . GV gọi lần lượt từng HS lên bảng đọc . GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . - Luyện đọc từ và câu ứng dụng Cho HS thi đọc giữa các cá nhân, nhóm. b. Luyện viết: Cho HS mở vở bài tập Bài 1: Nối + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối các tiếng ở cột bên trái với các tiếng ở cột bên phải ) + HS đánh vần và nối: Cô bé mà mẹ vãn bận rộn. Ngày chủ nhật mải miết làm bài. Bài hát rất hay. + GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. Bài 2: Điền vần vào chỗ chấm? + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập + HS tự làm bài vào vở bài tập. + Gọi học sinh lên bảng chữa bài. + Gọi học sinh đọc bài vừa làm: phất cờ, gặt lúa, máy xay xát Bài 3: Viết :cháu chắt, thật thà + GV hướng dẫn HS viết, lưu ý độ cao, khoảng cách giữa các tiếng, nét nối giữa 2 con chữ, vị trí dấu thanh . + HS viết bài vào vở. GV theo dõi uốn nắn HS viết bài. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi học sinh đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ. Tiếng việt: ôn luyện: oc - ac I. Mục đích , yêu cầu - Củng cố, ôn lại các đọc và viết: oc, ac, con sóc, bác sĩ và các từ , câu ứng dụng trong bài. - Vận dụng làm 1 số bài tập dạng nối từ thành câu và điền vần vào chỗ chấm. II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS ôn lại các vần: oc, ac; từ khoá: con sóc, bác sĩ và các từ, câu ứng dụng trong bài. - Gọi từng HS lên bảng đọc trơn, kết hợp phân tích tiếng. - GV khuyến khích HS đọc trơn. - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . b. Luyện viết Bài 1: Nối: + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối các tiếng ở bên trái với các tiếng ở bên phải tạo thành câu.) + HS đánh vần và nối từ. + GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. + Gọi HS đọc lại bài vừa nối: Chúng em học hai buổi trên ngày. Bé đọc báo cho bà nghe. Mặt trời moc ở đằng đông. Bài 2: Điền oc hay ac ? + HS nêu yêu cầu của bài tập . + HS tự làm bài. + Gọi HS lên bảng, chữa bài . + HS khác đọc lại bài: viên ngọc, bản nhạc, nóc nhà. Bài 3: Viết: hạt thóc, bản nhạc + GV cho HS viết bảng, sửa lỗi + HS viết bài vào vở. Lưu ý khoảng các giữa các tiếng, từ vị trí dấu thanh. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi HS đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Toán: Ôn tập I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố và ôn lại các dạng toán đã học đó là: xếp các số từ bé đến lớn; từ lớn đến bé và dựa vào tốm tắt , hình vẽ viết phép tính. - Rèn cho HS có kĩ năng làm toán thành thạo. II. Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức 2. Ôn tập Bài 1: Cho các số 7,9,5,3,7,10,1 Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn:................................................ Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé:................................................ Bài 2: Khoanh vào số lớn nhất: 4, 6, 1, 8, 9, 2. Khoanh vào số bé nhất: 1, 9, 6, 3, 7, 10 Bài 3: Cho các số 2,9,6,3,7,0,10,5 Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé:................................................ Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn:................................................ Bài 4: Viết phép tính thích hợp: a. Có : 6 bạn Thêm : 3 bạn Có tất cả : ... bạn? b. ôôô ôô Bài 5: Trong các số từ 0 -> 10 - Số bé nhất là ........... - Số lớn nhất là ........... GV hướng dẫn HS làm các bài tập. Chữa bài trên bảng lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ. - Dặn về nhà ôn lại bài.
Tài liệu đính kèm: