Tập đọc
ÔN CÁC BÀI TẬP ĐỌC TUẦN 29
I-MỤC TIÊU:
-Luyện đọc diễn cảm 2 câu chuyện : Một vụ đắm tàu, Con gái
- Nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện:
Một vụ đắm tàu: Ca ngợi tình cảm giữa ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta;sự ân cần ,dịu dàng của Giu-li-ét-ta,đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri
Con gái: Phê phán tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ.Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi,chăm làm,dũng cảm cứu bạn,làm thay đổi quan niệm chưa đúng của bố mẹ về việc sinh con gái
II-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
Trong tuần 29 chúng ta đã học những bài tập đọc nào?
Hôm nay, chúng ta ôn lại 2 bài tập đọc đó
uyên thiên nhiên: -HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập 1,2 trong SGK -Đại diện từng nhóm trình bày kết quả,các nhóm khác bổ sung. -GV kết luận. HĐ 3: Liên hệ thực tế. -Bạn cho biết những hành động,việc làm của những người xung quanh liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? -Trong những việc làm đó,những việc làm nào đúng,những việc làm nào sai? -Đối với những hành động sai đó,cần phải sửa như thế nào cho phù hợp? III-Củng cố,dặn dò: -Từng tổ điều tra tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. -Mỗi em vẽ một bức tranh về một hành động,việc làm mà em mong muốn thực hiện. -Hằng ngày thực hiện những việc làm phù hợp đẻ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. _____________________________ Hoạt động ngoài giờ lờn lớp NGÀY HỘI HOÀ BèNH- HỮU NGHỊ 1. Mục tiêu hoạt động - HS có thêm hiểu biết về đất nước, con người, về các nền văn hóa khác; - HS thể hiện lòng yêu hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các dân tộc khác, các nước khác qua bài ca, điệu múa trình diễn thời trang các dân tộc và các việc làm cụ thể, thiết thực khác. 2. Quy mô hoạt động Có thể thực hiện theo quy mô lớp hoặc trường. 3. Tài liệu và phương tiện - Tranh ảnh, dĩa hình. Giới thiệu về một số dân tộc, quốc gia trên thế giới - Hình quốc kỳ tên các nước và các miếng bìa đề tên các nước đó. - Hình một số di sản nổi tiếng thế giới và các miếng bìa đề tên các quốc gia có những di sản đó. 4. Cách tiến hành Bước 1: Chuẩn bị - Nội dung thi: Tìm hiểu về đất nước, con người và văn hóa của một số dân tộc , quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia trong khu vực. - hình thức thi: Theo các đội, mỗi đội thi gồm 3 HS Bước 2: Thực hiện cuộc thi 1) Phần thi gắn hình quốc kỳ với tên quốc gia Cách tiến hành: Mỗi đội thi được phát 5 lá quốc kỳ và 5 miếng bìa, trên mỗi miếng bìa có ghi tên 1 quốc gia, Nhiệm vụ mỗi đội là trong 5 phút phải gắn hình mỗi quốc kỳ với tên một quốc gia tương ứng Cách tính điểm: Gắn đúng mỗi hình sẽ được 1 điểm. Gắn sai không tính điểm 2) Phần thi gắn hình di sản thế giới với tên quốc gia có di sản đó Cách tiến hành:Mỗi đội thi sẽ được phát 5 hình hoặc 5 miếng bìa đề tên di sản thế giới và tên của các quốc gia. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải gắn được hình di sản văn hóa với tên quốc gia có di sản đó. Cách tính điểm: Gắn đúng mỗi hình sẽ được 1 điểm. Gắn sai không tính điểm 3) Phần thi trả lời câu hỏi ở phần thi này, sau khi người dẫn chương trình nêu câu hỏi, trong khoảng 2 phút, đội nào rung chuông trước, đội đó có quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Sau 5 phút mà chưa rung chuông, các đội sẽ mất quyền trả lời câu hỏi, khi đố nguời dẫn chương trình sẽ mời các khán giả xung phong trả lời. BTC sẽ có tặng quà cho những khán giả có câu trả lời đúng Bước 3: Đánh giá - Thư ký cuộc thi cộng tổng số điểm của từng đội và trao cho người dẫn chương trình. - Người dẫn chương trình công bố các giải thưởng, từ giải thấp nhất đến giải cao nhất và mời ban giám khảo và các đại biểu lên trao phần thưởng cho các đội. ______________________________________________ Thứ 3 ngày 8 tháng 4 năm 2013 Tiếng Anh ( GV chuyờn trỏch lờn lớp) _______________________________________________ Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Nam và nữ I-Mục tiêu: - Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam ,của nữ( BT1, BT2) II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ:HS làm bài tập 2,3 của tiết LTVC trước. -GV nhận xét cho điểm. B-Bài mới: HĐ 1: HS làm bài tập. HĐ 2: HS chữa bài. Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp theo dõi. -Em có đồng ý với ý kiến đề bài đã nêu không?Vì sao? - Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, suy nghĩ lần lượt trả lời câu hỏi a- b- c. - GV tổ chức cho HS phát biểu ý kiến, trao đổi tranh luận lần lượt theo từng câu hỏi. Câu a)GV không áp đặt những câu trả lời trong bài này mà tuỳ vào sự cảm nhận của HS và nếu các em có lí lẽ thuyết phục. Câu b, c: HS có thể chọn những phẩm chất quan trọng nhất của nam hoặc nữ một phẩm chất mình thích nhất. Sau khi nêu ý kiến của mình, mỗi HS giải thích nghĩa của từ chỉ phẩm chất mà mình vừa chọn. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập - Cả lớp đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu, suy nghĩ về những phẩm chất chung và riêng ( tiêu biểu cho nữ tính, nam tính) của hai nhan vật Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô. - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất ý kiến: + Phẩm chất chung của hai nhân vật: cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác: Ma-ri-ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống, Giu-li-ét-ta lo lắng cho Ma-ri-ô, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương bạn trong giờ phút vĩnh biệt. + Phẩm chất riêng: * Ma-ri-ô giàu nam tính: kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng * Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi giúp Ma-ri-ô bị thương Bài tập 3 ( Giảm tải) III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS cần có quan niệm đúng về quyền bình đẳng nam nữ,có ý thức rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới tính. _____________________________ Toán Ôn tập về đo thể tích I-Mục tiêu: Biết: quan hệ giữa m3,dm3,cm3. -Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân. -Chuyển đổi số đo thể tích. II-Đồ dùng: Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Ôn tập đo thể tích. Bài 1: HS đọc y/c bài toán. Tổ chức cho HS tự làm bài tập rồi chữa bài, trong quá trình chữa bài giúp HS củng cố kiến thức: GV treo bảng phụ kẻ sẵn bảng trong SGK lên bảng lớp rồi cho HS viết số thích hợp vao chỗ chấm. HS nhắc lại mối quan hệ giữa ba đơn vị đo thể tích ( m3, dm3, cm3) và quan hệ của hai đơn vị liên tiếp nhau. -HS đọc thầm tên các đơn vị đo và phần quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau. -Các đơn vị này để đo đại lượng nào? -Hãy nêu mối quan hệ giữa m3,dm3,cm3? -Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé liền kề? -Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn liền kề? HĐ 2: Thực hành luyện tập: HS làm bài tập 2,3. Gọi 2 HS nối tiếp đọc đề bài. Hs làm bài, GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu, 2 HS làm bài vào bảng phụ. HĐ 3: Chữa bài. HS tự làm bài rồi chữa bài: Bài 2: HS làm bài vào bảng phụ, đính lên bảng,HS làm bài vào bảng phụ trình bày kết quả,giải thích cách làm. Cả lớp theo dõi nhận xét, chốt lời giải đúng: Bài 3. Củng cố về mối quan hệ của hai đơn vị đo thể tích liền nhau, về cáchviết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. HS làm bài vào bảng phụ, đính lên bảng,HS làm bài vào bảng phụ trình bày kết quả,giải thích cách làm. Cả lớp theo dõi nhận xét, chốt lời giải đúng: IV-Củng cố,dặn dò: -HS nhắc lại các đơn vị đo thể tích đã học và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo tiếp liền. -HS hoàn thành bài tập SGK. _____________________________ Lịch sử Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình I-Mục tiêu: -Biết Nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô. -Biết Nhà máy thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối iscoong cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ, II-Đồ dùng: -Bản đồ hành chính VN. -Sưu tầm tranh,ảnh thông tin về Nhà máy Thủy điện Hòa Bình III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Hãy thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25-4-1976 ở nước ta? -Quốc hội khóa VI đã có những quyết định trọng đại gì? B-Bài mới: HĐ 1: Yêu cầu cấp thiết phải xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. -Năm 1979 Nhà máy thủy điện nào của đất nước ta được xây dựng? -Nhiệm vụ của cách mạng VN sau khi thống nhất đất nước là gì? -Hãy chỉ vị trí nhà máy trên bản đồ? -Nhà máy được xây dựng trong thời gian bao lâu?Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy? HĐ 2: Tinh thần lao động khẩn trương,dũng cảm trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. -Hãy cho biết trên công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình công nhân VN và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào? -HS quan sát hình 2 và hỏi:Em có nhận xét gì về hình 1? HĐ 3: Đóng góp lớn lao của nhà máy thủy điện Hòa Bình vào sự nghiệp xây dựng đất nước. -Việc làm hồ,đắp đập,ngăn nước sông đà để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tác động thế nào với việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta? -Điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào? IV-Củng cố,dặn dò: -HS trình bày các thông tin sưu tầm được về nhà máy thủy điện Hò Bình. -Kể tên các nhà máy thủy điện hiện có ở nước ta? -GV nhận xét tiết học. -Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của nước ta từ năm 1958 đến nay. ________________________________________ Buổi chiều: Thể dục ( GV chuyờn trỏch) __________________________________________ Luyện Toán Luyện tập chung I-Mục tiêu: Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích,chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng;viết số đo diện tích dưới dạng STP. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Bài cũ: Chọn câu trả lời đúng: Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì gấp hoặc kém nhau 10 lần. Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn hoặc kém nhau 100 đơn vị. Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn hoặc kém nhau 1đơn vị. Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì gấp hoặc kém nhau 100 lần. HS làm bài ở vở thực hành. HDHS làm bài tập 1,2,3,4,5 ở vở thực hành. HS đọc đề bài và tìm hiểu đề bài. Cả lớp làm bài vào vở, 5 em làm 5 bài ở bảng phụ, GV chấm 1 số bài. HD HS chữa bài. HĐ 2: HS làm bài thêm( nếu còn thời gian). Bài 2: Chỉ ra kết quả sai: 5 hm2 37 dam2 = A. 5,37 hm2 B. 537dam2 C. 5,37 ha D. 53,7 ha. Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. 65000 m2 = .......ha. b. 7 m2 45 dm2 =.... m2. c. 4 hm228 dam2 =....dam2 d. 9,2 km2 =.....ha. HĐ 2: HS chữa bài. Củng cố,dặn dò: _____________________________________ Tin học ( GV chuyờn trỏch lờn lớp) ______________________________________ Tự học - Luyện viết Luyện viết bài: con GÁI I-Mục tiêu: -Nghe-viết đúng,trình bày đúng bài chính tả bài: Con gỏi -Rèn tính cẩn thận,trình bày bài có sáng tạo. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1:Hướng dẫn chính tả. -1 HS khá đọc lại một lần toàn bài: Con gỏi. ? Nêu nội dung bài văn. -1 HS khá đọc lại bài: Con gỏi. -GV cho HS nêu một số từ khó viết. -Một HS viết trên bảng lớp, Cả lớp viết vào vở nháp. HĐ 2:HS viết chính tả. -GV đọc từng câu, HS viết. -GV đọc,HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. -GV thu bài chấm Nhận xét tiết học ___________________________________________ Thứ 4 ngày 10 tháng 4 năm 2013 Tập đọc Tà áo dài Việt Nam I-Mục tiêu: - Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài, biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng tự hào. -Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Chiếc áo dàI VN thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc VN.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) II-Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ:Gọi 2 HS đọc đoạn trong bài Thuần phục sư tử. -Nêu nội dung bài ? -GV nhận xét,cho điểm. B-Bài mới: HĐ 1: Luyện đọc. -GV treo tranh Thiếu nữ bên hoa huệ,HS quan sát và giới thiệu về bức tranh. -HS đọc đoạn nối tiếp -HS chia đoạn trong bài(4 đoạn) -Luyện đọc từ khó: kín đáo,mỡ gà,buộc thắt vào nhau... -HS đọc trong nhóm. -Một HS đọc cả bài . -GV đọc diễn cảm bài văn. HĐ 2: Tìm hiểu bài. -Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ VN? -Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài truyền thống? -Vì sao tà áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của VN? -Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài? HĐ 3: Đọc diễn cảm. -Bốn HS nối tiếp nhau đọc bài văn. -GV đưa bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc và h/d HS luyện đọc. -HS thi đọc diễn cảm. -GV nhận xét,khen một số HS đọc tốt. IV-Củng cố,dặn dò: -Bài văn nói về điều gì? -GV nhận xét tiết học. _____________________________ Toán Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích I-Mục tiêu: -Biết so sánh các số đo diện tích, so sánh các số đo thể tích. -Biết giải các bài toán có liên quan đến tính thể tích,diện tích các hình đã học. II-Đồ dùng: Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Ôn tập về các đơn vị đo diện tích và đo thể tích. -Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự từ lớn đến bé. -Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền quan hệ với nhau như thế nào? -Hai đơn vị đo thể tích tiếp liền có quan hệ với nhau như thế nào? HĐ 2: Thực hành-Luyện tập. Gọi HS nối tiếp đọc đề bài. Bài 1. HS nêu yêu cầu của đề bài, GV nhắc HS nhẩm kĩ trước khi điền dấu. Bài 2. HS đọc đề bài, GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán vào vở nháp và tự giải bài toán, HS nhắc lại cách tính diện tích hình thang. Bài 3 . Các bước tương tự bài 2. Muốn biết 80% thể tích của bể là bao nhiêu lita nước ta phải biết gì? -Khối lượng nước chứa trong bể có hình dạng gì? -Đã biết thể tích khối nước,muón tính chiều cao cần dựa vào công thức nào? -Nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật? 2 HS nhắc lại cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật. +HS làm bài tập. HĐ3. Chấm, chữa bài - GV chấm một số bài. - Chữa bài: Chữa kĩ bài 2 và bài 3 Bài 1: HS giải thích cách làm : 9m26dm2 = 9,06 m2. 3 m3 6dm3< 3,6 m3. Bài 2: : HS làm bài vào bảng phụ, đính lên bảng,HS làm bài vào bảng phụ trình bày kết quả,giải thích cách làm. Cả lớp theo dõi nhận xét, chốt lời giải đúng: Bài 3: HS làm bài vào bảng phụ, đính lên bảng,HS làm bài vào bảng phụ trình bày kết quả,giải thích cách làm. Cả lớp theo dõi nhận xét, chốt lời giải đúng: Bài giải Thể tích của bể là : 4 x 4 x 2,8 = 44,8 (m3) Thể tích phần bể có chứa nước là: 44,8 : 100 x 85 = 38,08 ( m3) = 38080 dm3 Số lít nước trong bể là: 38080 x 1 = 38980 ( lít ) Diện tích đáy của bể là: 4 x 4 = 16 (m2) Mức nước trong bể cao là : 38,08 : 16 = 2,38 (m) Đáp số: a) 38080 l b) 2,38 m IV-Củng cố,dặn dò: -Ôn lại công thức tính diện tích,thể tích đã học. -Hoàn thành bài tập. _____________________________ Khoa học Sự nuôi và dạy con của một số loài thú I-Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sự sinh sản,nuôi con của hổ và hươu. Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú( hổ, hươu) II-Đồ dùng: Tranh,ảnh hoặc băng hình về sự nuôi dạy con. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Thú sinh sản như thế nào? -Thú nuôi con như thế nào? -Sự sinh sản của thú khác sự sinh sản của chim ở điểm nào? B-Bài mới: HĐ 1: Sự nuôi dạy con của hổ. -HS hoạt động trong nhóm 4,quan sát tranh minh họa,đọc thông tin trang 112 và trả lời câu hỏi. -Hổ thường sinh sản vào mùa nào? -Hổ mẹ đẻ mỗi lứa bao nhiêu con? -Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh? -Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi? -Khi nào hổ con có thể sống độc lập? -Hình 1a chụp cảnh gì? -Hình 2a chụp cảnh gì? HĐ 2: Sự nuôi dạy con của Hươu. -Hươu ăn gì để sống? -Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp? -Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? -Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì? -Tại sao mới khoảng 20 ngày tuổi,hươu mẹ đã dạy con tập chạy? -Hình 2 chụp cảnh gì? HĐ 3: Trò chơi: Thú săn mồi và con mồi. -HS chơi trò chơi trong nhóm 8 bạn: Hổ mẹ dạy con săn mồi hoặc hươu mẹ dạy con tập chạy. -Tổ chức cho HS chơi thử và thực hiện trò chơi. -Bình chọn bạn đóng vai đạt nhất. IV-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Về nhà đọc các thông tin về hổ và hươu,ôn tập lại kiến thức về động,thực vật. _____________________________ Kĩ thuật Lắp rô bốt ( Tiết 1) I-Mục tiêu: HS cần phải: -Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt. -Lắp được rô bốt đúng kĩ thuật,đúng quy trình. Lắp được Rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp được tương đối chắc chắn. II-Đồ dùng: -Mẫu rô- bốt đã lắp sẵn. -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Quan sát,nhận xét mẫu. -GV cho HS q/s mẫu rô-bốt đã lắp sẵn. -GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận mẫu và đặt câu hỏi: +Để lắp rô-bốt theo em cần phải lắp mấy bộ phận? +Hãy kể tên các bộ phận đó? HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. Hướng dẫn chọn các chi tiết. -Gọi 2 HS lên chọn đúng,đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại. -Cả lớp quan sát và bổ sung cho bạn. Lắp từng bộ phận. Lắp chân rô-bốt. -Lắp thân rô-bốt . Lắp ráp rô-bốt. -GV hướng dẫn HS lắp rô-bốt theo từng bước như SGK. -Kiểm tra các mối ghép. Hướng dẫn HS tháo rời từng bộ phận. IV-Củng cố,dặn dò: -HS về nhà thực hành lắp rô-bốt. -Bảo quản đồ dùng cẩn thận,tránh mất mát. _____________________________ Buổi chiều Âm nhạc ( GV chuyên trách lên lớp) _____________________________ Luyện Tiếng Việt Luyện tập tiết 1 ( tuần 30) I-Mục tiêu: Giúp học sinh: -- Biết đọc bài Cô y tá tóc dài với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng -Hiểu ý nghĩa bài: Cô y tá tóc dài và trả lời đúng các câu hỏi ở bài tập 2. - Ôn tập về câu ghép, dấu phẩy II-Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài Cô y tá tóc dài ( Bài tập 1) -HS luyện đọc theo cặp. -Một HS đọc cả bài. Tìm hiểu bài ? Bài được chia thành mấy phần? HS nối tiếp nhau đọc bài : Cô y tá tóc dài. Trong bài này cú những từ nào khú đọc? HĐ1: HD HS thảo luận theo cặp,chọn câu trả lời đúng ở bài tập 2 ? Vì sao cô Ngọc quyết tâm thi vào trường y tế Nghệ An? ? Cô Ngọ làm công việc chăm sóc thương binh ở đâu? Khi nào? ? Cô Ngọc cứu chú bộ đội Lào Khăm Xỉ trong hoàn cảnh nào? ? Vì sao cô Ngọc và chú Khăm Xỉ không biết rõ nhau? ? Vì sao “cô y tá tóc dài” ám ảnh chú Khăm Xỉ suốt đời? Xác định câu ghep, tác dụng dấu phẩy ở câu g,h,i. ( HS làm việc cá nhân) HDHS chữa bài ( chữa miệng) Nhận xét tiết học _____________________________ Luyện Toán Luyện tập chung I-Mục tiêu: -Tiếp tục rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc,quảng đường,thời gian. -Luyện tập giải dạng toán chuyển động cùng chiều,ngược chiều. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1: HS làm bài ở vở thực hành. HDHS làm bài tập 1,2,3,4,5 ở vở thực hành. HS đọc đề bài và tìm hiểu đề bài. Cả lớp làm bài vào vở, 5 em làm 5 bài ở bảng phụ, GV chấm 1 số bài. HD HS chữa bài. HĐ 2: HS làm bài thêm( nếu còn thời gian). Bài 1:Quảng đường AB dài 120 km. a.Một ô tô đi quảng đường đó mất 2 giờ 30 phút.Tính vận tốc của ô tô? b.Một xe máy đi với vận tốc bằng 3/4 vận tốc của ô tô thì đi 2/5 quảng đường AB phải hết bao nhiêu thời gian? Bài 2: Cùng một lúc,một ô tô đi từ A đến B và một xe máy đi từ B đến A.Sau 2 giờ ô tô và xe máy gặp nhau tại C.Vận tốc của ô tô là 60 km/giờ.Vận tốc của xe máy là 40 km/giờ. Tính chiều dài quảng đường AB. Bài 3: Một ô tô đi từ A đuổi theo một xe máy đI từ B(hai xe cùng khởi hành một lúc) Và sau 2 giờ thì đuổi kịp xe máy tại C.Biết vận tốc của ô tô là 65 km/giờ,vạn tốc của xe máy là 45 km/giờ.Tính quảng đường AB. HĐ 2: HS chữa bài. III-Củng cố,dặn dò: -Ôn lại công thức tính vận tốc,quảng đường,thời gian. -Hoàn thành bài tập. _____________________________ Thể dục Môn thể thao tự chọn.Trò chơi: Trao tín gậy I-Mục tiêu: -Ôn tâng cầu và phát triển cầu bằng mu bàn chân hoặc ném bóng vào rổ bằng một tay. -Trò chơi: Trao tín gậy. II-Đồ dùng: Một HS 1 quả cầu;3-5 quả bóng rổ. III-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Phần mở đầu: - GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học - Khởi động: chạy chậm thành hàng dọc, xoay khớp cổ tay, chân, hông, gối. - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung. -Ôn các động tác bài thể dục phát triển chung. Trò chơi " chuyền bóng" HĐ 2: Phần cơ bản. a.Môn thể thao tự chọn. + Đá cầu: -Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân.Đứng theo vòng tròn do cán sự lớp điều khiển, khoảng cách từ em nọ đến em kia 1,5m. -Ôn phát cầu bằng mu bàn chân.Tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau ( phương pháp dạy như bài 55). -Thi tâng cầu hoặc phát cầu bằng mu bàn chân.Các tổ cử đại diện thi đá cầu, GV nhận xét khen những HS có thành tích cao. +Ném bóng: -Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay. -Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay. b.Trò chơi: Trao tín gậy.GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi , HS chơi thử, cho HS chơi chính thức, có thi đua trong khi chơi. HĐ 3: Phần kết thúc. -GV cùng HS hệ thống bài. -GV nhận xét và đánh giá bài học. -Về nhà: Tập đá cầu và ném bóng trúng đích. _____________________________ Thứ 5 ngày 11tháng 4 năm 2013 Tiếng Anh ( Giáo viên chuyên trách lên lớp) ________________________________ Tập làm văn Ôn tập về tả con vật I-Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bàI văn tả con vật (BT1) -HS viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích. II-Đồ dùng: Tranh ảnh về một vài con vật . III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Gọi 3 HS đọc lại đoạn,bài văn tả cây cối. -GV nhận xét,cho điểm. B-Bài mới: HS làm bài tập. Bài tập 1 ( làm miệng) - Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT1: HS1 đọc bài Chim hoạ mi hót; HS2 đọc các câu hỏi sau bài. - GV treo lên bảng bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật; mời HS đọc: Bài văn miêu tả con vật gồm có ba phần : 1) Mở bài : Giới thiệu con vật sẽ tả. 2) Thân bài: - Tả hình dáng. - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. 3) Kết bài: Nêu cảm nghĩa đối với con vật. - Cả lớp đọc thầm lại bài Chim hoạ mi hót, suy nghĩ , trao đổi theo cặp và làm bài. - HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập. + ý a: HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài văn gồm 3 đoạn: Đoạn 1 ( câu đầu)- ( Mở bài tự nhiên ) Đoạn 2 ( tiếp theo đến mờ mờ rủ xuống cỏ cây.) Đoạn 3 ( tiếp theo đến cuộc viễn du trong bóng đêm dày) Đoạn 4: phần còn lại - ( kết bài không mở rộng). + ý b: HS trả lời câu hỏi - Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào ? + ý c: HS nói những chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài mà mình thích; giải thích lí do vì sao thích chi tiết hình ảnh đó.( VD: tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch,vì hình ảnh so sánh đó gợi tả rấ đúng, rất đặc biệt tiếng hót hoạ mi âm vang trong buổi chiều tĩnh mịch.) Bài tập 2. HS đọc yêu cầu của bài tập - GV nhắc HS lưu ý: viết đoạn văn tả hình dáng hoặc đoạn văn tả hoạt động của con vật. - Một vài HS nói con vật chọn tả. - HS viết bài. Gv theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Cả lớp và GV nhận xét; GV chấm một số đoạn văn. IV-Củng cố,dặn dò: - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS đọc trớc nội dung tiết sau và chuẩn bị bài.
Tài liệu đính kèm: