Tập đọc
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I-MỤC TIÊU:
-Biết đọc diễn cảm bài văn.
-Hiểu ý nghĩa của câu chuyện:Ca ngợi tình cảm giữa ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta;sự ân cần ,dịu dàng của Giu-li-ét-ta,đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri-ô.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II-ĐỒ DÙNG: Trang minh họa chủ điểm và bài học trong SGK.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệuchủ điểm và bài đọc
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc
- Hai HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
- GV viết lên bảng các từ: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. GV đọc mẫu, hướng dẫn cả lớp đọc đồng thanh.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn ( 2- 3 lượt ). Có thể chia bài thành các đoạn như sau:
+ Đoạn 1: Từ đâud đến về quê sống với họ hàng.
+ Đoạn 2: Từ Đêm xuống đến băng cho bạn.
+ Đoạn 3: Từ Cơn bão dữ dội đến Quang cảnh thật hỗn loạn
+ Đoạn 4: Từ Ma-ri-ô đến đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
chung trên cả nước ngày 25-4-1976, +Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta? HĐ 2: Nội dung quýêt định kì họp thứ nhất,Quốc hội khóa VI. -HS làm việc theo nhóm,cùng đọc SGK và rút ra kết luận: Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI đã quyết định. +Tên nước ta là: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN. +Quyết định Quốc huy. +Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng. +Quốc ca là bài Tiến quân ca. +Thủ đô là Hà nội. +Đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. -HS trình bày kết quả thảo luận -Sự kiện bầu cứ Quốc hội gợi ta nhớ đến sự kiện nào trước đó? -Những quyết định của kì họp đầu tiên,Quốc hội khóa VI thể hiện điều gì? IV-Củng cố,dặn dò: -Cả lớp chia sẻ thông tin,tranh ảnh về cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI ở địa phương mình. -GV nhận xét tiết học. -Sưu tầm tranh ảnh,thông tin về nhà máy Thủy điện Hòa Bình. _____________________________ Buổi chiều Thể dục ( Giáo viên chuyên trách lên lớp) ________________________________ Luyện Toán ễN TẬP VỀ PHÂN SỐ (T1-T29) I-Mục tiêu: Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự. II-Hoạt động dạy học: 1, Bài cũ: GV treo bảng phụ đó viết sẵn Mời 2 học sinh lờn bảng Bài 1: Chọn câu trả lời đúng: = A. 3,76 B. 37,6 C. 36,7 D. 6,37. Bài 2: Chỉ ra kết quả sai: Phân số tối giản nhỏ hơn 1. A. B. C. D. 2, Luyện tập: HĐ 1: HS làm bài ở vở thực hành. HDHS làm bài tập 1,2,3,4 ở vở thực hành. HS đọc đề bài và tìm hiểu đề bài. Cả lớp làm bài vào vở, 4 em làm 4 bài ở bảng phụ, GV chấm 1 số bài. HD HS chữa bài. HĐ 2: HS làm bài thêm( nếu còn thời gian). Bài 1:Tính a- = ;= b- = ; = Bài 2:Tìm x: a. x = ; b. x: = ; c. = Bài 3: Cho PS .Hãy tìm một số tự nhiên nào đó sao cho khi cộng số đó vào tứ số của PS đã cho và giữ nguyên MS thì dược PS mới có giá trị bằng. -HS chữa bài -GV bổ sung. Bài 3:Ta có:= == 31 + x = 40 x = 40 - 31 x = 9 Thử:= = GV chấm và hướng dẫn HS chữa bài. Nhận xét tiết học _____________________________________ Tin học ( Giáo viên chuyên trách lên lớp) _________________________________ Tự học - Luyện viết Luyện viết bài: một vụ đắm tàu I-Mục tiêu: -Nghe-viết đúng,trình bày đúng bài chính tả bài: Một vụ đắm tàu. -Rèn tính cẩn thận,trình bày bài có sáng tạo. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1:Hướng dẫn chính tả. -1 HS khá đọc lại một lần toàn bài: Một vụ đắm tàu. ? Nêu nội dung bài văn. -1 HS khá đọc lại một đoạn cần viết từ: “Trên chiếc tàu thủy.băng cho bạn” bài: Một vụ đắm tàu. -GV cho HS nêu một số từ khó viết. -Một HS viết trên bảng lớp, Cả lớp viết vào vở nháp. HĐ 2:HS viết chính tả. -GV đọc từng câu, HS viết. -GV đọc,HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. -GV thu bài chấm Nhận xét tiết học ___________________________________________ Thứ 4 ngày 3 tháng 4 năm 2013 Tập đọc Con gái I-Mục tiêu: -Đọc diễn cảm toàn bộ bài văn. -Hiểu ý nghĩa của bài: Phê phán tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ.Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi,chăm làm,dũng cảm cứu bạn,làm thay đổi quan niệm chưa đúng của bố mẹ về việc sinh con gái.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II-Đồ dùng: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Gọi 2 HS đọc bài Một vụ đắm tàu và trả lờii câu hỏi. -GV nhận xét,cho điểm. B-Bài mới: HĐ 1: Luyện đọc. -Một HS đọc toàn bài. -HS đọc đoạn nối tiếp. Đọan 1:Từ Mẹ sắp sinh em bé....có vẻ buồn buồn. Đoạn 2: Tiếp....Tức ghê. Đoạn 3: Tiếp....trào nước mắt. Đoạn 4:Tiếp....Thật hú vía. Đoạn 5: Phần còn lại. -HS đọc trong nhóm. -Một HS đọc cả bài. HĐ 2: Tìm hiểu bài. - GV hướng dẫn HS đọc chú giải trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK. + Những chi tiết nào trong bài cho thấy làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái? + Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai? + Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về con gái không? GV giúp HS nhận thấy: con gái hay con trai đều đáng quí, quan niệm "trọng nam khinh nữ " là sai lầm lạc hậu. Tuy nhiên bình đẳng nam nữ không có nghĩa là con gái cần chứng tỏ mình hơn con trai. + Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ gì? c) Đọc diễn cảm - 1 hoặc 2 HS đọc lại bài văn. GV hớng dẫn đọc diễn cảm bài văn theo gọi ý mục 2a. - Luyện đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu của bài văn: Tối đó bố về. Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở. Cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt. Chỉ có em bé nằm trong nôi là cười rất tươi. Chắc là em khen chị Mơ giỏi đấy. Dì Hạnh nói/ giọng đầy tự hào: " Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng." - Thi đọc diễn cảm. HĐ 3: Củng cố, dặn dò -Bài văn nói lên điều gì?. - HS nhắc lại ý nghĩa bài đọc. - Gv nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. ________________________________________ Toán Ôn tập về số thập phân(tiếp) I-Mục tiêu: Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng số thập phân,tỉ số phần trăm;Viết các số đo dưới dạng số thập phân;so sánh các số thập phân. II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: HĐ 1: HS làm bài tập. Bài 1: -Thế nào là số thập phân? -Hãy nêu cách đưa các số thập phân và phân số về dạng phõn số thập phân? Bài 2: -HS trình bày trên bảng lớp. -Hãy nêu cách viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm? -Nếu cách viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân? -Hãy nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số? Bài 3: -Nêu cách viết các số đo từ dạng phân số về dạng số thập phân. -Lưu ý: HS phải ghi kèm tên đơn vị. Bài 4,5: Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn: -Nêu cách so sánh hai số thập phân với nhau. HĐ 2: HS chữa bài. -HS làm bảng phụ treo bảng lần lượt trình bày, cả lớp theo dõi nhận xét. GV chốt lại. IV-Củng cố,dặn dò: -Tổ chức trò chơi: Ai nhanh,ai đúng(Bài tập 5) -Ôn tập lại kiến thức đã học. _____________________________ Khoa học Sự sinh sản và nuôi con của chim I-Mục tiêu: - Biết chim là loài động vật đẻ trứng. II-Đồ dùng: -HS sưu tầm tranh ảnh về sự nuôi con của chim. -GV mang đến lớp 1 quả trứng gà chưa ấp,1 quả trứng vịt lộn. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch. -Nói những điều em biết về loài ếch. -Nêu sự phát triển của nòng nọc cho đến khi thành ếch. B-Bài mới: HĐ1. Quan sát Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng. Cách tiến hành: Bước 1 Làm việc theo cặp - 2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào các câu hỏi trang 118 SK để hỏi và trả lời nhau: + So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2. + Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c và 2d ? - Lưu ý : GV có thể gợi ý cho HS tự đặt ra những câu hỏi nhỏ hơn để khai thác từng hình. ví dụ : + Chỉ vào hình 2a : Đâu là lòng đỏ, đâu là lòng trắng của quả trứng? + So sánh quả trứng hình 2a và hình 2b, quả nào có thời gian ấp lâu hơn? Tại sao ? +. Bước 2 : Làm việc cả lớp GV gọi đại diện một số cặp đặt câu hỏi theo các hình kết hợp với các câu hỏi trong SGK và chỉ định các bạn cặp khác trả lời. Bạn nào trả lời được sẽ có quyền đặt câu hỏi cho bạn khác trả lời. Các HS khác có thể bổ sung hoặc xung phong đặt những câu hỏi khác. Dưới đây là gợi ý về các hình trong SGK để GV có thể giảng cho HS: Hình 2a : Quả trứng chưa ấp, có lòng trắng, lòng đỏ riêng biệt (không yêu cầu HS phải chỉ vào phôi). Hình 2b : Quả trứng đã ấp được khoảng 10 ngày, có thể nhìn thấy mắt gà (phần lòng đỏ còn lớn, phần phôi mới bắt đầu phát triển). Hình 2c : Quả trứng đã được ấp khoảng 15 ngày, có thể nhìn thấy phần đầu, mỏ, chân, lông gà (phần phôi đã lớn hẳn, phần lòng đỏ nhỏ đi). Hình 2d : Quả trứng đã được ấp khoảng 20 ngày, có thể nhìn thấy đầy đủ các bộ phận của con gà, mắt đang mở (phần lòng đỏ không còn nữa). Kết luận: - Trứng gà (hoặc trứng chim,) đã được thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi (phần lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà con ( hoặc chim non,). - Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con. HĐ2: Thảo luận Mục tiêu: HS nói được về sự nuôi con của chim. Cách tiến hành: Bước 1: thảo luận nhóm Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và thảo luận câu hỏi : Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở. Chúng đã tự kiếm mồi được chưa ? Tại sao ? Bước 2: Thảo luân cả lớp - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. Kết luận : Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự đi kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn. 3. Củng cố dặn dò - Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét giờ học. ____________________________ Kĩ thuật Lắp máy bay trực thăng ( Tiết 3) I. Mục tiêu HS cần phải: - Chon đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng qui trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng. II. Đồ dùng dạy học Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Hoạt động dạy học Giới thiệu bài HĐ1. Lắp ráp máy bay trực thăng ( H.1- SGK) c) Lắp ráp máy bay trực thăng ( H.1- SGK) - Gv hướng dẫn lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK. Nhăc HS khi lắp ráp cần chú ý: + Bước lắp thân vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí. + Bước lắp giá đỡ sàn ca bain và càng máy bay phải được lắp thật chặt. HĐ2. Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III ( SGK). - Cử một nhóm HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. - GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. IV. Nhận xét - dặn dò Nhận xét giờ học- Dặn chuẩn bị bài sau. _________________________________ Buổi chiều. Âm nhạc ( Giáo viên chuyên trách lên lớp) _________________________________ Luyện: Toán Ôn tập về vận tốc,quảng đường,thời gian I-Mục tiêu: Củng cố giải các bài toán về vân tốc,quảng đường,thời gian. II-Hoạt động dạy học: HĐ 1: HS làm bài tập. Bài 1: Chọn câu trả lời đúng: Một ô tô đi từ B đến C với vận tốc 45 km/giờ và đi từ C đến B với vận tốc 60 km/giờ.Tổng thời gian ô tô đi và về là 14 giờ. Quảng đường BC là: A. 260 km B. 250 km C. 350 km. D. 360 km. Bài 2: Viết tiếp vào chỗ trống: v 18 km/giờ 210 m/phút 24 km/giờ 62 km/giờ t 54 phút 6 phút 3 giờ 15 phút 4 giờ 30 phút s Bài 3:Một xe máy đi từ A với vận tốc 40 km/giờ.Xe máy đi được 1/2 giờ thì có một ô tô cũng đi từ A và đuổi theo xe máy.Hỏi sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy,biết vận tốc của ô tô là 55 km/giờ? HĐ 2: HS chữa bài. III-Củng cố,dặn dò: Ôn lại quy tắc tính vận tốc,quảng đường,thời gian. _____________________________ Luyện Tiếng Việt LUYỆN ĐỌC NỮ TRẠNG NGUYấN – ễN DẤU CÂU ( T1tuần 29) I-Mục tiêu: Giúp học sinh: -- Biết đọc bài Nữ Trạng nguyên với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng -Hiểu ý nghĩa bài: Nữ Trạng nguyên và trả lời đúng các câu hỏi ở bài tập 2. -Điền vào ô trống dấu câu thích hợp( dấu chấm hoặc dấu phẩy). Sau khi đọc dấu chấm, viết hoa lại chữ đầu câu. II-Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài Nữ Trạng nguyên.( Bài tập 1) -HS luyện đọc theo cặp. -Một HS đọc cả bài. Tìm hiểu bài ? Bài được chia thành mấy phần? HS nối tiếp nhau đọc bài : Nữ Trạng nguyên. Trong bài này cú những từ nào khú đọc? HĐ1: HD HS thảo luận theo cặp,chọn câu trả lời đúng ở bài tập 2 ? Vì sao bà Ngọc Toàn phải ăn mặc giả trai để đi học? ? Khi phát bà giả trai chúa Mạc làm gì? ? Vì sao cả 3 vị chúa đều trọng vọng bà? Điền vào ô trống dấu câu thích hợp ở bài tập 3 ( HS làm việc cá nhân) HDHS chữa bài ( chữa miệng) HDHS làm thờm các bài tập sau: Bài 1: Chép lại đoạn văn dưới đây, sau khi đã đặt dấu chấm vào những vị trí thích hợp( nhớ viết hoa chữ cáI đầu): Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm trong bầu không khí đầy hơI ẩm và mát lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản tiếp đó, rảI rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy le te trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả ngoàI suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều bản làng đã thức giấc. Theo Hoàng Hữu Bội Nhận xét tiết học ____________________________ Thể dục Môn thể thao tự chọn-Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức I-Mục tiêu: -Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay. -Chơi trò chơi: Nhảy ô tiếp sức. II-Địa điểm,phương tiện: -Vệ sinh nơi tập. -Mỗi HS một quả cầu. III-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Phần mở đầu. -GV phổ biến y/c giờ học. -Đi theo vòng tròn và hít thở sâu. -Xoay các khớp cổ chân,đầu gối,hông. -Ôn bài thể dục phát triển chung. HĐ 2: Phần cơ bản. Môn thể thao tự chọn. *Đá cầu: -Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân. -Thi phát cầu bằng mu bàn chân. *Ném bóng: -Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực. -Thi đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay. Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức. HĐ 3: Phần kết thúc. -GV cùng HS hệ thống bài. -Đứng vỗ tay và hát. -GV nhận xét đánh giá kết quả buổi học. -Về nhà tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích. _____________________________ Thứ 5 ngày 4 tháng 4 năm 2013 Tiếng Anh ( Giáo viên chuyên trách lên lớp) ________________________________ Tập làm văn Tập viết đoạn đối thoại I-Mục tiêu: -Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong đoạn kịch theo gợi ý SGK và hướng dẫn của giáo viên;trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện. II-Đồ dùng: bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài Trong hai tiết TLV ở tuần 25, 26, các em đã luyện viết lời đối thoại để chuyển hai trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành hai màn kịch ngắn. Tiết học hôm nay, các em sẽ luyện viết các đối thoại để chuyển trích đoạn truyện Một vụ đắm tàu thành hai màn kịch. Sau đú lớp mỡnh sẽ tham gia diễn kịch. 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 - Một HS đọc nội dung BT1. - Hai HS tiếp nối nhau đoc hai phần của truyện Một vụ đắm tàu đã chỉ định trong SGK. ? Em hãy nêu tên nhân vật có trong đoạn truyện. ? Em hãy tóm tắt nội dung chính của phần 1. ? Dáng điệu, vẻ mặt của họ lúc đó ra sao? + Yêu cầu HS đọc phần 2 của truyện Một vụ đắm tàu ? Nêu các nhân vật có trong đoạn trích. ? Kể lại vắn tắt nội dung đoạn 2. -HS chọn phần 1 hoặc 2 và đọc thầm lại. Bài tập 2 - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2 : HS1 đọc yêu cầu của BT2 và nội dung màn 1 (Giu-li-ét-ta) ; HS2 đọc nội dung màn 2 (Ma-ri-ô). - GV nhắc HS: + SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, lời đối thoại ; đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Nhiệm vụ của các em là chọn viết tiếp các lời đối thoại cho màn 1 (hoặc màn 2) dựa theo gợi ý về lời đối thoại để hoàn chỉnh từng màn kịch. + Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật : Giu-li-ét-ta, Ma-ri-ô. - Một HS đọc thành tiếng 4 gợi ý về lời đối thoại (ở màn 1). Một HS đọc 5 gợi ý về lời đối thoại (ở màn 2). - GV yêu cầu 1/2 lớp viết tiếp lời đối thoại cho màn 1 ; 1/2 lớp con lại viết lời đối thoại cho màn 2. - HS tự hình thành các nhóm : mỗi hóm khoảng 2- 3 em (với màn 1), 3 - 4 em (với màn 2) ; trao đổi, viết tiếp các lời thoại, hoàn chỉnh màn kịch (không viết lại những lời đối thoại trong SGK). GV phát giấy A4 cho các nhóm (HS không cần viết chữ to). GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài. - Đại diện các nhóm (đứng tại chỗ) tiếp nối nhau đọc lời thoại của nhóm mình - bắt đầu là nhóm viết màn 1, sau đó là các nhóm viết màn 2. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi, viết được những lời đối thoại hợp lí, thú vị, V Bài tập 3 - Một HS đọc yêu cầu của BT3. - GV nhắc các nhóm : có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch ; cố gắng đối đáp tự nhiên, không quá phụ thuộc vào lời đối thoại của nhóm. - HS mỗi nhóm tự phân vai; vào vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch (thời gian khoảng 5 phút). - Từng nhóm HS tiếp nối nhau thi đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp. Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc hoặc diễn màn kịch sinh động , hấp dẫn nhất. IV-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở. _____________________________ Toán Ôn tập về đo độ dài,đo khối lượng(Tiết 1) I-Mục tiêu: Biết: - Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài,các đơn vị đo khối lượng. - Viết các số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. II-Đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 III-Hoạt động dạy học: Bài cũ: Gọi 2 HS đồng thời lờn bảng làm 2 bài tập( 1 HS làm bài a,b; 1 HS làm bài c,d) 1. Viết các số đo dưới dạng số thập phân: a. m = ......m; b. m = .....m c. phút=......phút, d. 2kg = ......kg. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài: HD HS ụn tập HĐ 1: HS làm bài tập. GV treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1. Mời HS đọc đề toỏn ? Yờu cầu chỳng ta làm gỡ? ( 2 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào VBT) HS làm bài bảng phụ treo bảng phụ. HS cả lớp nhận xột bài làm của bạn ? Kể tờn cỏc đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bộ đến lớn và cho biết mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền kề nhau. ? Kể tờn cỏc đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bộ đến lớn và cho biết mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền kề nhau. GV nhận xột và khắc sõu kiến thức cho học sinh. HS đọc yờu cầu và nội dung cỏc bài tập cũn lại. Cả lớp làm vào VBT, 3 HS làm bài vào VBT. Gv theo dừi và giỳp đỡ HS yếu. HĐ 2: HS chữa bài. Bài 2: -Hai HS lần lượt chữa bài. -HS nhận xét và đổi vở cho nhau để kiểm tra bài. Bài 3: -HS nêu cách làm. -GV nhận xét,bổ sung. IV-Củng cố,dặn dò: -Hãy nêu thứ tự các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé và từ bộ đến lớn? -Hãy nêu thứ tự các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé và từ bộ đến lớn? -Hãy nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị kế tiếp liền nhau. Dặn dũ về nhà: -Ôn lại kiến thức đã học. _____________________________ Mĩ thuật ( GV chuyên trách ) _____________________________ Buổi chiều: Tin học ( GV chuyên trách) _____________________________ Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu (Tiết 2) I-Mục tiêu: -Tìm được các câu hỏi thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1), chữa được các dấu câu đúng sai và lí giảI được tại sao lại chữa như vậy(BT2), đặt câu và dùng dấu câu thích hợp(BT3) II-Hoạt động dạy học. A-Bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đặt câu có sử dụng một trong 3 dấu câu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Cả lớp làm giấy nháp. Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn. Gọi học sinh dưới lớp đọc câu mình đặt. GV nhận xét chng và cho điểm. B-Bài mới: HĐ 1: HS làm bài tập. HĐ 2: HS chữa bài. Bài tập 1 - Một HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi SGK. - GV hướng dẫn cách làm bài: Các em cần đọc chậm rãi từng câu văn, chú ý các câu có ô trống ở cuối; nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu cảm hoặc câu khiến - điền dấu chấm than. - HS làm bài cá nhân. Một vài HS làm bài vào bảng nhóm. - Gọi những HS làm bài ở bảng nhóm trình bày bài làm trên bảng. Lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng: Tùng bảo Vinh: - Chơi cờ ca-rô đi ! - Để tớ thua à ? Cậu cao thủ lắm! - A ! Tớ cho cậu xem cái này . Hay lắm ! Vừa nói, Tùng vừa mở lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem. - ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà trông ngộ thế ? - Cậu nhầm to rồi ! Tớ đâu mà tớ ! Ông tớ đấy ! - Ông cậu ? - ừ ! Ông tớ ngày còn bé mà. Ai cũng bảo tớ giống ông tớ nhất nhà. Bài tập 2 - HS đọc nội dung bài tập 2. - GV hướng dẫn HS làm bài: giống với BT1. - HS trình bày bài làm , lớp nhân xét, GV nhận xét kết luận lời giải đúng. HS trả lời câu hỏi: Vì sao Nam bất ngờ trước câu trả lời của Hùng? Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu của bài tập 3. -GV: Theo nội dun g được nêu trong các ý a, b, c, d, em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào? -Các em đọc lại 4 dòng a,b,c,d. -Đặt câu với nội dung mỗi dòng. -Dùng dấu câu ở câu vừa đặt sao cho đúng. - HS trả lời và làm bài vào VBT. Một số HS làm vào bảng phụ. - HS trình bày bài làm, những HS làm ở bảng phụ dán bài ở bảng lớp, GV và cả lớp theo dõi nhận xét. GV nhận xét ,chốt lại những câu HS đặt đúng. III-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -HS chú ý sử dụng dấu câu đúng khi làm bài. _____________________________ Tự học:Thể dục Ôn: bàI thể dục phát triển chung Môn thể thao tự chọn.Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức I-Mục tiêu: -Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay. -Chơi trò chơi: Nhảy ô tiếp sức. II-Địa điểm,phương tiện: -Vệ sinh nơi tập. -Mỗi HS một quả cầu. III-Hoạt động dạy học: HĐ 1: Phần mở đầu. -GV phổ biến y/c giờ học. -Đi theo vòng tròn và hít thở sâu. -Xoay các khớp cổ chân,đầu gối,hông. -Ôn bài thể dục phát triển chung. HĐ 2: Phần cơ bản. a/ Ôn bài thể dục phát triển chung. b/Môn thể thao tự chọn. *Đá cầu: -Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân. -Thi phát cầu bằng mu bàn chân. Chơi trò chơi" Chuyền nhanh, nhảy nhanh" c/Trò chơi: . Chơi trò chơi" Chuyền nhanh, nhảy nhanh" hoặc “Nhảy ô tiếp sức.” HĐ 3: Phần kết thúc. -GV cùng HS hệ thống bài. -Đứng vỗ tay và hát. -GV nhận xét đánh giá kết quả buổi học. -Về nhà tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích. _____________________________________________ Hoạt động ngoài giờ lờn lớp ( Hoạt động Đội – Sao) _____________________________________ Thứ 6 ngày 5 tháng 4 năm 2013 Tập làm văn Trả bài văn tả cây cối I-Mục tiêu: -Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; nhận biết và tự sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. II-Hoạt động dạy học. A-Bài cũ: -Hai nhóm đọc phân vai mà kịch đã học ở tíêt trước. -GV nhận xét,cho điểm. B-Bài mới: HĐ 1: Nhận xét: -GV cho HS đọc lại 5 đề bài trong SGK. -GV đặt câu hỏi cho HS xác định rõ y/c của đề bài. -GV nêu những ưu,khuyết điểm chính của bài làm. -GV thông báo điểm cụ thể. HĐ 2: Chữa bài. GV trả bài cho từng HS. a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ. - Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. VD về một
Tài liệu đính kèm: