Giáo án dạy học các môn khối lớp 5 - Tuần 26 năm 2013

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC

 A. Kiểm tra bài cũ

 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

 B. Dạy bài mới

 1. Giới thiệu bài đọc

 

doc 27 trang Người đăng hong87 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn khối lớp 5 - Tuần 26 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 II. Địa điểm và phương tiện 
 - Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: Chuẩn bị còi, 10 quả bóng 150g và bảng đích, mỗi HS một quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
1. Phần mở đầu 
- GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học 
- Xoay khớp cổ tay chân, khớp gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc .
- Đi thường hít thở sâu.
- Ôn động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài phát triển chung.
- Chơi trò chơi " trồng nụ trồng hoa".
2. Phần cơ bản
a) Môn thể thao tự chọn: 
- Đá cầu 
 + Ôn nâng cầu bằng đùi: Tập theo đội hình vòng tròn. Cán sự lớp làm mẫu, giải thích động tác ; chia tổ cho HS tự quản tập luyện, GV giúp đỡ các tổ ổn định tổ chức sau đó kiểm tra, sửa sai cho HS.
 Thi tâng cầu bằng đùi: Cả lớp đứng theo vòng tròn lớn, cùng bắt đầu tâng cầu ( theo lệnh), ai để rơi cầu thì dừng lại, người để rơi cầu sau cùng là thắng cuộc.
 + Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân: Đội hình tập như trên. GV nêu tên động tác, cho một số nhóm ra làm mẫu , 1 HS nhức lại những điểm cơ bản của động tác, chia tổ cho HS tự quản luyện tập.
b) Trò chơi " chuyền và bắt bóng tiếp sức"
 Đội hình tập theo sân đẫ chuẩn bị .GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhác lại tóm tắt cách chơi, cho HS chơi thử 1 -2 lần để tất cả HS nhớ lại cách chơi, cho HS chơi chính thức.
3. Phần kết thúc 
- Đi đều theo hàng dọc và hát ( bài hát do cán sự lớp cất ).
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
- Dặn về nhà tự tập đá cầù
_____________________________________
Thứ 3 ngày 8 tháng 3 năm 2011
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Truyền thống 
I. Mục tiêu:
 - Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
 - Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được các BT1, 2, 3.
 II. Đồ dùng dạy- học 
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ 
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về Liên kết câu bằng thay thế từ ngữ, sau đó làm 
 miệng bài tập 2,3 ( phần luyện tập).
 B. Dạy bài mới 
 1. Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài tập 1
 -1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. Cả lớp theo dõi SGK.
 - GV lưu ý HS đọc kĩ nội dung từng dòng để phát hiện dòng thể hiện đúng nghĩa của từ truyền thống.
 - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Cả lớp và Gv nhận xét, loại bỏ đáp án (a ) và ( b); phân tích để khẳng định đáp án ( c ) là đúng.
 * Nếu HS chọn đáp án (b), Gv giải thích:Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người không phải là nghĩa của từ truyền thống vì nó không nêu lên được nét nghĩa " đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác".
 * Nếu HS chọn đáp án (a), GV cùng cả lớp phân tích : Phong tục tập quán của tổ tiên chỉ mới nêu được nét nghĩa về thói quen và tập tục của tổ tiên, chưa nêu được tính bền vững, tính kế thừa của lối sống và nếp nghĩ.
 GV giải thích thêm: Truyền thống là từ ghép Hán Việt, gồm hai tiếng lặp nghĩa nhau.Tiếng truyền có nghĩa " trao lại, để cho người sau, đời sau", VD: truyền thụ, truyền ngôi. Tiếng thống có nghĩa " nối tiếp nhau không dứt", VD: hệ thống, huyết thống.
 Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ.
- HS đọc lại yêu cầu củabài thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập.
- HS trình bày bài làm. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác ( thường thuộc thế hệ sau).
Truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống
Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng cho nhiều người biết. 
Truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng
Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
Truyền máu, truyền nhiễm 
Bài tập 3 
 - HS đọc yêu cầu bài tập, ( lưu ý HS đọc cả đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường và chú giải từ khó)
 - GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, phát hiện nhanh các từ ngữ chỉ đúng người và đúng sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
 - HS làm bài cá nhân.
 - Một số HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét chốt lời giải đúng: 
* Nếu có HS tìm thừa các từ ngữ như con người, thế hệ, ý thức cội nguồn, GV giải thích đây là những từ ngữ chỉ con người, thế hệ, ý thức nói chung chứ không có ý nghĩa chỉ lịch sử, truyền thống ( như yêu cầu của bài). 
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài học. Dặn HS ghi nhớ để sử dụng đúng những từ ngữ gắn với truyền thống dân tộc.
- Gv nhận xét tiết học.
________________________________
Toán
Chia số đo thời gian cho một số 
I. Mục tiêu 
 Biết :
- Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.(Bài 1)
III. Hoạt động dạy- học
 A. Bài cũ 
 - HS lên bảng làm bài tập số 4.
 - Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét 
 B. Dạy bài mới 
HĐ1. Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số 
- Ví dụ 1: GV cho HS đọc và nêu phép chia tương ứng:
 42 phút 30 giây : 3 = ?
 GV hướng dẫn đặt tính và thực hiện phép chia:
 42 phút 30 giây 3
 12 14 phút 10 giây
 0 30 giây
 00
 Vậy: 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây.
 - Ví dụ 2: Thực hiện các bước tương tự ví dụ 1.
 - GV cho HS nêu nhận xét: Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp. 
HĐ2. Luyện tập
 Hướng dẫn HS làm bài tập ở VBT
Bài 1. Tính (theo mẫu), HS tự làm. 
Bài 2. GV nhắc HS nhớ lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số và giải bài toán.
HĐ3. Chấm chữa bài 
- Chấm một số bài 
- Chữa kĩ từng bài.
HĐ4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Dặn hoàn thành bài tập trong SGK.
____________________________________
Tiếng Anh
(Cô Tùng lên lớp)
_________________________________
Khoa học
 Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa 
I. Mục tiêu 
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Hình trang 104, 105 SGK.
 - Một số tranh, ảnh về hoa.
III. Hoạt động dạy- học 
HĐ1. Kiểm tra bài cũ:
 Nguồn năng lượng nào là nguồn năng lượng quan trọng nhất đối với cuộc sống động vật và thực vật trên trái đất?
HĐ2. Quan sát 
 * Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhuỵ; hoa đực và hoa cái.
 * Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo cặp
 - GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK
 + Hãy chỉ vào nhị( nhị đực) và nhuỵ ( nhị cái ) của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3, 4 hoặc hoa thật ( nếu có).
 + Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a và 5b.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp. Lớp nhận xét khẳng định kết quả đúng.
HĐ 3.Thực hành với vật thật 
 * Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
 * Cách tiến hành : 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện những yêu cầu sau:
 + Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị và đâu là nhuỵ.
 + Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành bảng 
Hoa có cả nhị và nhuỵ
Hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 GV yêu cầu các nhóm lần lượt trinhg bày từng nhiệm vụ.
Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ. 
HĐ 4. Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính.
 * Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
 * Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc cá nhân 
 HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 Một số HS lên bảng chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ 
HĐ 5. Củng cố dặn dò
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn chuẩn bị cho tiết học sau học về chức năng của nhị và nhuỵ trong quá trình sinh sản.
________________________________
Thứ 4 ngày 9 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân 
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn phụ hợp với nội dung miêu tả.
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc.(Trả lời được cac câu hỏi trong SGK)
 II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
 A. Bài cũ: HS đọc bài Nghĩa thầy trò, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
 B. Bài mới:	
 HĐ1: Giới thiệu bài
 HĐ2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
 - Một hoặc hai HS khá giỏi đọc toàn bài.
 - Cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
 - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn ( mỗi lần xuống dòng xem là một đoạn )của bài ( 2 -3 lượt). GV kết hợp hướng dẫn HS đọc các từ được chú giải trong bài; sửa lỗi phát âm, cách đọc cho HS.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - Một HS đọc toàn bài.
 - GV đọc diễn cảm cả bài
b) Tìm hiểu bài
 Chỉ định 1 -2 HS trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK. GV chỉ nói lời cần thiết để điều chỉnh, khắc sâu, gây ấn tượng về những gì HS đã trao đổi, thu lượm được.
 - Hội thổi cơm ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? 
 - Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
 - Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng ăn ý với nhau?
 - Tại sao việc giật giải trong cuộc thi là niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối vớ dân làng? 
 - Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hoá của dân tộc.
 	c) Đọc diễn cảm
	- Bốn HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 4 đoạn văn. GV hướng dẫn các em đọc đúng nội dung từng đoạn.
	- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn văn tiêu biểu( đoạn 2)
	HĐ3: Củng cố dặn dò
	- HS nhắc lại ý nghĩa bài học.
	- GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà tìm đọc thêm những truyện ca ngợi các chiến sĩ an ninh tình báo	
_____________________________________
Toán
Luyện tập 
I.Mục tiêu
Biết:
- Nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế. ( Bài 1c,d; bài 2a, b; bài 3,4)
II. Hoạt động dạy- học
 A. Bài cũ 
 HS làm ở bảng bài tập 3.
 Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét 
 B. Dạỵ bài mới
HĐ1. Hướng dẫn HS tự làm bài tập
Bài 1, 2: Thực hiện nhân, chia số đo thời gian.HS tự làm.
Bài 3: Thực hiện tính giá trị của biểu thức với số đo thời gian.
 HS tự nêu bài tập rồi tự làm bài.Chẳng hạn:
 a) ( 6 giờ 35 phút + 7 giờ 4 phút ) : 3 = 13 giờ 39 phút : 3 
 = 4 giờ 33 phút
 b) 63 phút 4 giây -- 32 phút 16 giây : 4 = 63 phút 4 giây - 8 phút 4 giây
 = 55 phút.
Bài 4: Hướng dẫn học sinh tìm số giây trong một ngày, sau đó tĩm số lượt ô tô tô qua cầu trong một ngày.
HĐ2. Chấm chữa bài
 - Chấm một số bài.
 - Chữa bài: Chữa miệng bài 1 và 2
 Chữa kĩ bài 3 và 4.
HĐ3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Dặn hoàn thành bài tập trong SGK.
____________________________________
Tin học
( GV chuyên trách)
Địa lí
Châu Phi ( tiếp theo)
I. Mục tiêu
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi:
+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ
 - Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
 II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ châu phi.
	- Bản đồ thế giới.
III. Các hoạt động dạy - học
 3. Dân cư châu Phi 	
 HĐ1: (Làm việc cả lớp)
 HS trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK.
 4. Hoạt động kinh tế 
 HĐ2.( làm việc cả lớp)
 GV lần lượt nêu các câu hỏi HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét bổ sung, kết luận ý đúng.
 - Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với cácchâu lục đã học ?
 - Đời sống người dân châu Phi có những khó khăn gì ? Vì sao ? 
 - Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi.
 5. Ai Cập 
 HĐ3. ( làm việc theo nhóm đôi )
 Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 5 trong SGK.
 Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Phi dòng sông Nin, vị trí địa lí giới hạn Ai Cập.
Kết luận:
 - Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục á, Âu, Phi.
 - Thiên nhiên: có sông Nin (dài nhất thế giới) chảy qua, là nguồn cung cấp nước quan trọng, có đồng bằng châu thổ màu mỡ.
 - Kinh tế- xã hội: từ cổ xưa đã có nền văn minh sông Nin, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ; là một trong những nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi, nổi tiếng về du lịch, xuất khẩu bông và khai thác khoáng sản. 
 HĐ4: Củng cố dặn dò
 - HS nhắc lại nội dung bài.	-GV nhận xét tiết học. 
_________________________________
Buổi chiều: 
Tuần 26
Khoa học 
 Sự sinh sản của thực vật có hoa 
I. Mục tiêu 
 Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. 
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Hình 106, 107 SGK.
 - Sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính .
 - Một số hoa thật.
III. Hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ:
?Hãy kể tên những loàI hoa có cả nhị và nhụy mà em biết?
? Hãy kể tên những loàI hoa chỉ có nhị hoặc nhụy mà em biết?
? Nêu các bộ phận của nhị và nhụy?
GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
GV giới thiệu: Thực vật có hoa sinh sản được là nhờ bộ phận nào của hoa?
BàI học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về chức năng của nhị và nhụy trong quá trình sinh sản. GV ghi mục bài
HĐ1. Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK
 * Mục tiêu: HS nói được về sự thụ phấn, thụ tinh , sự hình thành hạt và quả.
 * Cách tiến hành: 
 Bước 1: Làm việc theoặcp
 - GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 106 SGK và: 
 Chỉ vào hình 1 để nói với nhau về: Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
 - GV và lớp nhận xét bổ sung.
Bước 3: Làm việc cá nhân 
 - GV yêu cầu HS làm bài tập trang 106 SGK .
 - Gọi một số HS chữa bài tập.
 Đáp án: 1 - a; 2 - b; 3 - b; 4 - a; 5 - b.
HĐ2. Trò chơi "ghép chữ vào hình " 
 * Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm.
 Bước 2: Làm việc cả lớp 
 - Từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình.
 - GV nhận xét và khen ngợi những nhóm làm nhanh và đúng.
HĐ3. Thảo luận 
 * Mục tiêu: HS phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
 * Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
 - Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK.
+ Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió mà bạn biết.
+ Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 107 SGK và các hoa thật, đồng thời chỉ ra hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng, hoa nào thụ phấn nhờ gió. 
 Bước 2: Làm việc cả lớp 
 GV gọi một số HS trình bày trước lớp.
Cấc nhóm khác góp ý bổ sung.
? Tên loàI hoa.
? Kiểu thụ phấn
? Lí do của kiểu thụ phấn.
Hình 3: Hoa táo. Hoa táo thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa táo không có màu sắc sặc sỡ nhưng có mật ngọt hương thơm hấp dẫn côn trùng.
Hình 4: Hoa lau. Hoa lau thụ phấn nhờ gió vì hoa lau không có màu sắc đẹp.
 Hình 5. Hoa râm bụt. Hoa râm bụt thụ phấn nhờ côn trùng vì có màu sắc sặc sỡ. 
GVHD học sinh rút ra két luận: Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng. Ngược lại các loài hoa thụ phấn nhờ gió không mang màu sắc đẹp, cánh hoa, đàI hoa thường nhỏ hoặc không có như ngô, lúa, các cây họ đậu.
HĐ 4.Củng cố dặn dò 
 - Dặn về nhà làm thực hành chuẩn bị cho tiết sau.
 - Nhận xét giờ học
_____________________________________
Luyện:Toán
Luyện tập tiết 1( tuần 26)
I.Mục tiêu
Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng nhân chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán thực tiễn. 
II. Hoạt động dạy- học
HĐ1:Hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập 1,2,3,4 ở vở thực hành.
HĐ2: GV chấm và hướng dẫn học sinh chữa bài . Lưu ý chữa kĩ bài 4
HĐ3:Làm thêm 2 bài tập sau( nếu còn thời gian)
Bài 1: Một người làm việc từ 8 giờ đến 11 giờ đã làm xong 5 sản phẩm . Hỏi trung bình mỗi sản phẩm người đó làm trong bao nhiêu phút?
Bài 2:Một chiếc máy cũ trong 49 phút 30 giây sản xuất được 15 sản phẩm. Cũng thời gian ấy một chiếc máy mới làm được 22 sản phẩm. Hỏi máy nào sản xuất nhanh hơn và thời gian sản xuất mỗi sản phẩm nhanh hơn bao lâu? 
Nhận xét tiết học
_________________________________________
Thể dục 
BàI 52: Môn thể thao tự chọn 
Trò chơi " chuyền và bắt bóng tiếp sức"
 I. Mục tiêu
 - Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân (hoặc bất cứ bộ phận nào).
 - Thực hiện ném bóng 150g trúng đích cố định (chưa cần trúng đích, chỉ cần đúng tư thế và ném bóng đi) và tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay; vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được.
 II. Địa điểm và phương tiện 
 - Địa điểm: trên sân trờng. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: Chuẩn bị còi 10 quả bóng 150g và bảng đích, mỗi HS một quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp 
1. Phần mở đầu 
- GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học 
- Xoây khớp cổ tay chân, khớp gối, hông, vai.
- Ôn động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài phát triển chung.
- Chơi trò chơi " Con cóc là cậu ông trời".
2. Phần cơ bản
a) Môn thể thao tự chọn: 
- Đá cầu 
 + Ôn nâng cầu bằng đùi: Tập theo đội hình vòng tròn. Cán sự lớp làm mẫu, giải thích động tác ; chia tổ cho HS tự quản tập luyện, GV giúp đỡ các tổ ổn định tổ chức sau đó kiểm tra, sửa sai cho HS.
 + Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân: Đội hình tập như trên. GV nêu tên động tác, cho một nhóm ra làm mẫu, HS nhắc lại những điểm cơ bản của động tác, Chia tổ HS tự tập luyện.
b) Trò chơi " chuyền và bắt bóng tiếp sức"
 Đội hình tập theo sân đẫ chuẩn bị . GV nêu tên và giải thích bài tập kết hợp chỉ dẫn các hình vẽ trên sân, sau đó GV làm mẫu chậm rồi cho 2HS làm mẫu. GV nhấn mạnh những điểm cơ bản để tất cả HS nắm cách chơi. Cho HS chơi chính thức
3. Phần kết thúc 
- Đứng theo hàng ngang vố tay và hát. 
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.
- Dặn về nhà tự tập đá cầu.
Thứ 5 ngày 10 tháng 3 năm 2011
Tập làm văn 
Tập viết đoạn đối thoại 
I. Mục tiêu 
 Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của giáo viên, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản.
II.Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ 
 - Một HS đọc đoạn Xin Thái sư tha cho! đã được viết ở tiết trước.
 - Bốn HS phân vai đọc lại màn kịch.
 B. Dạy bài mới 
 1. Giới thiệu bài 
 2. Hướng dẫn HS luyện tập 
 Bài tập 1
 - Một HS đọc nội dung bài tập 
 - Cả lớp đọc thầm đoạn trích trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
 Bài tập 2 
 - Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 2.
 - Cả lớp đọc thầm lại toàn bộ nội dung BT2.
 - GV nhắc HS:
 + Viết tiếp các lời đối thoại dựa theo 6 gợi ý để hoàn chỉnh màn kịch.
 + Khi viết chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật.
 - Một HS đọc lại 6 gợi ý về lời đối thoại.
 - HS tự hình thành các nhóm ( mối nhóm 4- 5 em ) trao đổi, viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch.
 - Đại diện nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm sạn kịch giỏi nhất, viết được những lời đối thoại hợp lí, thú vị nhất,
 Bài tập 3 
 - Một HS đọc yêu cầu của BT3.
 - GV nhắc các nhóm :
 + Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
 - HS mỗi nhóm tự phân vai; vào vai cùng đọc lại hoặc diễn thử màn kịch ( thời gian khoảng 5 phút).
 - Từng nhóm HS tiếp nối nhau thi đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp. Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc hoặc diễn màn kịch sinh động, hấp dẫn nhất.
 3. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình; tiếp tục tập dựng hoạt cảnh kịch . 
_______________________________________
Toán
Luyên tập chung 
I. Mục tiêu 
 - Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
 - Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.( Bài tập cần làm: Bài1, 2a, 3, bài 4 dòng 1, 2)
II. Hoạt động dạy- học
 A. Bài cũ 
 HS làm ở bảng bài tập 4( SGK)
 Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét 
 B. Dạỵ bài mới
HĐ1. Hướng dẫn HS tự làm bài tập
Bài 1: Thực hiện cộng, trừ số đo thời gian.(HS tự làm)
Bài 2: Thực hiện nhân , chia số đo thời gian. (HS tự làm)
Bài 3: HS tự nêu bài tập
? Bài toán cho biết điều gì?
? Bài toán yêu cầu chúng ta điều gì?
? Muốn biết thời gian quét xi măng mặt đáy và xung quanh bể ta phải tính cái gì? 
? Em hãy nêu công thức tính S xung quanh và S đáy của HHCN. Sau đó học sinh tự làm bài. 
Bài 4: Cho HS đọc bài toán, GV gợi ý, sau đó học sinh tự làm. 
HĐ2. Chấm chữa bài
 - Chấm một số bài.
 - Chữa bài: Chữa miệng bài 1 và 2 thống nhất kết quả.
 Chữa kĩ bài 3,4 cần cho HS thảo luận để tìm cách giải.
HĐ3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Dặn hoàn thành bài tập trong SGK.
_____________________________________
Tin học
( GV chuyên trách)
_____________________________________
Kỹ thuật
Lắp xe ben(Tiết3)
I.mục tiêu: 
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.(Đối với HS khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được)
II.đồ dùng dạy học
Mẫu xe ben đã lăp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. các hoạt động dạy học.
HĐ1:HS thực hành lắp xe ben.
? Để lắp được xe ben, cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên những bộ phận đó
HD chọn các chi tiết
Gọi 2 hs lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong Sgk
Lắp từng bộ phận
*Lắp khung sàn xe và các giá đỡ
? Để lắp khung sàn xe và giá đỡ , em cần phảI chọn những chi tiết nào?
Gọi 1 hs lên chọn chi tiết và 1 hs khác lên lắp khung
GV tiến hành hướ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc