Tập đọc
BỐN ANH TÀI
I. MỤC TIÊU: HS đọc đúng các từ ngữ, câu đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
- Hiểu các từ ngữ : Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
Hiểu nội dung : Bài văn ca ngợi sức khoẻ tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.( trả lời được các câu hỏi ở SGK)
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .
1. Gv giới thiệu ND, chương trình môn tiếng việt học kỳ II.
2. Bài mới
HĐ1: Giới thiệu bài .
HĐ2: HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài .
a. Luyện đọc :
- HS đọc nối tiếp nhau 5 đoạn của bài văn (2-3lần)
- HS quan sát tranh để nhận biết cho các nhân vật.
- Luyện đọc tiếng, tên riêng ( y/c ).
* HS đọc phần chú giải (SGK).
* HS luyện đọc theo cặp ( Kết hợp thảo luận câu hỏi SGK).
- 2 HS đọc toàn bài.
i phần ghi nhớ. Nhận xét – dặn dò. _____________________________ Khoa học tại sao có gió I. Mục tiêu: :Hs biết làm thí nghiệm để chứng minh : Không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích được : Tại sao có gió và tại sao ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển. Ban ngày giáo từ biển thổi vào đất liền. II. Chuẩn bị : Chong chóng, Nến, diêm, vải. III. Hoạt động dạy - học: HĐ1: HS nghiên cứu trò chơi (SGK). - Gọi 1, 2 HS lên thử làm thí nghiệm ( Đứng tại chỗ đưa chong chóng ra; Cầm chong chóng chạy ( nhanh -> chạy chậm ). ? Tại sao chong chóng không quay? Tại sao chong chóng quay nhanh, quay chậm )? => Rút ra kết luận ( SGV). HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió. - HS đọc mục thực hành (SGK). - Gv làm thí nghiệm . HS quan sát ( Từng thao tác ) -> Rút ra kết luận ( SGV). HĐ3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. - HS đọc mục bạn cần biết (SGK). - Thảo luận nhóm đôi . Tìm hiểu. ? Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền lại thổi ra biển. => Kết luận : Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho gió thay đổi giữa ngày và đêm. IV. Củng cố bài : Hệ thống nội dung bài học. Nhận xét – dặn dò. ___________________________ Chiều: Anh Văn GV chuyên trách ____________________________ Luyện Toán: Luyện tập tiết 1. tuần 19 I. Mục tiêu : Ôn luyện củng cố cho HS về các đơn vị đo diện tích đã học. - HS nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học. - Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích cm2, dm2, m2, km2. - Ôn tập về toán biểu đồ. II. Hoạt động dạy - học . 1. Gv nêu y/c nội dung tiết học. 2. HD ôn luyện. HĐ1: Củng cố kiến thức. - Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học. - Nêu mối quan hệ giữa km2 và m2. - Nêu mối quan hệ giữa m2 , dm2, cm2. HĐ2: Luyện tập: Cho HS hoàn thành BT 1, 2,3,4 (vở BT . TH). Gọi HS nối tiếp đọc Y/ C các bài tập GV hướng dẫn HS làm bài tập vào vở TH. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. Bài luyện tập thêm: Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 7km2 =.............cm2; 8000000 m2 =.............km2. 540m2 =...........dm2; 7m2 84dm2 =...........dm2. 4km2 500 m2 =..............m2; 2dm2 9cm2 =...........cm2. Bài 2: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 12 km. Chiều rộng ngắn hơn chiều dài 3000m. Tính diện tích khu đất đó bằng km2. Giải: Đổi 3000m = 3km. Chiều rộng hình chữ nhật là 12 – 3 = 9 ( km). Diện tích khu đất là 12 x 9 = 108 (km2) Đáp số : 108 ( km2) 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò. -____________________________ Tin học GV chuyên trách ______________________________ Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2012 Tin học GV chuyên trách ______________________________ Thể dục đi vượt chướng ngại vật thấp I. Mục tiêu: - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. - Tổ chức trò chơi “ Chạy theo hình tam giác ”. - Y/c thực hiện động tác đúng . Biết cách chơi. II. Hoạt động dạy - học . 1. Phần mở đầu : - HS ra sân - Gv nêu y/c nội dung tiết học. - Khởi động : Chạy chậm vòng quanh sân. 2. Phần cơ bản : a. Ôn bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. - Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. - Gv nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện. - HS ôn lại các động tác đi vượt chướng ngại vật ( ôn 4 - 5 lần ). - HS ôn theo đội hình 2 - 3 hàng dọc. Em nọ cách em kia 2m. b. Tổ chức trò chơi “ Chạy theo hình tam giác ”. ( Lưu ý HS khi chạy phải thẳng hướng, động tác phải nhanh, khéo léo) 3. Phần kết thúc : - HS đi theo vòng tròn xung quanh sân tập và hít thở sâu. - Hệ thống lại nội dung bài. - Nhận xét - dặn dò. __________________________ Toán luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS luyện kỹ năng: - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. - Giải bài toán có liên quan đến diện tích. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. II. Hoạt động dạy - học HĐ1: Củng cố kiến thức: - HS nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học. - Mối quan hệ giữa km2 và m2; m2, dm2 và cm.2. HĐ2: Luyện tập. - HS đọc y/c các bài tập ( Vở bT). - Gv giải thích cách làm từng bài. - Nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài ( Giữa km và m ). * HS làm bài - Gv theo dõi. * Chấm bài 1 số em. * Chữa bài tập ( Gv chữa từng bài lên bảng và củng cố từng dạng bài ) III. Tổng kết : Củng cố nội dung bài Nhận xét – dặn dò _____________________________ Luyện từ và câu: chủ ngữ trong câu kể " ai làm gì ". I. Mục tiêu: HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? ( ND ghi nhớ) - Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu( BT1, mục III ) ; biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ ( BT2, BT3) - Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu. Biết đặt câu với bộ phận cho sẵn. II. Hoạt động dạy - học 1. Phần nhận xét. - Gọi HS đọc nội dung bài tập - Lớp đọc thầm. - HS làm bài vào vở bài tập. * Gv dán lên bảng phiếu đã viết sẵn nội dung bài. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Các em đánh ký hiệu vào đầu những câu kể và gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong câu. - Trả lời câu hỏi 3,4 (SGK).. Lớp nhận xé. Gv bổ sung và kết luận ( SGV). => Rút ra bài ghi nhớ (SGK).. Gọi HS đọc lại. - Gọi 1 HS phân tích 1 ví dụ minh hoạ nội dung ghi nhớ. 2. Luyện tập . - HS nêu y/c các bài tập ( Vở BT). - Gv giải thích y/c làm từng bài. - HS làm bài - Gv theo dõi. * Chấm bài 1 số em - chữa từng bài lên bảng. 3. Củng cố bài – nhận xét – dặn dò _______________________________ Chiều: Lịch sử nước ta cuối thời trần I. Mục tiêu : HS nắm được: - Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỷ XI : XIV. - Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trận: + Vua quan ăn chơi sa đọa ; trong triều , một số quan lại bất bình , Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước . + nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh. - Hoàn cảnh Hồ Quý Ly – một đại thần của nhà Trần , lập nên nhà Hồ: - Biết được lý do vì sao nhà Hồ thay nhà Trần. II. Hoạt động dạy - học . HĐ1: Tìm hiểu tình hình nước ta cuối thời Trần. - HS đọc bài (SGK). ; Từ đầu -> xin từ quan. - Thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi. Vào nửa sau thế kỷ XIV: ? Vua quan nhà Trần sống như thế nào ? ? Cuộc sống của nhân dân ra sao? ? Thái độ phản ứng của nhân dân với Triều đình ra sao ? ? Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ? * HS trả lời các câu hỏi. Gv nhận xét - Bổ sung. HĐ2: Tìm hiểu nhà Hồ thay thế nhà Trần. - HS đọc phần tiếp theo -> cho dân. - HS trả lời câu hỏi : ? Hồ Quý Ly là người như thế nào ? ? Ông đã làm gì ? ? Hành động truất quyền của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ? - HS trả lời câu hỏi - Gv nhận xét bổ sung. HĐ3: Tìm hiểu lý do : Hồ Quý Ly không chống nổi quân Minh . - HS đọc phần còn lại. ? Vì sao nhà Hồ Quý Ly không chống nổi quân Minh -> Đất nước ta lúc này như thế nào ? => Rút ra bài học (SGK). - Gọi HS nhắc lại. 3. Củng cố bài – nhận xét – dặn dò _____________________________ Chiều: Luyện Tiếng Việt: Luyện tập tiết 1. tuần 19 I. Mục tiêu : - Luyện đọc hiểu bài : Nhà bác học và bà con nông dân. - Củng cố luyện tập cho HS các kiến thức và kỹ năng về kiểu câu kể “Ai làm gì? ”. - HS xác định chủ ngữ trong câu, nắm bắt được chủ ngữ trong câu là danh từ ( hoặc cụm danh từ ) II. Hoạt động dạy - học . 1.Gv nêu y/c nội dung tiết học. 2.HD luyện tập. HĐ1: Củng cố kiến thức cơ bản. - Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ Ai làm gì. - Đặt một câu kể theo kiểu câu Ai làm gì. - Xác định chủ ngữ trong câu đó. - Gv củng cố lại. HĐ2: Luyện tập: Luyện đọc bài: Nhà bác học và bà con nông dân. Học sinh phân đoạn bài văn. HS nối tiếp đọc bài ( 2 Lượt) Cả lớp luyện đọc theo nhóm đôi. 1HS đọc cả bài. HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành các bài tập ở vở TH. BT luyện thêm: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: a.......................mãi mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con. b. .....................hót ríu rít trên cành xoan, như muốn đi học cùng chúng em. c. Trong chuồng,...............kêu “ chiêm chiếp ”, ..............kêu “ cục tác ” thì cất tiếng gáy vang. HS làm bài – Gv theo dõi – chấm bài. ____________________________ Kĩ thuật: Lợi ích của việc trồng rau, hoa. I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Lợi ích của việc trồng rau, hoa - Yêu thích công việc trồng rau, hoa. II. Các hoath động dạy học: HĐ1: Tìm hiểu lợi ích của việc trồng rau, hoa GV treo hình1- SGK, y/c HS quan sát. ? Nêu ích lợi của việc trồng rau, hoa? ? Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn ? rau thường được sử dụng như thế nào trong những bữa ăn? HS quan sát H2- nêu tác dụng , ích lợi của việc trồng rau, hoa. HS nối tiếp trình bày kết quả, GV nhận xét bổ sung. HĐ2: Tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau , hoa ở nước ta. -HS thảo luận nhóm nội dung2 – SGK. ? Nêu đặc điểm khí hậu nước ta? ? Những loại rau, hoa nào được trồng nhiều và dễ trồng ở nước ta? ? Chúng ta cần làm gì để gieo trồng rau hoa thu được kết quả tốt? -HS trình bày, HS khác bổ sung. => GV kết luận nội dung chính của bài: ( Ghi nhớ- SGK) III. Hoạt động kết thúc: GV nhận xét giờ học. _________________________________ Thứ tư, ngày 11 tháng 1 năm 2012 Mĩ thuật: (GV chuyên trách) __________________________ Tập đọc chuyện cổ tích về loài người I. Mục tiêu : HS đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm rãi , bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ * Hiểu : ý nghĩa của bài thơ : Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.( trả lời được các câu hỏi SGK) - Học thuộc lòng bài thơ. II. Hoạt động dạy - học . 1. Kiểm tra : HS đọc nối tiếp bài : " Bốn anh tài". ? Nêu tài năng của mỗi người. 2. Bài mới : HĐ1: HD luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc : HS luyện đọc nối tiếp nhau đọc 7 khổ thơ ( 2-3 lần ). - ( Gv lưu ý sữa lỗi phát âm, cách đọc, giọng đọc). - HS luyện đọc theo cặp . * HS đọc toàn bài. b. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm toàn bài ? Trong câu chuyện cổ tích này, ai là người được sinh ra đầu tiên? ? Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? ? Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ? ? Bố giúp trẻ em làm gì ? ? Thầy giáo giúp tre em những gì ? => Rút ra ý nghĩa bài ( Mục tiêu ). c. HD đọc diễn cảm và học thuộc lòng. - HS nối tiếp nhau đọc bài thơ. ( Gv HD HS tìm giọng đọc đúng, thể hiện diễn cảm (SGK).. - HD cả lớp luyện đọc diễn cảm ( luyện đọc theo cặp ) - HS đọc thầm và học thuộc lòng. - Xung phong đọc bài diễn cảm trước lớp. 4. Củng cố bài – nhận xét – dặn dò. _____________________________ Toán: hình bình hành I. Mục tiêu : Giúp HS: - Hình thành biểu tượng về hình bình hành. - Nhận biết 1 số đặc điểm của hình bình hành - từ đó phân biệt được hình bình hành với 1 số hình đã học. - Giải bài toán có liên quan đến Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. II. Hoạt động dạy - học . HĐ1. Hình thành biểu tượng về hình bình hành. - HS quan sát hình vẽ (SGK) -> ở bảng : nhận biết hình dạng của hình -> nhận biết biểu tượng về hình bình hành. - Giới thiệu tên gọi của hình bình hành. HĐ2: Nhận biết 1 số đặc điểm của hình bình hành. - Gọi 1 số HS lên đo các cạnh của hình bình hành -> nêu 1 số đặc điểm (SGK). => Rút ra 1 số đặc điểm của hình bình hành ; hình bình hành có 2 cặp cạnh đối song song và bằng nhau. - Gọi 1 số hS nhắc lại. HĐ3: HS quan sát hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác. - Phân biệt hình bình hành với các hình đó. ( Phân biệt về góc, cạnh). HĐ4: Luyện tập. - HS làn BT ( Vở BT). - Gv theo dõi HD. * Kiểm tra, chữa bài tập. III. Củng cố – nhận xét – dặn dò. ________________________________ Địa lý đồng bằng nam bộ I. Mục tiêu : Giúp HS biết : - Xác định được vị trí của đồng bằng Nam bộ trên bản đồ Việt nam và các con sông; sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai. - Biết được ví trí của Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau. - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên ở đồng bằng Nam Bộ. + Đồng bằng Nam bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên. + Động bằng Nam bộ có hệ thống sông ngòi , kênh rạch chằng chịt . ngoài đất phù sa màu mỡ , đồng bằng còn nhiều đất phèn , đất mặn cần phải cải tạo - Chỉ được vị trí đồng bằng Nam bộ , sông Tiền , sông Hậu trên bản đò ( lược đồ ) - Quan sát hình , tìm , chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ : sông Tiền , sông Hậu. II. Chuẩn bị : Bản đồ Việt nam III. Hoạt động dạy - học . HĐ1: Tìm hiểu đồng bằng lớn nhất nước ta. - HS quan sát hình 1 đọc bài (SGK). ? Đồng bằng Nam bộ nằm ở đâu của đất nước? ? Do phù sa, những con sông nào được bồi đắp? ? Đồng bằng Nam bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu? ( diện tích, địa hình, đất đai) Tìm trên bản đồ vị trí của đồng bằng Nam bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, một số kênh rãnh. HĐ2: Tìm hiểu về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. HS quan sát hình, mục 2 (SGK). ? Nêu đặc điểm về sông Mê Công? Giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long. HS trình bày kết quả - Gv nhận xét bổ sung. HĐ3: Tìm hiểu tác dụng, vai rò của sông và hệ thống kênh rạch, đê điều - HS đọc bài (SGK). ? Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người ta không đắp đê ven sông? ? Sông ở đồng bằng Nam bộ có tác dụng gì? ? Để khắc phục việc thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân ở đây đã làm gì? - HS nêu kết quả- Gv nhận xét bổ sung (SGV). => Rút ra bài học (SGK) – HS đọc lại. 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò. Buổi chiều: Kể chuyện bác đánh cá và gã hung thần I.Mục tiêu : Rèn kỹ năng nói : - HS biết dựa vào lời kể của Gv và tranh minh hoạ. HS biết thuyết minh mỗi lần bằng 1,2 câu; Biết kể lại được câu chuyện có thể kết hợp với điệu bộ. - Hiểu được nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện ( Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn bạc ác). - Rèn kỹ năng nghe: Biết chăm chú nghe Gv kể; nhớ cốt chuyện. - Nghe bạn kể - nhận xét lời kể của bạn. II. Hoạt động dạy - học . 1.Giới thiệu bài. 2.Gv kể chuyện ( 2 lần ) - Gv kể toàn bộ câu chuyện ( giọng kể chậm rãi- thể hiện được tình tiết nội dung chuyện ). - Gv kể lần 2 ( Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ . HS nghe và quan sát vào tranh. 3. HD HS kể chuyện . a. HD HS tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh: - HS đọc y/c của bài tập. - HS quan sát tranh suy nghĩ và nói lời thuyết minh cho mỗi tranh- Gv nhận xét, bổ sung => Kết luận ( SGV). b. HD HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS đọc y/c bài tập 2,3. - Kể chuyện trong nhóm ( Kể từng đoạn). - Thi kể chuyện trước lớp ( 2 - 3 HS xung phong kể chuyện ). - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 4. Củng cố bài - nhận xét - dặn dò. _______________________________ Chính tả ( Nghe - viết ) kim tự tháp ai cập I. Mục tiêu: HS nghe - viết và trình bày đúng đoạn văn " Kim tự tháp Ai Cập ". - Làm đúng các bài tập. Phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lần s/x; iết / iếc. II. Hoạt động dạy - học . 1. Giới thiệu nội dung chương trình môn chính tả ở học kỳ II. 2. HD HS nghe – viết. - Gv đọc bài “ Kim tự tháp Ai Cập ”- HS theo dõi. ? Đoạn văn nói điều gì ? - HS đọc thầm lại đoạn văn. Tìm những tiếng có âm, vần dễ viết sai. * HD HS viết bài. - Gv đọc, HS nghe và viết bài. - Đọc cho HS khảo bài. * Chấm bài 1 số em . Nhận xét - Bổ sung. 3. HD HS làm bài tập. * HS đọc y/c BT2,3 ( Vở BT). - Gv giải thích cách làm bài. - HS làm bài. Gv theo dõi. * Gọi HS nêu kết quả . Lớp nhận xét . Gv ghi bổ sung => chữa bài ( ở bảng ). III. Củng cố bài – nhận xét – dặn dò. _______________________________ LuyệnToán: Luyện tập I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố thêm: - Hình thành biểu tượng về hình bình hành. - Nhận biết 1 số đặc điểm của hình bình hành - từ đó phân biệt được hình bình hành với 1 số hình đã học. - Giải bài toán có liên quan đến Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. II. Hoạt động dạy - học . HĐ1. Gọi HS nêu đặc điểm của hình bình hành. GV nhận xét và củng cố thêm. HĐ2: HS quan sát hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác. - Phân biệt hình bình hành với các hình đó. ( Phân biệt về góc, cạnh). HĐ3: Luyện tập. - HS hoàn thành BT ( sgk). Trang 102,103. Bài luyện tập thêm: Một hình bình hành có đáy dài 12 dm và gấp đôi chiều cao. Tính diện tích hình bình hành đó. Bài giải: Chiều cao của hình bình hành là : 12 : 2 = 6 ( dm) Diện tích của hình bình hành là : 12 x 6 = 72 ( dm2) Đáp số : 72 ( dm2). - HS làm bài – Gv theo dõi – chấm bài. 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò. _____________________________ Thứ năm, ngày 12 tháng 1 năm 2012 Anh Văn (GV chuyên trách) ___________________________ Thể dục đi vượt chướng ngại vật thấp .... I. Mục tiêu : - Ôn luyện cho HS cách đi chướng ngại vật thấp. - Học trò chơi : “ Thăng bằng ” Y/c HS thực hiện động tác. Biết chơi đúng luật. II. Nội dung và phương pháp lên lớp . 1. Phần mở đầu HS ra sân tập hợp. GV nêu y/c nội dung tiết học. Khởi động tay chân. 2. Phần cơ bản. a. HD HS ôn tập về đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện thân thể cơ bản. * Gv điều khiển: Cả lớp ôn luyện về đội hình đội ngũ. ( Quay phải, quay trái, quay đằng sau ....) * Lớp trưởng điều khiển : Lớp luyện tập theo 3 hàng .....Gv theo dõi. * Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp: - HS luyện tập theo 3 hàng dọc ( cách nhau 2 m). - Ôn luyện bài thể dục rèn luyện thân thể và kỹ năng vận động cơ bản. b. Tổ chức trò chơi “ Thăng bằng ” - Gv phổ biến luật chơi và HD HS chơi ( SGV). c. Kết túc : Động tác hồi tĩnh. 3. Kết thúc: Hệ thống nội dung tiết học. Nhận xét – dặn dò. ___________________________ Tập làm văn luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu : Củng cố cho HS các kiến thức và khái niệm cơ bản về 2 kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn miêu tả đồ vật. - HS biết thực hành viết mở bài theo 2 cách trên. II. Hoạt động dạy - học . 1.Kiểm tra : HS nhắc lại bài ghi nhớ về 2 kiểu mở bài của bài văn miêu tả đồ vật. - Gọi 1 số HS nhắc lại. 2. Hoạt động luyện tập : - HS đọc y/c nội dung BT1. Gv nêu y/c nội dung bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi làm bài. * HS nêu kết quả - Lớp và Gv bổ sung. => Gv kết luận bài giải ( SGV). BT2: HS nêu y/c của bài làm - Gv giải thích cách làm. - HS làm bài cá nhân - Gv theo dõi. * Kiểm tra - chữa bài. - Gọi HS đọc nối tiếp các kiểu mở bài của mình. - Lớp nhận xét - bổ sung. 3. Củng cố bài – nhận xét – dặn dò. ______________________________ Toán diện tích hình bình hành I. Mục tiêu : Giúp HS : - Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành. - Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. II. Chuẩn bị : Kéo, giấy ô li. III. Hoạt động dạy - học . HĐ1: Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành: - Gv vè hình bình hành ABCD lên bảng. Vẽ AH vuông góc với DC. - Giới thiệu DC là cạnh đáy của hình bình hành. Độ dài AH là chiều cao của hình bình hành. - HD HS tính diện tích hình bình hành (SGK). - Gv gợi ý để HS kẻ được đường cao AH của hình bình hành. Sau đó cắt phần tam giác ADH và ghép lại như hình vẽ (SGK). để được hình chữ nhật. - Gv y/c HS nhận xét về diện tích của hình bình hành và hình chữ nhật vừa tạo thành. - HS nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của 2 hình để rút ra công thức tính diện tích hình bình hành . - Gv kết luận và ghi công thức tính diện tích hình bình hành lên bảng. - Cho hS áp dụng tính thử 1 vài hình. HĐ2: Luyện tập. * HS nêu các BT. - HS làm bài tập ( Vở BT)- Gv theo dõi. * Chấm bài một số em. - Chữa bài. ______________________________ Chiều: Luyện từ và câu mở rộng vốn từ : tài năng I. Mục tiêu : HS biết: - Thêm một số từ ngữ ( kể cả tục ngữ , từ Hán Việt ) nói về tài năng của con ngưới ; biết xếp các từ Hán Việt ( có tiếng tài ) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp ( BT1, Bt2 ); hiểu nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người ( BT3, BT4). - Sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. - Sử dụng một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm. II. Hoạt động dạy - học . 1. Kiểm tra : HS nêu những bài tập đọc, kể chuyện đã học nói về ý chí, nghị lực. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài. b. HD HS ôn luyện. * HS nêu y/c nội dung BT1- Gv giải thích thêm về y/c BT. - HS thảo luận và làm bài ( ghép các từ đã cho vào 2 nhóm ). - Gọi hS nêu kết quả - Cả lớp và Gv nhận xét => Bổ sung và kết luận ( SGV). * HS đọc BT2,3 ( BT2 : HS đặt câu với từ vừa xếp ở trên ). - Gv gợi ý giải thích từng câu tục ngữ. - Suy nghĩ và làm bài -> Nêu kết quả theo y/c. - Gv nhận xét . Bổ sung kết luận ( SGV). * Làm BT4: - HS giải nghĩa từng câu tục ngữ. Theo ý hiểu của mình- Gv nhận xét. Bổ sung và kết luận ( SGV). 3. Củng cố bài: Hệ thống nội dung các bài tập đã ôn luyện. Nhận xét – dặn dò. ________________________________ Luyện Tiếng việt: luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật I. Mục tiêu : Củng cố cho HS các kiến thức và khái niệm cơ bản về 2 kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn miêu tả đồ vật. - HS biết thực hành viết mở bài theo 2 cách trên. II. Hoạt động dạy - học . -Hoạt động 1: HS nhắc lại bài ghi nhớ về 2 kiểu mở bài của bài văn miêu tả đồ vật. - Gọi 1 số HS nhắc lại. - Hoạt động 2: Bài tập: a, Viết một đoạn mở bài trực tiếp ( cho bài văn tả cái cặp) b. Viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp ( cho bài văn miêu tả cái trống) - Gọi HS đọc nối tiếp các kiểu mở bài của mình. - Lớp nhận xét - bổ sung. 3. Củng cố bài – nhận xét – dặn dò. ____________________________ Khoa học gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão. I. Mục tiêu : HS biết: - Phân biệt gió nhẹ, gió mạnh. - Nêu được những thiệt hại do giông, bão gây ra và cách phòng chống. II. Hoạt động dạy - học . HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió. - HS đọc bài (SGK). quan sát tranh. - HS thảo luận. Hoàn thành bài tập ( Vở BT). * HS nêu kết quả - Gv nhận xét bổ sung => Kết luận về cấp gió ( SGV). HĐ2: Tìm hiểu về sự thiệt hại của bão và cách phòng bão. - HS quan sát hình 5, 6 và đọc mục bạn cần biết (SGK).. Tìm hiểu : Những dấu hiệu đặc trưng cho bão. - Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách đề phòng chống bão. * HS nêu kết quả - Lớp nhận
Tài liệu đính kèm: