Giáo án dạy học các môn khối lớp 4 - Tuần 10

Tiếng Việt

ÔN TẬP ( T1 )

I/ MỤC TIÊU:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK1 ( khoảng 75 tiếng / phút ); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn , đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

 - HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát ,diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 75 tiếng / phút ).

II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 Giới thiệu bài :

 

doc 24 trang Người đăng hong87 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn khối lớp 4 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Măng mọc thẳng” 
II/ Hoạt động dạy học:
 HĐ 1: Kiểm tra tập đọc và HTL:
	- HS bốc thăm- Đọc bài và trả lời câu hỏi 
	- GV chấm điểm
 HĐ 2 : HS làm BT 
 Bài 2 : Tìm các bài TĐ là truyện kể thuộc chủ điểm “ Măng mọc thẳng” ? 
( Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca , Những hạt thóc giống. Chị em tôi ) 
+ HS đọc thầm các truyện trên , suy nghĩ trao đổi theo cặp các yêu cầu và làm bài 
	 + HS đọc diễn cảm đoạn văn, minh hoạ giọng đọc phù hợp với nội dung của bài mà các em phải làm
II/ Củng cố dặn dò:
 Những truyện kể các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì ? 
 ( Sống trung thực ,tự trọng,ngay thẳng như măng mọc thẳng ).
______________________________
Tiết 4 	 Tiếng Anh
GV chuyên dạy
___________________________
Buổi chiều:	 Địa lớ
Thành phố Đà Lạt
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểmchủ yếu của thành phố Đà Lạt :
	+Vị trí của thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên. 	
 +Thành phố có khí hậu trong lành mát mẻ ,có nhiều phong cảnh đẹp : nhiều rừng thông , thác nước,...
 +Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch.
 + Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau , quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.
 - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ VN (lược đồ )
*HS khá, giỏi: + Giải thích vì sao Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau , quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.
 + Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa địa hình và khí hậu, giữa thiên nhiên với HĐSX của con người: nằm trên cao nguyên Lâm Viên- khí hậu trong lành mát mẻ - trồng nhiều loại rau , quả xứ lạnh và nhiều loài hoa, phát triển du lịch.
II/ Đồ dùng : 
Bản đồ địa lý VN
III/ Hoạt động dạy học: 
 HĐ 1 : Tìm hiểu về “ Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước”
 Dựa và H1,tranh ảnh ,mục 1 SGK và kiến thức bài trước , trả lời câu hỏi sau:
	 ? Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
	 ? Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu ?
	 ? Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu ntn ?
	 ? Quan sát H1 và 2 rồi chỉ vị trí trên hình 3 ?
	 ? Mô tả 1 cảnh đẹp của Đà Lạt ?
 HĐ 2 : Tìm hiểu “ Đà Lạt thành phố du lịch” 
	 ? Tại sao Đà Lạt lại chọn làm nơi du lịch ,nghỉ mát ? 
	 ? Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho du lịch nghỉ mát ?
	 ? Kể tên 1 số công trình phục vụ cho việc nghỉ mát du lịch ?
 HĐ 3 : Tìm hiểu “ Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt” 
	 HĐ nhóm :
	 ? Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả ?
	 ? Kể tên 1 số hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt ?
	 ? Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được hoa quả và rau xứ lạnh ?	
	 ? Hoa và rau ở Đà Lạt có giá trị ntn ?
IV/ Củng cố dặn dò :
	- Học sinh đọc ghi nhớ 
Nhận xét tiết học.
_________________________
 Đạo đức
Tiết kiệm thời giờ ( T 2 )
I/ Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ .
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thì giờ .
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,...hằng ngày một cách hợp lí. 
 HS khá, giỏi : Biết được vì sao cần tiết kiệm thì giờ ?.
- Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,...hằng ngày một cách hợp lí.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
 - Kĩ năng trình xác định giá trị của thời gian là vô giá.
 - Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.
 - Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập.
 - Kĩ năng bình luận và phê phán việc lãng phí thời gian.
III/ Đồ dùng: 
Các truyện về tấm gương tiết kiệm thì giờ
IV/ Hoạt động dạy và học
 a/ Bài cũ : HS đọc ghi nhớ 
b / Luyện tập
	HĐ 1 : HS làm BT 1 SGK 
	+ HS làm bài cá nhân
	+ Chữa bài 
	+ GV kết luận : - Việc a , c , d là tiết kiệm thì giờ 
	 - Việc b , đ , e không phải là tiết kiệm thì giờ
	HĐ 2 : Thảo luận nhóm đôi( Bài 4 SGK )
	+ HS trả lời 
	+ GV và lớp nhận xét khen ngợi những em biết sử dụng thì giờ tiết kiệm , nhắc nhở những em lãng phí thì giờ 
HĐ 4: Tự đánh giá
- GV GV giao nhiệm vụ cho HS tự đánh giá việc quản lí thời gian của mình theo gợi ý sau : Đi học có đúng giờ không ? Đã chú ý tập trung trong gìơ học chưa? Kết quả học tập, lao động, tham gia các hoạt động có đạt kết quả không? Những việc hoạt động nào cần quản lí thời gian tốt hơn?.....
- HS làm việc cá nhân.
- GV đề nghị một số HS trình bày. Các bạn khác trao đổi.	
HĐ 5: Lập thời gian biểu.
- GV giao cho mỗi HS lập thời gian biểu một ngày của mình.
- HS làm việc cá nhân.
- 1 số HS trình bày trước lớp .
- Các HS khác thảo luận và góp ý. 
HĐ 6 : Giới thiệu các tranh ảnh tư liệu đã sưu tầm 
	+ GV kết luận :
	- Thì giờ là cái quí nhất cần phải sử dụng tiết kiệm 
	- Tiết kiệm thì giờ là sử dụng thì giờ vào các việc có ích hợp lí , có hiệu quả 
VI / Củng cố : Thực hiện tiết kiệm thì giờ trong sinh hoạt hàng ngày
Nhận xét tiết học .
______________________________
 	 Luyện Tiếng Việt
LuyỆN: TỪ GHẫP, TỪ LÁY; DANH TỪ ,ĐỘNG TỪ...
I.Mục tiêu:
 - Củng cố kĩ năng viết tên riêng người nước ngoài ; Về động từ
 - Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm trong bài 
 - Tìm đúng các động từ chỉ hoạt đụng , chỉ trạng thái của sự vật
II.Hoạt động dạy học:
 GV nêu nội dung yêu cầu tiết học.
HĐ1: Luyện tập : 
 Bài 1: 1HS đọc y/c của bài tập.
- HS thảo luận theo cặp
 - Gọi đại diện một số nhóm trả lời trước lớp,
- Các nhóm khác nhận xét . Gv chốt lại ý đúng 
 Bài 2: 1HS đọc y/c của bài tập.
HS làm bài cá nhân vào vở.
1HS lên bảng bàn bài , cả lớp theo dõi , nhận xét bổ sung .
GVnhận xét , chốt lại ý đúng .
 +Từ chỉ hoạt động : thả , chạm , nhảy , giữ , hiểu , gặm( cỏ) ,thổi (sáo) ...
 + Từ chỉ trạng thái : ( lá sòi )tròng trành , xuôi dòng ; (nhà vua) hiểu ,...
 Bài 3: 1HS đọc y/c của bài tập.
 HS tự làm bài vào vở.
HĐ2:Chấm bài và chữa bài
III. Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tiết học
	.
HĐNGLL
Chúng em viết về các thầy cô giáo
I.Mục tiêu:
	- HS bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo , cô giáo qua các bài viết của mình .
	- Giáo dục HS thêm kính yêu , biets ơn công lao của các thầy cô giáo .
II.Chuẩn bị :
	Giấy A4 , giấy A0 các loại bút vẽ , bút màu .
III. Tiến hành các hoạt động
Bước 1 :Chuẩn bị 
 Nội dung : 
 -Viết về thầy cô giáo , về tấm gương đạo đức của các thầy cô giáo
 - Về những kỉ niệm sâu sắc về tình thầy trò .
- Về tấm gương vượt khó học tập , rèn luyện .
Bước 2 : Viết báo
HS nộp các bài viết cho các bạn tổ trưởng
Các bạn trong tổ lựa chọn những bài viết hay , trình bày và trang trí trên tờ báo của lớp 
Chon những bạn khéo tay , chữ viết đẹp trình bày và trang trí trên tờ báo của lớp mình
Bước 3 : Trưng bày chấm thi báo tường các lớp 
Bước 4 : Công bố kết quả và trao giải
___________________________________________
Thứ 4 ngày 13 tháng 11 năm 2013
Buổi sáng:
Tiết 1 
Tiếng Việt
Ôn tập ( T 4 )
I/ Mục tiêu: 
-Nắm được một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng ) thuộc các chủ điểm đã học ( Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ ).
	- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
II/ Đồ dùng : 
Bảng phụ - kẻ bảng BT 1 
III/ Hoạt động dạy và học:
	HĐ 1 : Hướng dẫn ôn tập 
	 HS đọc yêu cầu BT 1 :
	+ HS mở SGK xem lướt 5 bài MRVT thuộc 3 chủ điểm trên
	+ HS làm bài - Ghi lại 
	.Từ cùng nghĩa thuộc mỗi chủ điểm
	. Từ trái nghĩa thuộc mỗi chủ điểm
	 Bài tập 2 : 
	+ HS đọc thầm yêu cầu của BT 
	+ Tìm các thành ngữ, tục ngữ đã học gắn với 3 chủ điểm 
	+ HS đặt câu với các thành ngữ ,tục ngữ trên
	 Bài tập 3 : Ôn về dấu 2 chấm và đấu ngoặc kép 
	HĐ 2 : HS chữa từng bài 
	 GV bổ sung bài 
IV / Củng cố dặn dò : 
Nhận xét tiết học.
__________________________
Tiết 2 Toán 
Luyện tập chung
I .Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học về :
- Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng và lớp.
- Đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp .
- Chuyển đổi số đo thời gian đã học ;Chuyển đổi thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
- Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù,hai đường thẳng song song, vuông góc ; tính chu vi HCN, HV.
- Giải bài toán tìm số trung bình cộng của nhiều số, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó để chuẩn bị cho thi định kì lần 1. 
 II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Cũng cố phần lí thuyết .
GV nêu một số câu hỏi , HS trả lời để nhớ lại những kiến thức đã học 
 ? Ta đã học những hàng và lớp nào ?
 ? Số tự nhiên nào bé nhất ? Số tự nhiên nào lớn nhất ? 
 ? Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào ?
 ? Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng như thế nào ? 
 ? Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta thực hiện theo mấy
 bước ? Là những bước nào ?
HS trả lời miệng:
Đọc các số sau : 342 156 413 ; 7 321 836
Hoạt động 2 : Thực hành
GV chép bài tập lên bảng , HS làm bài vào vở ô li .
Bài1: Viết các số sau :
Mười một triệu hai trăm năm mươi hai ngàn ba trăm mười bốn .
- Bốn trăm năm mươi triệu không trăm ba mươi sáu ngàn một trăm linh năm.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
A, 1 ; 3 ; 5 ; 7 ;;;;;
B, 0 ; 2 ; 4 ; 6 ;;;;;
C, 909 ; 910 ;911 ;;;;;
Bài 3: Đặt tính và tính kết quả
52706 + 90587 139300 - 62943
Bài 4 : Có 9 ô tô chở hàng , trong đó 5 ô tô đi đầu mỗi ô tô chuyễn được 36 tạ và 4 ô tô đi sau mỗi ô tô chuyển được 45 tạ . Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tấn hàng ?
Bài 5 : Một lớp có 35 HS .Số HS trai nhiều hơn số HS gái là 5 em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu HS trai , bao nhiêu HS gái ?
GV chấm ,chữa .
 III. Củng cố dặn dò :
Tiết 3 Tiếng Việt 
 Ôn tập ( T5 )
I/ Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1; nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ ; bước đầu nắm được nhân vật,tính cách , trong bài TĐ là truyện kể đã học.
-HS khá giỏi đọc diễn cảm được đoạn văn ( kịch, thơ ) đã học ; biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.
II/ Hoạt động dạy và học:
	HĐ 1 : Kiểm tra TĐ-HTL ( thực hiện như tiết 1 , 2) 
	HĐ 2 : HS làm bài tập: Đọc thầm các bài TĐ thuộc chủ điểm “ Trên đôi cánh ước mơ” ( Tuần 7 , 8 , 9 ) . Ghi những điều cần nhớ vào bảng
Tên bài
Thể loại
Nội dung chính
Giọng đọc
VD Trung thu độc lập
Văn xuôi
Mơ ước của anh chiến sĩ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên
Nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào tin tưởng
 - HS đọc yêu cầu bài
	 - Nêu tên các bài TĐ là truyện kể theo chủ điểm
 - HS điền các số liệu vào bản
Nhân vật
Tên bài
Tính cách
Nhân vật “ Tôi”
..... ...
Đôi giày ba ta màu xanh
.... ...
Nhân hậu muốn giúp đỡ trẻ lang thang, hồn nhiên , thích đi giày đẹp....
III/ Củng cố dặn dò: 
Các bài TĐ thuộc chủ điểm “ Trên đôi cánh ước mơ”vừa học giúp các em hiểu điều gì ? 
( Con người cần sống có ước mơ, cần quan tâm đến ước mơ của nhau. Những ước mơ cao đẹp và sự quan tâm đến nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm vui tươi, hạnh phúc, Những ước mơ tầm thường , kì quặc sẽ chỉ mang lại bất hạnh ) .
__________________________
Tiết4:
Âm nhạc
GV chuyờn
__________________________
Buổi chiều :
Tiết 5 Khoa học
Ô n tập : Con người và sức khoẻ
I/ Mục tiêu:	
 - Ôn tập các kiến thức về :- Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường
	- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
	- Cách phòng 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 - Dinh dưỡng hợp lí.
 - Phòng tránh đuối nước.
II/ Hoạt động dạy và học: 
	HĐ 1 : Trò chơi “ Ai chọn thức ăn hợp lí” 
	+ HS làm việc theo nhóm : Lựa chọn thức ăn hàng ngày 
	+ HS kể tên các loại thức ăn hàng ngày : HS kể tên các loại thức ăn cho từng bữa ( Trình bày bữa ăn ngon và bổ ) 
	+ HS trình bày bữa ăn của nhóm mình 
	+ HS nhóm khác nhận xét 
	+ Cả lớp thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng 
 HĐ 2 : Thực hành : Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí 
	+ HS làm việc cá nhân như đã hướng dẫn ở mục TH trang 40 
 SGK 
+ Làm việc cả lớp : HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp 
III/ Củng cố dặn dò : 
	Dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chỗ thuận tiện dể học.
 __________________________
	 Thể dục
 GV chuyờn 
_________________________
Tiếng Anh
GV chuyờn
_________________________
Mĩ thuật
GV chuyờn 
Thứ 5 ngày 14 tháng 11 năm 2013
Buổi sáng
Tiết 1 Tiếng Việt
Ôn tập ( T 6 )
I/ Mục tiêu: 
 - Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh , tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn ; nhận biết được từ đơn, từ ghép , từ láy, danh từ ( chỉ người, vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.
 - HS khá giỏi phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép, từ láy.
II/ Hoạt động dạy và học:
 HĐ 1 : HS làm BT 1 , 2 : 
	+ HS đọc đoạn văn BT1 và yêu cầu BT 2 
	+ HS làm bài vào vở
Tiếng
 Âm đầu
 Vần
 Thanh
a/ Chỉ có vần và thanh
 ao
b/Có đủ âm đầu vần và thanh:
dưới ,tầm , cánh , chú ,chuồn ,bây,
giờ ,là ,lũy , tre .xanh ...
d ...
ao
ươi ...
ngang
sắc ...
HĐ 2 :HS làm BT 3 :
- Từ đơn : dưới , tầm , cánh , chú ,là , lũy , tre
- Từ láy : rì rào , rung rinh ,thung thăng
- Từ ghép : bây giờ ,khoai nước ,tuyệt đẹp ,hiện ra, ngược xuôi ,trong xanh , cao v
- HS làm BT 4: HS ôn về danh từ và động từ
	+ Danh từ : tầm ,cánh ,chú ,chuồn chuồn
	+ Động từ : rì rào ,rung rinh , hiện ra ,gặm , ngược xuôi ,bay
III/ Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học 
__________________________
Tiết 2: Toán 
Nhân với số có một chữ số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số (tích có không quá sáu chữ số ).
II. Hoạt động dạy, học
A. Bài cũ:
 - HS chữa bài tập 3 SGK
B. Bài mới:
1. Giới thiệu nôi dung tiết học
HĐ1: Hướng dẫn nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số (trường hợp không nhớ).
 - Giáo viên ghi bảng phép tính: 41324 x 2 = ?
	+ Gọi 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính. Các học sinh khác làm vào giấy nháp.
	- Học sinh nhận xét kết quả của bạn làm ở bảng - Kiểm tra bài nháp của học sinh
	+ Giáo viên củng cố lại các bước thực hiện (như SGK) 
	- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính 
HĐ2: Hướng dẫn nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số (trường hợp có nhớ).
	- Giáo viên nêu phép tính ghi bảng: 136204 x 4 = ?
	+ Gọi 1 học sinh lên bảng tính. Cả lớp làm vào giấy nháp
	- Học sinh đối chiếu kết quả với bài làm ở bảng
	+ Giáo viên củng cố lại cách tính (như SGK)
HĐ3: Luyện tập
	- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2(a,b) vở bài tập trang 59.
	- Gọi học sinh nêu yêu cầu của từng bài tập
 - Giáo viên giải thích rõ yêu cầu nội dung từng bài.
	- Học sinh làm bài vào vở - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn.
HĐ4: Chấm, chữa bài.
3. Củng cố - nhận xét - dặn dò
Tiết 3: Khoa học
Nước có những tính chất gì ?
I/ Mục tiêu:
 - Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng trong suốt , không màu ,không mùi ,không vị, không có hình dạng nhất định ; nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía ,thấm qua 1 số vật, hòa tan một số chất.
 - Quan sát làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
 - Nêu được VD về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống : làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống , làm áo mưa để mặc không bị ướt.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
-Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát, thí nghiệm.
- Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu.
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình thí nghiệm.
IV/ Đồ dùng :	
	- 2 cốc thủy tinh giống nhau ,1 cốc nước ,1 cốc sữa
	- Chai và 1 số vật có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh	
	- 1 tấm kính , 1 miếng vải bông ,giấy thấm ,túi ni lông 
	- 1 ít đường muối ,cát và thìa
V/ Hoạt động dạy và học
 HĐ 1 : Phát hiện màu ,mùi ,vị của nước
 - HS quan sát cốc nước và cốc sữa:
	+ Cốc nào đựng nước ,cốc nào đựng sữa ?
	+ Làm thế nào em nhận được điều đó ? ( nhìn ,nếm ,ngửi )
+ GV kết luận: qua quan sát ta thấy nước trong suốt , không màu ,không mùi ,không vị
 HĐ 2 : Phát hiện hình dạng của nước 
- HS đưa chai , lọ cốc có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc nhựa bỏ lên bàn
 - HS đặt các dụng cụ đó ở các vị trí khác nhau
	+ Khi ta thay đổi vị trí các vật đó ,hình dạng của chúng có thay đổi không ?
	+ Nước có hình dạng nhất định không ? 
 - HS tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của nhóm mình
	 Kết luận : Nước không có hình dạng nhất định
 HĐ 3 : Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào 	
	- HS thực hiện các bước : 	
	+ Đổ 1 ít nước lên 1 tấm kính đặt nghiêng 
+ Nước chảy từ trên tám kính xuống nơi thấp - Khi đến khay hứng thì nước chảy lan ra mọi phía 
	 Kết luận : nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía 
HĐ 4 : Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với 1 số vật
	HS tự bàn nhau cách làm thí nghiệm theo nhóm : 	
	 + Đổ nước vào túi ni lông , giấy ,vải .. rồ rút ra kết luận 
 HĐ 5 : Phát hiện nước có thể hoặc không thể hòa tan 1 số chất 
	HS rút ra kết luận : nước có thể hòa tan 1 số chất 
VI / Củng cố dặn dò : HS đọc nội dung mục bạn cần biết 
	 GV nhận xét tiết học 
_____________________________
Tiết 4: 	 Tin học
 GV chuyờn
Buổi chiều 
Tiết 1 Tiếng Việt 
I ôn tập( T 7 )
I/ Mục tiêu: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ - HTL các HS còn lại
 Theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI ( nêu ở tiết 1, ôn tập) 
II/ Hoạt động dạy và học:
HĐ 1 : Kiểm tra TĐ-HTL ( thực hiện như tiết 1 , 2)
HĐ 2	: Ôn về dấu 2 chấm và đấu ngoặc kép 
HS làm BT 3 (SGK)
 HĐ 3
 - HS làm bài trong 15’ (đề bài ở trang 101-SGK)
Đáp án 
 Câu 1 : ý b 1đ 	Câu5 : ý b 1,5 đ
 Câu2 : ý c 1d 	Câu 6 : ý a 1,5 đ
 Câu 3 : ý c 1đ Câu 7 : ý c 1,5 đ
 Câu 4 : ý b 1đ	 Câu 8 : ý c 1,5 đ
____________________________
 	Kỉ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi ...(T1)
I - mục tiêu:
-Biết cách gấp mép vải và cách khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa 
II/ Đồ dùng : 
Mẫu khâu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
III - Hoạt động DH:
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hiện:
HĐ 1: - GV hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
 - Cho HS quan sát và yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu.
HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật:
 - HS quan sát hình 1,2,3,4 và nêu các bước thực hiện.
 - HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b.
 - HS thực hiện thao tác vạch dấu lên đường vải,một HS lên thao tác gấp mép vải.
 - Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2,3 kết hợp quan sát hình 3,4 SGK để trả lời các câu hỏi và thực hện thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
 - Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
H Đ 3: Hoạt động nối tiếp: HS chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu để tiết sau thực hành.
_______________________________
 Tự học:
 Luyện viết: ễng trạng thả diều.
 _____________________________
HĐNGLL
TƯ DUY TÍCH CỰC.
I, MỤC TIấU:
Biết cỏch nhận xột người khỏc một cỏch tốt nhất.
Luụn nhỡn mọi thứ theo hướng tớch cực.
II, Cỏc hoạt động dạy học:
HĐ1: Cỏch nhận xột tớch cực
, Giải quyết tỡnh huống:
HS đọc tỡnh huống SGK trang 17. Thảo luận nhúm đụi.
Gọi đại diện cỏc nhúm nối tiếp trỡnh bày kết quả thảo luận.
GV nhận xột bổ sung:
? Khi nhận xột người khỏc , ta nờn nhận xột như thế nào?
?Vỡ sao khi nhận xột người khỏc ta nờn khen trước?
Rỳt ra bài học ( HĐ1)
HĐ2: Thực hành:
Hai bạn ngồi cựng bàn nhẫnnột điểm tốt của nhau.
HĐ3: Tư duy tớch cực:
? Thế nào la tư duy tớch cực?
HS nối tiếp trỡnh bày.
GV nhõn xột , rỳt ra bài học.
HĐ4: Hướng dẫn HS làm BT1,2 vở KNS , ( trang 18)
Hoạt động nối tiếp: GV nhận xột tiết học
________________________________________________
 Thứ 6 ngày 15 tháng 11 năm 2013
Tiết 1 Tiếng Việt
ôn tập ( T 8 )
I/ Mục tiêu: 
 Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI .
 - Nghe viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút ), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi). 
 - Tập làm văn: HS viết 1 bức thư ngắn đúng nội dung , thể thức một lá thư.
II/ Hoạt động dạy và học:
 HĐ 1 : Giới thiệu và nêu yêu cầu tiết kiểm tra
 HĐ 2 : Ghi đề bài
	+ Tập làm văn: Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em ( khoảng 10 dòng )
	+ Chính tả : Nghe viết bài : Chiều trên quê hương ( SGK 6trang 102 ) 
 HĐ 3 : a. GV đọc HS viết chính tả
	 + GV đọc HS khảo bài 
	 b. HS làm bài văn 	
 HĐ 4 :Thu bài 
III/ Nhận xét tiết học
_________________________________
Tiết 2 Toán
Tính chất giao hoán của phép nhân
I/ Mục tiêu: Giúp HS
	- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân
	- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán
II/ Hoạt động dạy và học:
 1/ Bài cũ: 
	2 HS lên bảng đặt tính rồi tính cả lớp làm nháp:
	40732 x 8 407963 x 2
 2/ Bài mới
	HĐ 1 : So sánh giá trị của hai biểu thức:
	3 x 4 và 4 x 3
	2 x 6 và 6 x 2
	7 x 5 và 5 x 7
	HS nêu được sự bằng nhau của kết quả từng cặp hai phép nhân có thừa số bằng nhau
	3 x 4 = 4 x 3 ; 2 x 6 = 6 x 2 ; 7 x 5 = 5 x 7 
	GV treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của a , b , a x b và b x a 
 A
 b
 a x b
 b x a
 3
 8
 3 x 8 = 24
 8 x 3 = 24
HS nhận xét về vị trí các thừa số và so sánh a và b trong hai phép nhân : 
a xb và b x a
Rồi rút ra nhận xét: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi 
HĐ 2 : HS thực hành luyện tập bài 1,2 ở VBT trang 60.
	 Học sinh KG làm bài 3 , 4 VBT trang 60
	 GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 
 Lưu ý bài 1 HS vận dụng tính chất giao hoán để rút ra kết quả
 HĐ 3 : chấm và chữa bài 
II/ Củng cố dặn dò: 
HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân
Tiết 3 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I/ Mục tiêu : Đánh giá tình hình của lớp trong tuần 10
	 Lên kế hoạch tuần 11
II/ Hoạt động 
 HĐ 1 Đánh giá chung tình hình lớp tuần 10 
	+ ổn định nề nề nếp dạy học
	+ Tham gia các hoạt động Đội tốt ..
 HĐ 2 : Kế hoạch tuần 11: 
+ Tiếp tục thi đua học tốt , tham gia tốt các hoạt động Đội Sao nhi đồng
	+ Tham gia công tác mà trường giao 1 cách đầy đủ .
 ________________________
Tiết 4 	 Tiếng Anh 
 	 GV chuyờn
______________________
Thứ 6 ngày 5 tháng 11 năm 2010

Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ
Làm báo tường
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
Biết làm một bài báo tường về chủ đề “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam (20/11)”.
I.Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS cách làm báo tư

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc