Giáo án dạy học các môn khối lớp 3 - Tuần 24

Tập đọc - kể chuyện

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

 I. Mục đích, yêu cầu

 TĐ :- Đọc trôi chảy toàn bài ,biết ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và sau các cụm từ .

 - Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi , có bản lĩnh từ nhỏ

KC : Biết cách sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyên: dựa vào trí nhớvà tranh, kể được từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp ( HS khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp )

KNS : Tự nhận thức : Thể hiện sự tự tin ; Tư duy sáng tạo ; kĩ năng ra quyết định

 II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 30 trang Người đăng hong87 Lượt xem 775Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn khối lớp 3 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dò
	- Biểu dương những HS viết chữ đẹp, làm đúng bài tập chính tả.
 __________________________________
Buổi 2	Tập viết
Ôn chữ hoa: R
 I. Mục đích, yêu cầu
	- Củng cố cách viết chữ hoa R thông qua bài tập ứng dụng: 
	- Viết tên riêng Phan Rang bằng chữ cỡ nhỏ.
	- Viết câu ứng dụng 
	Rủ nhau đi cấy đi cày
	 Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
	II. Đồ dùng dạy học : 
Mẫu chữ hoa: R	
	I. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ: 
Một HS nhắc lại câu ứng dụng đã học tiết trước? Ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Quang Trung; P, Phan Rang
	B. Bài mới
	a, Luyện viết chữ hoa
	- Tìm những chữ hoa có trong bài? 
	- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ: P (Ph) , R
	- HS thực hành luyện viết vào vở nháp.
	b, Luyện viết từ ứng dụng
	- HS đọc Phan Rang
	- GV giới thiệu: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận.
	GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ, HS luyện viết vào vở nháp.
	c, Luyện viết câu ứng dụng
	- HS đọc câu ứng dụng
	GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao: khuyên người ta chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày được sung sướng, đầy đủ.
	- HS luyện viết: Rủ, Bây.
	3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
	GV yêu cầu HS viết chữ cỡ nhỏ, HS viết vào vở.
	4. Chấm, chữa bài.
	III. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét, tiết học.
	- Biểu dương những HS viết chữ đẹp, có tiến bộ. Nhắc HS luyện viết thêm phần ở nhà.
_________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập ( Tiết 2 -tuần 23 )
I.Mục tiêu :
- Củng cố hiểu biết về cỏc cỏch nhõn hoỏ.
- ễn luyện cỏch đặt và trả lời cõu hỏi Như thế nào?
II.Hoạt động dạy học
 HĐ1 : Giói thiệu nội dung , yêu cầu giờ học
 HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 Tiết 2 trang 32,33 vở Thực hành 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
Gọi1 HS trả lời miệng . Cả lớp nhận xét . 
HS tự làm bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2 . Đọc Bài thơ : Đám ma bác Giun
	? Bài tập 2 yêu cầu gì 
 HS thảo luận làm bài theo nhóm đôi 
	? Trong bài thơ cỏc con vật , sự vật nào được nhõn húa .
	 ( giun , kiến đất , kiến cỏnh , kiến lửa , kiến kim , kiến càng )
	? Cỏc con vật , sự vật nhõn húa bằng những từ ngữ nào .
	 ( bỏc , cầm hương , bạc đầu , khúc than , khoỏc màu ỏo tang , đốt đuốc , 	 chống gậy , nặng vai )
 - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét .
- GV nhận xét , chốt lại ý đúng .
III. Củng cố dặn dò :
 ____________________________________
Hoat động ngoài giờ lên lớp
 ChơI trò chơI dân gian
I. Mục tiờu
	- HS lựa chọn, sưu tầm một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi nhi đồng.
- Biết chơi một số trò chơi dân gian
 - Yêu quý, tự hào và thường xuyên tổ chức những trò chơi dân gian trong các dịp lễ tết , các giờ ngoại khoá, giờ ra chơi.
II. Chuẩn bị:
	 - HD HS sưu tầm các trò chơi dân gian qua sách ,báo,..
 HD HS thuộc một số câu đòng giao liên quan đến trò chơi.
 - Tuyển tập các trò chơi dân gian Việt Nam
	 Sân bãi, dụng cụ và các điều kiện cần thiết để tổ chức trò chơi.
III. Hoạt động dạy học:
 *HĐ1: Giới thiệu các trò chơi dân gian
 - GV giới thiệu các trò chơi dân gian dành cho HS lớp 3 như trò chơi “ Cướp cờ”, “ Đồ ”.
- HD HS cách chơi , luật chơi và một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi.
*HĐ2: Tổ chức cho HS chơi thử.
*HĐ3: Tổ chức cho HS chơi thật .
*HĐ4: Nhận xét, đánh giá giờ học.
 - GV nhận xét tháI độ ,ý thức của hs.
 - Tiết sau chuẩn bị các câu chuyện về mẹ,.bà,.các chị em gái.
____________________________________
Thể dục
Nhảy dây . t/c Ném trúng đích
	I. Mục tiêu
	Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
	Trò chơi: " Ném trúng đích". Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động.
	II. Nội dung và phương pháp lên lớp: 
	1. Phần mở đầu
	 GV phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học
	 Tập bài thể dục phát triển chung
	 Trò chơi: "Đứng ngồi theo hiệu lệnh"
	 Chạy chậm một vòng xung quanh sân tập
	2. Phần cơ bản
	a. Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: 10 - 12 phút
	Khi tổ chức tập luyện, GV chia lớp thành từng nhóm tập tại những nơi quy định. Phân công từng đôi tập thay nhau, người tập người đếm số lần.
	Tổ chức thi nhảy giữa các tổ. Thi xem ai nhảy được nhiều lần nhất.
	b. Trò chơi " Ném trúng đích". 
	HS chơi theo đội.
	Tuyên dương đội thắng cuộc.
	3. Phần kết thúc
	Đứng tại chỗ hát.
	Tập một số động tác hồi tĩnh, GV và HS hệ thống lại bài. Về nhà ôn 	lại nhảy dây kiểu chụm hai chân.
___________________________________
Thứ 4 ngày 27 tháng 2 năm 2013
Mĩ thuật
GV chuyên dạy
___________________________________
Tập đọc
Tiếng đàn
	I. Mục đích, yêu cầu
	- Đọc trôi chảy toàn bài ,biết ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và sau các cụm từ .
	- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn 	nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc 	sống xung quanh.
	II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc.
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ: 
Bốn HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Đối đáp với vua, trả lời câu hỏi nội dung bài.	
	B. Bài mới
	1. Giới thiệu bài
	2. Luyện đọc
	a. GV đọc mẫu
	b. GV hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ.
	- Đọc từng câu.
	GV viết bảng : vi-ô-lông, ắc-sê; hướng dẫn cả lớp phát âm đúng.	- Đọc từng đoạn trước lớp.
	Có thể chia bài thành 2 đoạn (Mỗi đoạn là một lần xuống dòng)
	Giúp HS nắm đựơc nghĩa các từ chú giải SGK
	- Đọc từng từng đoạn trong nhóm.
 	- Hai HS nối tiếp đọc 2 đoạn
	- Một HS đọc cả bài.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
	- HS đọc thầm đoạn 1
	 Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?
	 Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn?
	- HS đọc thầm đoạn văn tả cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn, ? Cử chỉ nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?
	- HS đọc thầm đoạn 1
Tìm những chi tiết tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tếng đàn ?
	4. Luyện đọc lại
	GV đọc lại bài văn, hướng dân HS đọc đoạn văn tả âm thanh của tiếng đàn.
	Hai HS thi đọc đoạn
	Hai HS thi đọc cả bài.
	IV. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
 _____________________________________
Toán
 T118: Làm quen với chữ số La Mã	
	I. Mục tiêu:
	- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
	- Nhận biết một vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12 (là 	các số thường gặp trên mặt đồng hồ, ...) để xem được đồng hồ; số 20, số 21 	để đọc và viết về "thế kỉ XX", "thế kỉ XXI"
	II. Đồ dùng dạy học: 
	Mặt đồng hồ (loại to) có các số ghi bằng chữ số La Mã.
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ: 
	Một HS làm lại bài tập 3 trang (SGK, trang 120)
	Nhận xét, đánh giá.
	B. Bài mới
	1. Giới thiệu chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp.
	- GV giới thiệu mặt đồng hồ có các số ghi bằng chữ số La Mã. Chẳng hạn: Cho HS xem hình vẽ trong SGK rồi hỏi HS: "Đồng hồ chỉ mấy giờ?". GV giới thiệu cho HS biết các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã.
	- GV giới thiệu từng chữ số thường dùng: I, V, X. 
	Chẳng hạn: GV viết lên bảng I đây là chữ số La Mã, đọc là "một". Tương tự với chữ số V (năm) X (mười)
	- GV giới thiệu cách đọc, viết các số từ I đến XII, GV lần lượt giới thiệu từng số.
	2. Hướng dẫn HS làm bài tâp trong vở bài tập toán. GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS.
	Chấm một số bài, chữa bài.
	Bài tập 1 : Năm HS nối tiếp đọc số La Mã.
	Bài tâp 2: Ba HS đọc giờ trên đông hồ.
	Bài tập 3: Hai HS lên bảng viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
	II, IV, V, VI, VII, IX, XI
	XI, IX, VII, VI, V, IV, II
	Bài tập 4: Một HS lên bảng viết.
	IV. Củng cố, dặn dò
	 * Khen những HS làm bài tốt.
 ___________________________________
Chính tả 
Tiếng đàn
I. Mục đích, yêu cầu
	Rèn kỹ năng viết chính tả.
	1.Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Tiếng 	đàn.
	2. Tìm và viết đúng các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu 	bằng s/x hoặc mang thanh hỏi/ thanh ngã.
	II. Các hoạt động dạy học
Bài cũ: 
GV kiểm tra 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp một số 	tiếng mang thanh hỏi/ thanh ngã.
	Nhận xét, đánh giá.
	B. Bài mới.
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn viết chính tả.
	- GV đọc một lần đoạn 2 bài Tiếng đàn.
	- Mời một HS nói lại nội dung đoạn văn (Tả khung cảnh thanh bình ngoài 	gian phòng như hoà với tiếng đàn)
	Cho HS đọc thầm lại đoạn văn, viết ra nháp những từ dễ viết sai.
	- GV đọc - HS viết vào vở chính tả.
 	- Chấm chữa bài.
	3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
	HS làm bài tập 1, bài tập 2 ở vở bài tập Tiếng Việt.
	GV theo dõi, chấm chữa bài.
	Bài tập 1, bài tập 2	: GVcho HS thi nối tiếp lên bảng viết, có thi đua giữa 	các tổ.
	III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
 ____________________________________
Buổi 2
Tin học
GV chuyên dạy
____________________________________
Anh văn
GV chuyên dạy
 ____________________________________
Thủ công
 Đan nong đôi ( Tiếp)
I. Mục tiêu
	- HS tiếp tục luyện cách đan nong đôi.
	- Đan được nong đôi đúng quy trình kỹ thuật
	- Yêu thích sản phẩm đan nan
II. Phương tiện
	Quy trình đan nong đôi
	Giấy, bìa, kéo, hồ dán
III. Hoạt động dạy học
1. HĐ1. Nêu lại quy trình đan nong đôi
	Gọi 1 số em
	GV ghi bảng
	- Bước 1. Kẻ cắt các nan.
	- Bước 2. Đan nong đôi
	- Bước 3. Dán nẹp vào khung.
2. HĐ2. Thực hành
	HS thực hành các bước để hoàn thành sản phẩm
	GV lưu ý các em cắt nan phải đều, thẳng. Khi đan nhấc 2 nan đè 2 nan, nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau một nan dọc, các nan ngang phải sít với nhau.
	GV theo dõi chung, giúp đỡ thêm cho những em còn lúng túng.
3. HĐ3. Trưng bày sản phẩm
	HS trưng bày sản phẩm của mình. GV đánh giá kết quả.
	Tuyên dương những em có sản phẩm đẹp
IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
 ___________________________________
Tự nhiên và xã hội
Quả
I. Mục đích, yêu cầu
	- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn 	của một số loại quả.
	- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
	- Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
	II. Các hoạt động dạy học
	1.: Quan sát và thảo luận
	GV yêu cầu HS từng cặp dựa vào hình trang 92, 93 SGK và thảo luận theo 	gợi ý sau:
	- Chỉ, nói tên, mô tả màu sắc , hình dạng độ lớn của từng loại quả?
	- Trong số các quả đó, Bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó?
	Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta 	thường ăn bộ phận nào của quả đó?
	+ Quan sát các quả được mang đến lớp.
	+ Quan sát bên ngoài, quan sát bên trong. Nhận xét về vỏ có gì đặc biệt, bên trong có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó?
	Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó?
	- Đại diện trình bày - GV kết luận chung.
	2: Thảo luận
	GV nêu câu hỏi - cả lớp thảo luận theo các gợi ý sau:
	Quả thường dùng để lài gì? Nêu ví dụ?
	Quan sát các hình 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào thừơng dùng 	để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến hay làm thức ăn?
	Hạt có chức năng gì?
	Đại diện các nhóm trình bày, GV cho HS thi đua viết tên các loại quả hoặc 	hạt được dùng vào các loại sau:
	+ ăn tươi:
	+ Làm mứt hay Si -rô hoặc đóng hộp: 
	+ Làm rau dùng trong bữa ăn:
	+ ép dầu
	III. Tổng kết, dặn dò:
	GV nhận xét chung tiết học.
	Tuyên dương những HS ý thức học tập tốt.
____________________________________
Thứ 5 ngày 28 tháng 2 năm 2012
Anh văn
GV chuyên dạy
___________________________________
Thể dục
GV chuyên dạy
 ____________________________________
Luyện từ và câu
Từ ngữ về nghệ thuật. dấu phẩy.
	I. Mục đích, yêu cầu
	1. Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật)
	2. Ôn luyện về dấu phẩy.
	II. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ:
	GV nêu: Hương rừng thơm đồi vắng
	Nước suối trong thầm thì
	Cọ xoè ô che nắng .Râm mát đường em đi.
	? Tìm phép nhân hoá có trong khổ thơ?
	 Một HS nhắc lại : Nhân hoá là gì?
	Nhận xét, đánh giá.
	B. Hướng dẫn làm bài tập
	- Bài tập 1: 
	Một HS đọc yêu cầu bài tập
	Từng HS làm bài cá nhân, sau đó trao đổi theo nhóm.
	Hai nhóm lên bảng thi tiếp sức, nhận xét, bổ sung.
	Đọc đồng thanh bài làm đúng.
	-Bài tập 2: 
	 Một HS đọc yêu cầu bài tập. 
	 HS làm bài cá nhân vào vở bài tập
	 	Mời 3 HS lên bảng làm
	 	Cả lớp nhận xét, phân tích từng dấu phẩy, chốt lại lời giải đúng.
	 	GV hỏi về nội dung đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
	III. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS làm bài tốt.
 ____________________________________
Toán
T119: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	Giúp HS: 
	- Củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I (một) đến XII (mười hai) để xem được đồng hồ và các số XX (hai mươi), XXI (hai mươi mốt) khi đọc sách
	II. Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ:
	Hai HS làm lại bài tập 4, SGK trang 121
	Cả lớp nhận xét, đánh giá.
	B. Bài mới: 
	1. GV giới thiệu bài
	2. Thực hành
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán rồi chấm và chữa bài.
	Bài tập 1: Một HS viết số, một HS đọc số.
	Bài tập 2: Đổi vở đối chiếu xem bạn vẽ thêm kim phút đã đúng chưa?
	Bài tập 3: Một HS lên bảng làm.
	Bài tập 4: Chơi theo tổ, thi đua giữa các tổ.	
	III. Củng cố, dặn dò: 
	Tuyên dương những HS làm bài tốt
 _____________________________________
Buổi 2	Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiờu
- Củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I (một) đến XII (mười hai) để xem được đồng hồ và các số XX (hai mươi), XXI (hai mươi mốt) khi đọc sách.
- Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính.
III/ Hoạt động dạy và học:
	* HĐ1. : Giói thiệu nội dung , yêu cầu giờ học
 *HĐ2 : Hướng dẫn HS luyện tập
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3,4, Tiết 2 trang 43, 44 Vở Thực hành.
( HS làm thêm ) 
 * Bài 5. Học sinh đồng diễn thể dục xếp thành 8 hàng, mỗi hàng có 450 HS. Sau đó chuyển thành 9 hàng. Hỏi mỗi hàng lúc đó có bao nhiêu HS?
- HS làm bài . GV theo dõi chung , hướng dẫn thêm cho những HS yếu 
- Chữa bài : Gọi HS lên bảng chữa bầi 1, 2 , 4, 5.
	Bài 2:
I
II
III
V
XI
XX
VII
X
VIII
XXI
IX
1
2
3
5
11
20
7
10
8
21
9
- Cả lớp theo dõi , nhận xét .
III. Củng cố, dặn dũ
- Nhận xét tiết học
_________________________________
 Luyện viết
 Mặt trời mọc ở đằng ...Tây
I. Mục tiêu :
	*Rèn kỹ năng viết chính tả.
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Mặt trời mọc ở đằng ...Tây
II. Các hoạt động dạy học
	HĐ1. Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu, cầu tiết học.
	HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả.
	- GV đọc một lần đoạn1 và 2 bài Mặt trời mọc ở đằng ...Tây
? Câu thơ của bạn Pu – skin có gì vô lí .
	? Pu – skin đã chữa thơ giúp bạn như thế nào .
	- ? Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì.
	Cho HS đọc thầm lại bài văn, viết ra nháp những từ dễ viết sai.
	- GV đọc - HS viết vào vở luyện viết
 	- Chấm chữa bài.
	III. Củng cố, dặn dò
	-GV nhận xét tiết học
__________________________________
Hương dẫn-Thực hành : 
( Thủ công) Đan nong đôi
I. Mục tiêu
	- HS luyện cách đan nong đôi.
	- Đan được nong đôi đúng quy trình kỹ thuật
	- Yêu thích sản phẩm đan nan
II. Phương tiện
	Quy trình đan nong đôi
	Giấy, bìa, kéo, hồ dán
III. Hoạt động dạy học
1. HĐ1. Nêu lại quy trình đan nong đôi
	Gọi 1 số em
	GV ghi bảng
	- Bước 1. Kẻ cắt các nan.
	- Bước 2. Đan nong đôi
	- Bước 3. Dán nẹp vào khung.
2. HĐ2. Thực hành
	HS thực hành các bước để hoàn thành sản phẩm
	GV lưu ý các em cắt nan phải đều, thẳng. Khi đan nhấc 2 nan đè 2 nan, nan ngang trước và nan ngang sau liền kề lệch nhau một nan dọc, các nan ngang phải sít với nhau.
	GV theo dõi chung, giúp đỡ thêm cho những em còn lúng túng.
3. HĐ3. Trưng bày sản phẩm
	HS trưng bày sản phẩm của mình. GV đánh giá kết quả.
	Tuyên dương những em có sản phẩm đẹp
IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS.
____________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ( KNS)
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ( Tiết1 )
	I. Mục đớch, yờu cầu
	Sau bài học HS cú khả năng:
	- Biết tác dụng to lớn của những việc làm có trách nhiệm.
- Biết tác hại của những việc làm vô ý hay thiếu trách nhiệm.
	- Luôn có ý thức trước những việc làm hàng ngày của bản thân. 
- Giáo dục tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc được giao.
	II. Cỏc hoạt động dạy học
	Hoạt động 1: HD HS làm bài tập 1,2,3 VBT trang 20.
* Bài tập 1: GV HD HS đọc truyện Chiếc khăn trải bàn bài tập 1.
- Bước 1 : GV kể chuyện cho hs nghe.
Ba HS khá giỏi đọc nối tiếp câu chuyện trước lớp.
- Bước 2 : HS thảo luận nhóm 2:
 + Nga được lớp giao cho việc gì để chuẩn bị cho buổi liên hoan ?
 + Nhưng đúng lúc đó chuyện gì xảy ra ?
 + Tìm từ thể hiện thái độ lắng của các bạn khi chưa có khăn trải bàn ?
 + Khi biết tuy bạn Nga bị ốm nhưng vẫn nhờ mẹ mang khăn trải bàn đến lớp sớm thái độ của các ban ra sao ?
 + Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Nga ?
	- Đại diện nhóm trả lời.
	- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
*Bài tập 2: 1 HS nêu yờu cầu của bài. 
 Cho HS làm việc theo nhúm 2 ( quan sát tranh ) - Thảo luận về nội dung bức tranh và cách ứng xử của bản than trong tình huống trên ?
 - Đại diện nhóm trả lời.
 - Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
*Bài tập 3: HS thảo luận theo nhóm 4 và làm bài vào VTH .
Hoạt động 2: + Cho HS liên hệ bản thân về những việc làm của mình (Câu hỏi 2- bài tập 1 )
+ GV kiểm tra, chấm điểm một số bài, nhận xét.
Hoạt động 3: -HD HS rút ra bài học. 
-HS đồng thanh ghi nhớ ở VTH .
 	III.Củng cố dặn dũ: 
 * Về nhà: - Luôn có ý thức trước những việc làm hàng ngày của bản thân. 
 ____________________________________
Thứ 6 ngày 28 tháng 2 năm 2013
Tin học
GV chuyên dạy
 _____________________________________
Tập làm văn
Nghe kể: Người bán quạt may mắn
	I. Mục đích, yêu cầu
	1. Rèn kỹ năng nói: Nghe kể câu chuyên Người bán quạt may mắn, Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.	
	II. Đồ dùg dạy học
	Tranh minh hoạ câu chuyện.
	III Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ: Hai HS đọc bài viết "Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật".
 	GV nhận xét, chấm điểm.
	B. Bài mới.	
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn HS nghe - kể chuyện
	a. Chuẩn bị
	 	Một HS đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi gợi ý.
	HS quan sát tranh minh hoạ .
	b. GV kể chuyện
	- GV kể chuyện rồi hỏi HS: 
	+ Bà lão gặp ai và phàn nàn điều gì?
	+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
	+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
	GV kể lần 2.
	c. HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện.
	- Cả lớp chia nhóm tập kể câu chuyện
	- Đại diện các nhóm thi kể 
	- GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi HS
	? Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi?
	? Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
	? Cả lớp bình chon người kể chuyện hay nhất, hiếu câu chuyện nhất . 
	III. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương những kể chuyện tốt tốt
_______________________________________
Toán
T120: Thực hành xem đồng hồ
	I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm)
	- Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút).
	II. Đồ dùng dạy học
	Đồng hồ thật (loại có một kim ngắn và lại có một kim dài)
	Mô hình đồng hồ.
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ:
	Một HS lên bảng, cả lớp viết vào vở nháp các số La Mã từ 1 đến 12.
	Nhận xét, đánh giá
	B. Bài mới.
	1, Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp đúng đến từng phút)
	- GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ (đặc biệt giới thiệu các vạch chia 	phút)
	- GV yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài hỏi HS: " Đồng Hồ chỉ mấy giờ?" (6 giờ 10 phút) 
	- Hướng dẫn HS quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị ttrí kim ngắn trước, sau đó là kim dài.
	- Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một tí.
	- Kim dài ở vạch nhở thứ ba sau số 2 (tính theo chiều quay của kim đồng hồ). HS có thể tính từ vạch ghi số 12 đến vị trí hiện tại của kim dài, được 13 phút (nhẩm miệng : 5, 10 (đến vạch ghi số 2), rồi nhẩm tiếp 11, 12, 13). Do đó đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút.
	GV hướng dẫn tương tự với đồng hồ thứ ba: (6 giời 56 phút hoặc 7 giời kém 4 phút)
	3. Hướng dẫn HS làm bài tập
	- HS làm vào vở bài tập các bài 1, 2, 3 GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
	Chấm một số bài, chữa bài.
	Bài 1: Yêu cầu HS đọc giờ trên mặt từng đồng hồ.
	Bài tập 3, 4: HS đổi vở cho nhau kiểm tra xem bạn nối đúng chưa?.
	III. Tổng kết, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học.
_____________________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
	I. Mục tiêu: 
	- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần .
	- Những tồn tại cần khắc phục trong tuần tới.
	II. Các hoạt động dạy học
	1. GV nêu tiêu chí đánh giá
	- Đảm bảo sỉ số- Chậm, vắng
	- Tổng số điểm 10 trong tuần - Vệ sinh trực nhật.
	- Các hoạt động Đội Sao...- Trang phục HS
	Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân.
	GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất sắc.
	2. GV triển khai kế hoạch trong tuần 25: 
	- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập.
	- Thi đua học tốt dành nhiều điểm tốt tặng cô và mẹ,..
	- Các tổ kèm cặp giúp đỡ HS yếu trong tổ cùng nhau tiến bộ.
	- Vệ sinh trực nhật, nhặt rác ở sân trường và xung quanh lớp học.
	- Lưu ý: Kí cam kết giữ vệ sinh chung, không ăn quà vặt trước và sau giờ học.
___________________________________________________________________
Luyện Toán
Luyện tập ( Tiết 2 )t23
I. Mục tiờu
	- Củng cố về phộp chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số .
 - Vận dụng phộp chia để làm tớnh và giải toỏn.
III/ Hoạt động dạy và học:
	*HĐ1 : Giới thiệu nội dung , yêu cầu giờ học
	? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?	
*HĐ2 : Hướng dẫn HS luyện tập
- Hướng dẫn HS làn bài tập 1,2,3,4, Tiết 2 trang 36 Vở Thực hành
- HS làm bài . GV theo dõi chung , hướng dẫn thêm cho những HS yếu 
- Chữa bài : Gọi 3 HS lên bảng chữa bầi 1, 2 , 3
Bài 2 :	Nhận xột : 2420 : 3 = 806 ( dư 2 ) Vậy cú 2420 m vải 	thỡ may được nhiều nhất 806 bộ quần ỏo , cũn thừa 2m vải
	 	Đỏp số : 806 bộ quần ỏo , thừa 2m vải
 Cả lớp theo dõi , nhận xét .
III. Củng cố, dặn dũ
__________________________________
Luyện toán
Luyện tập . tiết 1-t23
I.Mục tiêu
 - Rốn kĩ năng nhõn số cú b

Tài liệu đính kèm:

  • doct24,l3.doc