Giáo án dạy học các môn khối lớp 1 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Thanh Bình

I. Mục tiêu:

- Học sinh đọc được p, ph, nh, phố xá, nhà lá ; câu và từ ứng dụng.

- Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : chợ, phố, thị xã

II. Chuẩn bị:

 - GV: Tranh minh họa SGK

 - HS: SGK

III. Hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định: Hát

 2. Bài cũ:

 - Hôm qua em học vần bài gì?

 - HS đọc bài SGK

 - HS viết bảng con

 

doc 24 trang Người đăng hong87 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn khối lớp 1 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết âm g GV viết chữ viết thường, GV ghi g viết thường phía dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm g gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng gà viết như thế nào? (g trước a sau, dấu huyền trên a).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
 - GV gọi HS cài âm g, tiếng gà, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
 - Tìm tiếng có âm g (gà, ga, gô)
Hoạt động 2: day âm gh
* GV giới thiệu “ghế gỗ”
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng ghế, gv ghi bảng : ghế
- Trong tiếng ghế có âm gì đã học rồi ? ( ê, dấu sắc), còn lại âm gh là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm a, dấu huyền.
- Khi viết âm gh GV viết chữ viết thường, GV ghi gh viết thường xuống dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm gh gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng ghế viết như thế nào? (gh trước ê sau, dấu sắc trên ê ).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
- GV gọi HS cài âm gh, tiếng nhà, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
- Tìm tiếng có âm gh ( ghế, ghề, ghi)
* HS nghỉ giải lao :
Hoạt động 3: HD HS viết bảng con
* Muốn viết âm g viết như thế nào ?
- GV viết mẫu g HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm g, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm g viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng.
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm. 
* Muốn viết âm gh viết như thế nào ?
- GV viết mẫu gh HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm gh, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm gh viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng
- HS đọc những tiếng vừa tìm. GV ghi từ mới, giảng từ
- GV gọi HS đọc lại bài.(3em) 
Tiết 2
Hoạt động 4: giới thiệu bài 
* GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ?
- Nhà bà có gì ? (nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ)
- Hôm nay chúng ta học : nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc (2em)
- Trong câu tiếng nào chứa âm vừa học ? (nhà, phố)
- Gọi cả lớp đọc đồng thanh câu trên.
Hoạt động 5: đọc SGK
- Gọi HS đọc bài 2/3 lớp (chú ý HS yếu)
	GV nhận xét.
* HS nghỉ giải lao:
Hoạt động 6: Luyện nói 
* GV đính tranh giới thiệu chủ đề luyện nói “gà ri, gà gô”.
- Trong tranh vẽ những con vật nào ? 
- Em hãy kể tên những con gà mà em biết?
- Gà thường ăn gì?
Hoạt động 7: HD HS viết bảng con
- GV đọc : g, gh HS viết, gọi HS đọc lại(2em)
- GV đọc tiếng : gà
- GV đọc g-a-ga-huyền-gà, HS viết theo, GV đọc lại gà, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại (2em)
- GV đọc tiếng : ghế
- GV đọc gh-ê-ghê-sắc-ghế, HS viết theo, GV đọc lại ghế, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại (2em)
* GV nhận xét.
Hoạt động 8: HD – HS viết vở tập viết
- GV yêu cầu HS lấy vở tập viết.
- Nội dung bài viết hôm nay là gì? (ph, nh, phố, nhà)
- GV yêu cầu HS viết ½ số dòng quy định
- Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, sau đó HD-HS viết từng hàng đến hết. 
- GV đến từng bàn theo dõi KT-HS
- Gọi HS xếp vở lại, lấy vở tập trắng .
- GV HD-HS viết mẩu âm g, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
- GV HD-HS viết mẩu âm gh, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
- Về nhà viết 1 dòng âm g, 1 dòng âm gh, bỏ một dòng kẽ viết 1 chữ.
- Chuẩn bị bài : q, qu, gi.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ ba, ngày 24 tháng 9 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Nhân biết số lượng trong phạm vi 10;
 	- Biết đọc viết các số trong phạm vi 10, cấu tạo số 10.
 	- giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. Làm các bài tập 1,2,3 
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK, Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
 - HS: SGK, Bảng con, 
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 - Hôm qua các em Toán bài gì?
 - HS thực hiện bài tập ở bảng con.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập
Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào luyện tập 
* Bài 1: Nối theo mẫu
- HD học sinh đếm số đồ vật trong hình để nối với số tương ứng
- GV giúp đỡ HS yếu
* Bài 3: Có mấy hình tam giác
- HD học sinh đếm số lượng hình tam giác rồi ghirồi ghi vào ô trống
Giải lao:
* Bài 4: a) >, < , = ? 
- HS căn cứ vào số đứng trước để so sánh và điền dấu 
- Cho học sinh chựa bài
- Chấm nhận xét
* Cũng cố phần so sánh trong phạm vi 10
Bài 5: Trò chơi. Điền số
- 3 nhóm cử 3 bạn lên chơi điền số
- GV hướng dẫn chơi, nhóm nào làm nhanh đúng là thắng.
- Đại diện nhóm lên chơi
10
10
10
2
8
4
6
9
1
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài và thực hiện BT.
- Chuẩn bị:
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ tư, ngày 25 tháng 9 năm 2013
Học vần
q – qu gi
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc được : q, qu, gi, chợ quê, cụ già; từ và câu ứng dụng
- Viết được : q, qu, gi, chợ quê, cụ già. 
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề : quà quê
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua em học vần bài gì?
 - HS đọc bài SGK
 - HS viết bảng con
 3. Bài mới
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Tiết 1
Hoạt động 1: dạy âm qu
- Gv cho HS quan sát tranh và hỏi HS ? (chợ quê)
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng quê, gv ghi bảng : quê
- Trong tiếng quê có âm gì, dấu gì đã học rồi ? (âm ê), còn lại âm qu là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa ê.
- Khi viết âm qu, GV viết chữ viết thường, GV ghi qu viết thường phía dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm qu gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng quê viết như thế nào? (qu trước ê sau).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
 - GV gọi HS cài âm qu, tiếng quê, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
 - Tìm tiếng có âm qu (quê, quả, qua)
Hoạt động 2: day âm gi
* GV giới thiệu “cụ già”
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng già, gv ghi bảng : già
- Trong tiếng già có âm gì đã học rồi ? ( a, dấu huyền), còn lại âm gi là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm a, dấu huyền.
- Khi viết âm gi GV viết chữ viết thường, GV ghi gi viết thường xuống dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm gi gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng già viết như thế nào? (gi trước a sau, dấu huyền trên a ).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
- GV gọi HS cài âm gi, tiếng nhà, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
- Tìm tiếng có âm gi ( Già, giỏ, giã)
* HS nghỉ giải lao :
Hoạt động 3: HD HS viết bảng con
* Muốn viết âm qu viết như thế nào ?
- GV viết mẫu qu HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm qu, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm g viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng.
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm. 
* Muốn viết âm gi viết như thế nào ?
- GV viết mẫu gi HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm gi, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm gi viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng
- HS đọc những tiếng vừa tìm. GV ghi từ mới, giảng từ
- GV gọi HS đọc lại bài.(3em) 
Tiết 2
Hoạt động 4: Giới thiệu bài 
* GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ?
- Chú tư ghé qua nhà để làm gì ? (chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá)
- Hôm nay chúng ta học : chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc (2em)
- Trong câu tiếng nào chứa âm vừa học ? (qua, giỏ)
- Gọi cả lớp đọc đồng thanh câu trên.
Hoạt động 5: đọc SGK
- Gọi HS mở SGK trang 51
- Gọi HS đọc bài 2/3 lớp (chú ý HS yếu)
	GV nhận xét.
* HS nghỉ giải lao:
Hoạt động 6: Luyện nói 
* GV đính tranh giới thiệu chủ đề luyện nói “quà quê”.
- Trong tranh vẽ cảnh gì ? 
- Em thích quà gì nhất ?( . )
- Ai thường cho em quà ?.
Hoạt động 7: HD HS viết bảng con
- GV đọc : qu, gi HS viết, gọi HS đọc lại(2em)
- GV đọc tiếng : quê
- GV đọc lại qu-ê-quê, HS viết theo, GV đọc lại quê, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại (2em)
- GV đọc tiếng : già
- GV đọc gi-a-gia-huyền-già, HS viết theo, GV đọc lại già, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại (2em)
* GV nhận xét.
Hoạt động 8: HD – HS viết vở tập viết
- GV yêu cầu HS lấy vở tập viết.
- Nội dung bài viết hôm nay là gì? (ph, nh, phố, nhà)
- GV yêu cầu HS viết ½ số dòng quy định
- Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, sau đó HD-HS viết từng hàng đến hết. 
- GV đến từng bàn theo dõi KT-HS
- Gọi HS xếp vở lại, lấy vở tập trắng .
- GV HD-HS viết mẩu âm qu, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
- GV HD-HS viết mẩu âm gi, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
- Về nhà viết 1 dòng âm qu, 1 dòng âm gi, bỏ một dòng kẽ viết 1 chữ
- Chuẩn bị bài : ng, ngh.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ tư, ngày 25 tháng 9 năm 2013
ÂM NHẠC 1
 HỌC HÁT BÀI TÌM BẠN THÂN
(Nhạc và lời: Việt Anh)
I. Mục tiêu:
Học sinh biết hát theo giai điệu đúng với lời 1 của bài Tìm bạn thân (Nhạc và lời: Việt Anh)
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo lời 1 của bài hát (Gõ đệm theo phách).
Giáo dục: Tình đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè và hiểu được thế nào mới gọi là bạn thân.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK, Bảng phụ ghi sẵn bài hát, CD âm nhạc 1.
 - HS: Tập bài hát, thanh phách.
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 - Tuần vừa qua các em hát bài gì?
 - HS lên bảng hát tốp ca.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Tìm bạn thân
Hát mẫu: CD Âm nhạc 1.
Đọc lời ca theo tiết tấu:
 @ e e e e \ e e q |
 Nào ai ngoan ai xinh ai tươi . . . 
- Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp . Vào bài ngay từ phách mạnh đầu tiên “Nào ai ngoan ai xinh ai tươi . . .”. Giai điệu bài hát vui tươi, nhí nhảnh. Câu 1, 2 có tiết tấu giống nhau. Trong bài có 2 dấu luyến xuống bằng 2 nốt móc đơn “múa vui”.
Khi dạy hát giáo viên cần nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp . Hai ô nhịp cuối hát chậm, tiếng “nào” cuối bài ngân 2 phách hết bài.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo phách.
 @ e e e e \ e e q |
 Nào ai ngoan ai xinh ai tươi . . . 
 x x x x
Hướng dẫn luyện tập:
Luyện tập tiết tấu.
Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Hát kết hợp vận dộng phụ họa theo bài hát
Giáo viên gợi ý một số động tác theo nội dung bài hát.
Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
 4. Củng cố:
HS nhắc lại nội dung đã học.
GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
Chuẩn bị: Tìm bạn thân (tiếp theo)
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ tư, ngày 25 tháng 9 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về nhận biết số lượng trong phạm vi 10
- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến10
- Giáo dục học sinh yêu thích môn toán, tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK, Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
 - HS: SGK, Bảng con, 
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 - Hôm qua các em Toán bài gì?
 - HS thực hiện bài tập ở bảng con.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu bải trực tiếp
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
Mục tiêu: Nhận biết số lượng của từng nhóm đồ vật trong phạm vi 10, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10 ; thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
 Cách tiến hành :
* Bài tập1/40: HS làm phiếu học tập.
- Hướng dẫn HS
- GV chấm điểm ,nhận xét bài làm của HS.
* Bài 2/40: Làm vở bài tập Toán 1.
- Hướng dẫn HS viết:
- GV chấm điểm, nhận xét bài viết của HS.
HS nghỉ giải lao 5’
* Bài3/40:2HS làm bảng lớp, cả lớp làm phiếu học tập.
- GV nhận xét bài làm của HS.
 * Bài 4/40 : 2HS làm bảng lớp, CL làm ở bảng con.
- GV nhận xét kết quả HS làm.
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài và thực hiện BT.
- Chuẩn bị: 
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ tư, ngày 25 tháng 9 năm 2013
Mĩ thuật
Vẽ ( hoặc nặn) quả dạng tròn
I. Mục tiêu:
-Kiến thức:Học sinh nhận biết đặc điểm hình dáng, màu sắc của một
 số quả dạng tròn.
-Kỉ năng:Vẽ hoặc nặn được một quả dạng tròn.
 HS khá giỏi: Vẽ hoặc nặn được một số quả dạng tròn có đặc điểm riêng..
Thái độ:Thích vẽ hoặc nặn quả dạng tròn theo ý thích
II. Chuẩn bị:
- GV:Các quả có dạng tròn ( cam , quýt, xoài ), hình vẽ minh hoạ ..
 - HS:Vở tập vẽ, màu , bút chì., bút màu .
III. Hoạt động dạy và học:	
1. Ổn định: Hát
2. kiểm tra bài cũ:
 	- GV nhận xét bài vẽ những em vẽ chậm tiết rồi
- Tuyên dương bài vẽ đẹp.
 	- Nhận xét chung.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- Đưa mẫu vật: Quả cam, quả na, quả cà chua...
- Các em hãy cho cô biết các quả này có dạng hình gì ?
- Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em cách vẽ quả có dạng hình tròn. 
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu quả dạng hình tròn .
 - Giáo viên treo tranh và yêu cầu Học sinh hãy quan sát kỹ các quả sau:
- Giáo viên đưa quả xoài, quả,bưởi ,quả măng cụt , quảchanh,, quả nho.
- Đây là những quả có dạng hình gì?
- Có những quả tròn và có những quả hơi tròn. Tuy vậy, tất cả đều được gọi là “Quả dạng tròn”.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn cách vẽ
 - Vẽ khung tròn .
 - Vẽ quả hình tròn .
 - Chỉnh sửa tạo đúng hình quả
 - Giáo viên vẽ mẫu 1 vài quả : (vẽ mẫu)
 - Các em sẽ vận dụng những điều cô đã hướng dẫn để vẽ 1 bức tranh thật đẹp.
Nghỉ giữa tiết
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành 
 - GV gợi ý qua tranh vẽ.
 - Có thể vẽ nhiều quả hơn, vào vở nhưng phải cân đối khung tranh.
 - Hướng dẫn tô màu vào các quả của mình đã vẽ 
 - Giáo viên thu vở nhận xét
 - Nhận xét : Tuyên dương tranh vẽ đẹp 
4. Củng cố:
 -Trò chơi : Thi vẽ tranh nhanh .
 -Luật chơi: Các Tổ sẽ thi vẽ nhanh quả có -dạng hình tròn , thời gian là hết một bài hát 
 -Tổ nào vẽ được nhiều, nhanh đẹp sẽ Thắng 
5. Dặn dò: 
 -Nhận xét:Tuyên dương.
 -Về nhà quan sát các qủa , các loại trái cây
 -Chuẩn bị : Vẽ màu vào hình quả.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ năm, ngày 26 tháng 9 năm 2013
HỌC VẦN
ng ngh
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc được : ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ ; từ và câu ứng dụng
- Viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề : bê, nghé, bé.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ:
 - Hôm qua em học vần bài gì?
 - HS đọc bài SGK
 - HS viết bảng con
 3. Bài mới
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Hoạt động 1: dạy âm ng
- Gv cho HS quan sát tranh và hỏi HS ? (cá ngừ)
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng ngừ, gv ghi bảng : ngừ
- Trong tiếng ngừ có âm gì, dấu gì đã học rồi ? (âm ư, dấu huyền), còn lại âm qu là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm ư, dấu huyền.
- Khi viết âm ng, GV viết chữ viết thường, GV ghi ng viết thường phía dưới bảng
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm ng gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng ngừ viết như thế nào? (ng trước ư sau dấu huyền trên ư).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
 - GV gọi HS cài âm ng, tiếng ngừ, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
 - Tìm tiếng có âm ng (ngừ, ngã, ngõ)
Hoạt động 2: day âm ngh
* GV giới thiệu “củ nghệ”
- Chúng ta sẽ học kỹ tiếng nghệ, gv ghi bảng : nghệ
- Trong tiếng nghệ có âm gì đã học rồi ? ( ê, dấu nặng), còn lại âm ngh là âm mới chúng ta sẽ học hôm nay, GV xóa âm ê, dấu nặng.
- Khi viết âm ngh GV viết chữ viết thường, ghi ngh viết thường xuống dưới bảng
 - GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- GVgọi HS viết bảng âm ngh gọi HS đọc 100%
- Muốn viết tiếng nghệ viết như thế nào? (ngh trước ê sau, dấu nặng dưới ê ).
- Gọi HS đọc phân tích, đọc trơn (2em)
* HS lấy cài:
- GV gọi HS cài âm ngh, tiếng nhà, HS đọc phân tích, đọc trơn (2em).
- Tìm tiếng có âm ngh ( Già, giỏ, giã)
* HS nghỉ giải lao :
Hoạt động 3: HD HS viết bảng con
* Muốn viết âm ng viết như thế nào ?
- GV viết mẫu ng HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm qu, gọi HS đọc.
- Gọi HS tìm tiếng có âm g viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng.
- Gọi HS đọc những tiếng vừa tìm. 
* Muốn viết âm ngh viết như thế nào ?
- GV viết mẫu ngh HS viết theo GV, HS đọc phân tích, đọc trơn
- GV xóa bảng gọi HS viết lại âm ngh, gọi HS đọc.
- HS tìm tiếng có âm ngh viết bảng con, HS đọc GV ghi tiếng có nghĩa lên bảng
- HS đọc những tiếng vừa tìm. GV ghi từ mới, giảng từ
- GV gọi HS đọc lại bài.(3em) 
Tiết 2
Hoạt động 4: giới thiệu bài 
* GV đính tranh hỏi HS tranh vẽ gì ?
- Nghỉ hè, chị kha làm gì ? (nghỉ hè, chi kha ra nhà bé nga)
- Hôm nay chúng ta học : nghỉ hè, chi kha ra nhà bé nga.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc (2em)
- Trong câu tiếng nào chứa âm vừa học ? (nghỉ, nga)
- Gọi cả lớp đọc đồng thanh câu trên.
Hoạt động 5: đọc SGK
- Gọi HS mở SGK trang 53
- Gọi HS đọc bài 2/3 lớp (chú ý HS yếu)
	GV nhận xét.
* HS nghỉ giải lao:
Hoạt động 6: Luyện nói 
* GV đính tranh giới thiệu chủ đề luyện nói “bế, nghé, bé”
- Trong tranh vẽ cảnh gì ? 
- Bê là con của con gì ? Nó màu gì ?. 
- Nghé là con của con gì ? Nó màu gì ?. 
Hoạt động 7: HD HS viết bảng con
- GV đọc : ng, ngh HS viết, gọi HS đọc lại(2em)
- GV đọc tiếng : ngừ
- GV đọc ng-ư-huyền-ngừ, HS viết theo, GV đọc lại ngừ, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại (2em)
- GV đọc tiếng : nghệ
- GV đọc ngh-ê-nghê-nặng-nghệ, HS viết, đọc lại nghệ, HS viết xong đọc nhẩm
- Gọi HS đọc lại (2em)
* GV nhận xét.
Hoạt động 8: HD – HS viết vở tập viết
- GV yêu cầu HS lấy vở tập viết.
- Nội dung bài viết hôm nay là gì? (ph, nh, phố, nhà)
- GV yêu cầu HS viết ½ số dòng quy định
- Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút để vở, sau đó HD-HS viết từng hàng đến hết. 
- GV đến từng bàn theo dõi KT-HS
- Gọi HS xếp vở lại, lấy vở tập trắng .
- GV HD-HS viết mẩu âm ng, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
- GV HD-HS viết mẩu âm ngh, HS viết theo GV (một chữ mẫu)
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo dục.
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài.
- Về nhà viết 1 dòng âm ng, 1 dòng âm ngh, bỏ một dòng kẽ viết 1 chữ
- Chuẩn bị bài : y, tr.
@Rút kinh nghiệm:	
***********************************
 Thứ năm, ngày 26 tháng 9 năm 2013
Thủ công
Xé dán hình quả cam.
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách xé dán hình quả cam,từ hình vuông xé được hình quả cam có cuốn lá 
 và dán cân đối.
- Giúp các em rèn luyện đôi tay khéo léo.
- Yêu thích môn học,chịu khó.
II. Chuẩn bị:
- GV : Bài mẫu về xé dán hình quả cam.
 Giấy màu da cam,xanh lá cây,hồ,giấy nền,khăn lau tay.
- HS : Giấy nháp kẻ ô và đồ dùng học tập,vở,khăn.
III. Hoạt động dạy và học:	
1. Ổn định: Hát 
2. Bài cũ :
 Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh : Học sinh đưa dụng cụ học tập bày lên bàn để giáo viên kiểm tra.
 Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới : Giới thiệu, ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu mẫu.
 Mục tiêu : Học sinh biết được đặc điểm hình dáng,màu sắc quả cam.
 Giáo viên cho học sinh xem tranh mẫu và hỏi :
 - Em hãy tả hình dáng bên ngoài của quả cam?
 - Quả cam có hình gì? Màu gì?
 - Cuống như thế nào?
 - Khi chín có màu gì?
 - Em hãy cho biết còn có những quả gì có hình quả cam?”
Hoạt động 2 : Hướng dẫn xé quả cam.
 Mục tiêu : Học sinh nắm được cách xé từng phần của quả cam.
 Giáo viên thao tác mẫu.
 a) Xé hình quả cam :
 Giáo viên lấy giấy màu cam,lật mặt sau đánh dấu vẽ hình vuông cạnh 8 ô,xé rồi lấy hình vuông ra xé 4 góc của hình vuông sau đó chỉnh sửa cho giống hình quả cam.Lật mặt màu để học sinh quan sát.
 b) Xé hình lá :
 Lấy giấy màu xanh xé hình chữ nhật cạnh dài 4 ô,ngắn 2 ô.
 Lần lượt xé 4 góc của hình chữ nhật như đã đánh dấu,sau đó xé dần chỉnh sửa cho giống cái lá.
 Giáo viên lật mặt sau cho học sinh quan sát.
 c) Xé hình cuống lá :
 Lấy giấy màu xanh vẽ xé hình chữ nhật có cạnh 4x1 ô,xé đôi hình chữ nhật lấy một nửa để làm cuống.
 d) Dán hình :
 Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu.
 Bôi hồ : dán quả sau đó đến cuống và lá lên giấy nền .
4. Củng cố :
 Gọi học sinh nhắc lại quy trình xé dán quả cam.
5. Dặn dò:
 - Nhận xét, đánh giá tiết học.
 - Tinh thần,thái độ.
 - Chuẩn bị đồ dùng.
 - Chuẩn bị giấy màu và đồ dùng cho tiết sau hoàn thành sản phẩm.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ năm, ngày 26 tháng 9 năm 2013
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Củng cố về thứ tự của mỗi trong dãy các số từ 0 đến 10.
- So sánh các số trong phạm vi 10, sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn toán, tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. 
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh minh họa SGK, Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
 - HS: SGK, Bảng con, 
III. Hoạt động dạy và học:	
 1. Ổn định: Hát
 2: Bài cũ:
 - Hôm qua các em Toán bài gì?
 - HS thực hiện bài tập ở bảng con.
 - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới
 - Giới thiệu, ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài trực tiếp 
Hoạt động II: Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
 Mục tiêu: Thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10. Sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định. So sánh các số trong phạm vi 10. 
Cách tiến hành :
* Bài tập1: HS làm phiếu học tập.
- Hướng dẫn HS. HS làm bài. Chữa bài: HS đọc:
0, 1, 2 	 ; 	1, 2, 3 	; 	8, 9, 10 ;
0, 1, 2, 3, 4 ; 	 8, 7, 6, 5.
- GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
* Bài 2 :Cả lớp Làm vở Toán 1.
- HS đọc YC bài 2” Điền dấu , =”
- Cả lớp làm vở : 0 9 ; 3 < 4 < 5 .
 - GV chấm điểm, nhận xét bài viết của HS.
* Bài 3 : HS làm bảng lớp, cả lớp bảng con.
- Kết luận : GV củng cố: Số liền trước số 1 là số 0. Số liền sau số 9 là số 10. Số ở giữa số 3 và số 5 là số 4. 
- GV nhận xét bài làm của HS.
* Bài 4 : HS đọc yêu cầu bài 4, HS làm bảng lớp, CL làm ở bảng con.
a/ Theo thứ tự từ bé đến lớn: 
2, 5, 6, 8, 9.
b/ Theo thứ tự từ lớn đến bé:
9, 8, 6, 5, 2.
- GV nhận xét kết quả HS làm bài
 4. Củng cố:
- HS nhắc lại nội dung đã học.
- GV tóm tắt nội dung, kết hợp giáo 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 6 1 cot.doc