I. Mục tiêu
- Chp lại chính xc bi chính tả, trình by đúng lời nhân vật trong bài.
- Làm được BT2; BT3a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng chép sẵn nội dung đoạn chép, bảng phụ, bút dạ.
- HS: Vở, bảng con.
III. Phương pháp, hình thức dạy học
Thực hnh, c nhn
IV. Các hoạt động
CHÍNH TẢ (tc) NGƯỜI MẸ HIỀN I. Mục tiêu - Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng lời nhân vật trong bài. - Làm được BT2; BT3a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. II. Chuẩn bị GV: Bảng chép sẵn nội dung đoạn chép, bảng phụ, bút dạ. HS: Vở, bảng con. III. Phương pháp, hình thức dạy học Thực hành, cá nhân IV. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Giới thiệu bài 2 HS lên bảng đọc các từ khó, từ cần chú ý phân biệt của tiết trước cho HS viết. Cả lớp viết vào giấy nháp. Nhận xét, cho điểm HS. Giới thiệu: Người mẹ hiền. Bài tập chính tả phân biệt âm đầu r/ d/ gi, vần uôn/ uông, ôn tập chính tả với ao/ au. 2. Phát triển bài (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc. Vì sao Nam khóc? Cô giáo nghiêm giọng hỏi 2 bạn thế nào? Dấu gạch ngang đặt ở đâu? Dấu chấm hỏi đặt ở đâu? Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn. GV gạch chân. Hướng dẫn tập chép. GV chấm bài, nhận xét. v Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 1 HS đọc đề bài. HS lên bảng làm bài. GV kết luận về bài làm. 3. Kết luận (3’) Trò chơi: Điền từ vào chỗ trống. - Nhận xét tiết học, dặn dị. Chuẩn bị: Bàn tay dịu dàng. - Hát - Viết: Vui vẻ, tàu thủy, lũy tre, che chở, trăng sáng, trắng trẻo. - 2 HS đọc thành tiếng. - Vì Nam thấy đau và xấu hổ. - Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không? - Đặt ở trước lời nói của cô giáo, của Nam và Minh. - Ơû cuối câu hỏi của cô giáo. - HS viết bảng con: xấu hổ, xoa đầu, cửa lớp, nghiêm giọng, trốn, xin lỗi, hài lòng, giảng bài. - HS chép bài. - HS sửa lỗi. - HS theo dõi. - Cả lớp làm bài vào vở. - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. - Trèo cao, ngã đau CHÍNH TẢ (NV) BÀN TAY DỊU DÀNG I. Mục tiêu - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuơi; biết ghi đúng các dấu câu trong bài. - Làm được BT2; BT3a/b, hoặc BTCT phương ngữ doGV soạn. II. Chuẩn bị GV: Bảng ghi các bài tập chính tả, bảng phụ, bút dạ. HS: Vở chính tả, bảng con. III. Phương pháp, hình thức dạy học Luyện tập, cá nhân IV. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Giới thiệu bài 2 HS lên bảng, đọc cho HS viết các từ khó, các từ dễ lẫn của tiết trước. Nhận xét. Giới thiệu: Bàn tay dịu dàng. 2. Phát triển bài(27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết - GV đọc đoạn trích An đã nói gì khi thầy kiểm tra bài tập? Lúc đó Thầy có thái độ ntn? Những chữ nào thì phải viết hoa? Vì sao? Khi xuống dòng, chữ đầu câu phải viết thế nào? Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn sau đó cho viết bảng con. - GV đọc một lượt GV đọc bài cho HS viết. HD HS sốt lỗi CT từng câu. GV chấm. Nhận xét. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2,3: Thầy hướng dẫn HS làm Thầy nhận xét. 3. Kết luận (3’) Trò chơi: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Chuẩn bị: Bài luyện tập. - Hát - Xấu hổ, đau chân, muông thú . . . - HS đọc lại. - An buồn bã nói: Thưa Thầy, hôm nay em chưa làm bài tập. - Thầy chỉ nhẹ nhàng xoa đầu em mà không trách gì em. - Chữ cái đầu câu và tên riêng. - Viết hoa và lùi vào 1 ô li. - Vào lớp, làm bài, chưa làm, thì thào, xoa đầu, yêu thương, kiểm tra, buồn bã, trìu mến. - HS viết bài. Sửa bài. - ao cá, gáo dừa, hạt gạo, nói láo, ngao, trắng phau, lau chùi . . - Da dẻ cậu ấy thật hồng hà/ Gia đình em rất hạnh phúc - Con dao này rất sắc./ Người vừa rao./ Mẹ giaotrông bé Hà. - Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt -Nước chảy từ trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn. ĐẠO ĐỨC CHĂM LÀM VIỆC NHÀ I. Mục tiêu - Biết : Trẻ em cĩ bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ơng bà, cha mẹ. - Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng. II. Chuẩn bị Thầy : SGK, tranh, phiếu thảo luận. HS : Vật dụng: chổi, chén, khăn lau bàn III. Phương pháp, hình thức dạy học Thảo luận, nhĩm IV. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Giới thiệu bài Ở nhà em tham gia làm những việc gì? Kết quả các công việc đó? GV nhận xét. Giới thiệu: Chăm làm việc nhà. 2. Phát triển bài(28’) v Hoạt động 1: Tự liên hệ. Các nhóm thảo luận, đóng vai tình huống ghi trong phiếu. Tình huống 1: Lan đang phải giúp mẹ trông em thì các bạn đến rủ đi chơi. Lan sẽ làm gì? Tình huống 2: Mẹ đi làm muộn chưa về. Bé Lan sắp đi học mà chưa ai nấu cơm cả. Nam phải làm gì bây giờ? Tình huống 3: Aên cơm xong, mẹ bảo Hoa đi rửa bát. Nhưng trên Tivi đang chiếu phim hay. Bạn hãy giúp Hoa đi. Tình huống 4: Các bạn đã hẹn với Sơn sang chơi nhà vào sáng nay. Nhưng hôm nay bố mẹ đi vắng cả, bà Sơn đang ốm, Sơn được mẹ giao cho chăm sóc bà. Sơn phải làm gì bây giờ? - Đại diện các nhóm lên đóng vai và trình bày kết quả thảo luận. Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm Kết luận: Khi được giao làm bất cứ công việc nhà nào, em cần phải hoàn thành công việc đó rồi mới làm những công việc khác. v Hoạt động 2: Điều này đúng hay sai. Các ý kiến như sau: a. Làm việc nhà là trách nhiệm của người lớn trong gia đình. b. Trẻ em không phải làm việc nhà. c. Cần làm tốt việc nhàkhi có mặt cũng như khi vắng mặt người lớn. d. Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ. e. Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng của mình. v Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp. GV nêu các câu hỏi để HS tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của bản thân. 1. Ở nhà em đã tham gia làm những công việc gì? Kết quả của những công việc đó ra sao? 2. Những công việc đó do bố mẹ em phân công hay em tự giác làm? 3. Trước những công việc em đã làm, bố mẹ em tỏ thái đội ntn? 4. Em có mong ước được tham gia vào làm những công việc nhà nào? Vì sao? GV khen HS chăm chỉ, góp ý những công việc nhà còn chưa phù hợp hoặc quá khả năng của các em. Kết luận: Hãy tìm những việc nhà hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với cha mẹ. 3. Kết luận (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Chăm chỉ học tập. - Hát - HS nêu - Các nhóm HS thảo luận, đóng vai để xử lý tình huống. - Lan không nên đi chơi mà ở nhà trông giúp mẹ, hẹn các bạn dịp khác đi chơi cùng - Nam có thể giúp mẹ đặt trước nồi cơm, nhặt rau giúp mẹ để khi mẹ về, mẹ có thể nhanh chóng nấu xong cơm, kịp cho bé Lan đi học. - Bạn Hoa nên rửa bát xong đã rồi mới vào xem phim tiếp. - Sơn có thể gọi điện đến các bạn, xin lỗi các bạn và hẹn dịp khác. Vì bà ốm, rất cần Sơn chăm sóc và yên tĩnh để nghỉ ngơi. - Đại diện các nhóm lên đóng vai và trình bày. Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. - HS nghe và thực hiện: Giơ bảng đúng (Đ), sai (S). - HS suy nghĩ và trao đổi với bạn bên cạnh. - Ở nhà em đã tham gia làm những công việc như: Quét nhà, lau nhà, rửa ấm chén . . . Sau khi quét nhà, em thấy nhà cửa sạch sẽ hơn; sau khi lau nhà em thấy nhà cửa thoáng mát. - Những công việc đó do bố mẹ em phân công em làm - Bố mẹ em rất hài lòng. Bố mẹ khen em. - Gấp quần áo, trông em ... giúp bố mẹ. Vì theo em nghĩ, đó là những công việc vừa với sức và khả năng của mình. KỂ CHUYỆN Tiết 8: NGƯỜI MẸ HIỀN I. Mục tiêu Dựa theo tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền. II. Chuẩn bị GV: Tranh. Bảng phụ viết sẵn lời, gợi ý nội dung từng tranh HS: SGK. III. Phương pháp, hình thức dạy học Sắm vai, cá nhân IV. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Giới thiệu bài Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Người thầy cũ. Nhận xét và cho điểm HS. Giới thiệu: Người mẹ hiền. 2. Phát triển bài(27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể lại từng đoạn. Bước 1: Kể trong nhóm GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn câu chuyện. Bước 2: Kể trước lớp. Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. Gọi HS nhận xét sau mỗi lần bạn kể. Chú ý: Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi nếu thấy các em còn lúng túng. Tranh 1: (đoạn 1) Minh đang thì thầm với Nam điều gì? Nghe Minh rủ Nam cảm thấy thế nào? 2 bạn quyết định ra ngoài bằng cách nào? Vì sao? Tranh 2: (đoạn 2) Khi 2 bạn đang chui qua lỗ tường thủng thì ai xuất hiện? Bác đã làm gì? Nói gì? Bị Bác bảo vệ bắt lại, Nam làm gì? Tranh 3: (đoạn 3) Cô giáo làm gì khi Bác bảo vệ bắt được quả tang 2 bạn trốn học. Tranh 4: (đoạn 4) Cô giáo nói gì với Minh và Nam? 2 bạn hứa gì với cô? v Hoạt động 3: Dựng lại câu chuyện theo vai Yêu cầu kể phân vai. Lần 1: GV là người dẫn chuyện. Lần 2: Thi kể giữa các nhóm HS. Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 3. Kết luận (3’) Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện này. - Hát - HS thi đua kể. - Mỗi nhóm 3 HS lần lượt từng em kể lại từng đoạn truyện theo tranh, các em khác lắng nghe, gợi ý nhận xét bạn kể. - Đại diện các nhóm trình bày, nối tiếp nhau kể từng đoạn cho đến hết truyện. - Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu trong giờ kể chuyện tuần 1. - Minh rủ Nam ra ngoài phố - Nam rất tò mò muốn đi xem. - Vì cổng trừơng đóng 2 bạn quyết định chui qua 1 tường thủng. - Bác bảo vệ xuất hiện. - Bác túm chân nói: “Cậu nào đây? Định trốn học hả?” - Nam sợ quá khóc toáng lên. - Cô xin Bác nhẹ tay kẻo Nam đau. Cô nhẹ nhàng kéo Nam lại đỡ cậu dậy, phủi hết đất cát trên người và đưa cậu về lớp. - Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không? - 2 bạn hứa sẽ không trốn học nữa và xin cô tha lỗi. - Thực hành kể theo vai. - Kể toàn chuyện. LUYỆN TỪ & CÂU Tuần 8: TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG , TRẠNG THÁI- DẤU PHẨY I. Mục tiêu - Nhận biết và bước đầu biết dùng mợt sớ từ chỉ hoạt đợng, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu ( BT1,2). - Biết đặt dấu phẩy vào chỡ thích hợp trong câu(BT3). II. Chuẩn bị GV: SGK HS: III. Phương pháp, hình thức dạy học Thảo luận, nhóm IV. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Giới thiệu bài Bố em mũ chào thầy Bạn Lan cặp đi học Bạn Hòa đang cơm cho em Buổi sáng , bố tập thểdục Giới thiệu: Từ chỉ hoạt đợng, trạng thái. Dấu chấm 2. Phát triển bài(27’) Bài 1: Tìm ĐT chỉ họat động của loài vật và sự vật YCHS tìm thêm các từ khác. Bài 2 : Điền động từ vào chỗ trống cho đúng nội dung bài ca dao . Bài 3: Đặt dấu phẩy vào đúng chỗ trong mỗi câu Gọi HS đọc YC. HS làm bài vào VBT. Nhận xét. * Lưu ý: Dùng để tách những từ chỉ hoạt đợng, trạng thái, tình cảm đi liền nhau. 3. Kết luận (3’) T cho H thi đua, tìm từ chỉ hoạt đợng ø trong các câu. Đừng giãy, từ từ lui vào, cô đỡ Chúng em đang đi tìm nước uống thì thấy 1 con thú hung dữ đang rình sau bụi cây Đàn săn sắt va øthầu dầu cố bơi theo 2 tôi Nhận xét tiết học, dặn dò. - Hát a) ăn c) tỏa b) uống H làm cá nhân - Con mèo mà trèo cây cau - Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà - Chú chuột đi chợ đàng xa - Mua nắm mua muối giỗ cha chú mèo . Lớp em học tập tốt, lao động tốt Cô giáo chúng em yêu thương , quí mến H Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo - HS nêu TẬP VIẾT Tuần 8: G – GÓP SỨC CHUNG TAY I. Mục tiêu Viết đúng chữ hoa G ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Góp ( 1 dòng vừa và nhỏ), Góp sức chung tay( 3 lần). II. Chuẩn bị GV: Chữ mẫu G . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở III. Phương pháp, hình thức dạy học Luyện tập, cá nhân IV. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Giới thiệu bài Yêu cầu viết: E, Em. GV nhận xét, cho điểm. Giới thiệu: GV nêu mục đích và yêu cầu. 2. Phát triển bài(27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. Chữ G cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Viết bởi mấy nét? GV chỉ vào chữ G và miêu tả: Gồm 2 nét là kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền tạo vòng xoắn to ở đầu chữ. Nét 2 là nét khuyết ngược. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS viết bảng con. GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. GV nhận xét uốn nắn. v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. Giới thiệu câu: Góp sức chung tay Hiểu nghĩa: cùng nhau làm việc Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh. Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? GV: Góp . Lưu ý nối nét G và op. HS viết bảng con - Viết: : Góp. - GV nhận xét và uốn nắn. v Hoạt động 3: Viết vở GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung. 3. Kết luận (3’) GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp. - GV nhận xét tiết học, dặn dò. - Hát - HS viết bảng con. - 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. - HS quan sát - 8 li, 9 đường kẻ ngang, 2 nét - HS quan sát - HS quan sát. - HS tập viết trên bảng con - HS đọc câu - 4 li; 2,5 li; 2 li; 1,5 li;1,25 li;1 li - Dấu sắc (/) trên o vàư - Khoảng cách 1 con chữ cái - HS viết bảng con - Vở Tập viết - HS viết vở - Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 8: ĂN, UỐNG SẠCH SẼ I. Mục tiêu Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm nhai kĩ, khơng uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại, tiểu tiện. II. Chuẩn bị GV: Hình vẽ trong SGK, giấy, bút, viết, bảng, phiếu thảo luận. HS: SGK. III. Phương pháp, hình thức dạy học Thảo luận, cá nhân IV. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Giới thiệu bài Thế nào là ăn uống đầy đủ. Không những ăn đủ 1 bữa, em cần uống nước ntn? Giới thiệu: GV yêu cầu HS kể tên các thức ăn, nước uống hằng ngày. Mỗi HS nói tên một đồ ăn, thức uống và GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) trên bảng. - Yêu cầu HS nhận xét xem các thức ăn, nước uống trên sạch chưa. Hôm nay chúng ta học bài ăn, uống sạch sẽ. 2. Phát triển bài(28’) v Hoạt động 1: Biết cách thực hiện ăn sạch - Thảo luận nhóm :Muốn ăn sạch ta phải làm ntn? - Nghe ý kiến trình bày của các nhóm. GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) lên bảng. - GV treo các tranh trang 18 và yêu cầu HS nhận xét: Hình 1: Bạn gái đang làm gì? Rửa tay ntn mới được gọi là hợp vệ sinh? Những lúc nào chúng ta cần phải rửa tay? Hình 2: Bạn nữ đang làm gì? Theo em, rửa quả ntn là đúng? Hình 3: Bạn gái đang làm gì? Khi ăn, loại quả nào cần phải gọt vỏ? Hình 4: Bạn gái đang làm gì? Tại sao bạn ấy phải làm như vậy? Có phải chỉ cần đậy thức ăn đã nấu chín thôi không? Hình 5: Bạn gái đang làm gì? Bát, đũa, thìa sau khi ăn, cần phải làm gì? YC thảo luận: “Để ăn sạch, các bạn HS trong tranh đã làm gì?”. Hãy bổ sung thêm các hoạt động, việc làm để thực hiện ăn sạch. GV kết luận: Để ăn sạch, chúng ta phải: + Rửa tay sạch trước khi ăn. + Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn. + Thức ăn phải đậy cẩn thận, không để ruồi, gián, chuột đậu hoặc bò vào. + Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ. (Trình bày trước nội dung này trên bảng phụ) v Hoạt động 2: Làm gì để uống sạch YCTL cặp đôi: “Làm thế nào để uống sạch?” YCHS thảo luận để thực hiện yêu cầu trong SGK. GV: Vậy nước uống thế nào là hợp vệ sinh? v Hoạt động 3: Ích lợi của việc ăn, uống sạch sẽ. GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận. GV chốt: Chúng ta phải thực hiện ăn, uống sạch sẽ để giữ gìn sức khoẻ, không bị mắc 1 số bệnh như: Đau bụng, ỉa chảy, . . . để học tập được tốt hơn. 3. Kết luận (2’) Qua bài học này, em rút ra được điều gì? Nêu các cách thực hiện ăn sạch, uống sạch. Chuẩn bị: Đề phòng bệnh giun. - Hát Ăn đủ 3 bữa: thịt, trứng, cá, cơm canh, rau, hoa quả. - Đủ nước - Mỗi nhóm ghi ý kiến của mình. - Các nhóm HS trình bày ý kiến. - Đang rửa tay. - Rửa tay bằng xà phòng, nước sạch. Sau khi đi vệ sinh, sau khi nghịch bẩn, . . . - Đang rửa hoa, quả. - Rửa dưới vòi nước chảy, rửa nhiều lần bằng nước sạch. - Đang gọt vỏ quả. - Quả cam, bưởi, táo . . . - Đang đậy thức ăn. - Để cho ruồi, gián, chuột không bò, đậu vào làm bẩn thức ăn. - Không phải. Kể cả thức ăn đã hoặc chưa nấu chín, đều cần phải được đậy. - Đang úp bát đĩa lên giá. - Cần phải được rửa sạch, phơi khô nơi khô ráo, thoáng mát - Các nhóm HS thảo luận. - 1 vài nhóm HS nêu ý kiến. - 1, 2 HS đọc lại phần kết luận. Cả lớp chú ý lắng nghe. Muốn uống sạch ta phải đun sôi nước. - H6: Chưa hợp vệ sinh. Vì nước mía ép bẩn, có nhiều ruồi, nhặng. - H7: Không hợp vệ sinh. Vì nước ở chum là nước lã, có chứa nhiều vi trùng. - H8: Đã hợp vệ sinh. Vì bạn đang uống nước đun sôi để nguội. - Trả lời: Là nước lấy từ nguồn nước sạch đun sôi. Ở vùng nông thôn, có nguồn nước không được sạch, cần được lọc theo hướng dẫn của y tế, sau đó mới đem đun sôi. - HS thảo luận, sau đó trình bày. - HS nghe, ghi nhớ. - Phải ăn, uống sạch sẽ - 1, 2 HS nêu.
Tài liệu đính kèm: