Giáo án dạy các môn khối 2 - Tuần 2

TẬP ĐỌC

 PHẦN THƯỞNG

I. Mục tiêu:

 - Đọc đúng, r rng tồn bi; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

 - Nội dung: Câu chuyện đề cao lịng tốt v khuyến khích học sinh lm việc tốt.

II. Phương tiện dạy học:

- GV: SGK + tranh + thẻ rời

- HS: SGK

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

 - Phn tích, thực hnh; nhĩm

IV. Tiến trình dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng hong87 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn khối 2 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu HS lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ dài 1 dm trên thước
Thầy yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm vào bảng con
Thầy yêu cầu HS nêu cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1 dm
Bài 2:
Yêu cầu HS tìm trên thước vạch chỉ 2 dm và dùng phấn đánh dấu
Hỏi: 2 đêximet bằng bao nhiêu xăngtimet?( HS nhìn lên thước và trả lời)
Yêu cầu HS viết kết quả vào Vở bài tập
Bài 3:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Lưu ý cho HS có thể nhìn vạch trên thước kẻ để đổi cho chính xác
“Mẹo”đổi: Khi muốn đổi dm ra cm ta thêm vào sau số đo dm 1 chữ số 0 và khi đổi từ cm ra dm ta bớt đi ở sau số đo cm 1 chữ số 0 sẽ được ngay kết quả.
Gọi HS đọc chữa bài sau đó nhận xét và cho điểm.
Bài 4:
Thầy yêu cầu HS đọc đề bài
Hướng dẫn: Muốn điền đúng, HS phải ước lượng số đo của các vật, của người được đưa ra. 
Thầy yêu cầu 1 HS chữa bài. Nhận xét
3. Kết luận
Nếu còn thời gian GV cho HS thực hành đo chiều dài của cạnh bàn, cạnh ghế, quyển vở
Nhận xét tiết học
Dặn dò HS ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. 
- - Hát	
- Đọc
- HS viết: 5dm, 7dm, 1dm
- 40cm = 4dm
- HS viết:10cm = 1dm,1dm = 10cm
- Thao tác theo yêu cầu
- Cả lớp chỉ vào vạch vừa vạch được đọc to: 1 đêximet
- HS vẽ sau đó đổi bảng để kiểm tra bài của nhau.
- HS nêu
- HS thao tác, 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra cho nhau. 
- 2 dm = 20 cm.
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào Vở bài tập
- HS đọc
- Hãy điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp
- Quan sát, cầm bút chì và tập ước lượng. Sau đó làm bài vào Vở bài tập. HS đọc
Thứ ba, ngày 24 tháng 8 năm 2010
CHÍNH TẢ
PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu:
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tĩm tắt bài.
 - Làm được bài tập 3,4; BT(2)a/b, hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II. Phương tiện dạy học:
GV: SGK – bảng phụ
HS: SGK – vở + bảng
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Trực quan, thực hành; cá nhân
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài
- 2 HS lên bảngviết: nàng tiên, làng xóm, làm lại – nhẫn nại, lo lắng – ăn no.Vài HS đọc và viết 19 chữ cái đã học.
- Giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ chép 1 đoạn tóm tắt nội dung bài phần thưởng. Học thêm 10 chữ cái tiếp theo
2. Phát triển bài(28’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. 
Thầy viết đoạn tóm tắt lên bảng.
Đoạn này có mấy câu?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Chữ đầu câu viết ntn?
Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
Thầy hướng dẫn HS viết bảng con
Thầy theo dõi, uốn nắn
Thầy chấm sơ bộ – nhận xét
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Điền vào chỗ trống: s / x, ăn / ăng.
Thầy sửa lời phát âm cho HS 
Bài 2: Viết tiếp các chữ cái theo thứ tự đã học
Bài 3: Điền chữ cái vào bảng
Thầy sửa lại cho đúng
+ Học thuộc lòng bảng chữ cái
Thầy xóa những chữ ở cột 2
Thầy xóa chữ viết ở cột 3
Thầy xóa bảng
3. Kết luận (2’)
YCHS nhắc lại qui tắc viết chính tả với g/gh
Đọc lại tên 10 chữ cái
Xem lại bài
- Hát
- 2 câu
- Dấu chấm (.)
- Viết hoa chữ cái đầu
- Viết hoa chữ cái đầu lùi vào 1 ô
- Cuối năm, tặng, đặc biệt
- HS viết vở – chữa lỗi
- 2 HS lên bảng điền
- lớp nhận xét và viết vào vở
- HS nêu miệng làm vở
- Trò chơi gắn chữ cái vào bảng phụ
- HS nêu
- Vài HS điền trên bảng lớp, HS nhận xét
- HS đọc thuộc lòng
- g đi với: a, o, ô, u, ư, 
- gh đi với: i, e, ê
- HS đọc
KỂ CHUYỆN
PHẦN THƯỞNG
I. Mục tiêu:
 Dựa theo tranh minh họa và gợi ý, kể lại được từng đoạn câu chuyện.	
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh
HS: SGK
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Trực quan, luyện tập; nhĩm
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài
 + 3 HS lên bảng, lần lượt từng em tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện.Thầy nhận xét – cho điểm
 + Giới thiệu: Hôm nay kể câu chuyện “Phần thưởng” mà các em đã học trong 2 tiết tập đọc trước.
2. Phát triển bài(27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện.
+ Kể theo tranh 1
Na là 1 cô bé ntn?
Trong tranh này, Na đang làm gì?
Kể lại các việc làm tốt của Na đối với các bạn
Na còn băn khoăn điều gì?
Chốt: Na tốt bụng giúp đỡ bạn bè.
Thầy nhận xét
+ Kể theo tranh 2, 3
Cuối nămhọc các bạn bàn tán về chuyện gì? Na làm gì?
Trong tranh 2 các bạn Na đang thì thầm bàn nhau chuyện gì?
Tranh 3 kể chuyện gì?
Chốt: Các bạn có sáng kiến tặng Na 1 phần thưởng
Thầy nhận xét
+ Kể theo tranh 4
Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra ntn?
Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy?
Khi Na được phần thưởng, Na, các bạn và mẹ vui mừng ntn?
Thầy nhận xét.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện.
Thầy tổ chức cho HS kể theo từng nhóm
Thầy nhận xét 
3. Kết luận ( 3’)
Về kể lại câu chuyện cho người thân.
Nhận xét tiết học.
- Hát
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- HS nêu
- HS kể
- Tốt bụng
- Na đưa cho Minh nửa cục tẩy
- Na gọt bút chì giúp Lan, bẻ cho Minh nửa cục tẩy, chia bánh cho Hùng, nhiều lần trực nhật giúp các bạn bị mệt.
- Học chưa giỏi
- Lớp nhận xét 
- Cả lớp bàn tán về điểm và phần thưởng. Na chỉ lặng im nghe, vì biết mình chưa giỏi môn nào
- Các bạn HS đang tụ tập ở 1 góc sân bàn nhau đề nghị cô giáo tặng Na 1 phần thưởng 
- Cô giáo khen sáng kiến 
- Lớp nhận xét
- Từng HS bước lên bục nhận phần thưởng.
- Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng
- Cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy. Tưởng rằng nghe nhầm
 - Lớp nhận xét
- Hoạt động nhóm.
- HS kể theo nhóm, đại diện nhóm lên thi kể chuyện
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
	BỘ XƯƠNG 
I. Mục tiêu:
 Nêu được tên và chỉ được vị trí của các vùng xương chính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh. Mô hình bộ xương người. Phiếu học tập
HS: SGK
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Trực quan, thực hành; thảo luận nhĩm
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Giới thiệu bài
 + Nêu tên các cơ quan vận động?
 + Giới thiệu: Cơ và xương được gọi là cơ quan vận động. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về bộ xương.
2. Phát triển bài(27’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu xương, khớp xương của cơ thể
Bước 1 : Yêu cầu HS tự sờ nắn trên cơ thể mình và gọi tên, chỉ vị trí các xương trong cơ thể mà em biết
Bước 2 : Yêu cầu HS quan sát hình vẽ bộ xương SGK chỉ vị trí, nói tên một số xương.
Bước 3 : Hoạt động cả lớp 
GV nói tên một số xương: Xương đầu, xương sống
Ngược lại GV chỉ một số xương trên mô hình.
Buớc 4: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét vị trí nào xương có thể gập, duỗi, hoặc quay được.
à Các vị trí như bả vai, cổ tay, khuỷu tay, háng, đầu gối, cổ chân,  ta có thể gập, duỗi hoặc quay được, người ta gọi là khớp xương.
GV chỉ vị trí một số khớp xương.
v Hoạt động 2: Đặc điểm và vai trò của bộ xương 
Bước 1: Thảo luận nhóm
Hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không?
Hộp sọ có hình dạng và kích thước như thế nào? Nó bảo vê cơ quan nào?
Xương sườn cùng xương sống và xương ức tạo thành lồng ngực để bảo vệ những cơ quan nào?
Nếu thiếu xương tay ta gặp những khó khăn gì?
Xương chân giúp ta làm gì? 
Vai trò của khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối?
* GV: Khớp khuỷu tay chỉ có thể giúp ta co (gập) về phía trước, không gập được về phía sau. Vì vậy, khi chơi đùa các em cần lưu ý không gập tay về phía sau vì sẽ bị gãy tay. 
Bước 2: Bộ xương cơ thể người gồm có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng. 
v Hoạt động 3: Giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
Bước 1: HS làm phiếu học tập cá nhân 
Đánh dấu x vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.
Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần:
£ Ngồi, đi, đứng đúng tư thế £ Tập thể dục thể thao.£ Làm việc nhiều.£ Leo trèo.£ Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.£ Aên nhiều, vận động ít.£ Mang, vác, xách các vật nặng.£ Aên uống đủ chất.
GV cùng HS chữa phiếu bài tập.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần làm gì?
Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho bộ xương?
Điều gì sẽ xảy ra nếu hàng ngày chúng ta ngồi, đi đứng không đúng tư thế ?
GV chốt ý: Thường xuyên tâïp thể dục, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, không mang vác các vật nặng để bảo vệ xương và giúp xương phát triển tốt.
3. Kết luận (3’)
Bước 1: Trò chơi
 Bộ xương cơ thể đã được cắt rời. 
Bước 2: Hướng dẫn cách chơi 
Các nhóm thảo luận và gấp tạo bộ xương 
Đánh giá:
	+ Mỗi hình ghép đúng được 10 điểm
	Nếu hai nhóm bằng điểm thì nhóm nào nhanh hơn sẽ thắng 
Bước 3: GV tổ chức chơi 
Bước 4: Kiểm tra kết quả 
- Hát
- Cơ và xương. Thể dục, nhảy dây, chạy đua
- Thực hiện yêu cầu và trả lời: Xương tay ở tay, xương chân ở chân . . .
- HS thực hiện
- HS chỉ vị trí các xương đó trên mô hình.
- HS nhận xét
- HS đứng tại chỗ nói tên xương đó
- HS nhận xét.
- HS chỉ các vị trí trên mô hình và tự kiểm tra lại bằng cách gập, xoay cổ tay, cánh tay, gập đầu gối.
- HS đứng tại chỗ nói tên các khớp xương đó.
- Không giống nhau
- Hộp sọ to và tròn để bảo vệ bộ não.
- Lồng ngực bảo vệ tim, phổi . . 
- Nếu không có xương tay, chúng ta không cầm, nắm, xách, ôm được các vật.
- Xương chân giúp ta đi, đứng, chạy, nhảy, trèo
 * Khớp bả vai giúp tay quay được.
 * Khớp khuỷu tay giúp tay co vào và duỗi ra.
 * Khớp đầu gối giúp chân co và duỗi.
- HS làm bài.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- 2 đội tham gia
- Nhận xét 
TOÁN
	SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU
I. Mục tiêu:
 - Biết số bị trừ, số trừ, hiêu.
 - Biết thực hiện phép trừ các số cĩ 2 chữ số khơng nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài tốn bằng một phép trừ.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Bảng phụ: mẫu hình, thẻ chữ ghi sẵn, thăm
HS: SGK
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Trực quan, thực hành; cá nhân
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài
 10 cm bằng mấy dm? 1 dm bằng mấy cm?
 9 dm + 10 dm = 19 dm
35 dm - 5 dm = 30 dm 
 Giới thiệu: “Số bị trừ – số trừ – hiệu”
2. Phát triển bài(26’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu số bị trừ – số trừ – hiệu
Thầy ghi bảng phép trừ: 59 – 35 = 24
Yêu cầu HS đọc lại phép trừ. GV chỉ từng số nêu: 59 gọi là số bị trừ, 35 gọi là số trừ, 24 gọi là hiệu.
Thầy yêu cầu HS nêu lại.
Thầy yêu cầu HS đặt phép tính trừ trên theo cột dọc. Em hãy dựa vào phép tính vừa học nêu lại tên các thành phần theo cột dọc.
Em có nhận xét gì về tên các thành phần trong phép trừ theo cột dọc.
Thầy chốt: Khi đặt tính dọc, tên các thành phần trong phép trừ không thay đổi.
Thầy chú ý: Trong phép trừ 59 – 35 = 24, 24 là hiệu, 59 – 35 cũng là hiệu.
Thầy nêu 1 phép tính khác 79 – 46 = 33
Hãy chỉ vào các thành phần của phép trừ rồi gọi tên.
Thầy yêu cầu HS tự cho phép trừ và tự nêu tên gọi.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
Bài 2: Viết phép trừ rồi tính hiệu
HD: Số bị trừ để trên, số trừ để dưới, sao cho các cột thẳng hàng với nhau.
Chốt: Trừ từ phải sang trái.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
Đề bài yêu cầu tìm thành phần nào trong phép trừ.
Quan sát bài mẫu và làm bài
Để biết phần còn lại của sợi dây ta làm ntn?
Dựa vào đâu để đặt lời giải
v Hoạt động 3: Trò chơi truyền thanh.
Luật chơi: Thầy chuẩn bị 3, 4 thăm trong cái hộp. HS hát và truyền hộp, sau khi hết 1 câu thầy cho dừng lại, thăm ở trước mặt HS, HS mở ra và làm theo yêu cầu của thăm
3. Kết luận (2’)
Làm bài 2b, d trang 8
Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nêu
- HS đọc
- HS: Cá nhân, đồng thanh
- HS lên bảng đặt tính
-
	59 --> số bị trừ
	35 --> số trừ
	24 --> hiệu
- HS nêu
- Không đổi
- 2 HS nhắc lại
- Vài HS nêu 
	79 số bị trừ, 46 số trừ, 33 hiệu
- Vài HS tự cho và tự nêu tên.
- HS nêu miệng
- HS làm bảng con
- HS xem bài mẫu và làm
-
	79 
	25 
	54 
- HS sửa bài
- Tìm hiệu
- HS làm bài sửa bài.
-Làm phép tính trừ
- Dựa vào câu hỏi
- HS làm bài, sửa bài.
- HS tham gia trò chơi.
Thứ tư, ngày 25 tháng 8 năm 2010
TẬP ĐỌC
	LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng, rõ ràng tồn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
 - Ý nghĩa: Mọi người, mọi vật đều làm việc; làm việc đem lại niềm vui.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh, bảng từ
HS: SGK 
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Phân tích, thực hành; nhĩm
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1 Giới thiệu bài
 3 HS đọc 3 đoạn + TLCH?
 Giới thiệu: Hằng ngày các em đi học, cha mẹ đi làm. Ra đường các em thấy chú công an đứng giữ trật tự, bác thợ đến nhà máy, chú lái xe chở hàng đi làm? Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp hiểu được điều đó.
2. Phát triển bài(27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
Đoạn 1: Từ đầu . . . tưng bừng
Nêu những từ ngữ khó đọc
Đặt câu với từ tưng bừng
Đoạn 2: Đoạn còn lại 
Các từ ngữ cần luyện đọc
Đặt câu với từ “nhộn nhịp”
Luyện đặt câu.
Quanh ta/ mọi vật, / mọi người/ điều làm việc/. Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ/, ngày xuân thêm tưng bừng.
Sửa HS đọc.
Luyện đọc đoạn
Thầy chỉ định 1 số HS đọc. Thầy tổ chức cho HS từng nhóm đọc và trao đổi với nhau về cách đọc
Cả lớp đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Hướng dẫn tìmhiểu bài
Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?
Hãy kể thêm những con, những vật có ích mà em biết.
Em thấy cha mẹ và những người xung quanh biết làm việc gì?
Bé làm những việc gì?
Câu nào trong bài cho biết bé thấy làm việc rất vui?
Hằng ngày em làm những việc gì?
Em có đồng ý với bé là làm việc rất vui không?
Chốt ý: Khi hoàn thành 1 câu việc nào đó ta sẽ cảm thấy rất vui, vì công việc đó giúp ích cho bản thân và cho mọi người.
v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Thầy đọc mẫu lưu ý giọng. Hướng dẫn đọc.
Thầy uốn nắn sửa chữa
3. Kết luận
 GV: xung quanh ta mọi vật, mọi người đều làm việc. Làm việc mới có ích cho gia đình, xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta niềm vui rất lớn.
Đọc bài diễn cảm
Chuẩn bị: Luyện từ và câu 
- Hát
- HS nêu
- Quanh, tích tắc, việc, vải chín
- Sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng 
- Lễ khai giảng tưng bừng
- Ngày mùa làng xóm tưng bừng như ngày hội.
- Quét nhà, bận rộn, nhộn nhịp
- Đường phố lúc nào cũng nhộn nhịp.
- Giờ ra chơi, cả sân trường nhộn nhịp
- Mỗi HS đọc 1 câu đến hết bài
- HS đọc
- Nối tiếp đọc đoạn
- Lớp nhận xét
- Lớp đọc đồng thanh
- Các vật: Cái đồng hồ báo giờ, cành đào làm đẹp mùa xuân. Các con vật: Gà trống đánh thức mọi người, tu hú báo mùa vải chín, chim bắt sâu
- Bút, quyển sách, xe, con trâu, mèo.
- Mẹ bán hàng, bác thợ xây nhà, bác bưu tá đưa thư, chú lái xe chở khách.
- Làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, trông em
- Bé cũng luôn luôn bận rộn, mà côn g việc lúc nào cũng nhộn nhịp, cũng vui
- HS tự nêu
- HS trao đổi và nêu suy nghĩ.
- HS đọc. 
- Nhận xét bạn đọc 
- Lắng nghe
- HS đọc
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
	MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP
I. Mục tiêu:
 - Tìm được các từ ngữ cĩ tiếng học, cĩ tiếng tập.
 - Đặt câu với một từ tìm được; biết sắp xếp lại trật tự các từ để tạo câu mới; biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Bảng phụ, bảng cài
HS: SGK
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Thực hành; nhĩm, cá nhân
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài
Thầy kiểm tra một số học sinh làm lại bài 2,4
Hoạt động của học sinh
Chỉ đồ dùng của học sinh
Chỉ tính nết của học sinh
Thầy nhận xét
Giới thiệu: MRVT: Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi.
2. Phát triển bài(28’)
 Bài 1 : Tìm các từ có tiếng : học, tập (học hành, tập đọc)
 Bài 2 : Thi đặt câu với mỗi tư øtìm được
Đặt câu với từ tìm được ở bài 1
Thầy cho học sinh trao đổi theo nhóm, các nhóm thi đua theo cách tiếp sức. Nhận xét : đúng / sai. Thầy đếm số lượng câu. Nhóm nào đăït được đúng tất cả các câu, lại đăït nhiều câu hơn, nhanh hơn là thắng.
Thầy ghi các câu lên bảng
Thầy hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu
Ví dụ : Tên em là gì ?
Em tên là Văn Ngọc
Bài 3 :Nêu yêu cầu đề bài : Từ 2 câu cho sẵn các em sắp xếp lại tạo câu mới .
Trò chơi Chọn từ sắp xếp lại rồi gắn lên bảng cài
3. Kết luận (2’)
Câu hỏi dùng làm gì ?
Cuối câu hỏi đăït dấu gì ?
Có thể đảo vị trí các từ trong câu được không?
Thầy cho học sinh đọc ghi nhớ
Chuẩn bị : Bài tập đọc .
Hát
-Học sinh nêu miệng
-Học sinh đọc yêu cầu
-Hoạt động nhóm
-4 học sinh trong nhóm đứng lên lần lượt đọc câu mình đã đặt :
* Em học hành chăm chỉ
* Em thích môn tập đọc
- Đánh dấu chấm hỏi vào câu
- 3 học sinh lên bảng làm. Lớp viết
 vào vở, câu trả lời viết ở dòng dưới câu hỏi. Cuối câu đăït dấu chấm
- Sắp xếp lại các từ để chuyển mỗi câu thành 1 câu mới.
- 1 học sinh làm mẫu :
* Bác Hồ rất yêu thiếu nhi 
à Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ 
- Lớp làm miệng
- Lớp viết bài vào vở
- Câu hỏi dùng để hỏi
- Đặt dấu hỏi
- Được, nó sẽ tạo thành 1 câu mới.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Biết trừ nhẩm số trịn chục cĩ 2 chữ số.
 - Biết thực hiện phép trừ các số cĩ 2 chữ số khơng nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài tốn bằng một phép trừ.
II. Phương tiện dạy học:
GV: SGK , thẻ cài
HS: SGK , bảng , bút dạ quang
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Thực hành, cá nhân
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài
 HS nêu tên các thành phần : 72 – 41 = 31	, 96 – 55 = 41
-
-
-
	38 	67	55
	12 	33	22
 26 	34	33
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệ: Luyện tập
2. Phát triển bài(28’)
Bài 1: Tính
- GV nhận xét
Bài 2: Tính nhẩm
Thầy yêu cầu HS đặt tính nhẩm điền kết quả
Thầy lưu ý HS tính từ trái sang phải
Bài 3:Đặt tính rồi tíùnh hiệu, biết số bị trừ, số trừ
Khi sửa bài YCHS chỉ vào từng số nêu tên gọi
Bài 4:
 Để tìm độ dài mảnh vải còn lại ta làm sao?
- Chấm điểm. Nhận xét
3. Kết luận
Thầy cho HS nêu lại các thành phần trong phép trừ
78 – 46 = 32
97 – 53 = 44
Làm bài 1 vào vở
Chuẩn bị: Luyện tập chung
- Hát
- Làm bài
- Lắng nghe
- HS làm bảng con
-
-
-
-
-
	88 	 49	 64	 57
	36 	 15	 44	 53
	52 	 34	 20	 4
- HS làm bài. Nhận xét
- HS làm bài
-
	84 --> số bị trừ
	31 --> số trừ
	53 --> hiệu
- HS đọc đề toán
- HS làm bài – sửa bài
- HS nêu tên gọi các thành phần trong phép trừ
Thứ năm, ngày 26 tháng 8 năm 2010
TẬP VIẾT
Ă, Â. Ăn chậm nhai kĩ.
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng hai chữ Ă, Â, chữ và câu ứng dụng: Ăn, Ăn chậm nhai kĩ.
II. Phương tiện dạy học:
GV: Chữ mẫu Ă, Â. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 - Trực quan, luyện tập; cá nhân
IV. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Giới thiệu bài
 Giới thiệu: Nhiệm vụ của giờ tập viết.
2. Phát triển bài(28’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Chữ Ă, Â cao mấy li? 
Gồm mấy đường kẻ ngang?
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ Ă, Â miêu tả: Nét 1: gần giống nét móc ngược (trái) hơi lượn ở phía trên và nghiêng bên phải. Nét 2: Nét móc phải. Nét 3: Nét lượn ngang.
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết.
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Giới thiệu câu: Ăn chậm nhai kĩ
Giải nghĩa: 
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: “Ăn” lưu ý nối nét Ă và n
HS viết bảng con
- Viết Ăn
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
3. Kết luận(2’)
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Hát
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 3 nét
- HS quan sát
- HS tập viết trên bảng con
- HS đọc câu
-Ă, Â, h: 2,5 li
- n, m, i, a: 1 li
- Dấu chấm (.) dưới â 
- Dấu

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC 1.doc