Học vần
Bài 30 : ua ưa
A- MỤC TIÊU
- HS đọc được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ;từ và câu ứng dụng.
-Viết được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
-Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Giữa trưa
B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV: Bộ HVBD , tranh minh hoạ ND bài , tranh luyện nói
HS : Bộ HVTH , bảng con
C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
ọc - GV đọc vần HS chỉ chữ - HS vừa chỉ chữ vừa đọc vần - HS đọc các tiếng ghép từ các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang ( Cá nhân, dãy, đồng thanh ) 1 em lên bảng chỉ và đọc các âm đã học ở bảng ôn ( Bảng 1) * Ghép chữ thành tiếng 5 phút HS đọc các tiếng ghép được ( Bảng 1). Sau đó đọc bài ở bảng 2 * Đọc từ ứng dụng : 5 phút mùa dưa ngựa tía mua dứa trỉa đỗ HS đọc cá nhân - nhóm - lớp Nghỉ giữa tiết : 5 phút * Tập viết từ ngữ ứng dụng : mùa dưa ,ngựa tía 7 phút GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết vào bảng con Hướng dẫn HS khoảng cách giữa các con chữ Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: 10 phút Yêu cầu HS luyện đọc bài ở bảng và ở SGK HS quan sát tranh minh hoạ , GV giới thiệu đoạn thơ ứng dụng : Gió lùa kẽ lá Lá khẽ đu đưa Gió qua cửa sổ Bé vừa ngủ trưa HS đọc cá nhân - nhóm - ĐT , tìm tiếng có âm đang ôn trong đoạn thơ vừa đọc b. Luyên viết: 8 phút HS viết vào vở Tập viết : mùa dưa , ngựa tía GV chấm một số bài và nhận xét bài viết của học sinh. Nghỉ giữa tiết : 5 phút c. Kể chuyện : 10 phút GV giới thiệu câu chuyện : khỉ và rùa GV kể chuyện theo tranh : - Tranh 1: Rùa đến thăm nhà Khỉ - Tranh 2: Rùa ngậm chặt đuôi Khỉ để Khỉ đưa lên nhà - Tranh 3: Rùa bị rơi xuống đất - Tranh4: Mai rùa bị rạn nứt HS theo dõi sau đó kể chuyện theo nhóm . Một số em thi kể trước lớp . Câu hỏi gợi ý : - Khỉ có tin gì mà Rùa vội vàng đến thăm nhà Khỉ ? - Khỉ đưa Rùa lên thăm nhà mình bằng cách nào ? - Vì sao Rùa bị rơi xuống đất ? - Rùa rơi xuống nên mai nó như thế nào ? ý nghĩa câu chuyện : Ba hoa và cẩu thả là tính xấu rất có hại. Câu chuyện còn giải thích vì sao mai rùa lại bị rạn nứt . 4. Củng cố, dặn dò 2phút Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. GVnhận xét chung tiết học. _____________________________ Buổi chiều Luyện Tiếng Việt Luyện đọc : ua , ưa A- Mục tiêu: - HS đọc đúng các vần vừa học : ua, ưa - Tìm và ghép được các tiếng có vần ua, ưa B- đồ dùng dạy- học HS : Bảng con C- hoạt động dạy học : I- Kiểm tra : 5 phút GV gọi một vài HS đọc bài ở SGK . Yêu cầu HS viết vào bảng con : - 2 vần vừa học ( ua, ưa ) - Tiếng có vần ua, ưa II- Ôn luyện : 1. Giới thiệu bài : 1 phút 2. Luyện đọc a ) Luyện đọc ở SGK: 10 phút Cho HS luyện đọc theo N2 . Sau đó gọi 5-7 em cầm SGK lên đọc trước lớp ( đối tượng : TB, Y ) Nghỉ giữa tiết : 5 phút b ) Luyện đọc trên bảng : 15 phút Cho HS lần lượt tìm các tiếng có vần vừa học. GV ghi bảng rồi gọi HS đọc kết hợp phân tích tiếng. Bảng phụ ( HS khá , giỏi ) : Điền vào chỗ chấm vần ua hay ưa : c... ( xẻ ) gỗ , bà ch ... , x... đi , x... kia , nô đ... , m... gió , tua t... , mùa d... Sau khi điền xong, cho HS luyện đọc 3. Củng cố, dặn dò : 4 phút Cho HS mở SGK ra luyện đọc ĐT mỗi bài một lượt , đọc ĐT toàn bài trên bảng một lượt . Giáo viên nhận xét tiết học. Buổi chiều Luyện Toán Ôn luyện : Phép cộng trong phạm vi 5 A- Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về phép cộng trong phạm vi 5, biết thực hiện đúng các phép cộng trong phạm vi 5 . B- đồ dùng dạy- học : HS : Bảng con C- Hoạt động dạy học : I- Kiểm tra : 2 phút GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS II-Ôn luyện: 1. Giới thiệu bài : 1 phút 2. Củng cố kiến thức 12 phút Yêu cầu HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5. GV đọc cho HS làm vào bảng con các phép tính trong PV5 theo cột dọc. Lưu ý cách viêt số thẳng cột . Nghỉ giữa tiết : 5 phút 3. Thực hành vào vở ô li 15 phút Bài 1 : Tính : 4 + 1 = 1 + 4 = Bài 2 : Tính : 2 4 3 3 1 2 Bài 3 : Điền số ? 1 + ... = 5 2 + ...= 5 3 + 2 = 2 + ... 5 = ... + 1 5 = ... + 3 5 = ... + 2 * HS khá, giỏi : Bài 1: Điền dấu , = : 1 + 4 ... 7 10 ... 3 + 2 2 + 3 ... 3 + 1 Bài 2: Số GV lần lượt cho HS quan sát các hình ( ở bảng phụ ) , YC các em tìm xem : Có ... hình tam giác Có ... hình vuông ... hình tròn 4. Củng cố, dặn dò : phút GV nhận xét chung tiết học , tuyên dương tinh thần học tập của HS . _______________ Tự học CHỦ ĐỀ I : VỆ SINH CÁ NHÂN BÀI I : RỬA TAY I. Mục tiêu: - Nêu được khi nào cần rửa tay . kể ra những thứ có thể dựng để rửa tay - Biết cách rửa tay sạch sẽ và rửa tay đúng khi cần thiết - Có ý thức giữ sạch đôi bàn tay II. Đồ dựng : Bộ tranh VSCN . chậu ,gáo Xà phòng,khăn III . Lờn lớp : Hoạt động 1: Khi nào cần phải rửa sạch đôi bàn tay Bước 1: cả lớp hát bài ((đôi bàn tay)) Để rửa sạch đôi bàn tay chúng ta phải làm gì ? (không nghịch đất cát, rửa tay ) Bước 2: Hoạt động nhóm GV phát cho mỗi nhóm một bộ tranh quan sát và trả lời câu hỏi Chúng ta cần rửa tay khi nào ? Bước 3 : Đại diện các nhóm lời trình bày kết quả thảo luận GV kết luận : Để giữ đôi bàn tay sạch sẽ hàng ngày chúng ta cần: + Rửa tay trước khi ăn hoặc trước khi cầm vào đồ ăn + Rửa tay sau khi đi tiểu ,đi tiểu + Rửa tay sau khi chơi bẩn hoặc chơi với các con vật Hoạt động 2: Thực hành rửa tay Bước 1 : - GV chia lớp thành các nhóm - Mỗi nhóm nhận những vật dụng dựng để thực hành rửa tay Bước 2: GV làm mẫu rửa tay Làm ướt 2 bàn tay dưới vũng nước sạch . Xoa xà phồng vào lồng bàn tay . Chà xát 2 lồng bàn tay vào nhau Dùng ngón tay và lồng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại Dùng lồng bàn tay này chà lên mu bàn tay kia và ngược lại Dùng ngón tay của bàn tay này miết vào kể giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại Chụm 5 ngón tay của bàn tay này cọ vào lồng bàn tay kia bằng cách xoay đi , xoay lại Xả cho tay sạch hết xà phòng bằng nguồn nước sạch . Lau khô tay bằng khăn Bước 3: Các nhóm thực hành Lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành Các bạn khác quan sát nhận xét Bước 4 : Mỗi nhóm cử một bạn làm mẫu trước lớp Kết thúc bài học GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung như: Khi nào các em cần rửa tay và rửa như thế nào ? Ở nhà các em có thể dựng những thứ gì để rửa tay ? Hoạt động 3: Phiếu theo dõi việc thực hiện giữ đôi tay sạch sẽ Học sinh. Trường hợp Có Không ( ghi rõ là do tại sao) 1.rửa tay trước khi ăn Ngày 1: Ngày 2: Ngày 3: .. 2.Rửa tay sau khi đi tiểu,đi tiểu Ngày 1: Ngày 2: Ngày 3: . 3. Rửa tay sau khi chơi Ngày 1: Ngày 2: Ngày 3: . Sau 1 tuần nạp phiếu __________________________________________________________________ Thứ tư , ngày 13 tháng 10 năm 2010 Buổi sáng : Học vần Bài 32 : oi ai A- mục tiêu : - HS đọc được : oi, ai, nhà ngói, bé gái;từ và âu ứng dụng . -Viết được : oi, ai, nhà ngói, bé gái. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Sẻ, ri, bói cá, le le B- đồ dùng dạy - học GV: Bộ HVBD , tranh minh hoạ ND bài , tranh luyện nói HS : Bộ HVTH , bảng con C- hoạt động dạy - học Tiết1 I - Kiểm tra : 5 phút - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở , ĐDHT của HS - Kiểm tra bài cũ : Gọi 2-3 HS đọc ở bảng con ( GV viết sẵn ) : cà chua, mùa dưa, ngựa tía . Sau đó đọc cho mỗi tổ viết vào bảng con 1 từ. II- Bài mới 1. Giới thiệu bài : 2 phút GV dựa vào tranh ở SGK để giới thiệu . GVghi bảng vần " oi, ai " . HS đọc đồng thanh : " oi, ai " 2. Dạy vần mới ( trọng tâm ) : a ) Vần oi : * Bước 1: Nhận diện vần ( phân tích) : 3 phút - HS ghép vào bảng cài vần " oi" , tập nhận diện , phân tích : Vần "oi " gồm có âm o ghép với âm i . Khi viết , chữ o đứng trước , chữ i đứng sau. - Đánh vần : "o- i- oi " * Bước2: Tập đánh vần tiếng mới : 4 phút - HS ghép tiếng "ngói " , đánh vần " ngờ - oi- ngoi- sắc- ngói". - GV cho HS quan sát mẫu thật rồi giới thiệu từ khoá , ghi bảng . HS đọc trơn : nhà ngói - HS luyện tập đánh vần và đọc trơn nhiều lần ( cá nhân , nhóm ). GVcùng HS phát hiện lỗi và chữa lỗi b ) Vần ưa : 6 phút Tiến hành tuơng tự . Lưu ý : Đánh vần " a-i-ai " , " gờ- ai- gai-sắc -gái ". Đọc trơn : bé gái Nghỉ giữa tiết : 5 phút c ) Bước 3: Viết chữ vào bảng con : 10 phút - GVviết mẫu lên khung chữ trên bảng lớp hoặc lên dòng kẻ : oi nhà ngói / ai bé gái - HS nêu lại cách viết , tập viết vào bảng con , GVgiúp đỡ HS còn lúng túng đồng thời kiểm tra , sửa sai . d ) Đọc từ ngữ ứng dụng : 5 phút GV ghi bảng , giảng từ, gọi HS đọc kết hợp phân tích tiếng , tìm và gạch chân tiếng có vần mới : ngà voi gà mái cái còi bài vở Tiết 2 3. Luyện tập a ) Luyện đọc : 12 phút - Luyện đọc lại các âm , vần ở tiết 1 : + Kết hợp đọc ở bảng , ở SGK + Kết hợp phân tích tiếng khoá + Kết hợp đọc cá nhân , nhóm , dãy - Đọc câu ứng dụng : Chú Bói Cá nghĩ gì thế ? Chú nghĩ về bữa trưa . b ) Luyện viết : 10 phút GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết : oi , ai, nhà ngói ; bé gái - Nêu ND , YC luyện viết - Lưu ý kĩ thuật , khoảng cách , số dòng , tư thế ngồi viết - HS viết bài , GV theo dõi , uốn nắn kết hợp chấm bài tại chỗ Nghỉ giữa tiết : 5 phút c ) Luyện nghe- nói : 8 phút HS quan sát tổng thể tranh , đọc tên bài luyện nói : Sẻ, ri , bói cá, le le HS luyện nói theo gợi ý của GV: - Trong tranh vẽ những gì ? - Trong số những con vật này , em đã biết con vật nào ? - Chim bói cá và le le sống ở đâu ? Chúng ăn những thức ăn gì ? - Chim sẻ và chim ri thích ăn gì ? Chúng sống ở đâu ? - Trong số các con chim này , chim nào hót hay ? Tiếng hót của chúng như thế nào GV nhắc nhở HS ý thức bảo vệ chim ... 4. Củng cố , dặn dò : 5 phút Trò chơi : Thi ghép chữ , thi tìm tiếng chứa vần vừa học GV nhận xét chung tiết học ,tuyên dương tinh thần học tập của HS Toán Tiết 31 : Luyện tập A- mục tiêu - Biết làm tính cộng trong phạm vi 5 - Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng một phép cộng. B- đồ dùng dạy - học GV: Tranh vẽ BT4 HS : Bảng con C- hoạt động dạy - học Tiết1 I - Kiểm tra : 5 phút - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở , ĐDHT của HS - Kiểm tra bài cũ : Gọi 2-3 HS đọc bảng cộng trong PV 5 HS làm theo cột dọc vào bảng con : 2 + 1 = 3 + 1 = 2 + 2 = 3 + 2 = II- Bài mới 1. Giới thiệu bài : 2 phút 2. Luyện tập học sing kh ,giỏi làm hết bt . 23 phút GV hướng dẫn HS làm các bài tập Bài 1 GV nêu yêu cầu bài tập HS tự nêu cách làm rồi làm và chữa bài HS nhìn vào dòng in đậm cuối bài : 2 + 3 = 3 + 2. GVhướng dẫn HS nêu nhận xét : Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi . Bài 2 : Hướng dẫn HS cách đặt tính - HS làm vào vở HS làm vào vở - 2 HS lên bảng chữa bài Nghỉ giữa tiết : 5 phút Bài 3 :(dòng 1) HS tự nêu cách làm . VD : 2 cộng 1 bằng 3, 3 cộng 1 bằng 4. Vậy : 2 + 1 + 1 = 4 HS làm bài - 2 HS lên bảng chữa bài 1 + 2 + 1 = 4 3 + 1 + 1 = 5 1 + 2 + 2 = 4 Bài 4 HSK-G HS đọc yêu cầu bài tập GV hướng dẫn HS vận dụng bảng cộng vừa học , tự điền dấu vào chỗ chấm HS làm bài vào vở 2 + 3 = 5 4 > 2 + 1 3 + 1 < 5 4 < 2 + 3 Bài 5 : GV hướng dẫn quan sát tranh , nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp 3 + 2 = 5 1 + 4 = 5 Gọi một số HS nêu câu trả lời đầy đủ 3. Củng cố, dặn dò : 5 phút GV chấm bài , nhận xét chung tiết học . ___________________________ Đạo đức Gia đình em –T2 Cô Thủy dạy Thứ năm , ngày 14 tháng 10 năm 2010 Buổi sáng : Học vần Bài 33: Ôi - Ơi I. Mục tiêu: - HS đọc được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội ;từ và câu ứng dụng. -viết được: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Lễ hội ( Luyện nói 2 – 3 câu ) 3.Thái độ: II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá trái ổi, bơi lội . - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK. - Vật mẫu:Cái chổi,quả ổi. III. Các hoạt động dạy- học: Tiết1 A.Kiểm tra bài cũ: (5) - 4 HS đọc ở bảng con: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở. - HS viết vào bảng con: Tổ 1: ngà voi Tổ2: gà mái Tổ 3: bài vở. - 1HS đọc cả bài. - GV cùng HS nhận xét B. Bài mới: a. Giới thiệu bài(1p) b. Các hoạt đông: HĐ1: (29’) Vần ôi. GV đọc ôi. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp ? Vần ôi có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ? HS ghép vần ôi đọc-phân tích (cá nhân-nhóm- lớp )Gv ghi bảng vần ôi So sánh ôi/oi ? Đã có vần ôi muốn có tiếng ổi ta thêm dấu thanh gì?HS ghép tiếng ổi đọc-phân tích :(cá nhân-nhóm-lớp) GV ghi bảng tiếng ổi Cho học sinh quan sát tranh rút ra từ khoá:trái ổi - HS đọc : ôi - ổi - trái ổi - trái ổi - ổi - ôi Tìm- gạch- phân tích tiếng chứa vần vừa học? Vần ơi (Quy trình dạy tương tự nh vần ôi ) c. Luyện viết: - GV viết mẫu HD quy trình viết- HS quan sát và nhận xét - HS viết vào bảng con: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội - GV nhận xét,sữa lỗi cho HS d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV cho HS đọc thầm SGK.GV ghi từ ngữ lên bảng - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu - HS đọc từ ngữ ứng dụng - Tìm –gạch –phân tích tiếng có chứa vần vừa học? Tiết 2 HĐ2(30’) Luyện tập a. Luyện đọc: - HS đọc lại bài của tiết 1 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp * Đọc câu ứng dụng - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì?. - GV ghi câu ứng dụng lên bảng - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp. - Tìm-gạch –phân tích tiếng chứa vần vừa học? b.Luyện viết: - - HS viết vào vở: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội - GV theo dõi - giúp đỡ thêm. - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS. c.Luyện nói - HS đọc tên bài luyện nói: Lễ hội. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV: + Tại sao em biết tranh vẽ về lễ hội ? + Quê em có những lễ hội gì ? Vào mùa nào ? + Trong lễ hội thường có những gì ? ( cờ treo, ăn mặc đẹp đẽ, hát ca, các trò vui... ) + Ai đưa em đi dự lễ hội ? + Qua ti vi hoặc nghe kể, em thích lễ hội nào nhất? d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ôi, ơi vừa học C. Cũng cố - dặn dò (5’) - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần. - GV nhận xét tiết học. Thủ công Bài 5 : Xé, dán hình cây đơn giản ( Tiết 1 ) A- Mục tiêu: - HS biết cách xé,dán hình cây đơn giản B- Đồ dùng dạy học GV : Mẫu xé, dán ,2 tờ giấy màu khác nhau, hồ dán, bút chì. HS : Gíây màu, hồ dán , vở Thủ công C- hoạt động dạy học I- Kiểm tra : 3 phút GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS II- Bài mới : 1. Giới thiệu bài 1 phút 2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 4 phút GV đính bài mẫu lên bảng , định hướng HS quan sát mẫu và nêu đặc điểm, hình dáng, màu sắc của cây . Hỏi : - Em nào biết thêm về đặc điểm của cây mà em đã nhìn thấy HS nói trước lớp - GV nhận xét 3. GV hướng dẫn mẫu 10 phút a. Xé dán hình tán lá cây . - GV làm mẫu và hướng dẫn + Xé tán lá cây tròn ( Vẽ hình vuông có cạnh 6 ô) + Xé tán lá cây dài ( Vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô) b. Xé hình thân cây Vẽ và xé hình chữ nhật cạnh dài 6 ô, cạnh ngắn 1 ô c. Hướng dẫn HS dán hình GV làm thao tác bôi hồ và lần lượt dán, ghép hình thân cây, tán lá Nghỉ giữa tiết : 5 phút GV cho HS nhắc lại các bước xé, dán rồi làm thử ở giấy ô li -10 phút 4. Củng cố, dặn dò 2phút GV nhận xét chung tiết học , dặn dò tiết học sau . ________________________________ Toán Tiết 32: Số 0 trong phép cộng I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết kết quả phép cộng một số với số 0; biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng một phép tính thích hợp. II. Đồ dùng dạy học: - Sử dụng bộ đồ dùng học toán 1 và các hình trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ:(5) - Cho 2HS lên bảng làm bài tập Số 4 + 1 = 1 + 3 = 2 + 2 = 2 + 3 = - GV nhận xét ghi điểm. B.Bài mới: a.Giới thiệu bài:(1p) b.Các hoạt động : HĐ 1.(10p) Giới thiệu phép cộng một số với 0. a. Giới thiệu các phép tính: 3 + 0 = 3, 0 + 3 = 3 - GV cho HS quan sát hình thứ nhất bài học trong SGK và nêu bài toán: ? Lồng thứ nhất có mấy con chim ( 3 con chim) ? Lồng thứ hai có mấy con chim ( 0 con chim ) ? Cả hai lồng có mấy con chim ( 3 con chim ) ? 3 con chim thêm 0 con chim là mấy con chim ( 3 con chim ) ? Vậy 3 cộng 0 bằng mấy ( 3 ) - GV viết bảng : 3 + 0 = 3 - HS đọc : cá nhân, tổ , lớp. b. Giới thiệu phép cộng 0 + 3 = 3 ( Tiến hành tương tự như phép cộng 3 + 0 = 3 ) ? 3 cộng 0 và 0 cộng 3 kết quả như thế nào ? ( bằng nhau ) GV: Khi ta đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi c. Giới thiệu các phép tính: 0 + 1, 1 + 0, 2 + 0, 0 + 2, 4 + 0, 0 + 4, 0 + 5, 5 + 0. Cho HS tự tính kết quả. GV nhận xét: Một số cộng với 0 cũng bằng chính số đó. 0 cộng với 1 số cũng bằng chính số đó. HĐ2. (10p) HD HS thực hành làm bài tập vào vở bài tập toán. - GV hướng dẫn HS làm từng bài - HS tìm hiểu nội dung của từng bài * Bài 1 , 2 ,3 dành cho HS yếu và TB còn HS khá giỏi làm cả 4 bài Bài 1: Tính 4 + 0 = 5 3 0 + 4 = + 0 + 0 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 4 + .... = 4 3 + 0 = 2 + ... ... + 2 = 4 ...+ 3 = 3 ...+ 2 = 2 + ... 0 + ... = 0 Bài 3: Nhìn hình vẽ để viết phép tính thích hợp a. 3 + 2 = 5 b. 3 + 0 = 3 Bài 4: K-G Nối phép tính với số thích hợp. 3 + 0 0 + 4 5 + 0 3 5 4 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm. HĐ2: (10p) - Chấm bài - chữa bài - GV thu bài chấm nhận xét C.Nhận xét - dặn dò : (5’) Tuyên dương những bạn làm bài tốt ___________________________________ Buổi chiều : Luyện Toán Ôn luyện : Số 0 trong phép cộng A- Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về số 0 trong phép cộng B- đồ dùng dạy- học : HS : Bảng con C- Hoạt động dạy học : I- Kiểm tra : 2 phút GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS II-Ôn luyện: 1. Giới thiệu bài : 1 phút 2. Củng cố kiến thức 12 phút GV đọc cho HS làm vào bảng con các phép tính cộng một số với 0, cộng 0 với một số : 2 + 0 0 + 1 5 + 0 0 + 4 YC đặt tính theo cột dọc : 3 + 0 = 0 + 5 = Nghỉ giữa tiết : 5 phút 3. Thực hành vào vở ô li 15 phút Bài 1 : Tính : 0 + 1 = 1 + 0 = 4 + 0 = 0 + 5 = Bài 2 : Tính : 2 3 0 0 0 2 Bài 3 : Điền số ? 4 + ... = 4 ... + ...= 3 ... + 2 = 2 + 0 * HS khá, giỏi : Điền dấu : 3 + 1 ... 3 +0 0 + 5 ... 4 +1 10 ... 3 + 2 GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở. HS làm sau đó GV chấm và chữa bài 4. Củng cố ,dặn dò : 5 phút Giáo viên chấm bài, nhận xét tiết học. Luyện tiếng việt Luyện đọc : oi ai ôi ơi A- Mục tiêu: - HS đọc đúng các tiếng , từ chứa âm vừa học : oi, ai, ôi, ơi - Rèn kĩ năng phân tích tiếng, làm các BT đọc hiểu B- đồ dùng dạy- học HS : Bảng con C- hoạt động dạy học : I- Kiểm tra : 5 phút GV gọi một vài HS đọc bài ở SGK , GV đọc cho cả lớp viết vào bảng con : quê nhà, phố cổ II- Ôn luyện : 1. Giới thiệu bài : 1 phút 2. Luyện đọc a ) Luyện đọc ở SGK: 10 phút Cho HS luyện đọc theo N2 các bài : oi, ai, ôi, ơi . Sau đó gọi 5-7 em cầm SGK lên đọc trước lớp ( đối tượng : TB, Y ) Nghỉ giữa tiết : 5 phút b ) Luyện đọc trên bảng : 15 phút Cho HS lần lượt tìm các tiếng có các vần vừa học. GV ghi bảng rồi gọi HS đọc kết hợp phân tích tiếng. Bảng phụ ( HS khá , giỏi) : Điền oi hay ôi : cái c ... đưa n.... cho bé ngủ x... đỗ chó s... Điền ai hay ơi : b ... vở áo m ... giờ ra ch ... b ... ngô * Sau khi điền xong , cho HS luyện đọc 3. Củng cố, dặn dò : 4 phút Cho HS mở SGK ra luyện đọc ĐT mỗi bài một lượt , đọc ĐT toàn bài trên bảng một lượt . Giáo viên nhận xét tiết học. __________________________________ Luyện chữ viết ua, ưa, mùa dưa, xưa kia a- mục tiêu - Giúp hoc sinh viết đúng, đẹp các chữ : ua, ưa, mùa dưa, xưa kia - Rèn cho học sinh ý thức luyện chữ viết. b- đồ dùng dạy - học GV ; Bảng phụ trình bày bài viết HS : Bảng con, vở Luyện chữ viết C- Hoạt động dạy học : I - Kiểm tra : 4 phút - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở , ĐDHT của HS - Kiểm tra bài cũ : Gọi 2-3 HS đọc bài ở SGK, GV đọc cho HS viết vào bảng con: xưa kia II- Bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Luyện viết vào bảng con 10 phút Giáo viên đưa bảng phụ cho HS đọc , GV lưu ý cách viết , viết mẫu lên bảng lớp. Cho HS viết vào bảng con : Học sinh luyện viết vào bảng con. Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh và nhắc các em viết đúng mẫu. Nghỉ giữa tiết : 5 phút 3. Luyện viết vào vở 15 phút Gọi học sinh nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi viết. Học sinh luyện viết : mỗi vần hoặc từ 1 - 2 dòng Giáo viên đi từng bàn theo dõi và động viên học sinh luyện viét. 4. Thi viết đẹp ở bảng lớp 3 phút Mỗi tổ cử 1 em thi viết đẹp ở bảng lớp : ngựa tía Bình bầu bạn viết đẹp. 5. Củng cố , dặn dò: 2 phút Giáo viên nhận xét chữ viết của học sinh và nhận xét chung tiết học. Thứ sáu , ngày 15 tháng 10 năm 2010 Buổi sáng : Học vần Bài 32 : ui ưi A- mục tiêu : - HS đọc, viết được : ui , ưi , đồi núi , gửi thư;từ vàọc câu ứng dụng . -Viết được : ui , ưi , đồi núi , gửi thư; - luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Đồi núi B- đồ dùng dạy - học GV: Bộ HVBD , tranh minh hoạ ND bài , tranh luyện nói HS : Bộ HVTH , bảng con C- hoạt động dạy - học Tiết1 I - Kiểm tra : 5 phút - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở , ĐDHT của HS - Kiểm tra bài cũ : Gọi 2-3 HS đọc ở bảng con ( GV viết sẵn ) : cà chua, mùa dưa, ngựa tía . Sau đó đọc cho mỗi tổ viết vào bảng con 1 từ. II- Bài mới 1. Giới thiệu bài : 2 phút GV dựa vào tranh ở SGK để giới thiệu . GVghi bảng vần " ui, ưi " . HS đọc đồng thanh : " ui, ưi " 2. Dạy vần mới ( trọng tâm ) : a ) Vần ui : * Bước 1: Nhận diện vần ( phân tích) : 3 phút - HS ghép vào bảng cài vần " ui" , tập nhận diện , phân tích : Vần "ui " gồm có âm u ghép với âm i . Khi viết , chữ u đứng trước , chữ i đứng sau. - Đánh vần : "u- i- ui " * Bước2: Tập đánh vần tiếng mới : 4 phút - HS ghép tiếng "núi " , đánh vần " nờ - ui- nui- sắc- núi". - GV cho HS quan sát mẫu thật rồi giới thiệu từ khoá , ghi bảng . HS đọc trơn : đồi núi - HS luyện tập đánh vần và đọc trơn nhiều lần ( cá nhân , nhóm ). GVcùng HS phát hiện lỗi và chữa lỗi b ) Vần ưa : 6 phút Tiến hành tuơng tự . Lưu ý : Đánh vần " ư-i-ưi " , " gờ- ưi- gưi-hỏi - gửi ". Đọc trơn : gửi thư Nghỉ giữa tiết : 5 phút c ) Bước 3: Viết chữ vào bảng con : 10 phút - GVviết mẫu lên khung chữ trên bảng lớp hoặc lên dòng kẻ : ui đồi núi / ưi gửi thư : - HS nêu lại cách viết , tập viết vào bảng con , GVgiúp đỡ HS còn lúng túng đồng thời kiểm tra , sửa sai . d ) Đọc từ ngữ ứng dụng : 5 phút GV ghi bảng , giảng từ, gọi HS đọc kết hợp phân tích tiếng , tìm và gạch chân tiếng có vần mới : cái túi gửi quà vui vẻ ngửi mùi Tiết 2 3. Luyện tập a ) Luyện đọc : 12 phút - Luyện đọc lại các âm , vần ở tiết 1 : + Kết hợp đọc ở bảng , ở SGK + Kết hợp ph
Tài liệu đính kèm: