Toán
LUYỆN TẬP
I MỤC TIÊU:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3, 4.
- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
- *Ghi chú: + Bài tập cần làm: Bài 1,bài 2(dòng1), bài3
+HS K - G hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bộ thực hành và biểu diễn toán1.
Vở BT Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
3 - 5 học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 4
a, ưa Hoạt động1: Dạy vần Vần ua Hỏi: Vần ua được tạo bởi mấy âm? Là những âm nào? ( 2 âm: u và a) H: Vần ua giống vần nào đã học?( ia) +HS tìm và ghép vần ua lên bảng gài +HS đánh vần, đọc trơn : u - a - ua/ua +H: Muốn ghép được tiếng cua ta phải ghép thêm gì?( âm c). +HS ghép đánh vần, đọc trơn : cờ – ua – cua / cua +HS nêu cách ghép từ cua bể ghép và đọc trơn: cua bể +HS đánh vần đọc trơn: ua - cua - cua bể ( nhóm, cá nhân, cả lớp) Vần ưa ( Hướng dẫn tương tự) *So sánh: ua - ưa Giống: Đều kết thúc bằng âm a Khác: ua bắt đầu bằng u; ưa bắt đầu bằng ư Hoạt động2: Đọc ứng dụng +HS yếu đánh vần, đọc tiếng chứa vần mới: chua, đùa, nứa, xưa +HS yếu: đánh vần, đọc trơn các từ. +HS khá, giỏi đọc trơn từ, nhận biết nghĩa từ: xưa kia (thời gian đã trôi qua rất lâu) + HS đọc trơn đồng thanh một lượt Hoạt động3: Viết bảng con GV viết mẫu, HD cách viết vần, tiếng chứa vần + HS viết lần lượt vào bảng con: ua, ưa ; cua bể, ngựa ngỗ - GV nhận xét, chỉnh sửa Tiết 2 Hoạt động1: Luyện đọc + HS đọc lại bài tiết1( cá nhân, nhóm, cả lớp) - GV giới thiệu về câu ứng dụng. HS nhẩm đánh vần, đọc trơn câu. H: Mẹ đi chợ mua gì cho bé?( Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé) + HS đọc toàn bài trong SGK Hoạt động2: Luyện viết + HS viết bài 29, HS viết chậm có thể viết ở lớp 1/2 số chữ Hoạt động3: Luyện nói + HS khá nêu chủ đề: Giữa trưa +HS cùng thảo luận theo nhóm đôi, một vài đại diện nêu trước lớp theo gợi ý: - Tranh vẽ cảnh gì? - Buổi trưa mọi người thường làm gì? - Em thường làm gì vào buổi trưa? Hoạt động nối tiếp: Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần mới học . Xem trước bài 31 Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2013 Học vần ÔN TẬP I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Đọc được: ia, ua, ưa; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 - 31 - Viết được: ia, ua, ưa; các từ ngữ ứng dụng - Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Khỉ và Rùa * Ghi chú: HS khá, giỏi kể được II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng ôn tập bài31a, 31b III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS đọc câu ứng dụng bài 30 - Cả lớp viết từ: nô đùa. 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: GV khai thác khung đầu bài: mía, múa - Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra âm, vần, tiếng ở khung mẫu. m ía m úa mía múa - Học sinh đọc lại. * Ôn tập: Hoạt động1: Ôn vần - tiếng chứa vần +HS đánh vần, đọc trơn vần trên bảng ôn + HS nêu cách ghép âm ở cột dọc với vần ở dòng ngang để tạo thành tiếng +HS đọc các tiếng vừa ghép được( hs yếu đánh vần, đọc trơn; HS khá đọc trơn) GVnhận xét chỉnh sửa Hoạt động2: Đọc từ ứng dụng HS nhẩm đọc tìm tiếng, từ chứa vần ôn - đánh vần, đọc trơn + HS đánh vần đọc trơn từ ( cá nhân, nhóm, cả lớp) - GV giúp HS hiểu nghĩa từ “ngựa tía” Cả lớp đọc trơn đồng thanh một lượt Hoạt động3: Viết vào bảng con - GV viết mẫu + HS viết vào bảng con. - GV lưu ý viết các nét nối giữa chữ cái và vần. HS đọc lại bài tiết 1. TIẾT 2 * Luyện tập: Hoạt động 1: Luyện đọc: - Đọc bài ôn tiết 1 trên bảng lớp và SGK (10 đến 12 em) - HD đọc đoạn thơ ứng dụng Gió lùa kẽ lá Lá khẽ đu đưa Gió qua cửa sổ Bé vừa ngủ trưa. +HS nhẩm đánh vần, đọc trơn từng dòng thơ( cá nhân) +HS nhẩm đọc trơn từng câu và cả đoạn thơ (cá nhân) +HS khá giỏi đọc trơn các dòng thơ trên. +Cả lớp đọc đồng thanh 1 lượt - GV nhận xét chỉnh sửa HS đọc bài trong SGK(nhóm, cả lớp) Hoạt động 2: Luyện viết +HS viết vào vở tập viết (HS khá giỏi viếtđủ số dòng quy định, HS yếu Viết1/2 số dòng quy định) - GV theo dõi, nhắc nhở và uốn nắn HS yếu. - Thu, chấm bài và nhận xét. Hoạt động 3: Kể chuyện +HS đọc tên truyện: Khỉ và Rùa - GV kể lần 1: theo nội dung câu chuyện SGV - GV kể lần 2: theo tranh minh hoạ HS kể trong nhóm (GV giúp đỡ các nhóm kể mỗi em 1 đoạn không cần kể chi tiết,HS khá kể được 2 - 3 đoạn) + Đại diện các nhóm lên kể trước lớp. - GV nhận xét đánh giá - GV hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa truyện SGV 3. Củng cố, dặn dò: - Đọc lại bảng ôn.Chuẩn bị bài 32 Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5 I.MỤC TIÊU: - Thành lập và thuộc bảng cộng trong phạm vi 5. Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5. - Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. *Ghi chú: + Bài tập cần làm: Bài 1,bài 2, bài 4a +HS K - G hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ biểu diễn, thực hành Toán, vở BT Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - 4 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 4 2. Dạy học bài mới: 2.1.Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng trong phạm vi 5 * Giới thiệu phép cộng: 4 +1 = 5; 1 + 4 = 5 + HS quan sát mô hình 4 quả cam và1 quả cam. Nêu: Có 4 quả cam thêm1 quả cam. Hỏi có tất cả mấy quả cam? - HS lần lượt nêu: +4 quả cam thêm 1 quả cam là 5 quả cam + 4 thêm 1 được 5 H: 4 cộng1 bằng mấy?( 4 cộng 1 bằng5) GV ghi bảng: 4 + 1 = 5 (HS đọc: Bốn cộng một bằng năm). H: 1 + 4=? - HS khá giỏi :1 + 4 = 5 và giải thích cách tính - Khi đổi chỗ các số trong phép tính cộng kết quả không thay đổi. 2.2. Giới thiệu phép cộng: 3 + 2= 5, 2+3= 5 (Cách tiến hành tương tự) HS thực hành trên que tính để có: 3 + 2 = 5. H: 2 + 3=?( vì 3+2=5 nên 2+3=5). *HD HS đọc thuộc lòng bảng cộng (GV xoá dần kết quả để HS tự ghi nhớ). - HS đọc thuộc bảng cộng ngay trước lớp.(5 - 7em) 4+1 =5 1+4 =5 3+2 =5 2+3 =5 2.3.Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Củng cố phép tính cộng trong phạm vi 5 - Học sinh làm bài vào vở bài tập GV theo dõi giúp đỡ HS cách nhẩm và viết số thẳng cột. - GV cùng HS chữa bài .Khuyến khích HS yếu đọc kết quả trước lớp.(phần a) - Bài2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Bài giành cho HS khá giỏi( Dựa vào các bảng cộng đã học để làm bài) - Bài3: Viết phép tính thích hợp - ý a. +HS quan sát hình minh hoạ nêu bài toán( 7 - 8 em). +Nêu phép tính phù hợp với tình huống vừa nêu +1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở *ý b. HS khá giỏi làm Bài 4:Số Dành cho HS khá, giỏi. HS làm và nêu được : 3 + 2 = 5; 1 + 3 = 4; 2 + 1 = 3 3. Củng cố dặn dò: - Đọc lại các phép tính ở bài Thứ tư ngày 16 tháng10 năm 2013 Học vần OI - AI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU; - Đọc được oi - ai, nhà ngói, bé gái; từ và các câu ứng dụng trong bài, - Viết được oi - ai, nhà ngói, bé gái - :Luyện nói được từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sử dụng tranh SGK - Bộ thực hành Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - 5 HS đọc từ câu ứng dụng bài 31. 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: GV đưa tranh SGK, yêu cầu HS quan sát và rút ra vần mới oi - ai. GV đọc vần HS đọc theo. Hoạt động1: Nhận diện - Đánh vần , đọc vần Vần oi a. Nhận diện HS nêu: Vần oi bắt đầu bằng o kết thúc bằng i b. Phát âm và đánh vần: + HS khá nêu cách đánh vần + HS đánh vần: o - i - oi ( cá nhân, cả lớp) +HS tìm và ghép trên bảng gài + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). H: Để có tiếng “ngói’ ta phải ghép thêm âm gì, dấu gì? + HS ghép và đánh vần ngờ - oi - ngoi - sắc – ngói/ngói + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. GV lưu ý giúp đỡ HS yếu. - GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa phát âm. H: Để có từ nhà ngói ta phải ghép thêm tiếng gì? + HS ghép và đọc trơn. - GV nhận xét, chỉnh sửa + HS đọc: oi - ngói - nhà ngói ( cá nhân, nhóm, cả lớp) Vần ai (Quy trình tương tự vần oi) Lưu ý: - Nhận diện: ai gồm a - i So sánh ai - oi. + HS : Giống nhau: kết thúc bằng âm i Khác nhau: ai bắt đầu bằng a; oi bắt đầu bằng o Hoạt động2: Đọc từ ứng dụng: GV ghi bảng: ngà voi gà mái cái còi bài vở + HS nhẩm đọc tìm tiếng chứa vần mới: voi, cái còi, mái, bài.(HS khá) + HSnhẩm đánh vần đọc trơn tiếng chứa vần mới ( HS trung bình, yếu) + HS trung bình, yếu: Đánh vần, đọc trơn từ + HS khá đọc trơn từ, nêu cách hiểu từ “ngà voi”, “bài vở” - GV đọc mẫu lại kết hợp giải nghĩa từ ngà voi qua tranh ảnh +HS đọc trơn toàn bài tiết 1 (đồng thanh) Hoạt động3: Viết bảng con GV viết mẫu, Hd quy trtình viết +HS lần lượt viết bảng con: oi , ai , nhà ngói, bé gái GV nhận xét , chỉnh sửa TIẾT 2 * Luyện tập: Hoạt động1:Luyện đọc: - Luyện đọc lại tiết 1 (cá nhân, nhóm, lớp) + HS đọc trong SGK, trên bảng lớp. + GV chỉnh sửa và lưu ý giúp HS yếu đánh vần rồi đọc. + HS quan sát tranh, nhận xét và rút ra câu ứng dụng + HS tìm tiếng từ chứa vần mới: Bói, bữa trưa , (đánh vần, đọc trơn) + Hd Hd yếu đọc từ, cụm từ, câu + HS khá, giỏi đọc câu ứng dụng (2 - 3 em) + GV chỉnh sửa lỗi phát âm. +HS đọc trơn toàn bài trên bảng lớp H: Chú Bói cá đang nghĩ gì thế?. ( Chú nghĩ về bữa trưa) + HS đọc trong SGK Hoạt động2: Luyện viết: + HS lấy vở tập viết tìm bài viết - GV yêu cầu HS viết số chữ tuỳ theo từng trình độ.. - Thu, chấm bài và nhận xét. Hoạt động3: Luyện nói: + HS đọc tên chủ đề luyện nói: Sẻ, ri, bói cá, le le +HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi. HS chỉ và gọi tên được các con vật có trong hình. HS khá, giỏi nêu được điểm giống và khác nhau giữa các con vật đó và có thể nêu thêm một số con vật mà em biết thuộc họ biết bay 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bài - Tìm tiếng, từ ngoài bài chứa vần oi – ai - Chuẩn bị bài sau: bài 33 Toán LUYỆN TẬP I MỤC TIÊU. - Biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5. - Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. *Ghi chú: + Bài tập cần làm: Bài 1,bài 2, bài 3( dòng 1), bài 5 + HS K - G hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở bài tập toán III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ - HS đọc lại các phép cộng trong phạm vi 5. - HS làm vào bảng con phép tính: 3 + 1= 2+ 3= 2.Thực hành GV hướng dẫn HS làm các bài tập vở bài tập toán. Bài 1: Số + HS dựa vào các bảng cộng đã học nêu miệng kết quả, sau đó tự điền vào vỏ - GV lưu ý HS phép tính: 4 + 1 = 1 + Bài 2: Tính - GV yêu cầu HS làm bài vào vở, lưu ý HS cách đặt tính thẳng cột. + HS làm xong yêu cầu HS yếu nêu kết quả trước lớp Bài 3: Tính * HSTB – Y làm bài 3 dòng 1 - HS K - G hoàn thành cả bài. GV yêu cầu trung bình, yếu làm nửa số phép tính. HS khá giỏi hoàn thành cả bài - HS tự làm, GV cho HS đổi chéo vở để kiểm tra. - GV củng cố chốt lại cách nhẩm và tính. Bài 4: Điền dấu >, <, = ( Dành cho HS khá, giỏi) - GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài. - GV yêu cầu hS tính rồi mới so sánh. Bài 5: Viết phép tính thích hợp - GV cho HS quan sát tranh SGK,nêu các tình huống trong tranh. - Ví dụ: Phần a:Có 3 cái thuyền và 1 cái thuyền. Hỏi có tất cả mấy cái thuyền? - HS nêu các tình huống, rồi viết phép tính thích hợp. - GV nhận xét và đánh giá. Tương tự GV cho HS tự làm Phần b Hướng dẫn HS viết phép tính: 3+ 2= 5 hoặc 2 + 3 = 5 theo tình huống đã nêu 3.Củng cố, dặn dò GV chấm và nhận xét một số bài. Đạo đức GIA ĐÌNH EM T2 I.MỤC TIÊU: - Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.(HS khá, giỏi biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ) - Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.( HS khá, giỏi phân biệt được các hành vi, việc làm phù hợp, chưa phù hợp về kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ) . - Lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ. *GDBV môi trường: Giáo dục cho HS biết được GĐ chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số. Góp phần cùng cộng đồng BVMT. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở BT Đạo đức III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy học bài mới: 2.1.Khởi động : Trò chơi “Đổi nhà” +HS đứng thành vòng rộng điểm danh 1, 2, 3 cho đến hết. Người số1 và người số3 nắm tay nhau tạo thành mái nhà, người số2 đứng vào giữa (tượng trưg cho một gia đình). Khi quản trò hô “ Đổi nhà” những người số2 sẽ đổi chỗ cho nhau, quản trò cũng tham gia đứng vào một gia đình nào đó.Em nào chạm chân không tìm thấy nhà sẽ mất nhà và phải làm quản trò H: Em cảm thấy thế nào khi luôn có một mái nhà?( GV hỏi những em không bị mất nhà lần nào) H: Em sẽ ra sao khi không có một mái nhà? (GV hỏi những em đã có lần mất nhà) *Kết luận:Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người thân trong gia đình yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo. 2.2.Hoạt động 1: Tiểu phẩm: “Chuyện của bạn Long” - Yêu cầu HS đóng vai như đã được dặn dò ở tiết trước. Các HS thảo luận sau khi xem tiểu phẩm. H: Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long? H: Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không vâng lời mẹ? - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp - GV gợi ý HS tự rút ra kết luận hoặc GV kết luận (SGV) 2.3.Hoạt động 2: Học sinh liên hệ thực tế - HS thảo luận (từng cặp). GV giúp đỡ các cặp còn yếu thảo luận đúng chủ đề. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - GV và các HS khác nhận xét, đánh giá. Khen HS đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, biết quý trọng gia đình mình, đồng thời giúp HS biết quý trọng những bạn đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. - Kết luận chung SGV. 2.4.Hoạt động nối tiếp: * Giáo dục cho HS biết được GĐ chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số. Góp phần cùng cộng đồng BVMT. Chuẩn bị bài sau Thứ năm ngày 17 tháng10 năm 2013 Học vần BÀI 33: ÔI ƠI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU; - Đọc được ôi - ơi, trái ổi, bơi lội; từ và các câu ứng dụng trong bài, - Viết được : ôi - ơi, trái ổi, bơi lội . - Luyện nói được từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Lễ hội II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh SGK, vật thật trái ổi - Bộ thực hành Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc từ câu ứng dụng bài 32. Viết bảng con: ngà voi 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: GV đưa tranh SGK, yêu cầu HS quan sát và rút ra vần mới ôi - ơi. GV đọc vần HS đọc theo. Hoạt động1: Nhận diện - Đánh vần , đọc vần Vần ôi a. Nhận diện HS nêu: Vần ôi bắt đầu bằng ô kết thúc bằng i b. Phát âm và đánh vần: + HS khá nêu cách đánh vần + HS đánh vần: ô - i - ôi ( cá nhân, cả lớp) +HS tìm và ghép trên bảng gài + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). H: Để có tiếng “ổi’ ta phải ghép thêm dấu gì? + HS ghép và đánh vần ôi - hỏi – ổi /ổi + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. GV lưu ý giúp đỡ HS yếu. - GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa phát âm. H: Để có từ “trái ổi” ta phải ghép thêm tiếng gì?( trái) + HS ghép và đọc trơn. - GV nhận xét, chỉnh sửa + HS đọc: ôi - ổi – trái ổi ( cá nhân, nhóm, cả lớp) Vần ơi (Quy trình tương tự vần ôi) Lưu ý: - Nhận diện: ơi gồm ơ và i So sánh ôi - ơi + HS : Giống nhau: kết thúc bằng âm i Khác nhau: ôi bắt đầu bằng ô; ơi bắt đầu bằng ơ Hoạt động2: Đọc từ ứng dụng: GV ghi bảng: cái chổi ngói mới thổi còi đồ chơi + HS nhẩm đọc tìm tiếng chứa vần mới: chổi, thổi, mới, chơi.(HS khá) + HS nhẩm đánh vần đọc trơn tiếng chứa vần mới ( HS trung bình, yếu) + HS trung bình, yếu: Đánh vần, đọc trơn từ + HS khá đọc trơn từ, nêu cách hiểu từ ngói mới, đồ chơi( qua hình minh hoạ , vật thật) - GV đọc mẫu +HS đọc trơn toàn bài (đồng thanh) Hoạt động3: Viết bảng con GV viết mẫu, HD quy trtình viết +HS lần lượt viết bảng con: ôi, ơi; trái ổi, bơi lội GV nhận xét , chỉnh sửa TIẾT 2 * Luyện tập: Hoạt động1:Luyện đọc: - Luyện đọc lại tiết 1 (cá nhân, nhóm, lớp) + HS đọc trong SGK, trên bảng lớp. + GV chỉnh sửa và lưu ý giúp HS yếu đánh vần rồi đọc trơn. - Luyện đọc câu ứng dụng: + HS quan sát tranh, nhận xét và rút ra câu ứng dụng + HS tìm tiếng từ chứa vần mới: chơi (đánh vần, đọc trơn) + HD yếu đọc từ, cụm từ, câu + HS khá, giỏi đọc câu ứng dụng (2 - 3 em) + GV chỉnh sửa lỗi phát âm. +HS đọc trơn toàn bài trên bảng lớp H: Bé trai, bé gái đi chơi phố với ai?. (Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.) + HS đọc trong SGK Hoạt động2: Luyện viết: + HS lấy vở tập viết tìm bài viết.( Bài33) - GV yêu cầu HS viết số chữ tuỳ theo từng trình độ.. - Thu, chấm bài và nhận xét. Hoạt động3: Luyện nói: + HS đọc tên chủ đề luyện nói: Lễ hội +HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi về hình minh hoạ ( khung cảnh, cách ăn mặc, nét mặt , cử chỉ.) H: Ở quê em có lễ hội không? Lẽ hội đó có tên gọi là gì? + Một số HS nêu trước lớp 3. Củng cố, dặn dò: - Tìm tiếng, từ ngoài bài chứa vần oi – ai - Xem trước bài 34 Tự nhiên và xã hội ĂN, UỐNG HÀNG NGÀY I. MỤC TIÊU: Giúp HS - Cần phải ăn uống đầy đủ hàng để mau lớn, khoẻ mạnh. - Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài: - Ăn uống hàng ngày rất cần thiết cho cuộc sống. Nhưng ăn, uống như thế nào là tốt cho sức khoẻ? Bài học hôm nạy sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. 2. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Kể tên những thức ăn, đồ uống hằng ngày. Mục đích: HS nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ uống thường dùng hằng ngày. Bước 1: - GV yêu cầu HS kể tên những thức ăn, đồ uống thường dùng hằng ngày. + HS lần lượt trả lời trước lớp. - GV ghi tên những thức ăn, đồ uống mà HS nêu được lên bảng (chú ý HS được nói càng nhiều càng tốt) Bước 2: - GV cho HS quan sát hình ở trang 18 + HS kể tên từng loại thức ăn có trong hình H: Loại thức ăn nào các em chưa được ăn hoặc không thích ăn? + HS trả lời. Kết luận: Cần ăn nhiều loại thức ăn để có lợi cho sức khoẻ. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Mục đích: HS biết được vì sao phải ăn uống hàng ngày.: Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động + HS quan sát hình ở trang 19 theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi. H: Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể? + Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung. H: Để cơ thể mau lớn, có sức khoẻ và học tập tốt chúng ta phải làm gì? + HS trả lời: Ăn, uống đủ chất hằng ngày để cơ thể mau lớn,có sức khoẻ và học tập tốt Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp. Mục đích: HS biết được hằng ngày phải ăn, uống như thế nào để có sức khoẻ tốt? - Cách tiến hành: HS: Thảo luận nhón đôi theo gợi ý : + Chúng ta phải ăn uóng như thế nào cho đầy đủ? + Hằng ngày em ăn mấy bữa, vào những lúc nào? HS khá giỏi: + Tại sao chúng ta không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính? - HS suy nghĩ thảo luận theo từng câu. GV giúp đỡ nhóm yếu. - GV gọi HS trả lời câu hỏi và các em khác bổ sung *GV chốt các ý chính : - Chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát. - Hàng ngày cần ăn ít nhất là ba bữa vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều tối. - Không nên ăn đồ ngọt trước bữă ăn chính. Thực hiện tốt như bài học 3. Củng cố dặn dò: Thùc hiÖn tèt nh bµi häc Thứ sáu ngày 18 tháng 10 năm 2013 Học vần BÀI 34 : UI - ƯI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Đọc được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư; từ và các câu ứng dụng trong bài, - VIẾT được : ôi - ơi, trái ổi, bơi lội - Luyện nói được từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Đồi núi II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sử dụng tranh SGK, - Bộ thực hành Tiếng Việt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc từ câu ứng dụng bài 33. Viết bảng con: thổi còi 2. Dạy học bài mới: TIẾT 1 * Giới thiệu bài: GV đưa tranh SGK, yêu cầu HS quan sát và rút ra vần mới ui - ưi GV đọc vần HS đọc theo. Hoạt động1: Nhận diện - Đánh vần , đọc vần Vần ui a. Nhận diện HS nêu: Vần ui bắt đầu bằng u kết thúc bằng i b. Phát âm và đánh vần: + HS khá nêu cách đánh vần + HS đánh vần: u - i - ui ( cá nhân, cả lớp) +HS tìm và ghép trên bảng gài + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). H: Để có tiếng “đồi’ ta phải ghép thêm âm gì, dấu gì? + HS ghép và đánh vần nờ - ui - nui - sắc - núi/núi + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. GV lưu ý giúp đỡ HS yếu. - GV nhận xét, chỉnh sửa phát âm. H: Để có từ “đồi núi” ta phải ghép thêm tiếng gì?(đồi) + HS ghép và đọc trơn. - GV nhận xét, chỉnh sửa + HS đọc: ui - núi - đồi núi ( cá nhân, nhóm, cả lớp) Vần ưi (Quy trình tương tự vần ui) Lưu ý: - Nhận diện:ưi gồm ư và i So sánh ui - ưi + HS : Giống nhau: kết thúc bằng âm i Khác nhau: ui bắt đầu bằng u; ưi bắt đầu bằng ư Hoạt động2: Đọc từ ứng dụng: GV ghi bảng: cái túi gửi quà vui vẻ ngửi mùi + HS nhẩm đọc tìm tiếng chứa vần mới: túi, vui, gửi, ngửi mùiHS khá) + HSnhẩm đánh vần đọc trơn tiếng chứa vần mới ( HS trung bình, yếu) + HS trung bình, yếu: Đánh vần, đọc trơn từ + HS khá đọc trơn từ, nêu cách hiểu từ ngửi mùi, vui vẻ( qua động tác minh hoạ) - GV đọc mẫu +HS đọc trơn toàn bài (đồng thanh) Hoạt động3: Viết bảng con GV viết mẫu, Hd quy trtình viết +HS lần lượt viết bảng con: ui, ưi; đồi núi, gửi thư GV nhận xét , chỉnh sửa TIẾT 2 * Luyện tập: Hoạt động1:Luyện đọc: - Luyện đọc lại tiết 1 (cá nhân, nhóm, lớp) - Luyện đọc câu ứng dụng: + HS quan sát tranh, nhận xét và rút ra câu ứng dụng + HS tìm tiếng từ chứa vần mới: gửi, vui (đánh vần, đọc trơn) + Hd HS yếu đọc từ, cụm từ, câu + HS khá, giỏi đọc câu ứng dụng (2 - 3 em) + GV chỉnh sửa lỗi phát âm. +HS đọc trơn toàn bài trên bảng lớp H: Dì Na làm gì?. (Dì Na gửi thư về.) H: Dì Na gửi thư về. Cả nhà vui hay buồn? + HS đọc trong SGK Hoạt động2: Luyện viết: + HS lấy vở tập viết tìm bài viết.( Bài34) - GV yêu cầu HS viết số chữ tuỳ theo từng trình độ.. - Thu, chấm bài và nhận xét. Hoạt động3: Luyện nói: + HS đọc tên chủ đề luyện nói: Đồi núi +HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi về hình minh hoạ H: Ở quê em có đồi núi không? Trên đồi núi người ta trông cây gì? + Một số HS nêu trước lớp 3. Củng cố, dặn dò: - Tìm tiếng, từ ngoài bài chứa vần ui – ưi - Xem tríc bµi 35. Toán SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: - Biết được kết quả của phép cộng một số với 0. Biết số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó. - Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ trong SGK - Bộ thực hành Toán1. Vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 - 5 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5 2. Dạy học bài mới: Hoạt động1:Giới thiệu phép cộng một số với 0 - Bước 1: Giới thiệu các phép cộng: 3+0 = 3 0+3 = 3 +HS quan sát tranh SGK, nêu bài toán, “lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai không có con chim nào. Hỏi cả hai lồng có bao nhiêu con chim?” + HS trung bình và yếu nêu lại bài toán H: - 3 con chim thêm 0 con chim là mấy con chim? - 3 thêm 0 được mấy? - 3 cộng 0 bằng mấy?. Thực hiện bằng phép tính gì? +HS ghi bảng con:3 + 0 = 3 + HS đọc “Ba cộng không bằng ba”. - Bước 2: 0+3 =3 +HS khá nêu ngay kết quả phép tính và giải thích cách tìm ( đổi chỗ các số trong phép cộng kết quả không đổi) +HS trung bình, yếu dựa
Tài liệu đính kèm: