Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Tuần 15 đến 18 - Năm học 2015-2016 - Cô Hiền

TIẾT: 16 HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH

 ( Tiết 1 )

A. Mục tiêu :

- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.

- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.

- Có kỹ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.

- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.

- Giáo dục HS: Có ý thức đoàn kết với mọi người xung quanh.

* KNS: - Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.

 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.

 - Kĩ năng tư duy phê phán (biết hê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).

 - Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống)

B. Đồ dùng dạy – học :

- GV : Phiếu thảo luận nhóm.

- HS : SGK, VBT.

C. Các hoạt động dạy – học :

 

docx 8 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Tuần 15 đến 18 - Năm học 2015-2016 - Cô Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 15 Thứ bảy ngày 05 tháng 12 năm 2015
ĐẠO ĐỨC
TIẾT: 15 TÔN TRỌNG PHỤ NỮ 
(tiết 2)
A. Mục tiêu : 	
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.	
- Giáo dục HS: Có thái độ tôn trọng phụ nữ.
* KNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ)
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà mẹ, chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội. 
B. Đồ dùng dạy – học : 
- Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng. ( bà, mẹ, chị, cô giáo,)
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, ca ngợi người phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.
C. Các hoạt động dạy – học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định : 
II. Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng phụ nữ.
- Gọi HS kiểm tra :
+ Vì sao chúng ta phải tôn trọng phụ nữ ?
+ Cần làm gì để thể hiện tôn trọng phụ nữ ?
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- Nhận xét kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài :
- Tiết học hôm nay, các em sẽ thực làm một số bài tập về việc Tôn trọng phụ nữ.
- GV ghi tên bài lên bảng. 
2. Hoạt động 1 : Xử lí tình huống bài tập 3 trong SGK.
* Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
* Cách tiến hành.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của bài tập 3.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
* GV kết luận: Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai.
 Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
3. Hoạt động 2 : HS làm bài tập 4 trong SGK.
* Mục tiêu: HS biết những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ, biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội.
* Cách tiến hành.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
- HS làm theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
* GV kết luận:
. Ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ.
. ngày 20/ 10 là ngày phụ nữ Việt Nam.
. Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ danh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
4. Hoạt động 3 : HS hát, đọc thơ ( hoặc nghe băng ) về chủ đề ca ngợi người phụ nữ .
- GV nêu luật chơi : Mỗi dãy chọn bạn thay phiên nhau đọc thơ, hát về chủ đề ca ngợi người phụ nữ. Đội nào có nhiều bài thơ, hát hơn sẽ thắng.
- Cho HS thực hành trò chơi.
- GV nhân xét, uyên dương.
IV. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Vì sao phải tôn trọng phụ nữ ?
- Lập kế hoạch tổ chức ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 ( ở gia đình, lớp ),
- GV rút ra bài học GDHS.
V. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà thực hiện tốt những điều vừa học.
- Chuẩn bị bài sau : Hợp tác với những người xung quanh.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu kiểm tra, lớp theo dõi.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe giới thiệu bài.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Hoạt động nhóm đôi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận bài tập trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động nhóm.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Các nhóm nhận việc.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành chơi theo hướng dẫn.
- Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS lần lượt trả lời.
- HS lên giới thiệu về ngày 8-3, về một người phụ nữ mà em các kính trọng.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TUẦN: 16 Thứ bảy ngày 12 tháng 12 năm 2015
 ĐẠO ĐỨC
TIẾT: 16 HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH 
 ( Tiết 1 )
A. Mục tiêu : 
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kỹ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
- Giáo dục HS: Có ý thức đoàn kết với mọi người xung quanh.
* KNS: - Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.
 - Kĩ năng tư duy phê phán (biết hê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).
 - Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống) 
B. Đồ dùng dạy – học : 
- GV : Phiếu thảo luận nhóm.
- HS : SGK, VBT.
C. Các hoạt động dạy – học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định : 
II. Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng phụ nữ.
- Gọi HS kiểm tra :
+ Nêu những việc em đã làm thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài :
- Giờ đạo đức hôm nay các em sẽ tìm cách giải quyết vấn đề về hợp tác với những người xung quanh qua một số bài tập.
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hoạt động 1 : Tìm hiểu tranh tình huống ( trang 25 SGK).
* Mục tiêu: HS biết được 1 số biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành.
Cho HS quan sát 2 tranh ở trang 25 và thảo luận các câu hỏi sau:
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách tổ chức trồng cây của mỗi tổ trong tranh ?
Với cách làm như vậy, kết quả trồng cây của mỗi tổ sẽ như thế nào ?
Cho HS trình bày kết quả.
* GV kết luận : Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung : người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây  Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau . Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh .
3. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số việc làm thể hiện sự hợp tác.
* Cách tiến hành.
Yêu cầu HS thảo luận các nội dung BT 1.
+ Theo em, những việc làm nào dưới đây thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh ?
- Cho HS tình bày kết quả thảo luận.
* GV kết luận : Để hợp tác với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung , tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi, 
4. Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ (BT 2).
* Mục tiêu: HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong BT2.
- HS dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến.
- GV mời 1 vài HS giải thích lí do.
- GV kết luận từng nội dung :
(a) , ( d) : tán thành
( b) , ( c) : Không tán thành
- GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ (SGK) 
5. Hoạt động 4 : Hoạt động nối tiếp.
Yêu cầu từng cặp HS thực hành nội dung SGK, trang 27.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét, khuyến khích HS thực hiện theo những điều đã trình bày.
IV. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
+ Vì sao phải hợp tác với những người xung quanh ?
- GV rút ra bài học GDHS.
V. Dặn dò:
Dặn HS về nhà thực hiện những nội dung được ghi ở phần thực hành (SGK trang 27).
Chuẩn bị bài sau : Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2).
- Nhận xét tiết học. 
Hát vui.
- HS lần lượt nêu theo yêu cầu kiểm tra, lớp theo dõi.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe giới thiệu bài.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
- HS quan sát và thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động nhóm.
HS thảo luận nhóm bài tập 1.
Trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến.
- HS giải thích lí do.
- HS lắng nghe.
- HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Hoạt động nhóm đôi.
HS thực hiện.
Đại diện trình bày kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TUẦN: 17 Thứ bảy ngày 19 tháng 12 năm 2015
 ĐẠO ĐỨC
TIẾT: 17 HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH 
( Tiết 2)
A. Mục tiêu : 
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kỹ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
- Giáo dục HS: Có ý thức đoàn kết với mọi người xung quanh.
* KNS: - Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.
 - Kĩ năng tư duy phê phán (biết hê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).
 - Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống) 
B. Đồ dùng dạy – học : 
- Sưu tầm các câu chuyện về hợp tác, tương trợ nhau trong công việc.
C. Các hoạt động dạy – học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định :
II. Kiểm tra bài cũ : Hợp tác với những người xung quanh.
- Gọi HS kiểm tra :
+ Tại sao cần phải hợp tác với mọi người ?
+ Như thế nào là hợp tác với mọi người.
+ Kể về việc hợp tác của mình với người khác.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- Nhận xét kiểm tra bài cũ.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài :
- Giờ đạo đức hôm nay, các me sẽ làm một số bài tập về chủ đề vìa sao phải hợp tác với những người xung quanh (tiết 2).
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm đôi làm bài tập 3 ( SGK ).
* Mục tiêu: HS biết nhận xét một số hành vi, làm việc có liên quan việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành.
Yêu cầu từng cặp HS thảo luận làm bài tập 3.
- Gọi HS trình bày.
* GV kết luận : Tán thành với những ý kiến a, không tán thành các ý kiến b.
3. Hoạt động 2 : Làm bài tập 4 trong SGK.
* Mục tiêu: HS biết xử lí, một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giao việc: Các em hãy cùng các bạn trong nhóm để thảo luận xử lí các tình huống của bài tập 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
* GV kết luận : 
a) Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau .
b) Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi .
4. Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm theo bài tập 5 trong SGK.
* Mục tiêu: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày.
* Cách tiến hành.
Yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí các tình huống theo bài tập 5 trong SGK.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét về những dự kiến của HS.
IV. Củng cố :
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- Cho HS nêu lại ghi nhớ về hợp tác với mọi người.
- GV rút ra bài học GDHS.
V. Dặn dò:
Giáo viên yêu cầu HS thực hiện nội dung 1 ở phần thực hành.
- Chuẩn bị bài sau : Thực hành cuối học kì 1.
- Nhận xét tiết học. 
Hát vui.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu kiểm tra, lớp theo dõi.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe giới thiệu bài.
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Hoạt động nhóm đôi.
Từng cặp HS làm bài tập.
- Đại diện trình bày kết quả.
Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nhận việc.
- HS trình bày kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động nhóm.
Các nhóm thảo luận.
- Một số em trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc.
Lớp nhận xét và góp ý.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS lần lượt nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TUẦN : 18 Thứ bảy ngày 26 tháng 12 năm 2015
 ĐẠO ĐỨC
TIẾT :18 THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
A. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức, kĩ năng ở các bài 6 , 7 ,8 và một số bài đã học trước về các hành vi, thái độ ứng xử.
- Giáo dục HS: Có ý thức về các hành vi đạo đức, về các việc làm.
B. Đồ dùng:
- Một số tình huống cho hs xử lí đóng vai liên quan đến nội dung đã học.
- Một số bài tập ở các tiết trước
C. Các hoạt động dạy - học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu một số việc làm có thể hợp với bạn bè.
- Trong khi hợp tác với bạn bè lời nói của chung ta như thế nào ?
- Nhận xét phần kiểm tra.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học
2. Thực hành:
* Cho HS ôn lại các kiến thức ở bài 6,7 ,8 ( kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, hợp tác với những người xung quanh.
- GV nêu câu hỏi: gọi một số hs trả lời.
- VD: Vì sao cần phải quan tâm giúp đỡ người già, trẻ em ? Nêu một số việc làm thể hiện sự kính già yêu trẻ.
- GV nhận xét bổ sung.
*Cho hs xử lí các tình huống.
- GV phát phiếu ghi sẵn các tình huống cho hs thảo luận theo nhóm, đóng vai xử lí
- Các tình huống liên quan đến các bài đã học.
- GV quan sát giúp đỡ.
- Đại diện các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống (mỗi nhóm một tình huống ).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Qua đó củng cố lại kiến thức cho hs.
*Liên hệ thực tế bản thân.
- Cho HS tự nhận xét về bảm thân mình về những việc làm được ( thể hiện hành vi đạo đức tốt ), những việc chưa làm được (biết lễ phép với thầy cô, ông bà, cha mẹ, giúp đỡ bạn bè, . . . )
- GV nhận xét ,tuyên dương – nhắc nhở , khuyến khích động viên hs.
IV. Củng cố:
- Cho HS thực hành các hành vi ứng xử.
- GV rút ra bài học giáo dục HS.
V. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài .
- Chuẩn bị bài sau: Em yêu quê hương.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS lần lượt trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- Lớp bổ sung
- Các nhóm nhận phiếu thảo luận tìm cách xử lí.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS tự nhận xét bản thân.
- HS thực hành ứng xử.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDAO DUC.docx