A. MỤC TIÊU
- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
* Biết được ý nghĩa của hòa bình.
* Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.
B. CHUẨN BỊ :
- GV : Tranh ảnh và thông tin ở sgk.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
Tuần 26 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ hai, ngày 01 tháng 3 năm 2010 Môn : Đạo đức Em yêu hoà bình (tiết 1) KTKN : 85 SGK : 37 A. MỤC TIÊU - Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. - Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. * Biết được ý nghĩa của hòa bình. * Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng. B. CHUẨN BỊ : - GV : Tranh ảnh và thông tin ở sgk. C. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ : 2. Bài mới : Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin . * Mục tiêu : - Học sinh hiểu được những hiểu biết những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình. * Cách tiến hành : - Thảo luận nhóm + Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh ? + Chiến tranh gây ra những hậu quả gì ? + Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người được sống trong hoà bình, chúng ta cần phải làm gì ? - Giáo viên nhận xét và tuyên dương. - Yêu cầu HS quan sát tranh trang 38 và phát biểu ý kiến .. Kết luận : Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật,đói nghèo, thất học, Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. - Học sinh đọc thông tin ở sgk trang 37, 38 . - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi ở sgk. - Đại diện nhóm trình bày kiến. + ... cuộc sống bơ vơ, bị mất nhà cửa, bị nhiễm chất độc, nhiều trẻ em phải câm súng đi lính... + gây chết chóc, bị nhiễm chất độc hoá học, thành phố, làng mạc, đường sá, di tích lịch sử bị phá hủy... + ... bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. - HS phát biểu - Nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. - HS đọc ghi nhớ Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 1 ) * Mục tiêu : HS biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình. * Cách tiến hành : - GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1. - Giáo viên tuyên dương các em và kết luận lại các ý kiến đúng a, d. - HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu. - Cá nhân trình bày lí do. Hoạt động 3 : Làm bài tập số 2 ở sgk. * Mục tiêu : HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày. * Cách tiến hành : - GV nêu yêu cầu của bài tập 2. - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Giáo viên tóm lại các ý và chọn b, c. - Cá nhân trình bày ý kiến trước lớp . - Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến. Hoạt động 4 : Làm bài tập 3 - Làm việc cá nhân Nhận xét-tuyên dương - Cá nhân trình bày ý kiến trước lớp . - Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến. D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - HS đọc lại ghi nhớ. - Chuẩn bị : Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát ... chủ đề hoà bình. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: