Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 19 đến 22 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del

Môn : Đạo đức

Tuần 20 tiết 20

ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ

Tiết 2

I. Mục tiêu :

- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ.

- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Hs giỏi : Trẻ em có quyền được tự do giao tiếp với bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.

- Hs có thái độ tôn trọng, thân ái, hửu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế.

II. Các kỹ năng sống :

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế.

- Kỹ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quớc tế.

- Kỹ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.

III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :

- Thảo luận nhóm.

- Trình báy 1 phút.

- Trình bày cảm xúc của mình.

IV. Đồ dùng dạy học :

- Các bài thơ, bức tranh nói về tình hửu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.

V. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 11 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 19 đến 22 - Năm học 2015-2016 - Thạch Del", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2014
Môn : Đạo đức
Tuần 19 tiết 19 
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
Tiết 1
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ.
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Hs giỏi : Trẻ em có quyền được tự do giao tiếp với bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
- Hs có thái độ tôn trọng, thân ái, hửu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế.
II. Các kỹ năng sống : 
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế.
- Kỹ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quớc tế.
- Kỹ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :
- Thảo luận nhóm.
- Trình báy 1 phút.
- Trình bày cảm xúc của mình.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Các bài thơ, bức tranh nói về tình hửu nghị giữa thiếu nhi Việt nam và thiếu nhi quốc tế.
- Các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt nam và thiếu nhi quốc tế.
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs
C. Bài mới : 
1. Khám phá :
- Gv giới thiệu bài : Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về tình đoàn kết giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
2. Kết nối : 
* Hoạt động 1 : Phân tích tông tin
+ Mục tiêu : Hs biết được tình đoàn kết hửu nghị với thiếu nhi quốc tế. Hs hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao với bạn bè.
+ Cách tiến hành :
- Gv phát cho mỗi nhóm vài bức ảnh về các hoạt động của thiếu nhi quốc tế.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Gv theo dõi giúp đỡ hs
- Hết thời gian gọi hs các nhóm trình bày 
- Gv nhận xét kết luận : Các hình ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hửu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới. Thiếu nhi việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động thể hiện tình đoàn kết hửu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu, bốn biển. 
3. Thực hành :
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu : Hs biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. 
+ Cách tiến hành :
- Gv phát phiếu bài tập cho các nhóm thảo luận nội dung : liệt kê những việc các em có thể làm được thể hiện tình đoàn kết hửu nghị với thiếu nhi quốc tế. 
- Hết thời gian gọi hs các nhóm trình bày
- Gv nhận xét kết luận : Để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều cách các em có thể tham gia các hoạt động như :
+ Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế. 
+ Tìm hiểu cuộc sống, học tập của thiếu nhi các nước khác.
+ Tham gia các cuộc giao lưu.
+ Viết thư giử ảnh, gửi quà cho các bạn.
+ Lấy chữ ký ủng hộ thiếu nhi các nước khi bị thiên tai lũ lụt, chiến tranh.
+ Vẽ tranh, làm thơ viết bài về tình đoàn kết hửu nghị với thiếu nhi quốc tế.
+ Cần phải đối xử như thế nào đối với thiếu nhi quốc tế? (Thiếu nhi quốc tế đều là anh em bạn bè nên cần phải đoàn kết hửu nghị với nhau)
4. Vận dụng : Củng cố
+ Các em vừa tìm hiểu xong bài gì?
+ Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước khác giống nhau ở điểm nào?
+ Chúng ta cần đối xử với các bạn ra sao?
- Gv nhận xét – giáo dục hs 
- Hs về nhà xem lại bài và thực hiện tốt những điều đã học
- Chuẩn bị tiết sau : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế(tt)
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui 
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Hs thảo luận
Đại diện hs trình bày
Lớp nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Lớp nhận xét 
Hs trả lời-nhận xét
Hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ..................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 06 tháng 01 năm 2015
Môn : Đạo đức
Tuần 20 tiết 20 
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
Tiết 2
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ.
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Hs giỏi : Trẻ em có quyền được tự do giao tiếp với bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
- Hs có thái độ tôn trọng, thân ái, hửu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế.
II. Các kỹ năng sống : 
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế.
- Kỹ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quớc tế.
- Kỹ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :
- Thảo luận nhóm.
- Trình báy 1 phút.
- Trình bày cảm xúc của mình.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Các bài thơ, bức tranh nói về tình hửu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em học bài gì?
+ Em có suy nghĩ gỉ về tình cảm giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế?
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa thiếu nhi các nước?
- Gọi hs nêu lại nội dung bài học
- Gv nhận xét đánh giá
C. Bài mới : 
1. Khám phá :
- Gv giới thiệu bài : Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu tiếp về tình đoàn kết giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
2. Thực hành : 
* Hoạt động 1 : Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
+ Mục tiêu : Tạo cơ hội cho hs được bày tỏ ý kiến, được thu nhận thông tin, được tự do kết giao với bạn bè.
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs giới thiệu tranh ảnh, tư liệu sưu tầm được.
- Gv nhận xét kết luận tuyên dương 
* Hoạt động 2 : Viết thư bày tỏ tình cảm hửu nghị với thiếu nhi quốc tế.
+ Mục tiêu : Hs thể hiện tình cảm hửu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư.
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs thảo luận lựa chọn nên viết thư gửi cho các bạn nước nào, về vấn đề gì (như thiên tai, bệnh tật ). Nội dung thư viết những gì?
- Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp
- Gv nhận xét tuyên dương 
4. Vận dụng :
+ Các em vừa tìm hiểu xong bài gì?
- Gv nhận xét - giáo dục hs : Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, về điều kiện sống  Song đều là anh em, bạn bè cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy chúng ta cần đoàn kết hửu nghị với thiếu nhi thế giới.
- Hs về nhà xem lại bài và thực hiện tốt những điều đã học
- Chuẩn bị tiết sau : Giao tiếp với khách nước ngoài
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui 
1 hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
1 hs nêu nội dung
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Thực hiện yêu cầu
Hs nhận xét
Hs thảo luận
Đại diện hs trình bày
Lớp nhận xét
1 hs nêu tên bài học
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ..................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 13 tháng 01 năm 2015
Môn : Đạo đức
Tuần 21 tiết 21 
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI
Tiết 1
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản
- Hs khá giỏi : Biết vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài.
- Hs có thái độ tôn trọng khi giao tiếp với khách nước ngoài.
II. Các kỹ năng sống : 
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :
- Thảo luận nhóm.
- Trình báy 1 phút.
- Viết cảm xúc của mình.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu học tập cho hoạt động 3 tiết 1
- Tranh ảnh cho hoạt động 1 tiết 1
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em học bài gì?
+ Tại sao ta phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế?
- Gọi hs đọc lại bức thư thể hiện tình đoàn kết hửu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Gv nhận xét đánh giá
C. Bài mới : 
1. Khám phá :
- Gv giới thiệu bài : Ngày nay, có nhiều khách nước ngoài đến làm việc hoặc du lịch để tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam. Vậy chúng ta cần phải biết tiếp đón, cư xử với họ như thế nào. Hôm nay chúng ta tìm hiểu qua bài Giao tiếp với khách nước ngoài.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
2. Kết nối : 
* Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu : Hs biết được một số biểu hiện khi giao tiếp với khách nước ngoài. 
+ Cách tiến hành :
- Chia nhóm yêu cầu hs quan sát tranh vbt 
- Yêu cầu hs thảo luận , nhận xét, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong các tranh khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài.
- Yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày 
- Gv nhận xét kết luận : Các bức tranh cho thấy các bạn nhỏ đang gặp gỡ trò truyện với khách nước ngoài, thái độ, cử chỉ của các bạn vui vẽ, tự nhiên và tự tin. Điều đó, biểu lộ lòng tự trọng mến khách của người Việt Nam, chúng ta cần phải tôn trọng khách nước ngoài.
3. Thực hành : 
* Hoạt động 2 : Phân tích truyện
+ Mục tiêu : Hs hành vi thể hiện tình cảm thân htiện mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài. Hs biết thêm một số biểu hện lòng tự trọng mến khách và ý nghĩa của việc làm đó.
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs đọc truyện : " Cậu bé tốt bụng" 
- Yêu cầu hs thảo luận và trả lời theo câu hỏi gợi ý : 
+ Bạn nhỏ đã làm việc gì?
+ Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với khách nước ngoài?
+ Theo em người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam?
+ Em có suy nghĩ như thế nào đối với việc làm của bạn nhỏ trog câu chuyện?
+ Em nên làm những việc gì để thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài?
- Hết thời gian gọi hs trình bài
- Gv nhận xét tổng kết : Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào, cười nói thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ. Các em nên giúp đở khách nước ngoài những việc làm phù hợp khi cần thiết. Việc đó thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách của các em. Từ đó giúp khách nước ngoài thêm hiểu biết và có tình cảm với đất nước chúng ta.
* Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi
+ Mục tiêu : Hs biết nhận xét hành vi nên làm khi tiếp xúc với người nước và hiểu quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình
+ Cách tiến hành :
- Gv chia lớp thành các nhóm phát phiếu học tập và yêu cầu nhóm thảo luận nhận xét các tình huống sau :
+ Tình huống : Khi nhìn thấy một nhóm khách nước ngoài đến thăm khu di tích lịch sử, bạn Tường vừa chỉ họ vừa nói : "Trông bà kia mặc quần áo buồn cười chưa, dài lượt thượt lại còn che kín mặt nữa. Còn đứa bé kia da đen sì, tóc lại xoăn tít.". Bạn Vân lại phụ họa theo : "Tiếng họ nói nghe buồn cười nhỉ"
- Yêu cầu các nhóm thảo luận xử lý tình huống
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày 
- Gv nhận xét tổng kết : Chê bay trang phục và ngôn ngữ của dân tộc khác là một điều không nên. Mỗi dân tộc đều có quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Tiếng nói trang phục văn hóa của các dân tcộ đều cần được tôn trọng như nhau.
+ Qua bài chúng ta cần phải làm gì đối với khách nước ngoài? (Chúng ta phải thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách, giúp họ thêm hiểu biết và quý trọng đất nước và con người Việt Nam)
- Gọi hs đọc lại nội dung bài học 
4. Vận dụng :
+ Các em vừa tìm hiểu xong bài gì?
+ Khi gặp khách nước ngoài chúng ta làm gì?
- Gv nhận xét – giáo dục hs
- Hs về nhà xem lại bài và sưu tầm các tranh ảnh, các câu chuyện nói về việc làm cử chỉ khi giao tiếp khách nước ngoài.
- Chuẩn bị tiết sau 
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui 
1 hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Hs quan sát
Hs thảo luận
Đại diện hs trình bày
Lớp nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs thảo luận
Đại diện hs trình bày
Hs theo dõi
Hs theo dõi
Hs thảo luận
Đại diện hs trình bày 
Lớp nhận xét
Hs đọc lại nội dung
1 hs nêu tên bài học
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ..................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 20 tháng 01 năm 2015
Môn : Đạo đức
Tuần 22 tiết 22 
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI
Tiết 2
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản
- Hs khá giỏi : Biết vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài.
- Hs có thái độ tôn trọng khi giao tiếp với khách nước ngoài.
II. Các kỹ năng sống : 
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài.
III. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học :
- Thảo luận nhóm.
- Trình báy 1 phút.
- Viết cảm xúc của mình.
IV. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu học tập 
- Tranh ảnh 
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
A. Ổn định :
B. Kiểm tra : 
+ Tiết trước các em học bài gì?
+ Trong câu chuyện "Cậu bé tốt bụng" cậu bé đã làm gì?
+ Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì đối khách nước ngoài?
- Gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ bài học
- Gv nhận xét đánh giá
C. Bài mới : 
1. Khám phá :
- Gv giới thiệu bài : Hôm nay, các em sẽ tiếp tục ứng xử và đánh giá hành vi khi gặp khách nước ngoài.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
2. Thực hành : 
* Hoạt động 1 : Liên hệ thực tế.
+ Mục tiêu : Tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài.
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs thảo luận theo cặp theo câu hỏi gợi ý
+ Em hãy kể những hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, xem ti vi, báo đài ) Em có nhận xét gì về hành vi đó?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày 
- Gv nhận xét kết luận : Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập.
* Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi.
+ Mục tiêu : Hs biết nhận xét, đánh giá hành vi khi ứng xử với khách nước ngoài.
+ Cách tiến hành :
- Yêu cầu hs thảo luận nhận xét, đánh giá hành vi khi ứng xử với khách nước ngoài trong 3 trường hợp sau :
a. Bạn Vi lúng túng, xấu hổ không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.
b. Một hôm có một người khách Đài Loan về Việt Nam chơi nhưng bị lạc đường thì bạn Lan và các bạn chỉ đường và dẫn anh ta về nhà bên vợ anh ta.
c. Giúp đở khách nước ngoài những việc làm phù hợp với khả năng là tỏ lóng mến khách.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày 
- Gv nhận xét kết luận : 
+ Tình huống a : Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện ngay cả khi không hiểu ngon ngữ của họ.
b. Tình huống b : Bạn Lan và các bạn đúng.
+ Tình huống c : Giúp đở khách nước ngoài những việc làm phù hợp với khả năng là tỏ lóng mến khách.
- Hoạt động 3 : Xử lý tình huống và đóng vai. 
+ Mục tiêu : Hs biết ứng xử tình huống cụ thể
- Cách tiến hành : 
- Yêu cầu hs thảo luận về cách ứng xử với các tình huống sau :
a. Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi thăm em về tình hình học tập.
b. Em nhìn thấy một số bạn tò mò quay quanh ô tô khách nước ngoài vừa xem vừa chỉ trỏ.
- Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp 
- Gv nhận xét kết luận : Tôn trọng khách nước ngoài và sẳn sàng giúp họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn trọng dân tộc giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nứơc và con người Việt Nam.
4. Vận dụng :
+ Các em vừa tìm hiểu xong bài gì?
+ Khi gặp khách nước ngoài cần giúp đở các em cần làm gì ?
+ Tại sao chúng ta phải tôn trọng khách nước ngoài?
- Gv nhận xét – giáo dục hs
- Hs về nhà xem lại bài và thực hiện tốt những điều đã học để giao tiếp tốt với khách nước ngoài.
- Chuẩn bị tiết sau : Tôn trọng đám tang
- Gv nhận xét tiết học
Hs hát vui 
1 hs nêu tên bài
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Hs theo dõi
Hs nêu lại tựa bài
Hs thảo luận
Đại diện hs trình bày
Lớp nhận xét
Hs thảo luận
Đại diện hs trình bày
Hs nhận xét
Hs thảo luận
Đại diện hs trình bày
Lớp nhận xét
1 hs nêu tên bài 
Hs trả lời-nhận xét
Hs trả lời-nhận xét
Hs lắng nghe
* Rút kinh nghiệm ..................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDao duc 19-21.doc