Giáo án Đạo đức lớp 1 - từ bài 1 đến bài 9

A : MỤC TIÊU :

 1- Học sinh biết được:

 - Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền đựơc đi học.

- Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.

 2- Học sinh có thái độ:

 - Vui vẻ, phấn khởi đi học; tự hào trở thành học sinh lớp Một.

 - Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.

B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Vở bài tập Đạo Đức 1.

 - Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

- Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em như: “Trường em” (nhạc, lời : Phạm Đức Lộc), “Đi học” (nhạc: Bùi Đình Thảo, lời : Bùi Đình Thảo – Minh Chính), “Em yêu trường em” (Nhạc và lời: Hoàng Vân), “Đi đến trường” (nhạc: Đức Bằng, lời: theo sách Học vần lớp 1 cũ)

C : HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 

doc 35 trang Người đăng honganh Lượt xem 5404Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức lớp 1 - từ bài 1 đến bài 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
 + Tên đồ dùng học tập?
 + Đồ dùng đó để làm gì?
 + Cách giữ gìn đồ dùng học tập?
- Giáo viên kết luận: Được đi học là quyền lợi của của trẻ em. Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- Hoạt động 3: Thực hành.
 + Đánh dấu + vào ô trong những tranh vẽ hành động đúng.
 +Bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm gì?
 +Vì sao em cho rằng hành động của bạn đó là đúng?
 +Vì sao em cho rằng hành động của bạn đó là sai? Theo em, em sẽ làm thế nào?
- Giáo viên giải thích: Hành động của những bạn trong tranh 1, 2 , 6 là đúng, của những bạn trong tranh 3, 4, 5 thì sai.
- Kết luận: Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập:
 + Không làm dây bẩn, viết bậy, vẽ bậy ra sách vở.
 + Không gập gáy sách vở.
 + Không xé sách vở.
 + Không dùng thước, bút, cặp để nghịch.
 + Học xong phải cất gọn ĐDHT vào nơi quy định.
 + Giữ gìn ĐDHT giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- Củng cố, dặn dò:
 + Thực hành bài học.
- Hoạt động nối tiếp: Tự sửa sang lại ĐDHT của mình, tuần sau thi “Sách vở ai đẹp nhất”
- Hát vui.
- Tìm và tô màu.
- HS trao đổi từng đôi một.
- Từng đôi giới thiệu với nhau về ĐDHT của mình.
- 2 – 3 học sinh trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét.
- Học sinh làm bài tập.
- Học sinh sửa bài tập và giải thích, nêu ý kiến của chính mình.
- Mỗi tổ chỉ xem 2 tranh, nếu tranh chỉ hành động đúng thì giơ thẻ đỏ, hành động sai giơ thẻ xanh.
TIẾT 2
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra tiết 1:
 + Đồ dùng học tập của em gồm những gì?
 + Em đã giữ gìn các đồ dùng đó ra sao?
 + Nhận xét.
3- Bài dạy : Tiết 2.
- Hoạt động 1: Thi “Sách vở ai đẹp nhất”.
 + Nêu yêu cầu và thành phần BGK: GV, lớp trưởng, lớp phó HT, các tổ trưởng.
 + Vòng 1: Thi ở tổ.
 Tiêu chuẩn chấm:
 * Đồ dùng HT sạch sẽ, không dây bẩn, cong queo.
 * Có đủ sách vở và đồ dùng theo quy định.
 * Sách vở sạch, không dây bẩn, không xộc xệch, cong queo, không quăn mép.
 Yêu cầu: Các đồ dùng khác xếp bên cạnh chồng sách vở. Cặp sách để dưới chân.
 + Vòng 2: Thi ở lớp.
 BGK chấm và công bố kết quả, khen thưởng các tổ và cá nhân thắng cuộc.
- Nghỉ giữa tiết: Trò chơi.
- Hoạt động 2: Kể cho học sinh nghe câu chuyện “Đồ dùng để ở đâu?”.
 + Bài hát : “Sách bút thân yêu ơi”
- Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc câu thơ cuối bài.
- Củng cố, dặn dò:
 + Thực hành giữ gìn sách vở và ĐDHT bền, đẹp.
 + Xem trước bài 4.
- Nhận xét tiết học
- Cá nhân trả lời, các bạn góp ý, bổ sung.
- Cả lớp xếp ĐDHT lên bàn.
- Mỗi tổ chọn ra 1 bạn giữ gìn ĐDHT tốt nhất để thi vòng hai.
- HS nghe chuyện và phát biểu ý kiến vì sao bạn Minh lại đến trường chậm giờ học.
- Muốn cho sách vở đẹp lâu
Đồ dùng bền mãi, nhớ câu giữ gìn.
TUẦN 7+8
BÀI 4 : GIA ĐÌNH EM
A : MỤC TIÊU : 
	1- Học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị.
2- Học sinh biết: 
	- Yêu quý gia đình của mình.
	- Yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.
	- Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	1- Vở bài tập Đạo Đức 1.
2- Các điều 5, 7, 9, 10,18, 20, 21, 27 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
3- Các điều 3, 5, 7, 9, 12, 13, 16, 17, 27 trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
4- Đồ dùng để hóa trang đơn giản khi chơi đóng vai.
5- Bộ tranh về quyền có gia đình.
6- Giấy, bút vẽ hoặc ảnh chục của gia đình (nếu có)
7- Bài hát: “Cả nhà thương nhau” (Nhạc và lời: Phan Văn Minh)
“Mẹ yêu không nào”(Nhạc và lời: Lê Xuân Thọ)
C : HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Bài 3.
 + Cần phải làm gì đối với sách vở và đồ dùng học tập?.
 + Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập có lợi gì?
3- Bài dạy: Bài 4.
- Hoạt động 1: Bài tập 1.
 + Gia đình em có mấy người?
 + Bố mẹ em tên là gì? Làm nghề gì?
 + Em có anh(chị, em) không?
 + Bao nhiêu tuổi, học lớp mấy?
- Giáo viên kết luận: Chúng ta ai cũng có 1 gia đình, gia đình của mỗi người không giống nhau.
- Hoạt động 2: Bài tập 2.
Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm quan sát và kể lại nội dung tranh, giáo viên chốt lại nội dung từng tranh.
 + Tranh 1:
 Trong tranh có những ai?
 Họ đang làm gì?
 + Tranh 2:
 Bố mẹ và bé đang đi đâu đây?
 + Tranh 3: Đây là những ai? Mọi người đang làm gì?.
 + Tranh 4: 
 * Tranh vẽ ai? 
 * Bạn nào đọc được dòng chữ trên ngực áo của em bé?
 * Bạn nhỏ trong tranh nào được sống đầy đủ, hạnh phúc với gia đình?
 * Bạn nào phải sống xa cha mẹ vì sao?
- Giáo viên chốt ý: Các bạn nhỏ thật là hạnh phúc và sung sướng khi được sống trong sự yêu thương, quan tâm của ông bà, cha mẹ về việc học hành, ăn uống, vui chơi hàng ngày. Cũng còn một số bạn khác, trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân khác nhau phải xa gia đình, cha mẹ mình. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với các bạn thiệt thòi đó và giúp đỡ cho các bạn lúc khó khăn.
- Nghỉ giữa tiết: Trò chơi “Mưa rơi”
- Hoạt động 3: Thảo luận toàn lớp.
 + Trong gia đình mình, hằng ngày ông bà, cha mẹ thường dạy bảo căn dặn các em những điều gì?
 + Các em đã thực hiện những điều đó như thế nào? Oâng bà, cha mẹ tỏ thái độ đó ra sao?
 + Hãy kể về 1 vài việc, lời nói mà các em thường làm đối với ông bà, cha mẹ.
- Giáo viên tổng kết: Oâng bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình luôn quan tâm đến các em, luôn khuyên nhủ, dạy bảo các em điều hay lẽ phải để sau này lớn lên em trở thành người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Các em có bổn phận kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
- Củng cố, dặn dò:
 + Ghi nhớ và thực hành bài học.
 + Chuẩn bị cho tuần sau tiết 2.
 + Chơi sắm vai theo tranh của bài tập 3.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- Học sinh trả lời cá nhân, các bạn góp ý, bổ sung.
- Cả lớp hát.
- Học sinh kể về gia đình mình: 
- Chia mỗi nhóm từ 4 đến 6 em. Sau đó học sinh tự kể về gia đình mình trong nhóm.
- Một vài học sinh kể trước lớp.
- Học sinh nhắc lại.
- Kể lại nội dung tranh.
- Thảo luận nhóm.
- Kể lại nội dung tranh, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài.
- Bố mẹ đưa con đi chơi ở công viên.
- Những người trong một gia đình, mọi người đang sum họp bên mâm cơm.
- Em bé bán báo, dòng chữ “Tổ bán báo xa mẹ”
- Bạn trong tranh 1, 2, 3.
- Bạn bán báo, bạn không được sống gần mẹ, nhà nghèo phải tự kiếm sống.
- Tham gia trả lời và nêu ý kiến bổ sung cho bạn.
TIẾT 2
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra tiết 1: Liên hệ bản thân.
 + Các em đã thực hiện việc quý trọng và yêu mến người thân trong gia đình như thế nào?
 + Em lễ phép vâng lời ra sao? Trong tình huống nào? Tại sao em làm như vậy?
 + Kết quả thế nào? Oâng bà, cha mẹ đã tỏ thái độ, nói gì với em?
 + Nhận xét chung.
3- Bài dạy: 
- Hoạt động 1: Mái nhà của em.
 + Khởi động: trò chơi.
 + Hỏi : Em cảm thấy thế nào khi luôn có 1 mái nhà?
 + Em sẽ ra sao khi không có 1 mái nhà?
- Kết luận: Mái nhà và gia đình là nơi em luôn được cha mẹ và người thân trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
- Hoạt động 2: Đóng vai theo tranh.
 Giáo viên chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 4-6 em, mỗi nhóm giải quyết một tình huống trong tranh.
* Sau mỗi lần sắm vai xong một tranh. Giáo viên giúp học sinh phân tích:
 + Bạn đã lễ phép, vâng lời chưa? Vì sao?
 + Khi đó, bà(bố, mẹ, chị) và mọi người trong gia đình có hài lòng với bạn đó không? Vì sao em nghĩ vậy?
* Nhận xét chung và khen ngợi các nhóm.
- Hoạt động 3: Hát vui.
 + Sống trong gia đình em được cha mẹ và người thân quan tâm như thế nào?
 + Em đã làm gì để ông bà, cha mẹ được vui lòng.
- Củng cố – dặn dò:
 + Trẻ em có quyền có gia đình và được sống cùng gia đình, cha mẹ, được mọi người thương yêu, chăm sóc, dạy bảo. Trẻ em có bổn phận vâng lời, kính trọng, lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ và luôn yêu quý gia đình. Biết cảm thông chia sẻ với các bạn không được sống cùng gia đình.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
- Chơi “Đổi nhà”
- Những học sinh không bị mất nhà lần nào.
- Những học sinh đã có lần bị mất nhà.
- Bài tập 3.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị sắm vai: Phân vai bố, mẹ, bà, chị
- Chuẩn bị các dụng cụ đồ vật để sắm vai.
- Các nhóm lần lượt thực hiện sắm vai.
- “Cả nhà thương nhau”
- Học sinh tự liên hệ.
TUẦN 9+10
BÀI 5 : LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ - NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ 
A : MỤC TIÊU : 
1- Học sinh hiểu: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. Có như vậy anh chị em mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng.
2- Học sinh biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	1- Vở bài tập Đạo Đức 1.
2- Đồ dùng để chơi đóng vai.
3- Các chuyện, tấm gương, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về chủ đề bài học.
C : HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Bài 4.
 + Trong gia đình em thường có những ai?
 + Em cần làm gì để ông bà, cha mẹ được vui lòng?
 + Nhận xét.
3- Bài dạy: Bài 5.
- Hoạt động 1:
 + Xem tranh và nhận xét ở từng tranh có những ai?
 + Họ đang làm gì?
 + Các em có nhận xét gì về việc làm của các bạn nhỏ?
- Giáo viên kết luận: Có 1 quả cam, anh đã nhường cho em, em nói lời cảm ơn anh. Anh đã quan tâm, nhường nhịn em, còn em thì lễ phép với anh.
 * Tranh 2: Hai chị em cùng chơi với nhau. Chị biết giúp em mặc áo cho búp bê.
Hai chị em chơi với nhau rất hòa thuận, chị giúp đỡ em trong khi chơi.
- Hoạt động 2: Thảo luận và phân tích tình huống.
 + Cho biết tranh vẽ gì?
 + Theo em, bạn Lan có thể có những cách giải quyết nào lúc đó?
- Giáo viên chốt: 
 + Lan nhận quà và giữ tất cả lại cho mình.
 + Lan chia cho em quả bé và giữ lại cho mình quả to.
 + Lan chia cho em quả to, còn quả bé phần mình.
 + Mỗi người một nửa quả bé, một nửa quả to.
 + Nhường cho em bé chọn trước.
- Đối với tranh 2: Giáo viên cũng hướng dẫn tương tự.
- Gợi ý cách ứng xử:
 + Hùng không cho em mượn ô tô.
 + Đưa cho em mượn và để mặc em tự chơi.
 + Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi, cách giữ gìn đồ chơi khỏi hỏng.
- Dặn dò: Cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.
- Chuẩn bị tuần sau học tiết 2.
- Nhận xét tiết học. 
- Cá nhân, bạn khác nhận xét và bổ sung.
- Từng cặp học sinh quan sát trao đổi nội dung tranh.
- Một số học sinh trả lời chung trước lớp, bạn khác bổ sung ý kiến.
- Anh chị em trong gia đình phải thương yêu và hòa thuận với nhau.
- Nghỉ giữa tiết: Trò chơi thư giãn.
- Xem tranh.
- Tranh 1: bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà.
- Học sinh nêu tất cả cách giải quyết có thể có của Lan.
- Chia học sinh thành các nhóm có cùng sự lựa chọn, yêu cầu các nhóm thảo luận vì sao em lại muốn chọn cách giải quyết đó.
- Học sinh thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày. Cả lớp bổ sung.
- Tranh 2: Bạn Hùng có 1 chiếc ô tô đồ chơi, em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi:
TIẾT 2
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra tiết 1: Liên hệ thực tế.
 + Em có anh chị hay em nhỏ?
 + Em đã lễ phép với anh chị hay nhường nhịn em nhỏ như thế nào?
 + Cha mẹ đã khen em như thế nào?
Nhận xét.
3- Bài dạy: Thực hành, luyện tập.
- Hoạt động 1: làm bài tập 3.
 Giáo viên kết luận tranh nên và không nên.
 + Nên: Tranh 2, 3 và 5.
 + Không nên : Tranh 1, 4.
- Hoạt động 2: Đóng vai theo các tình huống nêu trên.
- Kết luận: Là anh chị cần phải nhường nhịn em nhỏ, là em cần phải lễ phép, vâng lời anh chị.
- Nghỉ giữa tiết: Thể dục vui.
- Hoạt động 3: Tự liên hệ.
 +Giáo viên khen những em đã thực hiện tốt, nhắc nhở những em còn chưa thực hiện.
- Kết luận chung: Anh chị em trong gia đình là những người ruột thịt. Vì vậy em cần phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Có như vậy gia đình mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng.
- Củng cố- dặn dò:
 + Ghi nhớ và thực hành bài học.
 + Đọc lại câu ghi nhớ cuối bài.
 + Chị em trên kính dưới nhường.
 Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.
 + Xem trước bài 6.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh trả lời cá nhân.
- Nối các bức tranh với chữ “nên” và “Không nên” cho phù hợp.
- Học sinh làm việc cá nhân, mời 1 số bạn lên sửa bài tập trước lớp.
- Học sinh chơi đóng vai.
- Chia nhóm: Mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống.
- Các nhóm chuẩn bị và lên đóng vai. Cả lớp nhận xét cách cư xử như vậy đã được chưa? Vì sao?
- Học sinh liên hệ bản thân hoặc kể về các tấm gương lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- Đọc cá nhân, chung.
TUẦN 11+12
BÀI 6 : NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ 
A : MỤC TIÊU : 
1- Học sinh hiểu: 
- Trẻ em có quyền có quốc tịch.
- Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.
- Quốc kỳ tượng trưng cho đất nước, cần phải tôn trọng giữ gìn.
2- Học sinh biết tự hào, mình là người Việt Nam, biết tôn kính quốc kỳ và yêu quý tổ quốc Việt Nam.
3- Học sinh có kỹ năng nhận biết được cờ tổ quốc, phân biệt được tư thế đứng chào cờ đúng với tư thế sai. Biết nghiêm trang trong giờ chào cờ đầu tuần.
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Một lá cờ Việt Nam đúng quy cách, bằng vải hoặc bằng giấy.
- Bài hát “Lá cờ Việt Nam”(nhạc và lời: Đỗ Mạnh Thường và Lý Trọng)
- Bút màu, giấy vẽ.	
C : HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Bài 5.
 + Anh chị em trong gia đình cần phải cư xử với nhau như thế nào? Vì sao.
 + Nhận xét.
3- Bài dạy: Bài 6.
- Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1.
 + Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
 + Các bạn nhỏ đó là người nước nào? Vì sao em biết?
Kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản. Trẻ em có quyền có quốc tịch, quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
- Hoạt động 2: Quan sát tranh bài tập 2.
Đàm thoại theo các câu hỏi.
 + Những người trong tranh đang làm gì?
 + Tư thế họ đứng chào cờ như thế nào?
 + Vì sao họ lại đứng nghiêm trang khi chào cờ?
 + Vì sao họ lại sung sướng cùng nhau nâng lá cờ Tổ Quốc.
 + Lá cờ Việt Nam như thế nào? (màu gì?, ở giữa có hình gì?)
 +Em hãy hát bài Quốc ca.
 + Quốc ca là gì?
 + Tác giả bài Quốc ca là ai?
Kết luận: Quốc kỳ tượng trưng cho một nước. Quốc kỳ Việt Nam có màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh. Quốc ca là bài hát chính thức của một nước, được hát lên khi chào cờ.
- Nghỉ giữa tiết: Trò chơi thư giãn.
- Hoạt động 3: làm bài tập 3.
 + Các bạn học sinh và cô giáo đang làm gì?
 + Hai bạn nữ đứng trên cột cờ để làm gì?
 + Em thấy các bạn đã nghiêm túc chưa? Còn bạn nào chưa nghiêm khi chào cờ?.
+ Theo em khi chào cờ cần có tư thế như thế nào? Vì sao?
Kết luận: Khi chào cờ cần, bỏ mũ(nón), sửa sang lại đầu tóc, quần áo cho chỉnh tề, đứng nghiêm, mắt hướng về lá Quốc kỳ, hát to bài Quốc ca.
 + Nghiêm trang chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính quốc kỳ, thể hiện tình yêu tổ quốc Việt Nam.
- Củng cố- dặn dò: 
 + Tự giác chào cờ và có hành vi chào cờ 1 cách nghiêm túc.
 + Chuẩn bị tiết 2.
 + Tập chào cờ.
- Nhận xét tiết học.
- Cá nhân.
- Đàm thoại.
- Chia nhóm nhỏ, quan sát tranh.
- Giờ chào cờ đầu tuần.
- Chào cờ ở lăng Bác Hồ.
- Đội bóng đá nữ Việt Nam – Vô địch SEA Games 21.
- Quốc kỳ là cờ của tổ quốc.
- Cá nhân, nhóm.
- Quốc ca là bài hát của 1 nước, được hát khi chào cờ.
- Cố nhạc sĩ Văn Cao.
- Xem tranh và trình bày ý kiến.
- Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa, nói chuyện riêng.
TIẾT 2
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra tiết 1:
- Quốc kỳ là gì?
- Quốc ca là gì?
- Cờ tổ quốc Việt Nam như thế nào?
- Khi chào cờ em cần có thái độ ra sao?
Nhận xét chung.
3- Bài dạy:
- Hoạt động 1: Học sinh tập chào cờ.
 * Giáo viên làm mẫu:
 Hỏi: Khi chào cờ, bạn đứng như thế nào?
 + Tay của bạn để ra sao?
 + Mắt của bạn hướng về đâu?
 + Bạn có thể đội mũ hoặc đeo cặp trên vai không?
 * Giáo viên treo Quốc kỳ lên bảng.
- Nghỉ giữa tiết: Hát vui.
- Hoạt động 2: Thi “chào cờ”.
 + Giáo viên phổ biến yêu cầu cuộc thi.
- Hoạt động 3: Vẽ và tô màu Quốc kỳ.
 Vẽ và tô màu đúng, đẹp, khônh quá thời gian quy định.
- Củng cố, dặn dò:
 + Trẻ em có quyền có Quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
 + Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kỳ, thể hiện tình yêu với tổ quốc Việt Nam.
- Cá nhân.
- Cả lớp hát bài “Lá cờ Việt Nam”
- 4 học sinh lên tập chào cờ trên bảng. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Cả lớp thực hiện tư thế chào cờ.
- Cả tổ thi đua.
- Từng tổ đứng chào cờ theo hiệu lệnh của tổ trưởng. Cả lớp theo dõi nhận xét và cùng giáo viên cho điểm từng tổ. Tổ nào cao điểm nhất thì thắng cuộc.
- Cả lớp làm bài tập 4.
- Vẽ và tô màu Quốc kỳ, giới thiệu tranh vẽ của mình, cả lớp và giáo viên nhận xét xem bạn nào vẽ Quốc kỳ đẹp nhất.
- Học sinh đọc câu ghi nhớ:
Nghiêm trang chào lá Quốc kỳ
Tình yêu đất nước em ghi vào lòng.
TUẦN 13+14
BÀI 7 : ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ 
A : MỤC TIÊU : 
- Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- Học sinh thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
B : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Tranh bài tập 1, bài tập 4 phóng to(nếu có thể)
- Điều 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Hát bài “Tới lớp, tới trường” (Nhạc và lời: Hoàng Vân)
C : HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Bài 6.
- Khi chào cờ em cần có tư thế như thế nào? Vì sao?
- Trong giờ chào cờ đầu tuần các em đã nghiêm túc ra sao? Có còn bạn nào chưa đúng?
- Nhận xét chung.
3- Bài dạy: Bài 7.
Giới thiệu và ghi tựa bài.
- Hoạt động 1: Tranh bài tập 1.
 + Tranh vẽ sự việc gì?
 + Có những con vật nào?
 + Từng con vật đó đang làm gì?
 + Giữa Rùa và Thỏ thì bạn nào tiếp thu bài tốt hơn.
 + Em cần noi gương bạn nào? Vì sao?
 + Vì sao thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn còn rùa chậm chạp lại đến lớp đúng giờ? Bạn nào đáng khen? vì sao?
- Hoạt động 2: Thảo luận.
 Lần lượt nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận:
 + Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
 + Nếu không đi học đều và đúng giờ thì có hại gì?
 + Làm thế nào để đi học cho đúng giờ.
- Kết luận: Đi học đều và đúng giớ là thực hiện đúng nội quy nhà trường, giúp em học tốt hơn. Khong đi học đều và đúng giờ thì tiếp thu bài không đầy đủ, học tập sẽ kém đi. Để đi học đúng giờ cần chuẩn bị sẵn quần áo, sách vở, ĐDHT và cần đi đến nơi về đến chốn, không la cà dọc đường, không nên thức quá khuya.
- Nghỉ giữa tiết: Trò chơi thư giãn.
- Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.
 + Bạn nào lớp mình luôn đi học đúng giờ?
 + Em đã làm những việc gì để luôn đi học đúng giờ?
- Củng cố, dặn dò:
 + Để đi học đúng giờ em nên làm những việc gì?
 + Nhận xét.
- Cá nhân.
- Học sinh có ý kiến nhận xét, cả lớp nghe và bổ sung.
- Thảo luận theo cặp đôi.
- Trình bày trước lớp, bổ sung ý kiến cho nhau.
- Thỏ la cà nên đi học muộn.
- Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ.
- Bạn rùa thật đáng khen.
- Toàn lớp.
- Trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Mưa rơi
- Học sinh tự liên hệ.
- Chuẩn bị trước quần áo, sách vở, không thức quá khuya, để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy đúng giờ.
TIẾT 2
PP
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ :
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docDaoDuc.doc