Giáo Án Đạo Đức Lớp 1 - Nguyễn Thị Thắng - Trường Mỹ Hòa 2 – Tháp Mười

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết được trẻ em đến tuổi phải đi học, là học sinh phải thực hiện tốt những quy định của nhà trường.

- Thực hiện tốt việc đi học hằng ngày, việc thực hiện nề nếp hàng ngày.

- Có thái độ vui vẻ, phấn khởi, tự giác đi học.

II. Đồ dùng dạy - học:

- G: Bài hát “đi học”. Trò chơi “ Tên tôi tên bạn”

- H: Vở bài tập

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 122 trang Người đăng honganh Lượt xem 1259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Đạo Đức Lớp 1 - Nguyễn Thị Thắng - Trường Mỹ Hòa 2 – Tháp Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ôn một số kỹ năng đội hình đội ngũ. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đứng chính xác.
- Ôn động tác rèn luyện thân thể cơ bản: đưa hai tay về trước, đưa hai tay dang ngang, lên cao. Yêu cầu thực hành ở mức tương đối chính xác.
- HS biết rèn luyện để có sức khoẻ tốt
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Địa điểm trên sân trường, 1 còi.
HS: Trang phục gọn gàng
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Phần mở đầu:
- Tập hợp
- Khởi động
B. Phần cơ bản
 * Ôn đội hình đội ngũ
C.Phần kết thúc:
H: Tập hợp lớp, lớp trưởng báo cáo
G: Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của bài học (1-2P)
H: Đứng vỗ tay, chạy nhẹ nhàng thành 2 hàng dọc, đi theo hàng vòng tròn và hít thở sâu, đứng quay mặt vào trong
Trò chơi diệt các con vật có hại
G: HD học sinh ôn lại các động tác
- Ôn tư thế đứng cơ bản đội hình vòng tròn
- Ôn: đưa tay ra trước, hai tay dang ngang 2 tay lên cao
-Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm nghỉ, quay phải, quay trái
H: Tập lại theo HD của GV và cán sự lớp
 ( nhóm, tổ, cá nhân, cả lớp)
G: Quan sát, uốn nắn
G+H: Cùng hệ thống lại bài
G: Nhận xét, giờ học
- Giao bài tập cho HS
- Ôn lại bài ở nhà
TUẦN 11
Ngày giảng: 13.11 ĐẠO ĐỨC
Tiết 11: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
I.Mục tiêu:
- Củng cố lại các kiến thức đã học cho học sinh từ bài 1-> bài 5.
- Rèn kĩ năng nhớ lại nội dung bài học, để học tốt và làm bài tốt bài tập.
- Giúp học sinh thực hiện tốt theo các bài đạo đức đã học từ đó các em làm việc và học tập tiến bộ.
II.Đồ dùng dạy – học:
G: Phiếu học tập của học sinh (ở HĐ1)
H: Ôn các bài trước ở nhà.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (5P)
Nêu tên 5 bài đạo đức đã học
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (1P)
2,Ôn tập
Hoạt động 1: (15P)
MT: Ôn lại những kiến thức đã học để học sinh khắc sâu kiến thức
Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai
MT: Củng cố kiến thức đã học, giúp học sinh thực hành như bài học (12P)
3,Củng cố – dặn dò: (2P)
H: Nêu tên bài đạo đức (2H)
H+G: Nhận xét, khen ngợi
G: Giới thiệu trực tiếp
G: Lần lượt cho học sinh ôn lại các bài từ bài 1 -> bài 5
G: Lần lượt nêu tình huống
H: Thảo luận theo nhóm
H: Đại diện các nhóm báo cáo (4N)
H+G: Nhận xét
G: Hướng dẫn học sinh ôn từng bài sau mỗi bài G chốt nội dung và kết luận
H: Liên hệ thực tế
G: Phổ biến cách chơi, luật chơi
H: Sắm vai theo tiểu phẩm
- Tiểu phẩm: (Gia đình em)
- 1 nhóm học sinh thực hiện mẫu.
- HS tập sắm vai trong nhóm
H: Lên bảng sắm vai theo tiểu phẩm (3N)
H+G: Nhận xét, khen ngợi
Chọn ra những nhóm biểu diễn hay nhất động viên
G: Kết luận
H: Nhắc tên bài (1H)
G: Lôgíc kiến thức bài học
Nhận xét giờ học
-Về nhà ôn lại các bài đạo đức đã học
-Xem trước bài tuần sau
Ngày giảng: 14.11 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 11: GIA ĐÌNH
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết gia đình là tổ ấm của em, ông bà, bố mẹ, anh chị em là những người thân yêu.
- Kể về những người trong gia đình.
-Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình.
II.Đồ dùng dạy – học:
G: Bài hát “Cả nhà thương nhau”.
H: Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (4P)
- Bài hát “Cả nhà thương nhau”
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (2P)
2,Các hoạt động: (12P)
a-HĐ1: Quan sát tranh vở bài tập
MT: Nhận biết gia đình là tổ ấm của em
- Gia đình bạn Lan gồm những ai? Những người trong gia đình đang làm gì? 
Kết luận: Mỗi người sinh ra đều có bố mẹ, ông bà, anh chị đều sống chung 1 gia đình
b-Hoạt động 2: Vẽ tranh (10P)
MT: Vẽ về gia đình mình
Kết luận: Gia đình là tổ ấm của mình
3..Củng cố – dặn dò: (2P)
G: Bắt nhịp cho học sinh hát tập thể
G: Giới thiệu trực tiếp
G: Chia lớp thành số nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời theo nội dung tranh
H: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày
G: Đặt câu hỏi gợi mở
H: Trả lời
H+G: Nhận xét, bổ sung. Kết luận
H: Vẽ vào vở bài tập về những người thân trong gia đình
H: Trưng bày bài của mình
G: Nhận xét, bổ sung, kết luận
H: Kể cho bạn nghe về những người trong gia đình
G: Chốt nội dung bài, học sinh cần yêu quý những người thân trong gia đình
TUẦN 12
Ngày giảng: 18.11 ĐẠO ĐỨC
Bài 6: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu là một công dân nhỏ tuổi, chào cờ là thể hiện lòng yêu nước của mình.
- Học sinh có thái độ tôn kính lá cờ Tổ quốc, tự giác chào cờ.
- Có hành vi chào cờ một cách nghiêm trang, đúng qui định
II.Đồ dùng dạy – học:
- GV: Vở bài tập đạo đức, tranh vẽ tư thế đứng chào cờ.
- HS: Vở bài tập đạo đức.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: (3P)
- Nêu những việc thường làm vệ sinh cá nhân hàng ngày
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (2P)
2,Các hoạt động
a-Tìm hiểu quốc kì, quốc ca (8P)
Kết luận: Lá cờ Tổ Quốc hay quốc kì tượng trưng cho đất nước Việt Nam, có màu đỏ ở giữa có ngôi sao năm cánh
b- Hướng dẫn tư thế đứng chào cờ (7P)
MT: Nhận biết tư thế chào cờ
Kết luận: Khi chào cờ, các em phải đứng nghiêm, thẳng, tay bỏ thẳng, mắt nhìn lá cờ, không nói chuyện không làm việc riêng
Nghỉ giải lao (5P)
c-Học sinh tập chào cờ 8P
MT: Biết được ý nghĩa của chào cờ
Kết luận: Giáo viên khen ngợi học sinh thực hiện tốt
C.Củng cố – dặn dò: (2P)
H: Trả lời ( 2 em)
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Nêu Mục đích, yêu cầu giờ học
G: Treo quốc kì một cách trang trọng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu
Các em đã từng thấy lá cờ Tổ Quốc ở đâu? Lá cờ Việt Nam có màu gì? Ngôi sao ở giữa có màu gì? Mấy cánh? 
H: Quan sát và trả lời
G: Giới thiệu quốc ca, cho học sinh nghe hát quốc ca
G: Giới thiệu việc chào cờ 
- Đầu buổi học thứ hai hàng tuần nhà trường thường tổ chức học sinh làm gì?
- Khi chào cờ, em đứng như thế nào?
G: Làm mẫu
H: Quan sát, nhận biết
G: Cho học sinh quan sát tranh (về Học sinh có tư thế nghiêm trang chào cờ)
H: Nhận xét
G:Kết luận:
G: Gọi 2 học sinh lên thực hiện 
H: Quan sát (cả lớp)
H+G: Nhận xét, sửa cho học sinh
G: Kết luận
G: Nhận xét giờ học
- Nhắc nhở học sinh cần thực hiện tốt khi chào cờ
Ngày giảng: 21.11 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 12: NHÀ Ở
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết nhà ở là nơi sinh sống của mọi người trong gia đình.
- Kể được địa chỉ nhà ở của mình và các đồ đạc trong gia đình mình.
- Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: SGK, tranh vẽ 1 số đồ đạc trong gia đình
HS: SGK
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: 3P
- Kể tên những người sống trong gia đình em
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: 1P
2,Nội dung: 28P
a-Quan sát tranh (SGK)
MT: Nhận biết các loại nhà khác nhau ở các vùng 
Kết luận: Nhà là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình
b- Quan sát tranh theo nhóm nhỏ
MT: Kể được tên những đồ dùng 
Kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và việc mua sắm những đồ dùng nhưng còn phụ thuộc vào kinh tế
 Nghỉ giải lao 
c-Vẽ tranh
MT: Biết vẽ ngôi nhà của mình và giới thiệu cho bạn trong lớp 
Kết luận: Mỗi người đều mơ ước có ngôi nhà ở tốt và đầy đủ những đồ dùng cần thiết, phải yêu quý ngôi nhà của mình
3.Củng cố – dặn dò: 3P
H: Trả lời
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Giới thiệu bài qua tranh vẽ
G: Treo tranh (SGK)
H: Quan sát hình vẽ SGK
G: Ngôi nhà này ở đâu? Bạn thích ngôi nhà nào? 
H: Thảo luận nhóm ( nhóm đôi)
H: Phát biểu
G: Cho học sinh quan sát thêm tranh và giải thích
G: Kết luận
H: Nhắc lại
G: Chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm
H: Thảo luận tranh nói tên các đồ dùng trong nhà
H: Nêu tên các đồ dùng
G: Kết luận
H: Nhắc lại
G: Hướng dẫn học sinh vẽ ngôi nhà của mình
H: Tự vẽ
H: Trình bày sản phẩm của mình
H+G: Nhận xét
G: Chốt nội dung bài
Dặn học sinh về nhà yêu quý bảo vệ ngôi nhà
Ký duyệt
TUẦN 13
Ngày giảng: 27.11 ĐẠO ĐỨC
Bài 6: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ( T2)
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu là một công dân nhỏ tuổi của đất nước, chào cờ là thể hiện lòng yêu nước của mình.
- HS có hành vi chào cờ một cách nghiêm trang, đúng qui định
- Có thái độ tôn kính lá cờ của Tổ quốc.
II.Đồ dùng dạy – học:
- GV: Vở bài tập đạo đức, lá cờ Tổ quốc
- HS: Vở bài tập đạo đức.
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: 3P
- Lá cờ TQ có đặc điểm như thế nào?
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: 2P
2,Nội dung 27P
a. Bài 3: Quan sát tranh nhận biết mọi người đang nghiêm trang chào cờ
Kết luận: Khi moi người đang chào cờ thì có 2 bạn nói chuyện đó là hành vi sai. Hai bạn đó phải dừng nói chuyện mắt nhìn lá cờ.
b) Vẽ lá Quốc kì
MT: Biết vẽ lá Quốc kì
- Ghi nhớ: SGK
C.Củng cố – dặn dò: (2P)
H: Trả lời ( 2 em)
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Nêu Mục đích, yêu cầu giờ học
H: Quan sát tranh VBT
- Quan sát nhận biết từng hình ảnh. 
G: Đặt câu hỏi
- Cô giáo và các bạn đang làm gì?
- Bạn nào chưa nghiêm trang khi chào cờ/
- Bạn chưa nghiêm trang ở chỗ nào? cần phải sửa như thế nào cho đúng?
H: Trình bày
H+G: Nhận xét, bổ sung, kết luận
G: Giới thiệu lá Quốc kì
- HD học sinh cách vẽ
H: Vẽ vào vở BT
G: Quan sát, giúp đỡ.
H: Trưng bày bài vẽ của mình
H+G: Nhận xét, đánh giá.
H: Nhắc lại ND bài, liên hệ
G: Nhận xét giờ học
- Nhắc nhở học sinh cần thực hiện tốt khi chào cờ
Ngày giảng: 28.11 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 13: CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết mọi người trong gia đình đều phải làm việc tuỳ theo sức của mình, trách nhiệm của mỗi HS ngoài việc học tập cần phải biết giúp đỡ gia đình.
- Kể tên 1 số công việc thường làm của mỗi người trong gia đình.
- Yêu lao động và tôn trọng thành quả của lao động.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: SGK, tranh minh hoạ
HS: VBT
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: 3P
- Kể tên những đồ dùng cần thiết trong nhà.
B.Bài mới: 
1,Giới thiệu bài: 1P
2,Nội dung: 28P
a-Quan sát tranh (SGK)
MT: Thấy được 1 số công việc ở nhà và những người trong gia đình.
Kết luận: Ở nhà mọi người đều có 1 công việc khác nhau, những việc đó sẽ làm cho nhà cửa sạch sẽ, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của mỗi thành viên trong gia đình với nhau.
b- Thảo luận nhóm
MT: Biết kể tên 1 số công việc các em thường làm giúp đỡ bố mẹ 
Kết luận: Mọi người trong nhà đều phải tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức của mình.
 Nghỉ giải lao 
c) Quan sát tranh 
MT: Giúp HS hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu không có ai quan tâm dọn dẹp nhà ở 
Kết luận: Các em cần chăm chỉ làm việc để nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ vui lòng.
3.Củng cố – dặn dò: 3P
H: Trả lời
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Giới thiệu bài qua tranh vẽ
H: Quan sát hình vẽ SGK, nhận xét nội dung tranh
- Kể từng hoạt động của mỗi bức tranh
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Kết luận
H: Nhắc lại
G: Chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm
H: Thảo luận nói được 1 số công việc đã làm để giúp đỡ gia đình
- Đại diện các nhóm trình bày
H+G: Nhận xét, bổ sung. Kết luận
H: Nhắc lại
G: Hướng dẫn học sinh Quan sát tranh trang 29
- Gợi ý HS nhận biết sự khác nhau giữa 2 căn phòng:
- GV nêu câu hỏi:
+ Em thích căn phòng nào?
+ Để có căn phòng đẹp em cần làm gì?
H: Trả lời
H+G: Nhận xét, bổ sung, kết luận, liên hệ
G: Chốt nội dung bài
H: Thực hiện tốt phần liên hệ
- Chuẩn bị trước bài sau.
Ký duyệt
TUẦN 14
Ngày giảng: 4.12 06 ĐẠO ĐỨC
BÀI 7: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ
A- MỤC TIÊU
- Học sinh biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt nội quy.
- Học sinh biết đóng vai theo tình huống.
- Biết tôn trọng yêu quí những bạn đi học đều.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- G: Bài hát "Tới lớp trường"
- H: Vở BT
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
NỘI DUNG 
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
I- Khởi động: Bài hát tới lớp tới trường" (3P)
- G: Bắt nhịp cho học sinh hát
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài (2P)
- G: Giới thiệu trực tiếp
2- Các hoạt động ( 27P)
HĐ1: Sắm vai theo tình huống
- G: Chia lớp thành 3 nhóm: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
MT: Biết đóng vai theo tình huống
(Mỗi nhóm đóng 1 tình huống)
- G: Đọc cho H nghe nội dung từng tranh
- H: Thảo luận nhóm => đại diện nhóm lên đóng vai.
- H-G: Nhận xét => đánh giá.
- G?: Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì?
KL: Đi dọc đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
=> Kết luận
HĐ 2: Làm bài tập 5: 
- H: Quan sát tranh vở BT
MT: Biết nhận xét những việc làm của các bạn trong tranh.
- G: Gợi ý
- H: Trả lời theo nội dung tranh
- H-G: Nhận xét
KL: Tuy rằng trời mưa các bạn vẫn mặc áo mưa, đội mũ, nón đến trường.
=> KL
Nghỉ giải lao
 HĐ 3: Liên hệ (7')
?- Đi học chưa đều có lợi hay có hại? Nếu đi học đều giúp em những gì?
- G: Đặt câu hỏi.
?- Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?
- H: Trả lời => H khác nhận xét
?- Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào?
- G: Nhận xét => Đánhgiá => tuyên dương những bạn thực hiện tốt.
?- Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào?
?- Bạn nào lớp ta đi học đều và đúng giờ?
III- Củng cố dặn dò: 3P
- G: Chót nội dung bài
- Dặn học sinh thực hiện tốt.
Ngày giảng: 5.12.06
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI 14: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
A- MỤC TIÊU
- Giúp H biết một số vật trong nhà có thể gây nóng, cháy,bỏng biết điện thoại hoặc nơi báo cứu hoả.
- Kể tên một số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay, chân.
- Giữ gìn đồ dùng thận trọng để bảo vệ đồ dùngt nhà, xã hội.
B- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- G: Một số câu chuyện sảy ra tai nạn
- H: Vở BT
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
NỘI DUNG 
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
I- Kiểm tra bài cũ: 3P
?- Kể tên những công việc trong nhà giúp bố mẹ? 
- G: Đặt câu hỏi gợi ý
- H: Trả lời
- H - G: NHận xét => đánh giá
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: 2P
- G: Giới thiệu trực tiếp
2- Các hoạt động: 27P
HĐ 1: Quan sát tranh (SGK)
- G: Yêu cầu H quan sát hình vẽ (SGK)
MT: Biết cách phòng tránh đứt tay 
- H: Chỉ và nói lên các bạn trong hình đang làm gì?
- H: Trả lời => H => bổ sung
- H-G: Nhận xét => đánh giá.
KL: Khi sử dụng những đồ dùng rễ vỡ và vật sắc nhọn, phải cẩn thận để tránh, đứt tay, những đồ dùng trên để xa tầm tây trẻ.
=> Két luận.
Nghỉ giải lao 
HĐ2: Đóng vai theo tình huống.
- G: Chia lớp thành (3 nhóm) giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
MT: Nên tránh chơi những vật có thể gây cháy: 
- H: Thảo luận nhóm => đại diện nhóm trình bày
? Em có suy nghĩ gì ? Khi thể hiện bai diễn của mình ?
? Nếu là gì em, em có cách ứng sử khác không ?
- G: Đặt câu hỏi gợi ý
- H: Trả lời => H khác bổ sung
G: Nhận xét -> Đánh giá
? Em có nhận xét gì gì qua việc đóng vai của bạn
=> Kết luận
? Trường hợp có lửa cháy đồ vật trong nhà, em phải làm gì ?
? Có gọi điện cho ai không ?
III-Củng cố: 3P
- G: Tổng kết bài
- Dặn học sinh về nhận đọc bài và thực hiện tốt
- Chuẩn bị bài sau.
Ký duyệt
TUẦN 15:
Ngày giảng: 11.12 ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ:
I.Mục tiêu:
-	Học sinh biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt nội quy.
Học sinh biết đóng vai theo tình huống.
Biết tôn trọng yêu quý những người bạn đi học đều.
II.Đồ dùng dạy học:
G: Sử dụng tranh vở bài tập
H: Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung 
Cách thức tiến hành
I- Khởi động: Bài hát tới lớp tới trường" (3P)
- G: Bắt nhịp cho học sinh hát
II- Bài mới:
1- Giới thiệu bài (2P)
- G: Giới thiệu trực tiếp
2- Các hoạt động ( 27P)
a) Tác dụng của Đi học đều và đúng giờ
- G: Nêu câu hỏi:
- Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì?
- Đi dọc đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
- Kết quả học tập sẽ cao.
-H: phát biểu
- H+G: Nhận xét, bổ sung, liên hệ
b) Biết nhận xét những việc làm của các bạn 
- G: Nêu tình huống trong thực tế:
+ Đi học đều và đúng giờ
+ Chưa thực hiện được ND này
-H: Trao đổi nhóm đôi, phân tích các tình huống giáo viện đưa ra, chỉ ra được tình huống nào nên thực hiện theo, tình huống nào chưa hợp lý
- H: Phát biểu
- H- G: Nhận xét, bổ sung, kết luận
- Liên hệ
Nghỉ giải lao
 C) Sắm vai (7')
- G: Nêu tên tình huống để HS sắm vai
- TH1: Trời mưa to, ....
- G: HD nhóm HS khá sắm vai mẫu
- H: Tập sắm vai trong nhóm
- TH2: Nhà có đám cưới.....
- Đại diện các nhóm thi sắm vai
- G: Nhận xét => Đánh giá => tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
III- Củng cố dặn dò: 3P
- G: Chót nội dung bài
- Dặn học sinh thực hiện tốt bài học.
Ngày giảng: 12.12 Tự nhiên xã hội
Bài 15: LỚP HỌC
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết lớp học là nơi các em đến học hàng ngày. Nơi về các thành vêin của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học. Nới được lên lớp, cô giáo chủ nhiệm và 1 số bạn cùng lớp.
- Nhận dạng và phân biệt (ở mức độ đơn giản).
- Kính thầy yêu bạn đoàn kết với các bạn và yêu quý.
II.Đồ dùng dạy - học:
G: 1 số đồ dùng trong lớp 
H: Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy- học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: 2P
- Hát bài: “Vào lớp”
B.Bài mới: 30P
1,Giới thiệu bài: 
2,Nội dung:
a) Quan sát tranh 
- Biết các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp
Kết luận: Lớp nào cũng có thầy cô giáo, trong lớp có bàn ghế tủ đồ dùng tranh ảnh...
Nghỉ giải lao 
b) Giới thiệu lớp học của mình
- Biết giới thiệu lớp học của mình
Kết luận: Các em cần nhớ tên trường lớp của mình, yêu quý lớp học của mình, ở đó có thầy giáo cô giáo và các bạn
3,Củng cố – dặn dò: 3P
G: Giới thiệu bài hát
H: Hát (Cả lớp)
G: Giới thiệu trực tiếp
*Bước 1:
G: Hướng dẫn quan sát hình (SGK) trang 32, 33 và trả lời các câu hỏi
H: Quan sát theo cặp và trả lời
G: Trong lớp học và có những ai và những thứ gì? Lớp học của bạn gần giống với lớp học nào trong các hình đó?
Bạn thích lớp nào trong các hình đó? Tại sao?
H: Trả lời
H+G: Nhận xét, bổ sung. Tiểu kết
G: Hỏi thêm 
- Em hãy kể tên cô giáo và các bạn của mình?
- Trong lớp em thường chơi với ai? Trong lớp học có những gì? Chúng được dùng để làm gì?
H: Trả lời
G: Kết luận
G: Nêu yêu cầu
- HD học sinh thực hiện
H: Lên kể trước lớp học của mình
H+G: Nhận xét, bổ sung, uốn nắn.
G: Kết luận
H: Nhắc tên bài
G: Chốt nội dung bài, dặn học sinh yêu quý lớp học của mình
Ký duyệt
TUẦN 16
Ngày giảng: 18.12 ĐẠO ĐỨC
Bài 8: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC
I.Mục tiêu:
Học sinh hiểu cần phải giữ trật tự trong trường học và khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền học tập.
Có ý thức trật tự khi ra vào lớp.
Tôn trọng những bạn có ý thức tốt.
II.Đồ dùng dạy - học:
G: Tranh vẽ (sgk) vở bài tập.
H: Vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: ( 2P)
- Hát bài hát “Vào lớp rồi”
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: (2P)
2,Nội dung:
a) Nhận xét việc ra vào lớp của các bạn trong 2 tranh 7P
Kết luận: Chen lấn xô đẩy nhau khi ra vào lớp làm mất trật tự và có thể gây ra ngã
Nghỉ giải lao (3P)
b) Thi xếp hàng ra, vào lớp (9P)
3,Củng cố – dặn dò: (2P)
H+G: Cùng hát
G: Giới thiệu trực tiếp
G: Chia nhóm (4N) giao nhiệm vụ cho từng nhóm
H: Thảo luận tranh vẽ về việc ra vào lớp của các bạn trong 2 tranh
H: Đại diện nhóm trình bày
G: Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh?
Nếu em có mặt ở đó em làm gì?
H: Trả lời
H+G: Nhận xét
H: Nhắc lại
G: Chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ 
H: Đại diện nhóm điều khiển các bạn
H+G: Nhận xét -> đánh giá khen thưởng
G: Khen từng nhóm
G: Tiểu kết
G: Chốt nội dung bài
Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
Ngày giảng: 19.12 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết các hoạt động ở lớp học. Mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên, giữa HS và HS trong từng hoạt động học tập.
- Có ý thức tham gia tích cực cào các hoạt động ở lớp học.
- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp.
II.Đồ dùng dạy - học:
G: 1 số đồ dùng trong lớp 
H: Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy- học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: 2P
- Kể tên các thành viên ở trong lớp.
B.Bài mới: 30P
1,Giới thiệu bài: 
2,Nội dung:
a) Quan sát tranh 
- Biết các hoạt động học tập ở lớp và mối quan hệ giữa GV và HS; giữa HS và HS trong từng hoạt động học tập.
Kết luận: ở lớp có nhiều hoạt động học tập khác nhau. Trong đó có HĐ được tổ chức trong lớp học, có những HĐ được tổ chức ở ngoài sân trường.
Nghỉ giải lao 
b) Giới thiệu các hoạt động ở lớp học của mình
- Biết giới thiệu các hoạt động ở lớp học của mình
Kết luận: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong các hoạt động học tập ở lớp.
3,Củng cố – dặn dò: 3P
G: Nêu yêu cầu
H: Phát biểu
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Hướng dẫn quan sát tranh (SGK) trang 34, 35 và trả lời các câu hỏi
- Hoạt động nào được tổ chức trong lớp?
- Hoạt động nào được tổ chức ngoài sân trường?
- Trong từng hoạt động đó GV làm gì? HS làm gì?
H: Quan sát và trao đổi nhóm đôi
H: Đại diện các nhóm phát biểu
H+G: Nhận xét, bổ sung. Tiểu kết
G: Nêu yêu cầu, HD học sinh cách thực hiện.
H: Quan sát tranh SGK+ Hiểu biết của bản thân, nói với các bạn về: 
- Các hoạt động có trong từng hình SGK
- Các HĐ ở lớp học của mình.
- Hoạt động mình thích nhất
- Mình làm gì để giúp các bạn trong lớp mình học tập tốt?
H: Trả lời
H+G: Nhận xét, bổ sung, kết luận và liên hệ.
H: Nhắc tên bài
G: Chốt nội dung bài, 
H: Ôn lại bài và thực hiện bài học.
Ký duyệt
TUẦN 17
Ngày giảng: 25.12 ĐẠO ĐỨC
TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (TIẾP)
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu: Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp.
- Giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp.
- Có ý thức giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học.
II.Đồ dùng dạy – học:
- GV: Tranh SGK
- HS: Vở bài tập
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.KTBC: 3P
- Trật tự trong trường học
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: 2P
2,Nội dung: 27P
a) Quan sát tranh nhận biết hình ảnh trong tranh( các bạn đang làm gì?)
KL: Cần trật tự khi nghe giảng không nói chuyện riêng giơ tay phát biểu khi muốn phát biểu
Nghỉ giải lao 
b) Học sinh tô màu vào quần áo của các bạn giữ trật tự trong giờ học
- Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học
* Kết luận chung
-Khi ra vào lớp cần xếp hàng trật tự, đi theo hàng
-Trong giờ học cần chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài 
3,Củng cố – dặn dò: (2P)
H: Nêu bài học tiết trước
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá,
G: Giới thiệu trực tiếp
G: Chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm
H: Trao đổi nhóm hoàn thành nhiệm vụ 
- Đại diện nhóm trình bày
H: Nhận xét, bổ sung
G: Kết luận
G: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (2H)
H: Tô màu vào quần áo của các bạn giữ trật tự trong giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docBO GIAO AN LOP 1 CKTKNKNSBVMTTTHCM.doc