Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chương trình cả năm

Đạo đức

Gọn gàng, sạch sẽ ( tiết 2 )

I.Mục tiêu

1. HS hiểu: - Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

 - Ich lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

2. HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc quần áo gọn gàng, sạch sẽ.

II.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động1: HS làm bài tập 3

- GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 3 và trả lời câu hỏi:

 + Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì.

 + Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không?

 - HS quan sát và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.

 - GV mời 1 số HS trình bày trước lớp

 - GV nhận xét - bổ sung.

Kết luận: Chúng ta nên làm như bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8.

Hoạt động 2: HS Thực hành theo bài 4 SGK.

 - GV theo dõi nhận xét và tuyên dương các đội làm tốt.

Hoạt động 3: Cả lớp hát bài: “ Rửa mặt như mèo ”.

Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS đọc câu thơ;

 Đầu tóc em chải gọn gàng,

 Áo quần sạch sẽ, trông càng thêm yêu.

Nhận xét tiết học - dặn dò.

Nhắc nhớ giữ vệ sinh sạch sẽ.

 

doc 29 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 831Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 1 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết nhường nhịn em nhỏ.
Đối với tranh 2 GV cũng hướng dẫn tương tự như tranh 1
IV-Củng cố - dặn dò:
GV nhắc HS ghi nhớ những kiến thức đã học. 
Dặn HS: Các em về nhà phải biết nhường nhịn em nhỏ, lễ phép với anh chị.
Đạo đức:
Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ ( tiếp )
I. Mục tiêu:
- Biết: Đối với anh chị cần phải lễ phép với em nhỏ cần nhường nhịn. 
- Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ
*GDKNS : Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ .
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: HS làm bài tập 3
- GV đọc yêu cầu bài tập 3: Em hãy nối các bức tranh với chữ “ nên ” hoặc “ không nên ” cho phù hợp.
- HS làm việc cá nhân.
- Gọi 1 số HS làm bài tập ở bảng.
- GV chốt ý nêu được: Tranh 1, 4 : Không nên. 
 Tranh 2, 3, 4: Nên
Hoạt động 2: HS chơi đóng vai
- GV chia nhómvà yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống của bài tập 2 ( mỗi nhóm đóng 1 tình huống )
- Các nhóm thảo luận. Các nhóm lên đóng vai thể hiện các tình huống đã thảo luận.
- Cả lớp nhận xét cách xử sự của anh chị đối với em nhỏvà ngược lại.
- GV kết luận: + Là anh chị cần phải nhường nhịn em nhỏ.
 + Là em phải lễ phép vâng lời anh chị
Hoạt động 3: Liên hệ.
 HS tự lên hệ và kể các gương em lễ phép với anh chị, nhường nhịn em của anh chị mình.
- HS nêu - Gv theo dõi và nhận xét: GV khen những em đã có hành vi đúngvề việc lễ phép với anh chị mình.
- Nhắc những HS thực hiện chưa đúng.
*GV kết luận chung: Anh chị trong gia đình là người ruột thịt vì vậy các em phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc nhau có như vậy bố mẹ mới vui lòng.
III. Nhận xét - dặn dò:
Tuyên dương những em có ý thức học tập.
_____________________________
Đạo đức:
Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa học kỳ 1
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại các bài đạo đức đã học từ đầu năm lại nay.
- Luyện tập 1 số kỉ năng hành vi đạo đức đã học.
II. Các hoạt động dạy - học:
1.Giới thiệu bài: 
a.GV nêu yêu cầu cần luyện tập:
- Đi học đúng giờ.
- Kỷ năng về giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Kỷ năng về lễ phép vơi anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
b. GV nêu tình huống trước lớp:
* Nhiều lần em bị bố mẹ đưa đến lớp muộn, em sẽ nói gì với bố mẹ để khỏi chậm học.
- HS thảo luận và nêu trước lớp.
* Em lỡ đi học muộn giờ. Em sẽ nói gì với lớp, với cô ?
- HS lên thể hiện trước lớp
c. Hãy nêu các cách để giữ gìn sách vở.
- HS nêu trước lớp:
VD: + Em bọc sách vở cẩn thận.
 + Em không để sách vở quăn góc.
 + Em gấp sách vở nhẹ nhàng vào cặp...
d. Kiểm tra sách vở lẫn nhau: 2 em 1 bàn đổi sách vở cho nhau.
- GV kiểm tra và nêu kết quả trước lớp.
III. Nhận xét - dặn dò:
 Tuyên dương một số em có ý thức học tập tốt.
______________________________
Đạo đức:
Nghiêm trang khi chào cờ
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu, biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc 
Việt Nam.
- Nêu được: Ki chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm mắt nhìn Quốc kì.
- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
- Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
II. Các đồ dùng dạy – học :
 - Một lá cờ Việt Nam
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và đàm thoại.
- GV nêu câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì.?
+ Các bạn đó là người nước nào ? Vì sao em biết ?
*Kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu, làm quên với nhau, mỗi bạn mang 1 quốc tịch riêng như Việt Nam, Lào... Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
Hoạt động 2: Quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ ( nhóm 2 ).
- Yêu cầu HS quan sát và cho biếtnhững người trong tranh đang làm gì ?
+ Tư thế họ đứng chào cờ như thế nào?
+ Vì sao họ đứng nghiêm trang khi chào cờ?
+ Vì sao họ lại sung sướng cùng nhau nâng lá cờ tổ quốc?
*Kết luận:
Quốc kì là tượng trưng cho 1 nước. Quốc kỳ Việt Nam màu đỏ...
- Quốc ca là bài hát chính thức của 1 nước dùng khi chào cờ.
- Khi chào cờ cần phải:
 + Bỏ mủ nón xuống.
 + Sửa lại đầu tóc quần áo cho chỉnh tề.
 + Đứng nghiêm.
 + Mắt hướng nhìn quốc kỳ.
 + Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính quốc kỳ, thể hiện tình yêu đối với tổ quốc Việt Nam.
Hoạt động 3: HS làm bài tập 3
- HS làm bài và trình bày ý kiến.
KL: Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay giữa, nói chuyện riêng.
IV.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Dăn:Khi chào cờ các em phải biết đứng trang nghiêm .
________________________________
Đạo đức:
Nghiêm trang khi chào cờ ( Tiếp)
I Mục tiêu: Giúp HS hiểu.
- Học sinh hiểu, biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam.
- Nêu được: Ki chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm mắt nhìn Quốc kì.
- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
- Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
II- Hoạt động dạy- học:
1. Khởi động: Cả lớp hát " Lá cờ Việt Nam"
Hoạt động 1: HS tập chào cờ
1. GV làm mẫu.
2. 4 HS lên chào cờ. Lớp theo dõi.
3. Cả lớp tập chào cờ.
Hoạt động 2: Thi chào cờ giữa các tổ
1. GV phổ biến yêu cầu cuộc thi
2. Từng tổ chào cờ.
Hoạt động 3: Vẽ và tô màu vào lá cờ.
1. GV hướng dẫn.
- Hỏi :Lá cờ tô màu gì ?Sao vàng tô màu gì ?
- HS nêu sau đó tô.
2. HS vẽ và tô màu.
- GV theo dõi giúp đỡ.
3. HS giới thiệu tranh vẽ của mình.
4. Cả lớp cùng GV nhận xét.
5. HS đồng thanh câu thơ cuối bài.
* GV kết luận: Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
- Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính quốc kì thể hiện tình yêu tổ quốc Việt Nam.
6 .Nhận xét giờ học.
Đạo đức:
Đi học đều và đúng giờ
I- Mục tiêu:
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ.
- HS thực hiện được việc đi học đều đúng giờ.
* GDKNS : - Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ.
II- Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận nhóm
1. GV giới thiệu tranh bài tập 1.
2. HS làm việc theo nhóm 2 người.
3. HS trình bày ( kết hợp chỉ tranh)
+ Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ?
+ Qua câu chuyện con thấy bạn nào đáng khen? Vì sao?
4. GV kết luận:
- Thỏ la cà nên đi học muộn.
- Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ.
Bạn Rùa thật đáng khen.
Hoạt động 2: HS đóng vai theo tình huống" Trước giờ đi học"( bài tập 2)
1. GV phân hai HS ngồi cạnh nhau làm thành một nhóm đóng vai hai nhân vật trong tình huống.
2. Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
3. HS đóng vai trước lớp.
4. HS nhận xét và thảo luận:
Nếu em có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn? Vì sao?
Hoạt động 3: HS liên hệ
- Bạn nào lớp mình luôn đi học đúng giờ?
- Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
GV kết luận:
- Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình.
- để đi học đúng giờ cần phải:
	+ Chuẩn bị sách vở đầy đủ, quần áo từ tối hôm trước.
	+ Không thức khuya.
	+ để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi để dậy đúng giờ.
- Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
III.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dăn: Các em phải luôn nhớ nội dung bài học và áp dụng hằng ngày.
_________________________________
Đạo đức:
Đi học đều và đúng giờ ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ.
- HS thực hiện được việc đi học đều đúng giờ.
* GDKNS : - Kĩ năng giải quyết vấn đề để đi học đều và đúng giờ.
 II. Các hoạt động dạy - học:
 Khởi động :
 - Cả lớp hát bài : Em yêu trường em.
 Hoạt động 1: Sắm vai tình huống trong bài tập 4
 - GV chia nhóm và phần mỗi nhóm đóng vai một vài tình huống trong bài tập 4.
 - Các nhóm thảo luận - HS lên đóng vai.
 - Lớp trao đổi - nhận xét.
 + Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì.? ( Giúp em được nghe giảng đầy đủ )
 Hoạt động 2: Thảo luận bài tập 5
 - GV yêu cầu thảo luận - HS thảo luận.
 - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
 - Cả lớp theo dõi , nhận xét.
 KL: Trời mưa , các bạn vẫn đội mũ , mặc áo mưa vượt qua khó khăn đi học.
 Hoạt động 3: Thảo luận lớp.
 - Đi học đều có lợi gì ?
 - Cần phải làm gì để đi học và đúng giờ ?
 - Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào ? Nếu cần nghỉ phải làm gì ?
 - HD học sinh đọc 2 câu thơ cuối bài.
 KL: Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
III.Củng cố - dặn dò:
 Tuyên dương những bạn học tập tốt
_______________________________
Đạo đức
Trật tự trong trường học ( T1 )
 I. Mục tiêu : HS hiểu.
- Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng ,khi ra vào lớp.
- Nêu được ích lợi của việc giữ trật tự khi nghe giảng , khi ra vào lớp .
- Thực hiện giữ trật tự khi nghe giảng , khi ra vào lớp .
 II. Phương tiện :
 - Tranh bài tập SGK
 III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận .
- GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát và thảo luận về việc ra vào lớp của các bạn trong tranh.
- Các nhóm thảo luận- đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi và tranh luận: 
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh?
+ Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì?
*Giáo viên:
 - Chen lấn xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào mất trật tự và có thể gây vấp ngã.
 Hoạt động 2: Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ .
 a. Thành lập ban giám khảo:
 - GV cùng cán sự lớp.
 b. GV nêu yêu cầu cuộc thi:
- Tổ trưởng biết điều khiển các bạn: 1 điểm.
- Ra vào lớp không chen lấn xô đẩy nhau: 1 điểm.
- Đi cách đều nhau, đeo cặp gọn gàng: 1 điểm.
- Không kéo lê giày dép gây bụi, ồn ào: 1 điểm.
- Tiến hành cuộc thi.
- BGK nhận xét cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ khá nhất .
III .Củng cố -dặn dò.
- Nhận xét tiết học dặn dò:
- Dặn dò nhớ áp dụng vào các buổi học. 
Đạo đức
Trật tự trong trường học ( T2 )
 I. Mục tiêu : HS hiểu.
- Nêu được các biểu hiện của giữ trật tự khi nghe giảng ,khi ra vào lớp.
- Nêu được ích lợi của việc giữ trật tự khi nghe giảng , khi ra vào lớp .
- Thực hiện giữ trật tự khi nghe giảng , khi ra vào lớp .
 II. Phương tiện :
 - Tranh bài tập SGK
 III. Các hoạt động dạy - học:
 Khởi động:
 Cả lớp hát bài : Em yêu trường em. 
 Hoạt động 1:Hướng dẫn HS thực hành. 
 - HS quan sát tranh BT3 : Thảo luận.
 + Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào?
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Cả lớp trao đổi thảo luận .
GV: HS cần phải trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch , nói chuyện riêng , giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
 Hoạt động 2: Đánh dấu( X )tranh BT.
1.HS tô màu vào quần áo các bạn giữ trật tự trong trường học .
 2. Thảo luận :
 + Vì sao bạn lại đánh dấu x vào quần áo của bạn đó?
 + Chúng ta có nên học tập bạn đó không ? Vì sao ?
GV: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học.
 Hoạt động 3: HS làm bài tập 5 .
 - HS làm bài tập 
 - HS Thảo luận lớp.
 + Việc làm của bạn đó đúng hay sai ? Vì sao ?
 + Mất trật tự trong lớp sẽ có hại gì.?
 - HS đọc hai câu thơ cuối bài
 - GV kết luận:
 - Hai bạn giằng nhau quyển truyện ,gây mất trật tự trong giờ học.
 - Tác hại của gây mất trật tự trong giờ học.
 +Bản thân không nghe được bài giảng ,không hiểu bài.
 + Làm mất thời gian của cô giáo.
 + Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
- HS cùng GV đọc hai câu cuối bài:
*Kết luận chung:
- Khi ra vào lớp phải xếp hàng trật tự, đi theo hàng, không chen lấn, xô đẩy nhau, đùa nghịch.
 - Trong giờ học cần chú y lắng nghe cô giáo giảng,không đùa nghịch,không làm việc riêng .Giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
- Giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của các em.
 + Cho cả lớp hát lại bài :Em yêu trường em.
III.Củng cố –dặn dò. 
 - Một số em nhắc lại nội dung tiết học.
 - GV nhận xét giờ học .
 - Dặn nhớ áp dụng bài học trên lớp.
__________________________________
Thứ ba, ngày 30 tháng
Đạo đức
Thực hành kỹ năng cuối học kỳ I
 I. Mục tiêu: 
- Hệ thống lại nội dung các bài đạo đức.
- Tập cho HS làm một số bài tập đạo đức theo hình thức trắc nghiệm.
 II. Đồ dùng học tập: Chuẩn bị 1 số phiếu học tập in sẵn bài ôn.
 III. Các hoạt động dạy - học:
Ôn tập ( miệng )
? Em hãy nhắc lại các bài đạo đức mà em đã học từ đầu năm lại nay.
- HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm nêu trước lớp.
- GV cùng HS bổ sung và đi đến kết luận.
+ Bài 1: Em là học sinh lớp 1
+ Bài 2: Gọn gàng - sạch sẽ.
+ Bài 3: Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập
+ Bài 4: Gia đình em.
+ Bài 5: Lễ phép anh chị nhường nhịn em nhỏ.
+ Bài 6: Nghiêm trang khi chào cờ.
+ Bài 7: Đi học đều và đúng giờ.
+ Bài 8: Trật tự trong giờ học.
Ôn tập trên phiếu học tập.
- GV phát phiếu học tập có ghi các nội dung của các bài đã học . GV đọc từng câu. HS điền đúng hay sai vào ô trống.
 Câu1: - Em rất vui và tự hào khi mình đã trở thành học sinh lớp 1
- Em rất buồn khi phải vào lớp 1.
- Em sẽ cố gắng học thật giỏi , thật ngoan để xứng đáng là HS lớp 1
 Câu 2: Quần áo đi học cần phải phẳng phiu , lành lặn sạch sẽ gọn gàng 
 	 Mặc quần áo nhàu nát , rách đến lớp cũng được
 Câu 3: Để giữ gínách vở đồ dùng học tập bền đẹp em cần:
- Không làm giây bẩn , viết bậy , vẽ bậy ra sách vở
- Không gấp gáy sách vở.
- Không xé sách xé vở
- Lấy cặp sách ném nhau.
- Không dùng thước , bút , cặp ... để nghịch
- Học xong phải gấp đồ dùng học tập vào nơi quy định
- Đồ dùng sách vở để lung tung bừa bãi.
 Câu 4: Là anh chị cần phải nhường nhịn em nhỏ
- Là em cần phải lễ phép vâng lời
- Có đồ chơi đẹp anh ( chị ) cắt giữ để chơi riêng , không cho em chơi chung vì sợ em làm bẩn.
- GV thu bài - chấm - nhận xét bài làm của HS.
Đạo đức
Bài 9: Lễ phép và vâng lời với thầy giáo, cô giáo ( tiết 1)
I. Mục tiêu HS hiểu: Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. 
KNS: Kĩ năng giao tiếp
II. Đồ dùng dạy học
 Vở bài tập Đạo đức 1 - Bút chì màu 
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1. 
Kĩ năng giao tiếp: Ưng xử lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
Đóng vai BT1 ( 15 phút)
 - GV chia nhóm và yêu cầu HS đóng vai theo một tình huống của BT1 
 - Các nhóm chuẩn bị đóng vai
- Một số nhóm lên đóng vai trước lớp
- Cả lớp thảo luận, nhận xét
Qua việc đóng vai của các nhóm em thấy:
+ Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo? Nhóm nào chưa?
+ Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
+ Cần làm gì khi đưa và nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo?
- GV kết luận: - Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép.
- Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng hai tay.
 Lời nói khi đưa; Thưa cô ( thưa thầy) đây ạ!
 Lời nói khi nhận lại: Em cảm ơn thầy, cô!
Hoạt động 2. HS làm BT2( 15 phút)
- HS tô màu tranh
- HS trình bày, giải thích lí do vì sao lại tô màu vào quần áo bạn đó?
- Cả lớp trao đổi nhận xét 
- GV kết luận: Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo. 
*HS kể về 1 bạn biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. ( 4 phút)
IV. Củng cố, dặn dò GV nhận xét chung giờ học 
 _____________________________________
Đạo đức
Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo ( tiết 2)
I.Mục tiêu.
	- Học sinh hiểu được thế nào là lễ phép với thầy cô giáo .
 -Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy, cô giáo
 -KNS: Kĩ năng giao tiếp
II.Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ ( 4 phút)
Vì sao em phải lễ phép với thầy cô giáo ?
2. Bài mới :
a. HS làm bài tập 3. ( 10 phút)
1 số HS kể trước lớp
Cả lớp theo dõi
GV kể 1 đến 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường
Sau mỗi câu chuyện cả lớp nhận xét. Ban nào trong câu chuyện đã lễ phép và vâng lời thầy cô giáo.
HS liên hệ trong lớp ai đã vâng lời thầy giáo , cô giáo 
b.. Kỉ năng giao tiếp
 Thảo luận nhóm bài 4. ( 10 phút)
GV nêu yêu cầu 
- Em sẽ làm gì nếu các bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy cô giáo
- Em nên nhắc nhở và khuyện bạn như thế nào để bạn không nên như vậy
HS trả lời, GV nhận xét. Nếu bạn em chưa vâng lời thầy, cô giáo em nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn đừng làm như vậy
c. HS vui núa hát về chủ đề. 
 Lễ phép vâng lời thầy, cô giáo
2 HS đọc câu thơ cuối bài.
III. Dặn dò ( 2 phút)
 Nhớ thực hiện tốt nội dung bài học
 GV nhận xét chung giờ học.
 ______________________________
Đạo đức
 Em và các bạn ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
Giúp HS hiểu: 
- Trẻ em có quyền được học tập, có quyền đợc vui chơi, có quyền được kết giao bạn bè. 
- Cần phải đoàn kết , thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi.
II. Đồ dùng dạy học
 Vở bài tập Đạo đức 1 - 3 bông hoa bằng giấy màu
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1. HS chơi trò chơi "Tặng hoa" 
Cách chơi: - Mỗi HS chọn ba bạn trong lớp mà mình thích được cùng học, cùng chơi nhất và viết tên bạn lên bông hoa bằng giấy và tặng cho bạn.
- HS bỏ hoa vào lẵng - GV chọn ra tên ba bạn có tên nhiều nhất tuyên dương và tặng quà.
Hoạt động 2: Đàm thoại 
Câu hỏi 1: Em có muốn được các bạn tặng nhiều hoa như ba bạn đó không?
 GV: Chúng ta hãy tìm hiểu xem ví sao ba bạn đó lại được tặng hoa nhiều thế?
Câu hỏi 2; Những ai đã tặng hoa cho bạn A, B, C ( Cho HS giơ tay)
Câu hỏi 3: Vì sao em lại tặng hoa cho bạn A, B, C.
GV kết luận: Ba bạn được tặng nhiều hoa vì đã biết ưc xử đúng với các bạn khi học, khi chơi.
Hoạt động 3: HS quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại ( 10 phút)
1. HS quan sát các tranh BY2 và trả lời câu hỏi:
- Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Chơi, học một mình viu hơn hay có bạn cùng chơi, cùng học vui hơn?
- Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em cần phải đối xử với bạn nh thế nào khi học, khi chơi?
2. GV kết luận: 
- Tre em có quyền đợc học tập, được vui chơi, được tự do kết bạn.
- Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn chỉ có một mình.
- Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi phải biết cư xử tốt với bạn khi học khi chơi. 
Hoạt động 4: HS thảo luận nhóm bài tập 3 
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
2. Các nhóm thảo luận
3. Đại diện từng nhóm lên trình bày
4. Cả lớp nhận xét, bổ sung 
GV kết luận: - Tranh 1, 3, 5, 6 là những hành vi nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn.
- Tranh 2, 4 là những hành vi không nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn.
IV. Củng cố, dặn dò GV nhận xét chung giờ học 
 ________________________________ 
Đạo đức
Em và các bạn ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết được trẻ em cần được học tập , vui chơi , kết giao bạn bè .
- Biết cần phải đoàn kết , thân ái giúp đỡ bạn bè trong học tập vui chơi. 
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi 
- Đoàn kết thân ái với bạn bè xung quanh.
KNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè
II. Đồ dùng dạy học:
 HS : Mỗi em 3 bông hoa và 1 lẳng nhỏ để đựng hoa 
III. Các hoạt động dạy học :
 A- Kiểm tra : 
 Gọi 1-2 HS nêu tên bài vừa học ở tuần trước . GV hỏi : Muốn có nhiều bạn cùng học cùng chơi , chúng ta cần phải cư xử với bạn như thế nào ?
 B- Bài mới
1. Giới thiệu bài : 
2. Đóng vai theo BT3 : 
 Kĩ năng phê phán
 GV chia nhóm, YC chuẩn bị đóng vai 1 tình huống cùng học cùng chơi với bạn 
( gợi ý sử dụng các tình huống trong tranh 1,3,5,6 )
 Sau khi đóng vai, GV hỏi : Em cảm thấy thế nào khi :
- Em được bạn cư xử tốt ?
- Em cư xử tốt với các bạn
3. Hướng dẫn HS thi vẽ tranh về chủ đề " Bạn em " : 
 GV nêu YC vẽ tranh , HD vẽ rồi trưng bày SP và giới thiệu về bạn của em.
 GV - HS nhận xét ban vẽ đẹp và giới thiệu hay.
C. Củng cố , dặn dò 
 GV nhận xét chung tiết học , dặn HS thực hiện tốt ND bài học .
________________________________
Đạo đức
Đi bộ đúng quy định ( Tiết1 )
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp vơi điều kiện giao thông địa 
phương .
- Nêu được ích lợi của việc đi bộ đúng quy định .
- Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện .
GDKNS : Kĩ năng an toàn khi đi bộ .
II. Tài liệu phương tiện:
- Ba chiếc đèn hiệu xanh, đỏ, vàng
- Tranh bài tập một phong to.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Phân tích tranh bài tập1
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh bài tập1 và hỏi:
- Hai người đi bộ đang đi ở phần đường nào ?
- Khi đó, đèn tín hiệu giao thông có màu gì ?
- Vậy ở thành phố, thị xã...khi đi bộ qua đường thì theo quy định gì ?
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh bài tập 2 và hỏi:
- Đường đi ở nông thôn có gì khác so với đường ở thành phố ?
- Các bạn đi theo phần đường nào ?
- HS trả lời, GV kết luận
Tranh1: Ở thành phố, cần đi bộ trên vỉa hè, khi qua đường thì theo tín hiệu đèn xanh, đi vào vạch sơn trắng đúng quy định.
Tranh2: Ở nông thôn, đi theo lề đường phía tay phải.
HĐ2: Làm bài tập 2 theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh ở bài tập 2 và cho biết: Những ai đi bộ đúng quy định, bạn nào sai ? Vì sao ? Như thế có an toàn không ?
- Từng cặp HS quan sát và thảo luận, GV kết luận
HĐ3: Liên hệ thực tế
- Hằng ngày, các em thường đi bộ theo đường nào ? Đi đâu ?
- Đường giao thông đó như thế nào ? Có đèn tín hiệu giao thông không ? Có vạch sơn dành cho người đi bộ không, có vỉa hè không ?
- Em đã thực hiện việc đi bộ ra sao ?
- GV tổng kết, nhận xét tiết học .
Dặn dò: Nhắc nhở HS đi bộ đúng quy định.
__________________________________
§¹o ®øc
§i bé ®óng quy ®Þnh ( TiÕt 2 )
I. Môc tiªu:
1. Gióp HS: Nªu ®­îc mét sè quy ®Þnh ®èi víi ngêi ®i bé phï hîp víi ®iÒu kiÖn giao th«ng ®Þa ph­¬ng.
2. Nªu ®­îc Ých lîi cña viÖc ®i bé ®óng quy ®Þnh.
3. HS thùc hiÖn ®i bé ®óng quy ®Þnh vµ nh¾c nhë b¹n bÌ cïng thùc hiÖn.
* Giáo dục học sinh KNS: Kĩ năng an toàn khi đi bộ
II. Tµi liÖu vµ ph­¬ng tiÖn:
- Ba chiÕc ®Ìn hiÖu xanh, ®á, vµng
- Tranh vë bµi tËp phãng to.
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
H§1: Lµm bµi tËp 4.
- GV h­íng dÉn HS quan s¸t tranh bµi tËp 4 vµ lµm:
- Nèi tranh vÏ ng­êi ®i bé víi khu«n mÆt t­¬i c­êi vµ gi¶i thÝch v× sao.
- HS tr¶ lêi, GV kÕt luËn:
+ Khu«n mÆt t­¬i c­êi nèi víi c¸c tranh 1, 2, 3, 4, 6 v× nh÷ng ng­êi trong c¸c tranh nµy ®i bé ®óng quy ®Þnh.
+ T

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc